Thứ sáu, 22/11/2024
IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 7 Toán Giải VTH Toán 7 CTST Bài 2. Đại lượng tỉ lệ thuận có đáp án

Giải VTH Toán 7 CTST Bài 2. Đại lượng tỉ lệ thuận có đáp án

Giải VTH Toán 7 CTST Bài 2. Đại lượng tỉ lệ thuận có đáp án

  • 146 lượt thi

  • 12 câu hỏi

  • 30 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Cho biết y tỉ lệ thuận với x theo hệ số tỉ lệ a (a ≠ 0). Vậy x tỉ lệ thuận với y theo hệ số tỉ lệ bằng bao nhiêu:

A. 2a;

B. \(\frac{{\rm{1}}}{{\rm{a}}}\);

C. 2a;

D. \(\frac{{\rm{a}}}{{\rm{2}}}\).

Xem đáp án

Lời giải

Theo định nghĩa hai đại lượng tỉ lệ thuận: y tỉ lệ thuận với x theo hệ số tỉ lệ a (a ≠ 0) thì y liên hệ với x theo công thức y = ax.

Từ y = ax (a ≠ 0) ta suy ra x = \[\frac{1}{{\rm{a}}}\]y.

Như vậy nếu y tỉ lệ thuận với x theo hệ số tỉ lệ a (a ≠ 0) thì x tỉ lệ thuận với y theo hệ số tỉ lệ \[\frac{1}{{\rm{a}}}\].

Vậy đáp án đúng là B.


Câu 2:

Cho hai đại lượng a và b tỉ lệ thuận với nhau. Biết rằng khi a = 4 thì b = 24. Hệ số tỉ lệ k của a đối với b là:

A. \(\frac{1}{4}\);

B. 4;

C. 2,5;

D. \(\frac{1}{6}\).

Xem đáp án

Lời giải

Đại lượng a tỉ lệ thuận với đại lượng b theo hệ số k thì a liên hệ với b theo công thức

a = kb ( k ≠ 0).

Khi a = 4 thì b = 24 nên thay vào công thức ta có: 4 = 24k hay k = 4 : 24 = \(\frac{1}{6}\).

Vậy đáp án đúng là D.


Câu 3:

Biết rằng hai đại lượng x và y tỉ lệ thuận với nhau và khi x = 2 thì y = 18. Tính giá trị của y khi x = 5.

A. y = 20;

B. y = 45;

C. y = 40;

D. y = 60.

Xem đáp án

Lời giải

Theo đề bài, x và y tỉ lệ thuận với nhau nên y liên hệ với x theo công thức y = kx ( k ≠ 0).

Khi x = 2 thì y = 18, thay vào công thức ta có: 18 = 2k hay k = 18 : 2 = 9.

Như vậy y liên hệ với x theo công thức y = 9x.

Khi x = 5 thì y = 9.5 = 45.

Vậy đáp án đúng là B.


Câu 4:

Cho hai đại lượng x và y tỉ lệ thuận với nhau. Biết rằng khi x = 8 thì y = 24. Công thức biểu diễn y theo x là:

A. y = 3x;

B. y = 4x;

C. y = 5x;

D. y = \(\frac{1}{3}\)x.

Xem đáp án

Lời giải

Theo đề bài, x và y là hai đại lượng tỉ lệ thuận nên ta có y liên hệ với x theo công thức

y = kx ( k ≠ 0).

Khi x = 8 thì y = 24, thay vào công thức ta được: 24 = 8k hay k = 24 : 8 = 3.

Như vậy công thức biểu diễn y theo x là: y = 3x.

Đáp án đúng là A.


Câu 5:

Cho y tỉ lệ thuận với x theo hệ số tỉ lệ là a, x tỉ lệ thuận với z theo hệ số tỉ lệ là b. Hỏi y và z có tỉ lệ thuận với nhau không? Nếu có, hệ số tỉ lệ k bằng bao nhiêu?

A. Không;

B. Có, k = \(\frac{{\rm{a}}}{{\rm{b}}}\);

C. Có, k = ab;

D. Có, k = \(\frac{{\rm{b}}}{{\rm{a}}}\).

Xem đáp án

Lời giải

Theo đề bài, y tỉ lệ thuận với x theo hệ số tỉ lệ là a, ta có y liên hệ với x theo công thức:

y = ax (a ≠ 0). (1)

Tương tự, x tỉ lệ thuận với z theo hệ số tỉ lệ là b, ta có x liên hệ với z theo công thức:

x = bz (b ≠ 0). (2)

Từ (1) và (2) ta có công thức liên hệ giữa y và z: y = ax = abz ( ab ≠ 0).

Vậy y tỉ lệ thuận với z, hệ số tỉ lệ k = ab.

Đáp án đúng là C.


Câu 6:

Cho biết x và y là hai đại lượng tỉ lệ thuận với nhau. Hãy điền các giá trị còn trống vào bảng sau:

x

–4

 

5

1

–20

y

8

6

 

 

 

Xem đáp án

Lời giải

Theo đề bài, x và y là hai đại lượng tỉ lệ thuận, ta có y liên hệ với x theo công thức:

y = kx ( k ≠ 0).

Khi x = –4 thì y = 8, thay vào công thức trên ta được: 8 = –4k hay k = –2.

Như vậy y liên hệ với x theo công thức y = –2x.

Khi y = 6 ta có: –2x = 6 hay x = –3.

Khi x = 5 ta có: y = –2x = –2.5 = –10.

Khi x = 1 ta có: y = –2x = –2.1 = –2.

Khi x = –20 ta có : y = –2. ( –20 ) = 40.

x

–4

–3

5

1

–20

y

8

6

–10

–2

40


Câu 7:

Hai thanh kim loại đồng chất có thể tích tương ứng là 20 cm3 và 30 cm3, thanh thứ nhất nhẹ hơn thanh thứ hai 50 gam. Tính khối lượng mỗi thanh.
Xem đáp án

Lời giải

Hai thanh kim loại đồng chất có khối lượng tỉ lệ thuận với thể tích.

Gọi khối lượng hai thanh kim loại lần lượt là x và y (x, y > 0).

Theo đề bài, hai thanh kim loại có thể tích tương ứng là 20 cm3 và 30 cm3 và thanh thứ nhất nhẹ hơn thanh thứ hai 50 gam nên ta có:

\(\frac{{\rm{x}}}{{20}} = \frac{{\rm{y}}}{{30}}\) và y – x = 50.

Theo tính chất dãy tỉ số bằng nhau: \(\frac{{\rm{x}}}{{20}} = \frac{{\rm{y}}}{{30}} = \frac{{{\rm{y}} - {\rm{x}}}}{{30 - 20}} = \frac{{50}}{{10}} = 5\).

Suy ra y = 5.20 = 100 (gam) và x = 5.30 = 150 (gam)

Vậy khối lượng hai thanh kim loại lần lượt là 100 gam và 150 gam.


Câu 8:

Người ta gửi 91 000 bộ kit xét nghiệm virus đến ba bệnh viện A, B và C. Hỏi mỗi bệnh viện nhận được bao nhiêu bộ kit xét nghiệm? Biết số xe vận chuyển tới các bệnh viện lần lượt là 32, 35 và 33 xe và mỗi xe có thể chở số bộ kit xét nghiệm như nhau.
Xem đáp án

Lời giải

Do mỗi xe chở số bộ kit như nhau nên số bộ kit mỗi bệnh viện nhận được tỉ lệ thuận với số xe vận chuyển kit tới các bệnh viện.

Gọi số xe vận chuyển kit tới ba bệnh viện A, B, C lần lượt là x, y, z. ( x, y, z ℕ* ).

Theo đề bài, số xe vận chuyển tới các bệnh viện lần lượt là 32, 35, 33 xe tổng số kit được vận chuyển là 91 000 bộ nên ta có: \(\frac{{\rm{x}}}{{32}} = \frac{{\rm{y}}}{{35}} = \frac{{\rm{z}}}{{33}}\) và x + y + z = 91 000.

Theo tính chất dãy tỉ số bằng nhau: \(\frac{{\rm{x}}}{{32}} = \frac{{\rm{y}}}{{35}} = \frac{{\rm{z}}}{{33}} = \frac{{x + y + z}}{{32 + 35 + 33}} = \frac{{91\,\,000}}{{100}} = 910\)

Suy ra x = 910.32 = 29 120; y = 910.35 = 31 850; z = 910.33 = 30 030.

Vậy số bộ kit xét nghiệm được vận chuyển tới ba bệnh viện A, B, C lần lượt là 29 120, 31 850, 30 030 bộ.


Câu 9:

Ba đơn vị kinh doanh góp vốn theo tỉ lệ lần lượt là 2, 4, 4. Hỏi mỗi đơn vị sẽ được chia bao nhiêu tiền lãi nếu tổng số tiền lãi là 300 triệu đồng và tiền lãi được chia tỉ lệ thuận với số vốn đã góp ban đầu.
Xem đáp án

Lời giải

Gọi số tiền lãi được chia cho ba đơn vị kinh doanh lần lượt là x, y, z (x, y, z > 0).

Theo đề bài, tỉ lệ góp vốn lần lượt là 2, 4, 4 và lãi được chia tỉ lệ thuận với số vốn ban đầu nên ta có: \(\frac{{\rm{x}}}{{\rm{2}}} = \frac{{\rm{y}}}{4} = \frac{{\rm{z}}}{4}\).

Tổng số tiền lãi là 300 triệu đồng nên x + y + z = 300.

Theo tính chất dãy tỉ số bằng nhau: \(\frac{{\rm{x}}}{{\rm{2}}} = \frac{{\rm{y}}}{4} = \frac{{\rm{z}}}{4} = \frac{{{\rm{x}} + {\rm{y}} + {\rm{z}}}}{{2 + 4 + 4}} = \frac{{300}}{{10}} = 30\).

Suy ra x = 30.2 = 60; y = z = 30.4 = 120.

Vậy số tiền lãi ba đơn vị kinh doanh nhận được lần lượt là 60, 120, 120 triệu đồng.


Câu 10:

Hai nền nhà hình chữ nhật có chiều dài bằng nhau. Nền nhà thứ nhất có chiều rộng 7 m, nền nhà thứ hai có chiều rộng 8 m. Để lát nền nhà thứ nhất người ta dùng 490 viên gạch hoa hình vuông. Hỏi phải dùng bao nhiêu viên gạch hoa cùng loại để lát nền nhà thứ hai?
Xem đáp án

Lời giải

Gọi số viên gạch hoa lát nền nhà thứ hai là x (x ℕ*).

Do hai nền nhà có chiều dài bằng nhau nên diện tích hai nền nhà tỉ lệ thuận với chiều rộng. Suy ra số viên gạch hoa lát nền nhà cũng tỉ lệ thuận với chiều rộng. Theo đề bài nền nhà thứ nhất có chiều rộng 7 m, nền nhà thứ hai có chiều rộng 8 m nên ta có: \(\frac{{490}}{7} = \frac{{\rm{x}}}{8}\) .

Suy ra x = \(\frac{{490}}{7}\). 8 = 560.

Vậy phải dùng 560 viên gạch hoa cùng loại để lát nền nhà thứ hai.


Câu 11:

Hai bức tường hình chữ nhật có cùng chiều dài, chiều rộng tương ứng của mỗi bức tường lần lượt là 3,1 m và 2,9 m. Để quét sơn bức tường thứ nhất người ta phải dùng hết 0,93 kg sơn. Hỏi phải dùng bao nhiêu ki – lô – gam sơn để sơn hết bức tường thứ hai? Biết hai bức tường được sơn như nhau.
Xem đáp án

Lời giải

Gọi số ki – lô – gam sơn để sơn hết bức tường số hai là x ( x > 0)

Do hai bức tường có cùng chiều dài và được sơn như nhau nên số ki – lô – gam sơn hai bức tường tỉ lệ thuận với chiều rộng tương ứng. Theo đề bài, chiều rộng tương ứng của mỗi bức tường lần lượt là 3,1 m và 2,9 m nên ta có: \(\frac{{0,93}}{{3,1}} = \frac{{\rm{x}}}{{2,9}}\).

Suy ra x = \(\frac{{0,93}}{{3,1}}.2,9\)= 0,87.

Vậy cần 0,87 kg sơn để sơn hết bức tường thứ hai.


Câu 12:

An, Bình và Hoa cùng nhau nuôi gà, An nuôi 10 con, Bình nuôi 8 con, Hoa nuôi 12 con. Sau khi bán hết số gà thu được tổng cộng 9 triệu đồng, các bạn quyết định chia số tiền đó tỉ lệ với số con gà mỗi bạn đã nuôi ban đầu. Tính số tiền mỗi bạn nhận được.
Xem đáp án

Lời giải

Gọi số tiền An, Bình, Hoa nhận được sau khi bán gà là x, y, z ( x, y, z > 0).

Theo đề bài, ban đầu An nuôi 10 con, Bình nuôi 8 con, Hoa nuôi 12 con và số tiền được chia tỉ lệ với số gà mỗi bạn nuôi ban đầu nên ta có: \(\frac{{\rm{x}}}{{10}} = \frac{{\rm{y}}}{8} = \frac{{\rm{z}}}{{12}}\)

Tổng số tiền bán gà là 9 triệu nên x + y + z = 9.

Theo tính chất dãy tỉ số bằng nhau: \(\frac{{\rm{x}}}{{10}} = \frac{{\rm{y}}}{8} = \frac{{\rm{z}}}{{12}} = \frac{{{\rm{x}} + {\rm{y}} + {\rm{z}}}}{{10 + 8 + 12}} = \frac{9}{{30}} = 0,3\).

Suy ra x = 0,3.10 = 3; y = 0,3.8 = 2,4; z = 0,3.12 = 3,6.

Vậy số tiền An, Bình, Hoa nhận được sau khi bán hết số gà lần lượt là 3; 2,4 ; 3,6 triệu đồng.


Bắt đầu thi ngay