IMG-LOGO

[Năm 2022] Đề thi thử môn Vật lí THPT Quốc gia có lời giải - Đề số 7

  • 5009 lượt thi

  • 40 câu hỏi

  • 30 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Năng lượng mà sóng âm truyền đi trong một đơn vị thời gian, qua một đơn vị diện tích đặt vuông góc với phương truyền âm gọi là
Xem đáp án

Đáp án D

Phương pháp giải:

Cường độ âm tại một điểm là đại lượng đo bằng lượng năng lượng mà sóng âm tải qua một đơn vị diện tích đặt tại điểm đó, vuông góc với phương truyền sóng trong một đơn vị thời gian.

Giải chi tiết:

Năng lượng mà sóng âm truyền đi trong một đơn vị thời gian, qua một đơn vị diện tích đặt vuông góc

với phương truyền âm gọi là cường độ âm.


Câu 2:

Một vật dao động điều hòa dọc theo trục Ox với tần số góc . Tại thời điểm vật có li độ x thì gia tốc của vật có giá trị là a. Công thức liên hệ giữa x và a là:

Xem đáp án

Đáp án A

Phương pháp giải:

Biểu thức li độ và gia tốc của vật dao động điều hòa: x=A.cosωt+φa=x''=ω2.A.cosωt+φ

Giải chi tiết:

Ta có: x=A.cosωt+φa=ω2.A.cosωt+φa=ω2x


Câu 3:

Một vật nhỏ dao động điều hòa theo phương trình x=Acos10t  (t tính bằng s). Tại thời điểm t=2s , pha của dao động là

Xem đáp án

Đáp án D

Phương pháp giải:

Thay t vào biểu thức pha của dao động.

Giải chi tiết:

Ta có x=Acos10t

⇒ Pha của dao động là: 10.trad

⇒ Tại t=2s ta có: 10.2=20rad


Câu 4:

Công thức đúng về tần số dao động điều hòa của con lắc lò xo nằm ngang là
Xem đáp án

Đáp án D

Phương pháp giải:

Công thức tần số góc, tần số, chu kì của con lắc lò xo dao động điều hòa: ω=kmT=2πmkf=12πkm

Giải chi tiết:

Công thức về tần số dao động điều hòa của con lắc lò xo nằm ngang là: f=12πkm


Câu 5:

Một sóng cơ học có tần số f lan truyền trong môi trường vật chất đàn hồi với tốc độ v, khi đó bước sóng được tính theo công thức
Xem đáp án

Đáp án C

Phương pháp giải:

Bước sóng là quãng đường sóng truyền đi được trong 1 chu kì: λ=vT=vf

Giải chi tiết:

Bước sóng được tính theo công thức: λ=vf


Câu 6:

Máy phát điện xoay chiều một pha có phần cảm gồm p cặp cực, roto quay với tốc độ n vòng/s. Tần số của dòng điện do máy phát ra là:
Xem đáp án

Đáp án A

Phương pháp giải:

Tần số của dòng điện do máy phát điện xoay chiều phát ra:

+ f=np, với nvong/s

+ f=np60, với nvong/phut

Giải chi tiết:

Tần số của dòng điện do máy phát ra là: f=np

Trong đó roto quay với tốc độ nvong/s


Câu 7:

Vật dao động điều hòa dọc theo trục Ox với biên độ A và tốc độ cực đại v0 . Tần số dao động của vật là:

Xem đáp án

Đáp án A

Phương pháp giải:

Tốc độ cực đại: v0=ωA=2πf.A

Giải chi tiết:

Vật dao động điều hòa với tốc độ cực đại: v0=ωA=2πf.Af=v02πA


Câu 8:

Chọn kết luận đúng. Tốc truyền âm nói chung lớn nhất trong môi trường:

Xem đáp án

Đáp án A

Phương pháp giải:

+ Âm truyền được trong các môi trường rắn, lỏng, khí. Âm không truyền được trong chân không.

+ Nói chung vận tốc truyền âm trong chất rắn lớn hơn trong chất lỏng, trong chất lỏng lớn hơn trong chất khí.

Giải chi tiết:

Tốc độ truyền âm nói chung lớn nhất trong môi trường rắn.


Câu 9:

Mạch dao động lí tưởng gồm cuộn cảm thuần có độ tự cảm L và tụ điện có điện dung C đang thực hiện dao động điện tử tự do. Gọi U0  là điện áp cực đại giữa hai đầu tụ điện; u và i tương ứng là điện áp giữa hai đầu tụ điện và cường độ dòng điện trong mạch tại thời điểm t. Hệ thức đúng là

Xem đáp án

Đáp án B

Phương pháp giải:

Năng lượng điện từ trong mạch dao động LC:

WLC=12Cu2+12Li2=12CU02=12LI02

Giải chi tiết:

Ta có năng lượng điện từ trong mạch LC được xác định bởi công thức:

WLC=12Cu2+12Li2=12CU02i2=CL.U02u2

Câu 10:

Cho hai điện tích điểm có điện tích tương ứng là q1,q2  đặt cách nhau một đoạn r . Hệ đặt trong chân không. Độ lớn lực tương tác điện F giữa hai điện tích được xác định theo công thức

Xem đáp án

Đáp án D

Phương pháp giải:

Lực tương tác giữa hai điện tích điểm: F=k.q1q2εr2

Chân không có hằng số điện môi ε=1

Giải chi tiết:

Độ lớn lực tương tác điện giữa hai điện tích điểm đặt trong chân không: F=k.q1q2r2


Câu 11:

Nhận xét nào sau đây về máy biến áp là không đúng?

Xem đáp án

Đáp án C

Phương pháp giải:

+ Máy biến áp là thiết bị hoạt động dựa trên hiện tượng cảm ứng điện từ, dùng để biến đổi điện áp xoay chiều mà không làm thay đổi tần số của nó.

+ Công thức máy biến áp lí tưởng: N1N2=U1U2=I2I1

Giải chi tiết:

Máy biến áp dùng để biến đổi điện áp xoay chiều mà không làm thay đổi tần số của nó.

⇒ Phát biểu không đúng:  Máy biến áp có thể thay đổi tần số dòng điện xoay chiều.


Câu 12:

Suất điện động cảm ứng do máy phát điện xoay chiều một pha tạo ra có biểu thức:e=2202.cos100πt+π4V. Giá trị cực đại của suất điện động này là:

Xem đáp án

Đáp án C

Phương pháp giải:

Biểu thức suất điện động cảm ứng: e=E0.cosωt+φV

Trong đó E0 là suất điện động cực đại.

Giải chi tiết:

Ta có: e=2202.cos100πt+π4V

E0=2202V


Câu 13:

Đặt điện áp u=U0cosωtV  vào hai đầu cuộn cảm thuần có độ tự cảm L thì cường độ dòng điện qua cuộn cảm có phương trình là:

Xem đáp án

Đáp án C

Phương pháp giải:

Mạch điện chỉ có cuộn cảm thuần:

+ Cường độ dòng điện cực đại: I0=U0ZL

+ φuφi=π2

Giải chi tiết:

Biểu thức điện áp: u=U0cosωtV

Biểu thức cường độ dòng điện: i=U0ZLcosωt+φuπ2=U0ωLcosωtπ2A


Câu 14:

Trong máy phát thanh đơn giản, thiết bị dùng để biến dao động âm thanh dao động điện có cùng tần số là:

Xem đáp án

Đáp án D

Phương pháp giải:

* Sơ đồ khối của một máy phát thanh vô tuyến đơn giản:

1. Micrô:thiết bị biến âm thanh thành dao động điện âm tần

2. Mạch phát sóng điện từ cao tần: tạo ra dao động cao tần (sóng mang)

3. Mạch biến điệu:trộn sóng âm tần với sóng mang

4. Mạch khuếch đại: tăng công suất (cường độ) của cao tần

5. Anten: phát sóng ra không gian.

* Sơ đồ khối của một máy thu thanh vô tuyến đơn giản:

1. Anten thu:thu sóng để lấy tín hiệu

2. Mạch khuếch đại điện từ cao tần.

3. Mạch tách sóng: tách lấy sóng âm tần

4. Mach khuếch đại dao động điện từ âm tần: tăng công suất (cường độ) của âm tần

5. Loa: biến dao động âm tần thành âm thanh

Giải chi tiết:

Trong máy phát thanh đơn giản, thiết bị dùng để biến dao động âm thanh dao động điện có cùng tần số là micro.


Câu 15:

Một vòng dây dẫn tròn tâm O, bán kính R. Cho dòng điện cường độ chạy trong vòng dây đó. Hệ đặt trong chân không. Độ lớn cảm ứng từ tại tâm O của vòng dây được xác định theo công thức:
Xem đáp án

Đáp án A

Phương pháp giải:

Cảm ứng từ tại tâm vòng dây tròn: B=2π.107IR

Với I là cường độ dòng điện chạy trong dây dẫn tròn (A); R là bán kính khung dây tròn (m)

Giải chi tiết:

Cảm ứng từ tại tâm vòng dây tròn là: B=2π.107IR


Câu 16:

Đặt vào hai đầu mạch điện xoay chiều RLC mắc nối tiếp (cuộn dây cảm thuần) một điện áp xoay chiều. Gọi ZL,ZC  tương ứng là cảm kháng của cuộn dây, dung kháng của tụ điện. Tổng trở Z của mạch điện là:

Xem đáp án

Đáp án D

Phương pháp giải:

Công thức tính tổng trở: Z=R2+ZLZC2

Giải chi tiết:

Tổng trở của mạch điện là: Z=R2+ZLZC2


Câu 17:

Cho biết cường độ âm chuẩn là I0=1012Wm2 . Mức cường độ âm tại một điểm là L=40dB , cường độ âm tại điểm này có giá trị là:

Xem đáp án

Đáp án A

Phương pháp giải:

Công thức tính mức cường độ âm: L=10.logII0I

Giải chi tiết:

Mức cường độ âm tại một điểm là:

L=10.logII040=10.logI1012logI1012=4

I1012=104I=1012.104=108Wm2

Câu 18:

Một sợi dây đàn hồi có chiều dài 1,2m căng ngang, hai đầu cố định. Trên đây có sóng ổn định với 3 bụng sóng. Biết sóng truyền trên dây có tần số 100Hz. Tốc độ truyền sóng trên dây là
Xem đáp án

Đáp án D

Phương pháp giải:

Điều kiện có sóng dừng trên dây hai đầu cố định là: l=kλ2;kZ

Số bụng = k; Số nút = k + 1.

Giải chi tiết:

Điều kiện có sóng dừng trên dây hai đầu cố định: l=kλ2=k.v2fv=l.2fk

Trên dây có 3 bụng sóng k=3

v=1,2.2.1003=80m/s


Câu 19:

Một con lắc đơn dao động điều hòa với tần số góc 5rad/s  tại một nơi có gia tốc trọng trường bằng 10m/s2 . Chiều dài dây treo của con lắc là

Xem đáp án

Đáp án D

Phương pháp giải:

Công thức tính tần số góc của con lắc đơn dao động điều hòa: ω=gll

Giải chi tiết:

Tần số góc dao động: ω=gll=gω2=1052=0,4m=40cm


Câu 20:

Con lắc lò xo gồm vật nhỏ khối lượng 100g gắn với một lò xo nhẹ. Con lắc dao động điều hòa dọc theo trục Ox (gốc O tại vị trí cân bằng của vật) có phương nằm ngang với phương trình x=10cos10πtcm . Mốc thế năng ở vị trí cân bằng. Lấy π2=10 . Cơ năng của con lắc có giá trị là:

Xem đáp án

Đáp án B

Phương pháp giải:

Công thức tính cơ năng: W=12mω2A2

Giải chi tiết:

Khối lượng vật nhỏ: m=100g=0,1kg

Li độ: x=10cos10πtcmA=10cm=0,1mω=10πrad/s

Cơ năng của con lắc có giá trị là: W=12mω2A2=12.0,1.10π2.0,12=0,5J


Câu 21:

Một vật nhỏ có khối lượng 250g dao động điều hòa dọc theo trục Ox (gốc tại vị trí cân bằng của vật) thì giá trị của lực kéo về có phương trình F=0,4.cos4tN  (t đo bằng s). Biên độ dao động của vật có giá trị là:

Xem đáp án

Đáp án D

Phương pháp giải:

Biểu thức lực kéo về: F=ma=mω2A.cosωt+φ

Giải chi tiết:

Khối lượng vật nhỏ: m=250g=0,25kg

Lực kéo về: F=0,4.cos4tNω=4rad/s

mω2A=0,4A=0,4mω2=0,40,25.42=0,1m=10cm

Câu 22:

Hai dao động điều hòa cùng phương có phương trình lần lượt là x1=A1.cosωt+φ1  x2=A2.cosωt+φ2 . Gọi A là biên độ dao động tổng hợp của hai đao động trên. Hệ thức nào sau đây luôn đúng?

Xem đáp án

Đáp án B

Phương pháp giải:

Biên độ của dao động tổng hợp: A=A12+A22+2A1A2.cosΔφ

Giải chi tiết:

Ta có: A=A12+A22+2A1A2.cosΔφ

+ Khi Δφ=2kπA=Amax=A1+A2

+ Khi Δφ=2k+1πA=Amin=A1A2

A1+A2AA1A2


Câu 23:

Tiến hành thí nghiệm đo tốc độ truyền âm trong không khí, một học sinh viết được kết quả đo của bước sóng là 75±1cm , tần số của âm là 440+10Hz  . Sai số tương đối của phép đo tốc độ truyền âm là

Xem đáp án

Đáp án A

Phương pháp giải:

Công thức tính bước sóng: λ=vT=vfv=λT=λf

⇒ Sai số tuyệt đối của phép đo: Δv=v¯.Δλλ+Δff

Sai số tương đối: Δvv¯.100%

Giải chi tiết:

Sai số tuyệt đối của phép đo: Δv=v¯.Δλλ+Δff

Sai số tương đối của phép đo: Δvv¯=Δλλ+Δff=0,010,75+10440=0,036=3,6%


Câu 24:

Khi tần số dòng điện xoay chiều chạy qua đoạn mạch chỉ chứa tụ điện tăng lên 4 lần thì dung kháng của tụ điện
Xem đáp án

Đáp án D

Phương pháp giải:

Công thức tính dung kháng: ZC=1ωC=12πfC

Giải chi tiết:

Công thức tính dung kháng: ZC=1ωC=12πfCZC~1f

f tăng 4 lần thì ZC giảm đi 4 lần.


Câu 25:

Một mạch điện chỉ có tụ điện. Nếu đặt vào hai đầu mạch điện một điện áp xoay chiều u=U2.cos100πt+πV  thì cường độ dòng điện hiệu dụng trong mạch là 2A. Nếu đặt vào hai đầu mạch điện một điện áp xoay chiều u=U2.cos120πt+π2V  thì cường độ dòng điện hiệu dụng trong mạch là:

Xem đáp án

Đáp án D

Phương pháp giải:

Dung kháng: ZC=1ωC=12πfC

Cường độ hiệu dụng: I=UZC

Giải chi tiết:

+ Khi u=U2.cos100πt+πV:

I1=UZC1=U12π.100π.CU.2π.100π.C=2A

+ Khi u=U2.cos120πt+π2V:

I2=UZC2=U12π.120π.C=U.2π.120π.C

+ Lấy I1I2 ta được: 2I2=100120=11,2I2=2,4A

Câu 27:

Tại một điểm có sóng điện từ truyền qua, cảm ứng từ biến thiên theo phương trình B=B0cos2π.108.t+π3T  (t tính bằng giây). Kể từ lúc t=0 , thời điểm đầu tiên để cường độ điện trường tại điểm đó bằng 0 là

Xem đáp án

Đáp án C

Phương pháp giải:

Sử dụng VTLG và công thức Δt=αω=α.T2π

Tại một điểm có sóng điện từ truyền qua, cảm ứng từ và cường độ điện trường biến thiên cùng pha.

Giải chi tiết:

Biểu thức của cảm ứng từ: B=B0cos2π.108.t+π3T

Biểu thức của cường độ điện trường: E=E0cos2π.108.t+π3V/m

Biểu diễn trên VTLG ta có:

 

Từ hình vẽ ta xác định được góc quét: Δφ=π2π3=π6

⇒ Thời điểm đầu tiên để cường độ điện trường tại điểm đó bằng 0 là:

Δt=Δφω=π62π.108=10812s


Câu 28:

Một con lắc lò xo gồm lò xo có khối lượng không đáng kể, có độ cứng k=10N/m , khối lượng của vật nặng là m=100g , vật đang đứng yên ở vị trí cân bằng. Kéo vật dọc theo trục lò xo, ra khỏi vị trí cân bằng một đoạn 32cm  rồi thả nhẹ, sau đó vật dao động điều hòa dọc theo trục Ox trùng với trục lò xo, gốc O tại vị trí cân bằng của vật. Chọn gốc thời gian t=0  là lúc vật qua vị trí x=3cm  theo chiều dương. Phương trình dao động của vật là

Xem đáp án

Đáp án C

Phương pháp giải:

Tần số góc:  ω=km

Biên độ: A=x2+v2ω2

Sử dụng VTLG xác định pha ban đầu.

Giải chi tiết:

Tần số góc: ω=km=100,1=10rad/s

Kéo vật ra khỏi VTCB đoạn 32cm rồi thả nhẹ A=32cm

Tại t=0 vật qua vị trí x=3cm theo chiều dương. Biểu diễn trên VLTG ta có:

 

Từ VTLG ⇒ Pha ban đầu: φ=π2+π4=3π4

x=32.cos10t3π4cm

Câu 29:

Vật sáng AB phẳng, mỏng đặt vuông góc trên trục chính của một thấu kính (A nằm trên trục chính), cho ảnh thật A'B' lớn hơn vật 2 lần và cách vật 24cm. Tiêu cự f của thấu kính có giá trị là

Xem đáp án

Đáp án C

Phương pháp giải:

Công thức thấu kính: 1f=1d+1d'

Hệ số phóng đại: k=d'd=A'B'¯AB¯

Giải chi tiết:

Ảnh A’B’ là ảnh thật ⇒ ảnh ngược chiều với vật

k<0d'd=2d'=2d1

Ảnh A’B’ cách vật 24cm d'+d=24cm2

Từ (1) và (2) d'=16cmd=8cm

Tiêu cự của thấu kính: 1f=1d+1d'=18+116=316f=163cm


Câu 30:

Đặt điện áp xoay chiều có biểu thức u=U0cosωtV  trong đó U0,ω  không đổi vào hai đầu đoạn mạch gồm RLC nối tiếp, cuộn dây thuần cảm. Tại thời điểm t1 , điện áp tức thời ở hai đầu RLC lần lượt là uR=50V,uL=30V,uC=180V . Tại thời điểm t2 , các giá trị trên tương ứng là uR=100V,uL=uC=0V . Điện áp cực đại ở hai đầu đoạn mạch là

Xem đáp án

Đáp án B

Phương pháp giải:

Biểu thức cường độ dòng điện: i=I0.cosωt+φ

Biểu thức điện áp tức thời: uR=U0R.cosωt+φuL=U0L.cosωt+φ+π2uC=U0C.cosωt+φπ2

Sử dụng hệ thức độc lập theo thời gian của các đại lượng vuông pha.

Điện áp cực đại hai đầu mạch: U0=U0R2+U0LU0C2

Giải chi tiết:

Ta có: uR=U0R.cosωt+φuL=U0L.cosωt+φ+π2uC=U0C.cosωt+φπ2

Do uC và  uL vuông pha với uR

+ Tại t2 khi uL=uC=0uR=U0R=100V

+ Tại thời điểm t1 , áp dụng hệ thức độc lập với thời gian của hai đại lượng vuông pha ta có:

uRU0R2+uLU0L2=1uRU0R2+uCU0C2=15021002+302U0L2=1U0L=203V5021002+1802U0C2=1U0C=1203V

Điện áp cực đại ở hai đầu đoạn mạch:

5021002+302U0L2=1U0L=203V5021002+1802U0C2=1U0C=1203V

Câu 31:

Có hai con lắc lò xo giống nhau đều có khối lượng vật nhỏ là m = 400g , cùng độ cứng của lò xo là k. Mốc thế năng tại vị trí cân bằng O. Cho đồ thị li độ x1,x2  theo thời gian của con lắc thứ nhất và con lắc thứ hai như hình vẽ. Tại thời điểm t con lắc thứ nhất có động năng 0,06J  và con lắc thứ hai có thế năng 0,005J . Chu kì của hai con lắc có giá trị là:

Có hai con lắc lò xo giống nhau đều có khối lượng vật nhỏ là m = 400g , cùng độ cứng của lò xo là k (ảnh 1)

Xem đáp án

Đáp án B

Phương pháp giải:

Từ đồ thị viết phương trình dao động của hai con lắc.

Cơ năng: W=Wd+WtkA22=mv22+kx22

Công thức tính chu kì dao động: T=2πmk

Giải chi tiết:

Từ đồ thị, ta có phương trình dao động của hai con lắc lần lượt là:

x1=10.cosωtπ2x2=5.cosωtπ2x1x2=2x1=2x2

Tại thời điểm t, thế năng của con lắc thứ hai là:

Wt2=12kx22=0,005J12k.x122=0,005

14.12.kx12=0,00512.kx12=0,2JWt1=0,02J

Động năng của con lắc thứ nhất ở thời điểm t  là:

Wd1=W1Wt1=kA1220,02=0,06

k.0,1220,02=0,06k=16N/m

Chu kì của con lắc là:  T=2πmk=2π0,416=1s

Câu 32:

Trên một một sợi dây đang có sóng dừng, phương trình sống tại một điểm trên dây là u=2sin0,5πxcos20πt+0,5πmm ; trong đó u là li độ dao động của một điểm có tọa độ x trên dây thời điểm t, với x tính bằng cm; t tính bằng s. Tốc độ truyền sóng trên dây là

Xem đáp án

Đáp án C

Phương pháp giải:

Phương trình sóng dừng: uM=2A.sin2πxλ.cosωt+φ

Tốc độ truyền sóng: v=λT

Giải chi tiết:

Phương trình sóng dừng: u=2sin0,5πxcos20πt+0,5πmm

Ta có: 2πxλ=0,5πxω=20πradλ=4cmT=2π20π=0,1s

Tốc độ truyền sóng: v=λT=40,1=40cm/s


Câu 33:

Đặt điện áp u=U2cosωtV  (U và ω không đổi) vào hai đầu đoạn mạch mắc nối tiếp gồm điện trở R, cuộn cảm thuần có độ tự cảm L và tụ điện có điện dung C thay đổi được. Điều chỉnh C=C1  thì công suất tiêu thụ của mạch đạt giá trị cực đại là 200W . Điều chỉnh C=C2  thì hệ số công suất của mạch là 32  . Công suất tiêu thụ của mạch khi đó là
Xem đáp án

Đáp án B

Phương pháp giải:

Công thức tính công suất tiêu thụ: P=U.I.cosφ=U2RZ2=U2R.cos2φ

Giải chi tiết:

Công suất tiêu thụ của mạch:

P=U2RZ2=U2RR2+ZLZC2

+ Khi C=C1 thay đổi để Pmax ⇔ xảy ra hiện tượng cộng hưởng

Pmax=U2R=200W1

+ Khi C=C2 thì cosφ=32

P=U2R.cos2φ=U2R.3222

Từ (1) và (2) P=200.322=150W

Câu 34:

Cho mạch điện xoay chiều RLC mắc nối tiếp, cuộn dây thuần cảm, R là một biến trở,C=1042πF;L=22πH, điện áp giữa hai đầu mạch điện có phương trình u=1002cos100πtV , thay đổi giá trị của R thì thấy có hai giá trị đều cho cùng một giá trị của công suất, một trong hai giá trị là 200Ω . Xác định giá trị thứ hai của R.
Xem đáp án

Đáp án B

Phương pháp giải:

Công thức tính công suất tiêu thụ: P=U.I.cosφ=U2RZ2

Giải chi tiết:

Theo bài ra ta có:

P1=P2U2R1R12+ZLZC2=U2R2R22+ZLZC2

R1.R22+ZLZC2=R2.R12+ZLZC2

R1R22+R1ZLZC2=R2R12+R2ZLZC2

R1R2=ZLZC2*

Lại có: ZL=100π.22π=502ΩZC=1100π.1042π=1002ΩR=200Ω

Thay vào (*) ta được: 200.R2=50210022R2=25Ω


Câu 35:

Có x nguồn giống nhau mắc nối tiếp, mỗi nguồn có suất điện động là 3V điện trở trong là 2Ω mắc với mạch ngoài là một bóng đèn loại 6V6W  thành một mạch kín. Để đèn sáng bình thường thì giá trị của x là

Xem đáp án

Đáp án B

Phương pháp giải:

Để đèn sáng bình thường thì Id=Idm

Cường độ dòng điện chạy qua đèn: I=ξbrb+Rd

Điện trở của đèn: Rd=Udm2Pdm

Công thức tính suất điện động và điện trở trong của bộ nguồn mắc nối tiếp: ξb=n.ξrb=nr

Giải chi tiết:

Điện trở của đèn:

Rd=Udm2Pdm=626=6Ω

Cường độ dòng điện định mức của đèn: Idm=PdmUdm=66=1A

Giả sử bộ nguồn gồm x nguồn giống nhau mắc nối tiếp: ξb=x.ξ=3xrb=xr=2x

Cường độ dòng điện chạy qua đèn: I=ξbrb+Rd=3x2x+6

Để đèn sáng bình thường thì I=Idm

3x2x+6=13x=2x+6x=6


Câu 36:

Một con lắc lò xo gồm vật nặng có khối lượng 10g, lò xo nhẹ độ cứng 10Nm đang đứng yên trên mặt phẳng nằm ngang không ma sát, lấy π2=10 . Tác dụng vào vật một ngoại lực tuần hoàn có tần số f thay đổi được. Khi tần số của ngoại lực tương ứng có giá trị lần lượt là f1=3,5Hz;f2=2Hz;f3=5Hz thì biên độ dao động của vật có giá trị tương ứng là A1,A2,A3 . Tìm hiểu thức đúng?
Xem đáp án

Đáp án A

Phương pháp giải:

Tần số dao động riêng: f0=12πkm

Biên độ dao động của vật càng lớn khi fcbf0 càng nhỏ.

Giải chi tiết:

Tần số dao động riêng: f0=12πkm=1210.100,01=5Hz

Ta có đồ thị cộng hưởng cơ:

 

Tần số của ngoại lực tương ứng: f1=3,5Hz;f2=2Hz;f3=5Hz

f3f0<f1f0<f2f0

A2<A1<A3


Câu 37:

Con lắc lò xo gồm lò xo có độ cứng 200N / m , quả cầu M có khối lượng 1kg đang dao động điều hòa theo phương thẳng đứng với biên độ 12,5cm . Ngay khi quả cầu xuống đến vị trí thấp nhất thì có một vật nhỏ khối lượng 500g bay theo phương trục lò xo, từ dưới lên với tốc độ 6m / s tới dính chặt vào M. Lấy g=10m/s2. Sau va chạm, hai vật dao động điều hòa. Biên độ dao động của hệ hai vật sau va chạm là:

Xem đáp án

Đáp án B

Phương pháp giải:

Áp dụng định luật bảo toàn động lượng: ptr=psv

VTCB mới cách VTCB cũ: x0=mgk⇒ Li độ x tại vị trí va chạm.

Tần số góc của hệ: ω=kM+m

Biên độ dao động: A=x2+v2ω2

Giải chi tiết:

Áp dụng định luật bảo toàn vecto động lượng cho hệ ngay trước và sau va chạm:

ptr=psmv0=m+M.v

v=m.v0m+M=0,5.60,5+1=2m/s=200cm/s

VTCB mới ở dưới VTCB mới một đoạn: x0=mgk=0,5.10200=0,025m=2,5cm

Li độ ngay sau khi va chạm so với VTCB mới là: x=Ax0=12,52,5=10cm

Tần số góc dao động của hệ: ω=kM+m=2001+0,5=203rad/s

Biên độ dao động của hệ hai vật sau va chạm là: A=x2+v2ω2=102+20022032=20cm


Câu 38:

Trong thí nghiệm giao thoa trên mặt nước, hai nguồn sống kết hợp A và B dao động cùng pha, cùng tần số, cách nhau AB = 8 cm tạo ra hai sóng kết hợp có bước sóng λ=2cm . Một đường thẳng Δ  song song với AB và cách AB một khoảng là 2 cm, cắt đường trung trực của AB tại điểm C. Khoảng cách gần nhất giữa hai điểm dao động với biên độ cực đại trên Δ  nằm về hai phía điểm C gần nhất với giá trị nào dưới đây:

Xem đáp án

Đáp án C

Phương pháp giải:

Điều kiện có cực đại giao thoa trong giao thoa sóng hai nguồn cùng pha: d2d1=kλ;kZ

Sử dụng định lí Pitago.

Giải chi tiết:

Gọi M và N là hai điểm dao động với biên độ cực đại trên Δ nằm về hai phía của điểm C.

Khoảng cách từ M đến C là x.

 

Từ hình vẽ ta có: d1=22+4x2d2=22+4+x2

M là điểm dao động với biên độ cực đại nên: d2d1=kλ=2kcm

+ M gần C nhất nên M thuộc cực đại ứng với k=1

d2d1=2

22+4+x222+4x2=2x=1,1255cmMC=1,1255cm

+ N gần C nhất nên N thuộc cực đại ứng với k=1.

Hoàn toàn tương tự ta tính được: NC=1,1255cm

MN=1,1255+1,1255=2,251cm


Câu 39:

Cho mạch điện AB gồm đoạn mạch AM và MB mắc nối tiếp. Đoạn mạch AM gồm R,C và đoạn MB gồm hộp kín X có thể chứa hai trong ba phần tử: điện trở, tụ điện và cuộn dây thuần cảm mắc nối tiếp. Đặt vào hai đầu AB điện áp xoay chiều u=1202cos100πtV  thì cường độ dòng điện ở mạch là i=22cos100πt+π12A . Biết điện áp giữa hai đầu đoạn mạch AM và MB vuông pha với nhau. Dùng vôn kế lí tưởng lần lượt mắc vào hai đầu đoạn mạch AM, MB thì số chỉ vôn kế tương ứng là U1,U2 , cho U1=3U2 . Giá trị của mỗi phần tử trong hộp X là

Xem đáp án

Đáp án C

Phương pháp giải:

Sử dụng lí thuyết của mạch RLC mắc nối tiếp.

Vẽ giản đồ vecto.

Sử dụng hệ thức lượng trong tam giác vuông, định lí hàm cos, định lí Pitago.

Định luật Ôm: I=UZ=ULZL=UCZC=URR

Giải chi tiết:

Đoạn AM gồm R,C mắc nối tiếp.

Điện áp giữa hai đầu đoạn mạch AM và MB vuông pha với nhau ⇒ MB gồm R,L nối tiếp.

Ta có giản đồ vecto:

 

UAB=UAM+UMBUAMUMBUAB=UAM2+UMB2=120V1

Lại có U1=3U22

Từ (1) và (2) UAM=U1=603VUBM=U2=60V

Áp dụng định lí hàm số cos trong tam giác UMBOUAM có:

UAM2=UMB2+UAB22.UMBUAB.cosUMBOUAB^

6032=602+12022.60.120.cosUMBOUAB^

cosUMBOUAB^=0,5UMBOUAB^=π3

UMBOUR2^=UMBOUAB^π12=π3π12=π4

Áp dụng hệ thức lượng trong tam giác vuông UMBOUR2 ta có:

UR2=UMB.cosUMBOUR2^=60cosπ4UL=UMB.sinUMBOUR2^=60sinπ4

Cường độ dòng điện hiệu dụng chạy trong mạch: I=2A

R2=UR2I=60cosπ42=21,21ΩZL=ULI=60sinπ42=21,21ΩL=21,21100π=0,068H

Câu 40:

Đặt điện áp xoay chiều u=U0cos2πT+φV  vào hai đầu đoạn mạch AB như hình vẽ 1. Biết R=r=30Ω . Đồ thị biểu diễn điện áp uAN  uMB  theo thời gian như hình vẽ 2. Công suất của mạch AB có giá trị gần đúng là:
Đặt điện áp xoay chiều u = U0 cos(2pi/T + q )( V ) vào hai đầu đoạn mạch AB như hình vẽ 1 (ảnh 1)
Xem đáp án

Đáp án C

Phương pháp giải:

Công suất tiêu thụ của đoạn mạch AB:

P=I2.R+r=UAB2R+rZ2=UAB2R+r.cos2φ

Sử dụng giản đồ vecto.

Từ giản đồ vecto tính được UAB

Hệ số công suất: cosφ=R+rZ=UR+rUAB

Giải chi tiết:

Từ đồ thị ta viết được phương trình: uAN=1002.cos2πTtπ2VuMB=602.cos2πTtπV

UANUMB

Ta có giản đồ vecto:

 

Theo bài ra ta có: R=rURUr=Rr=1

UR=UrUR+r=UR+Ur=2Ur

Từ giản đồ vecto ta có:

cosα=ULC60=UR+r100ULC60=2Ur100ULC=1,2Ur

Mà: UMB=Ur2+ULC260=Ur2+1,2Ur2

Ur=602,44V

Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch:

UAB=UR+r2+ULC2=2Ur2+1,2Ur2

=Ur.5,44=602,44.5,4489,6V

Hệ số công suất: cosφ=UR+rUAB=2.602,4489,6=0,857

Công suất tiêu của đoạn mạch AB: P=U2R+r.cos2φ=89,6230+30.0,8572=98,3W


Bắt đầu thi ngay