Thứ sáu, 22/11/2024
IMG-LOGO

[Năm 2022] Đề thi thử môn Vật lí THPT Quốc gia có lời giải - Đề số 20

  • 4831 lượt thi

  • 40 câu hỏi

  • 30 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Đặt điện áp xoay chiều có tần số góc vào hai đầu cuộn cảm thuần có độ tự cảm L. Cảm kháng của cuộn cảm này là

Xem đáp án

Phương pháp: 

Cảm kháng của cuộn dây thuần cảm: ZL=ωL 

Cách giải: 

Cảm kháng của cuộn cảm là: ZL=ωL

Chọn A.


Câu 2:

Trong hệ sóng dừng trên một sợi dây, khoảng cách giữa hai nút sóng liên tiếp bằng

Xem đáp án

Phương pháp: 

Khoảng cách giữa hai nút sóng (hoặc hai bụng sóng) liên tiếp là một nửa bước sóng

Cách giải: 

Khoảng cách giữa hai nút sóng liên tiếp bằng nửa bước sóng 

Chọn B.


Câu 3:

Tại nơi có gia tốc trọng trường g, một con lắc đơn có sợi dây dài l đang dao động điều  hòa. Tần số dao động của con lắc là

Xem đáp án

Phương pháp: 

Tần số dao động của con lắc đơn: f=12πgl 

Cách giải: 

Tần số dao động của con lắc là: f=12πgl

Chọn A.


Câu 4:

Trong quá trình truyền tải điện năng đi xa, để giảm công suất hao phí trên đường dây truyền tải thì người ta thường sử dụng biện pháp nào sau đây?

Xem đáp án

Phương pháp: 

Công suất hao phí trên đường dây truyền tải: Php=P2RU2cos2φ 

Điện trở dây dẫn: R=ρlS 

Cách giải: 

Để giảm công suất hao phí trên đường dây truyền tải, người ta thường sử dụng biện pháp tăng điện áp hiệu  dụng ở nơi phát điện. 

Chọn B.


Câu 5:

Trong sơ đồ khối của một máy phát thanh vô tuyến đơn giản không có bộ phận nào dưới đây?

Xem đáp án

Phương pháp: 

Sơ đồ khối của máy phát thanh: Anten thu – Chọn sóng – Tách sóng – Khuếch đại âm tần – Loa

Cách giải: 

Trong sơ đồ khối của một máy phát thanh vô tuyến đơn giản không có bộ phận mạch biến điệu

Chọn D.


Câu 6:

Rôto của một máy phát điện xoay chiều một pha gồm các nam châm có p cặp cực (p cực nam và p cực bắc). Khi roto quay đều với tốc độ n vòng/giây thì suất điện động do máy tạo ra có tần số là

Xem đáp án

Phương pháp: 

Tần số của suất điện động do máy phát điện xoay chiều tạo ra: f = np 

Cách giải: 

Suất điện động do máy phát điện tạo ra có tần số là: f = np 

Chọn B.


Câu 7:

Âm sắc là đặc trưng sinh lí của âm chỉ phụ thuộc vào

Xem đáp án

Phương pháp: 

Sử dụng lý thuyết âm sắc 

Cách giải: 

Âm sắc phụ thuộc vào độ thị dao động âm 

Chọn D.


Câu 8:

Cho hai dao động điều hòa cùng phương và cùng tần số. Hai dao động này ngược pha  nhau khi độ lệch pha của hai dao động bằng

Xem đáp án

Phương pháp: 

Hai dao động ngược pha có độ lệch pha: Δφ=(2n+1)π với n = 0; ±1; ±2…

Cách giải: 

Hai dao động ngược pha khi đô lệch pha của chúng bằng (2n+1)π với n = 0; ±1; ±2…

Chọn C. 


Câu 9:

Khi nói về dao động tắt dần của một vật, phát biểu nào sau đây là đúng?

Xem đáp án

Phương pháp: 

Sử dụng lý thuyết dao động tắt dần 

Cách giải: 

Dao động tắt dần có biên độ và cơ năng giảm dần theo thời gian 

Chọn C.


Câu 10:

Một con lắc lò xo có tần số dao động riêng f0. Khi tác dụng vào nó một ngoại lực cưỡng bức tuần hoàn có tần số f thì xảy ra hiện tượng cộng hưởng. Hệ thức nào sau đây đúng?

Xem đáp án

Phương pháp: 

Hiện tượng cộng hưởng xảy ra khi tần số của ngoại lực bằng tần số dao động riêng của con lắc

Cách giải: 

Khi xảy ra hiện tượng cộng hưởng, ta có:  f=f0

Chọn C.


Câu 11:

Một dây dẫn uốn thành vòng tròn có bán kính R đặt trong không khí. Cường độ dòng điện chạy trong vòng dây là I. Độ lớn cảm ứng từ do dòng điện này gây ra tại tâm của vòng dây được tính bởi công thức

Xem đáp án

Phương pháp: 

Độ lớn cảm ứng từ tại tâm vòng dây: B=2π.107IR 

Cách giải: 

Độ lớn cảm ứng từ tại tâm vòng dây có biểu thức là: B=2π.107IR

Chọn D.

Câu 12:

Một sóng cơ lan truyền trong một môi trường. Hai điểm trên cùng một phương truyền sóng, cách nhau một khoảng bằng bước sóng có dao động

Xem đáp án

Phương pháp: 

Hai điểm cách nhau một khoảng bằng bước sóng thì dao động cùng pha

Cách giải: 

Hai điểm cách nhau một khoảng bằng bước sóng có dao động cùng pha

Chọn B.


Câu 13:

Một vật dao động điều hòa với tần số góc ω. Khi vật ở vị trí có li độ x thì gia tốc của vật là
Xem đáp án

Phương pháp: 

Gia tốc của vật dao động điều hòa: a=ω2x 

Cách giải:

Gia tốc của vật là: a=ω2x

Chọn B.


Câu 14:

Sóng điện từ có tần số 10 MHz truyền trong chân không với bước sóng là
Xem đáp án

Phương pháp: 

Bước sóng trong chân không: λ=cf 

Cách giải: 

Bước sóng của sóng điện từ trong chân không là: λ=cf=3.10810.106=30(m) 

Chọn C.


Câu 15:

Đặt điện áp xoay chiều vào hai đầu đoạn mạch gồm điện trở R=203Ω mắc nối tiếp với cuộn cảm thuần. Biết cuộn cảm có cảm kháng ZL=20Ω. Độ lệch pha giữa điện áp hai đầu đoạn mạch và cường độ dòng điện trong đoạn mạch là
Xem đáp án

Phương pháp: 

Độ lệch pha giữa điện áp và cường độ dòng điện: tanφ=ZLR 

Cách giải: 

Độ lệch pha giữa điện áp hai đầu đoạn mạch và cường độ dòng điện là:

tanφ=ZLR=20203=13φ=π6(rad) 

Chọn D.


Câu 16:

Một con lắc lò xo dao động điều hòa theo phương ngang với biên độ 3 cm. Trong quá trình dao động, chiều dài lớn nhất của lò xo là 25 cm. Khi vật nhỏ của con lắc đi qua vị trí cân bằng thì chiều dài của lò xo là

Xem đáp án

Phương pháp: 

Chiều dài lớn nhất của lò xo: lmax=l0+A 

Cách giải: 

Chiều dài của lò xo khi vật đi qua vị trí cân bằng là:

l0=lmaxA=253=22(cm) 

Chọn C.


Câu 17:

Đặt điện áp xoay chiều vào hai đầu một đoạn mạch thì công suất tiêu thụ của đoạn mạch là 750 W. Trong khoảng thời gian 6 giờ, điện năng mà đoạn mạch tiêu thụ là

Xem đáp án

Phương pháp: 

Điện năng tiêu thụ: A=P.t 

Cách giải: 

Điện năng đoạn mạch tiêu thụ là: A = P.t = 0,75.6 = 4,5 (kW.h)

Chọn B.

Câu 18:

Một con lắc lò xo có k = 40 N/m và m = 100 g. Dao động riêng của con lắc này có tần số góc là

Xem đáp án

Phương pháp: 

Tần số góc của con lắc lò xo: ω=km 

Cách giải: 

Tần số góc của con lắc là: ω=km=400,1=20(rad/s)

Chọn D.


Câu 19:

Dao động của một vật là tổng hợp của hai dao động điều hoà cùng phương có phương trình x1=3cosωt+π3cmx1=3cosωt+π3cm Biên độ dao động của vật là

Xem đáp án

Phương pháp: 

Biên độ dao động tổng hợp: A=A12+A22+2A1A2cosΔφ 

Độ lệch pha giữa hai dao động: Δφ=φ1φ2 

Cách giải:

Độ lệch pha giữa hai dao động là: Δφ=φ1φ2=π32π3=π(rad)

→ Hai dao động ngược pha 

Biên độ dao động tổng hợp là: A=A1A2=34=1(cm) 

Chọn D.


Câu 20:

Trong một khoảng thời gian, một con lắc đơn thực hiện được 6 dao động. Giảm chiều dài của nó một đoạn 16 cm thì trong cùng khoảng thời gian đó, con lắc thực hiện được 10 dao động. Chiều dài ban đầu của con lắc là

Xem đáp án

Phương pháp: 

Chu kì của con lắc đơn: T=2πlg=tn 

Cách giải: 

Trong cùng một khoảng thời gian, con lắc thực hiện được 6 dao động chu kì T1 và 10 dao động chu kì T2, ta có: t=6T1=10T2T2T1=610=35 

Lại có: T=2πlgT2~ll1l2=T12T22=T1T22=925l2=259l1 

Mà: l2=l1+16259l1=l1+16l1=9(cm) 

Chọn D.


Câu 21:

Cường độ dòng điện chạy qua một đoạn mạch có biểu thức i=2cos100πt(A). Cường độ hiệu dụng của dòng điện này là

Xem đáp án

Phương pháp: 

Cường độ dòng điện hiệu dụng: I=I02 

Cách giải: 

Cường độ dòng điện hiệu dụng của dòng điện này là: 

I=I02=22=2(A) 
Chọn C.


Câu 22:

Đặt điện áp u=2202cos100πt+π3(V) vào hai đầu đoạn mạch thì cường độ dòng điện trong đoạn mạch là i=22cos100πt(A). Hệ số công suất của đoạn mạch là

Xem đáp án

Phương pháp: 

Hệ số công suất: cosφ với φ=φuφi 

Cách giải: 

Độ lệch pha giữa điện áp hai đầu đoạn mạch và cường độ dòng điện là:

φ=φuφi=π3(rad) 

Hệ số công suất của đoạn mạch là: cosφ=cosπ3=0,5 

Chọn C.


Câu 23:

Một nguồn điện một chiều có suất điện động 12 V và điện trở trong 2 Ω được nối với điện trở R=10Ω thành mạch điện kín. Bỏ qua điện trở của dây nối. Công suất tỏa nhiệt trên điện trở R là

Xem đáp án

Phương pháp: 

Cường độ dòng điện: I=Er+R 

Công suất tỏa nhiệt trên điện trở: P=I2R 

Cách giải: 

Công suất tỏa nhiệt trên điện trở là:

P=I2R=E2R(r+R)2=122.10(2+10)2=10(W) 

Chọn D.


Câu 24:

Một sợi dây đàn hồi AB dài 1,8 m căng thẳng nằm ngang, đầu B cố định, đầu A gắn với cần rung dao động điều hoà với tần số 100 Hz theo phương vuông góc với AB. Trên dây có một sóng dừng ổn định với 6 bụng sóng (coi A, B là hai nút sóng). Tốc độ truyền sóng trên dây AB là

Xem đáp án

Phương pháp: 

Số bụng sóng bằng số bó sóng 

Điều kiện để có sóng dừng với hai đầu dây cố định: l=kλ2 

Tốc độ truyền sóng: v=λf 

Cách giải: 

Trên dây có 6 bụng sóng → có 6 bó sóng, ta có: 

l=kλ21,8=6.λ2λ=0,6(m) 

Tốc độ truyền sóng trên dây là: v=λf=0,6.100=60(m/s) 

Chọn B.


Câu 25:

Một vật nhỏ dao động điều hòa dọc theo trục Ox. Khi vật cách vị trí cân bằng một đoạn 2 cm thì động năng của vật là 0,48 J. Khi vật cách vị trí cân bằng một đoạn 6 cm thì động năng của vật là 0,32 J. Biên độ dao động của vật bằng

Xem đáp án

Phương pháp: 

Định luật bảo toàn cơ năng: Wd+12kx2=12kA2 

Cách giải: 

Áp dụng định luật bảo toàn cơ năng, ta có: 

Wd1+12kx12=Wd2+12kx22=12kA2 0,48+12k.0,022=0,32+12k.0,062 

k=100(N/m) 

0,48+12.100.0,022=12.100.A2A=0,1(m)=10(cm) 

Chọn A.


Câu 27:

Một máy biến áp lí tưởng có cuộn sơ cấp gồm 2000 vòng và cuộn thứ cấp gồm 100 vòng, điện áp hiệu dụng giữa hai cuộn sơ cấp là 220 V. Bỏ qua mọi hao phí. Điện áp hiệu dụng giữa hai đầu cuộn thứ cấp để hở là

Xem đáp án

Phương pháp: 

Công thức máy biến áp: U1U2=N1N2 

Cách giải: 

Áp dụng công thức máy biến áp, ta có:

U1U2=N1N2220U2=2000100U2=11(V) 

Chọn D.


Câu 28:

Trong thí nghiệm giao thoa sóng ở mặt chất lỏng với hai nguồn đồng bộ dao động theo phương thẳng đứng có tần số 25 Hz, người ta đo được khoảng cách giữa hai cực đại giao thoa ở kề nhau trên đường thẳng nối hai nguồn là 1,6 cm. Tốc độ sóng trên mặt chất lỏng là
Xem đáp án

Phương pháp: 

Khoảng cách giữa hai cực đại liền kề trên đường nối hai nguồn:  

Tốc độ truyền sóng: v = λf 

Cách giải: 

Khoảng cách giữa hai cực đại ở kề nhau trên đường nối hai nguồn là:

λ2=1,6(cm)λ=3,2(cm) 

Tốc độ truyền sóng trên mặt chất lỏng là: 

v = λf = 3,2.25 = 80 (cm/s) = 0,8 (m/s) 

Chọn D.


Câu 29:

Trong một điện trường đều có cường độ E = 1000 V/m, một điện tích q=4.108Cdi chuyển trên một đường sức, theo chiều điện trường từ điểm M đến điểm N. Biết MN = 10 cm. Công của lực điện tác dụng lên q là

Xem đáp án

Phương pháp: 

Công của lực điện: A = qEd 

Cách giải: 

Công của lực điện tác dụng lên điện tích q là: 

A = qEd = 4.10-8.1000.0,1 = 4.10-6(J) 

Chọn A.


Câu 30:

Khảo sát thực nghiệm một máy biến áp có cuộn sơ cấp A và cuộn thứ cấp B. Cuộn A được nối với mạng điện xoay chiều có điện áp hiệu dụng không đổi. Cuộn B gồm các vòng dây quấn cùng chiều, một số điểm trên B  được nối ra các chốt m, n, p, q (như hình bên). Số chỉ của vôn kế V có giá trị lớn  nhất khi khóa K ở chốt nào sau đây?
Media VietJack
Xem đáp án

Phương pháp: 

Công thức máy biến áp: U1U2=N1N2 

Cách giải: 

Số chỉ của Vôn kế là điện áp của cuộn thứ cấp B 

Áp dụng công thức máy biến áp, ta có: 

U1U2=N1N2U2maxN2max khóa K ở vị trí chốt m 

Chọn B.


Câu 31:

Một mạch dao động LC lí tưởng đang có dao động điện từ tự do. Cường độ dòng điện trong mạch có phương trình  i=52cos2000t(mA) (t tính bằng s). Tại thời điểm cường độ dòng điện trong mạch là 48 mA, điện tích trên tụ có độ lớn là

Xem đáp án

Phương pháp: 

Công thức độc lập với thời gian:  i2I02+q2Q02=1 

Điện tích cực đại: Q0=I0ω 

Cách giải: 

Điện tích cực đại trên tụ có độ lớn là: 

Q0=I0ω=52.1032000=26.106(C)=26(μC) 
Áp dụng công thức độc lập với thời gian, ta có:

i2I02+q2Q02=1482522+q2262=1q=10(μC)=1.105(C) 

Chọn B.


Câu 32:

Đặt điện áp xoay chiều u=U2cos100πt(V)vào hai đầu đoạn mạch mắc nối tiếp gồm biến trở R, cuộn cảm thuần có độ tự cảm 12πH và tụ điện có điện dung 104πF. Để công suất điện tiêu thụ của đoạn mạch đạt cực đại thì biến trở được điều chỉnh đến giá trị bằng

Xem đáp án

Phương pháp:

Cảm kháng của cuộn dây: ZL=ωL 

Dung kháng của tụ điện: ZC=1ωC 

Công suất của mạch đạt cực đại khi: R=ZLZC 

Cách giải: 

Cảm kháng của cuộn dây và dung kháng của tụ điện là:

ZL=ωL=100π12π=50(Ω)ZC=1ωC=1100π104π=100(Ω) 

Công suất tiêu thụ của đoạn mạch đạt cực đại khi: 

R=ZLZC=50100=50(Ω) 

Chọn D.


Câu 33:

Một sợi quang hình trụ gồm phần lõi có chiết suất n = 1,51 và phần vỏ bọc có chiết suất n0 = 1,41. Trong không khí, một tia sáng tới  mặt trước của sợi quang tại điểm O (O nằm trên trục của sợi quang) với góc tới α rồi khúc xạ vào phần lõi (như hình bên). Để tia sáng chỉ truyền trong phần lõi thì giá trị lớn nhất của góc α gần nhất với giá trị nào sau đây?
Media VietJack
Xem đáp án

Phương pháp: 

Để ánh sáng chỉ truyền trong phần lõi, tia sáng bị phản xạ toàn phần 

Giới hạn phản xạ toàn phần: sinigh=n2n1 

Công thức định luật khúc xạ ánh sáng: n1sini = n2sinr 

Cách giải: 

Để tia sáng chỉ truyền trong phần lõi, tia sáng bị phản xạ toàn phần tại mặt phân cách giữa lõi và vỏ

Giới hạn phản xạ toàn phần: 

sinigh=n0n=1,411,51=141151β=igh690 

Áp dụng công thức định luật khúc xạ ánh sáng, ta có: 

sinαsin900β=nsinαsin210=1,51sinα0,541α330 

Chọn C. 


Câu 34:

Một con lắc đơn có chiều dài dây treo 50 cm và vật nhỏ có khối lượng 0,01 kg mang điện tích q=+5.106C được coi là điện tích điểm. Con lắc dao động điều hoà trong điện trường đều mà vectơ cường độ điện trường có độ lớn E = 104 V/m và hướng thẳng đứng xuống dưới. Lấy g = 10 m/s2, π =  3,14. Chu kì dao động điều hoà của con lắc là

Xem đáp án

Phương pháp: 

Lực điện: F = qE = ma 

Gia tốc trọng trường hiệu dụng gHD=g+a 

Chu kì dao động của con lắc đơn: T=2πlgHD 

Cách giải: 

Lực điện tác dụng lên con lắc có phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống

Độ lớn lực điện là: 

F=qE=maa=qEm=5.106.1040,01=5m/s2 

Chu kì của con lắc là: 

T=2πlgHD=2πlg+a=2.3,14.0,510+51,15(s) 

Chọn A.


Câu 35:

Ở mặt chất lỏng, tại hai điểm S1 và S2 hai nguồn dao động cùng pha theo phương thẳng đứng phát ra hai sóng kết hợp có bước sóng 1 cm. Trong vùng giao thoa, M là điểm cách S1 và S2 lần lượt là 6 cm và 12 cm. Giữa M và đường trung trực của đoạn thẳng S1S2 có số vân giao thoa cực tiểu là

Xem đáp án

Phương pháp: 

Điều kiện để một điểm là cực tiểu giao thoa: d2d1=k+12λ 

Cách giải: 

Tại điểm M có: 

d2d1=126=6λk=0,5;1,5;2,5;3,5;4,5;5,5 

→ giữa M và đường trung trực của S1S2 có 6 vân giao thoa cực tiểu

Chọn B.


Câu 36:

Ở mặt chất lỏng, tại hai điểm A và B có hai nguồn dao động cùng pha theo phương thẳng đứng phát ra hai sóng kết hợp có bước sóng λ. Trên đoạn thẳng AB có 13 điểm cực đại giao thoa. C là điểm trên mặt chất lỏng mà ABC là tam giác đều. Trên đoạn thẳng AC có hai điểm cực đại giao thoa liên tiếp mà phần tử chất lỏng tại đó dao động cùng pha với nhau. Đoạn thẳng AB có độ dài gần nhất với giá trị nào sau đây
Xem đáp án

Phương pháp: 

Hai cực đại liền kề có: d2d1d2'd1'=λ 

Hai điểm gần nhất dao động cùng pha có: d2d1d2'd1'=λ

Định lí hàm cos: a2=b2+c22bccosA 

Cách giải: 

Media VietJack

Trên AB có 13 cực đại → 6λ < AB < 7λ 

M, N là hai cực đại liền kề, ta có: 

(BN – AN) – (BM – AM) = λ (1) 

M, N cùng pha, ta có: 

(BM + AM) – (BN + AN) = λ (2) 

Từ (1) và (2) ta có: BM=BNMN=λ ∆BMN cân tại B 

∆ABC đều cạnh a BH=a32AH=a2 

kH=BHAHλ=a32λa2λ=0,366aλ 

Lại có: 6λ<a<7λ2,196<kH<2,562 

kM<kH<kNkM=2kN=3 

 

Lại có: NH=MN2=λ2AN=aλ2 BN=HB2+NH2=a322+λ22 

Chuẩn hóa λ=1AN=a12BN=3a2+12 

Xét điểm N có: kN=BNAN 

3a2+12a12=3a=6,772AB=6,772λ 

Giá trị AB gần nhất với 6,80λ 

Chọn C.


Câu 37:

Đặt điện áp u=20cos(100πt) (V) vào hai đầu đoạn mạch R, L, C mắc nối tiếp, trong đó tụ điện có điện dung C thay đổi được. Biết giá trị của điện trở là 10 Ω và cảm kháng của cuộn cảm là 103Ω. Khi C = C1 thì điện áp giữa hai đầu tụ điện là uC=U0cos100πtπ6(V). Khi C = 3C1 thì biểu thức cường độ dòng điện trong đoạn mạch là
Xem đáp án

Phương pháp: 

Điện áp giữa hai đầu tụ điện trễ pha π2  so với cường độ dòng điện

Độ lệch pha giữa điện áp và cường độ dòng điện: tanφ=ZLZCR 

Cường độ dòng điện cực đại: I0=U0R2+ZLZC2 

Cách giải: 

Độ lệch pha giữa điện áp hai đầu tụ điện và cường độ dòng điện là:

φC1φi1=π2φi1=φC1+π2=π6+π2=π3(rad) 

φ1=φuφi1=0π3=π3(rad) 

tanφ=ZLZC1Rtanπ3=103ZC110ZC1=203(Ω) 

Khi C=3C1ZC=ZC13=2033=203 

Cường độ dòng điện cực đại trong mạch là:

I0=U0R2+ZLZC2=20102+1032032=3(A) 

Độ lệch pha giữa điện áp hai đầu đoạn mạch và cường độ dòng điện:

tanφ=ZLZCR=10320310=13φ=π6(rad) 

φuφi=π6φi=φuπ6=π6(rad) 

i=3cos100πtπ6(A) 

Chọn A.


Câu 38:

Tại điểm O đặt hai nguồn âm điểm giống hệt nhau phát ra âm đẳng hướng có công suất không đổi. Điểm A cách O một đoạn x. Trên tia vuông góc với OA tại A lấy điểm B cách A một khoảng 6 m. Điểm M thuộc đoạn AB sao cho AM = 4,5 m. Thay đổi x để góc MOB có giá trị lớn nhất, khi đó mức cường độ âm tại A là LA = 40 dB. Để mức cường độ âm tại M là 50 dB thì cần đặt thêm tại O bao nhiêu nguồn âm nữa?

Xem đáp án

Phương pháp:

Cường độ âm: I=nP04πr2 

Hiệu hai mức cường độ âm: LMLA=lgIMIA 

Công thức lượng giác: tan(ab)=tanatanb1tana.tanb 

Bất đẳng thức Cô – si: a+b2ab (dấu “=” xảy ra a = b)

Cách giải: 

Ta có hình vẽ: 

Media VietJack

Từ hình vẽ ta thấy: α=Oβ 

tanα=tan(Oβ)=tanOtanβ1tanOtanβ 

tanα=ABOAAMOA1ABOAAMOA=BMOA1ABOAAMOA=BM.OAOA2AB.AM 

tanα=1,5xx26.4,5=1,5xx227=1,5x27x 

Để αmax(tanα)maxx27xmin 

Áp dụng bất đẳng thức Cô – si, ta có:

x27x2x27x=227 

x27xminx=27xx=27 

OM2=AM2+x2=27+4,52=47,25 

Cường độ âm tại A khi đặt 2 nguồn âm và tại M khi đặt thêm n nguồn âm là: 

IA=2P04πOA2IM=(n+2)P04πOM2IMIA=(n+2).OA22OM2=(n+2).272.47,25=2.(n+2)7 
Hiệu mức cường độ âm tại M khi đặt thêm n nguồn âm và mức cường độ âm tại A khi đặt 2 nguồn âm là:

LMLA=lgIMIA=54=1IMIA=102.(n+2)7=10n=33 2. 2 ( ) 

Chọn A. 


Câu 39:

Cho cơ hệ như hình bên. Vật m khối lượng 100 g có thể chuyển động tịnh tiến, không ma sát trên mặt phẳng nằm ngang  dọc theo trục lò xo có k = 40 N/m. Vật M khối lượng 300 g có thể trượt trên m với hệ số ma sát µ = 0,2. Ban đầu, giữ m đứng yên ở vị trí lò xo dãn 4,5 cm, dây D (mềm, nhẹ, không dãn) song song với trục lò xo. Biết M luôn ở trên m và mặt tiếp xúc giữa hai vật nằm ngang. Lấy g = 10 m/s2. Thả nhẹ cho m chuyển động. Tính từ lúc thả đến khi lò xo trở về trạng thái có chiều dài tự nhiên lần thứ 3 thì tốc độ trung bình của m là
Media VietJack
Xem đáp án

Phương pháp:

Độ lệch vị trí cân bằng so với vị trí lò xo không biến dạng: Δl0=μMgk 

Chu kì của con lắc lò xo: T=2πmk 

Tốc độ trung bình: vtb=SΔt 

Cách giải: 

Lực ma sát giữa M và m làm vị trí cân bằng lệch một đoạn:

Δl0=μMgk=0,2.0,3.1040=0,015(m)=1,5(cm) 

Vật m đi từ vị trí lò xo giãn 4,5 cm qua vị trí lò xo có chiều dài tự nhiên lần thứ nhất đến vị trí biên đối diện  rồi đổi chiều qua vị trí lò xo có chiều dài tự nhiên lần thứ 2; tiếp tục chạy đến vị trí biên rồi đồi chiều về vị  trí lò xo có chiều dài tự nhiên lần thứ 3. 

Giai đoạn 1: A1=4,51,5=3cmt1=T12=122πmk=π20sS1=2A1=2.3=6cm (dây căng, vật M không dao động ) 

Giai đoạn 2: A2=31,5=1,5cmt2=T24=142πm+Mk=π20sS2=A2=1,5cm (dây trùng, vật M dao động cùng với m)

Giai đoạn 3: S3=2.1,5=3cmt3=122πm+Mk=π10s (dây trùng, vật M dao động cùng với m) 

Tốc độ trung bình của vật m là: 

vTB=S1+S2+S3t1+t2+t3=6+1.5+3π20+π20+π10=16,7(cm/s) 

Chọn D.


Câu 40:

Đặt điện áp xoay chiều vào hai đầu đoạn mạch gồm tụ điện C và cuộn dây có điện trở thuần mắc nối tiếp. Hình bên là đồ thị đường cong biểu diễn mối liên hệ của điện áp tức thời giữa hai đầu cuộn dây (ucd) và điện áp tức thời giữa hai đầu tụ điện C (uC). Độ lệch pha giữa ucd và uC có giá trị là

Media VietJack

Xem đáp án

Phương pháp: 

Sử dụng kĩ năng đọc đồ thị 

Công thức độc lập với thời gian của hai điện áp: 

uX2U0X2+uY2U0Y22uXuYU0XU0YcosΔφ=sin2Δφ 

Cách giải: 

Giả sử độ dài mỗi ô là 1 đơn vị điện áp 

Gọi ∆φ là độ lệch pha giữa ucd và uC 

Ta có công thức độc lập với thời gian: 

uX2U0X2+uY2U0Y22uXuYU0XU0YcosΔφ=sin2Δφ 

Từ đồ thị ta có các cặp giá trị ucd;uC=(3;3);(3;2);(2;3) 

Thay các giá trị này vào công thức độc lập với thời gian, ta có:

32U0cd2+(3)2U0C22.3.(3)U0cd.U0CcosΔφ=32U0cd2+(2)2U0C22.3.(2)U0cd.U0CcosΔφ32U0cd2+(3)2U0C22.3.(3)U0cd.U0CcosΔφ=22U0cd2+(3)2U0C22.2.(3)U0cd.U0CcosΔφ 

5U0C2=6cosΔφU0cd.U0C5U0cd2=6cosΔφU0cd.U0CU0C=U0cd 

cosΔφ=56Δφ2,56(rad) 

Chọn A.


Bắt đầu thi ngay