Chủ nhật, 05/05/2024
IMG-LOGO
Trang chủ THI THỬ THPT QUỐC GIA Vật lý Tổng hợp 20 đề thi thử thpt quốc gia môn Vật lí 2020 cực hay có lời giải

Tổng hợp 20 đề thi thử thpt quốc gia môn Vật lí 2020 cực hay có lời giải

Tổng hợp 20 đề thi thử thpt quốc gia môn Vật lí 2020 cực hay có lời giải (P8)

  • 2233 lượt thi

  • 40 câu hỏi

  • 50 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Khi nói về sự truyền ánh sáng phát biểu sai là:

Xem đáp án

Đáp án B

Theo định luật khúc xạ ánh sáng thì với hai môi trường trong suốt nhất định, tỉ số giữa sin góc tới (sini) và sin góc khúc xạ (sinr) là một hằng số: sinisinr=n2n1


Câu 2:

Khi tăng đồng thời khoảng cách và độ lớn của mỗi điện tích điểm lên gấp đôi thì lực tương tác giữa chúng

Xem đáp án

Đáp án D

Lực tương tác theo định luật Culông F=kq1q2r2

Suy ra, nếu tăng đồng thời khoảng cách r và độ lớn của mỗi điện tích q1q2 lên gấp đôi thì lực tương tác không đổi


Câu 3:

Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về hạt nhân nguyên tử

Xem đáp án

Đáp án B


Câu 5:

Chùm bức xạ gồm các thành phần 340 nm, 450 nm, 650 nm và 780 nm rọi vào khe hẹp F của một máy quang phổ lăng kính, sau khi qua hệ tán sắc thu được số chùm tia sáng song song đơn sắc là

Xem đáp án

Đáp án B

Máy quang phổ hoạt động trên nguyên tắc tán sắc ánh sáng, bộ phận làm nhiệm vụ này chính là hệ tán sắc (lăng kính)

- Hệ tán sắc (lăng kính) có tác dụng phân tích chùm tia song song thành nhiều chùm tia đợn sắc song song

Trong chùm bức xạ chiếu tới có 2 hành phần của ánh sáng nhìn thấy là 450nm (màu lam) và 650nm (màu đỏ) có nghĩa là qua hệ tán sắc sẽ cho 2 chùm tia song song màu lam và màu đỏ


Câu 6:

Một vật dao động điều hòa khi đang chuyển động từ vị trí cân bằng đến vị trí biên âm thì

Xem đáp án

Đáp án C


Câu 7:

Con ngươi của mắt có tác dụng

Xem đáp án

Đáp án A

Con người là lỗ tròn nhỏ có đường kính tự động thay đổi theo cường độ ánh sáng chiếu vào mắt


Câu 9:

Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, hai khe cách nhau a = 0,5mm được chiếu sáng bằng ánh sáng đơn sắc. Khoảng cách từ hai khe đến màn quan sát là 2m. Trên màn quan sát, trong vùng giữa hai điểm M và N mà MN = 2cm, người ta đếm được 10 vân tối và thấy tại M và N đều là vân sáng. Bước sóng của ánh sáng đơn sắc dùng trong thí nghiệm này là

Xem đáp án

Đáp án B

Giữa hai điểm M và N có 10 vân tối và tại M và N đều là vân sáng. Như vậy trên MN, có tất cả 11 vân sáng và từ M đến N có khoảng 10 vân

Suy ra: i=MN111=20111=2mm

Bước sóng của ánh sáng đơn sắc dùng trong thí nghiệm là: λ=aiD=0,5.22.103=0,5.103mm=0,5μm


Câu 10:

Quang phổ liên tục của một nguồn sáng J

Xem đáp án

Đáp án C

Nhớ lại đặc điểm của các loại quang phổ để phân biệt giữa chúng

 

Quang phổ liên tục

Quang phổ vạch

phát xạ

Quang phổ vạch hấp thụ

Đặc điểm

Không phụ thuộc thành phần cấu tạo nguồn sáng.

Chỉ phụ thuộc nhiệt độ của nguồn sáng.

Các nguyên tố khác nhau thì khác nhau về: số lượng vạch, vị trí các vạch và độ sáng tỉ đối giữa các vạch.

Mỗi nguyên tố hóa học có một quang phổ vạch đặc trưng của nguyên tố đó.

- Quang phổ hấp thụ của chất khí chỉ chứa các vạch hấp thụ.

- Còn quang phổ của chất lỏng và rắn lại chứa các “đám”, mỗi đám gồm nhiều vạch hấp thụ nối tiếp nhau một cách liên tục.

 


Câu 12:

Khi nói về sự phản xạ của sóng cơ trên vật cản cố định, phát biểu đúng là:

Xem đáp án

Đáp án B

Khi phản xạ trên mặt cản cố định, sóng phản xạ luôn ngược pha với sóng tới tại điểm phản xạ và tần số của sóng tới và sóng phản xạ khi đó bằng nhau


Câu 14:

Diod bán dẫn có tác dụng

Xem đáp án

Đáp án A

Diode bán dẫn có tác dụng chỉnh lưu dòng điện xoay chiều thành dòng điện 1 chiều vì giữa lớp tiếp xúc p-n có điện trường tiếp xúc hướng từ n-p cản trở chuyển động của các hạt tải điện đa số qua đó theo chiều từ n-p. Do vậy dòng điện chỉ qua theo chiều từ p-n


Câu 17:

Mạch điện xoay chiều RLC nối tiếp đang có tính cảm kháng. Muốn xảy ra hiện tượng cộng hưởng điện trong mạch ta phải

Xem đáp án

Đáp án A

Mạch đang có tính cảm kháng nghĩa là ZL > ZC. Vậy để ZL=ZC2πfL=12πfC ta phải giảm ZL hoặc tăng ZC. Dùng phương án loại trừ suy ra phải giảm f


Câu 19:

Động năng ban đầu cực đại của các quang electron bứt ra khỏi tấm kẽm cô lập về điện được chiếu bởi ánh sáng thích hợp phụ thuộc vào

Xem đáp án

Đáp án D

Từ hệ thức Anhxtanh ta có động năng ban đầu cực đại của quang electron là:

W0max=12mv0max2=hcλA

Suy ra, với A không đổi (công thoát của Kẽm) W0max chỉ phụ thuộc vào bước sóng của ánh sáng kích thích


Câu 21:

Bán kính quỹ đạo tròn của một điện tích q có khối lượng m chuyển động với vận tốc v trong mặt phẳng vuông góc với cảm ứng từ B của một từ trường đều được tính bằng công thức:

Xem đáp án

Đáp án B

Electron chuyển động trong từ trường chịu tác dụng của lực Lorenxơ đóng vai trò lực hướng tâm f=qvB=mv2RR=mvqB


Câu 24:

Một mạch LC đang dao động tự do. Người ta đo được tính cực đại trên hai bản tụ điện là Q0 và dòng điện cực đại trong mạch là I0. Biết vận tốc truyền sóng điện từ là C. Biểu thức xác định bước sóng trong dao động tự do trong mạch là

Xem đáp án

Đáp án D

Bước sóng của sóng điện từ mà mạch bắt được λ=2πcLC

Tần số góc của mạch dao động ω=1LC

Cường độ dòng điện cực đại chạy trong mạch liên hệ với điện tích cực đại mà mạch tích được Io=ωQo

Từ ba công thức trên, ta có λ=2πc.QoIo


Câu 25:

Một chất có khả năng phát ra bức xạ có bước sóng 0,5μm khi bị chiếu sáng bởi bức xạ 0,3μm. Gọi P0 là công suất chùm sáng kích thích và biết rằng cứ 600 photon chiếu tới sẽ có 1 photon bật ra. Công suất chùm sáng phát ra P bằng

Xem đáp án

Đáp án C

Công suất chùm sáng được xác định bởi công thức P=nhcλ trong đó n là số photon trong chùm sáng đó, λ là bước sóng của photon.

Theo đó, ta có tỉ số giữa công suất chùm sáng phát ra và công suất chùm sáng kích thích:

PoPo=nprnkr.λktλpr=1600.0,30,5=11000=0,001


Câu 26:

Hai nguồn sóng kết hợp A, B trên mặt thoáng chất lỏng cách nhau 40cm luôn dao động cùng pha. Sóng do hai nguồn phát ra có bước sóng là 6cm. Coi biên độ sóng không đổi khi truyền đi. Hai điểm C, D nằm trên mặt nước sao cho ABCD tạo thành hình chữ nhật có cạnh AD = 30cm. Số điểm dao động với biên độ cực đại và cực tiểu trên đoạn CD lần lượt là:

Xem đáp án

Đáp án B

Gọi khoảng cách từ một điểm bất kỳ thuộc CD đến các nguồn A, B tương ứng là d2d1­

Ta có ADBDd2d1ACBC

+ Điểm cực đại trên đoạn CD thỏa mãn: d2d1=kλ, k=0, ±1, ±2, ±3... với ADBDACBCADBDλkACBCλ

3,3k3,3

Có 7 giá trị của k là 0, ±1, ±2, ±3 nên có 7 điểm cực đại trên CD

+ Điểm cực tiểu trên đoạn CD thỏa mãn: d2d1=2k+1λ2với k=0, ±1, ±2, ±3...

ADBD2k+1λ2ACBC2ADBDλ2k + 12ACBCλ3,8k2,83

Có 6 giá trị của k thỏa mãn k=0, ±1, ±2, 3,2 nên có 6 điểm cực tiểu trên CD


Câu 27:

Một sợi dây AB đàn hồi căng ngang dài 24cm, hai đầu cố định, đang có sóng dừng với hai bụng sóng. Khi dây duỗi thẳng, M và N là hai điểm trên dây chia sợi dây thành ba đoạn bằng nhau. Tỉ số khoảng cách lớn nhất và nhỏ nhất giữa hai điểm M và N trong quá trình sợi dây dao động là 1,25. Biên độ dao động bụng sóng là

Xem đáp án

Đáp án C

Trên dây có sóng dừng với hai bụng sóng nên l=2.λ/2 vậy λ=l=24cm

M, N thuộc hai bó sóng liên tiếp nên ngược pha nhau

Khoảng cách MN nhỏ nhất khi M, N ở vị trí cân bằng hay dmin=MN=AB/3=8cm

Gọi trung điểm MN là O (khi đó chính là một nút) thì OM = 4cm = λ/6

Vậy biên độ dao động của M và N là: AN=AM=AB32 (vì M và N đối xứng nhau qua nút biên độ dao động bằng nhau)

Khoảng cách M, B lớn nhất là dmax=1,25.dmin=10cm khi M, N nằm ở biên

Mặt khác dmax=MN2+2AM210=82+2AM2

AM=3cmAB=23cm

 


Câu 28:

Trong một thí nghiệm về giao thoa sóng nước, hai nguồn kết hợp O1O2 cách nhau 6cm, dao động cùng pha, cùng biên độ. Chọn hệ trục tọa độ vuông góc xOy thuộc mặt nước với gốc tọa độ là vị trí đặt nguồn O1 còn nguồn O2 nằm trên Oy. Hai điểm P và Q nằm trên Ox có OP = 4,5cm và OQ = 8cm. Biết phần tử nước tại P không dao động còn phần tử nước tại Q dao động với biên độ cực đại. Biết giữa P và Q còn một cực đại. Trên đoạn OP, điểm gần P nhất mà các phần tử nước dao động với biên độ cực đại cách P một đoạn gần giá trị nào nhất sau đây?

Xem đáp án

Đáp án A

Từ hình vẽ ta có PO2=O1O22+O1P2=7,5cmQO2=O1O22+O1Q2=10cm

Vì P là cực tiểu và Q là cực đại đồng thời trong PQ còn một cực đại nữa nên PO2PO1=7,54,5=k+2,5λQO2QO1=108=k1λλ=23cmk=4

P thuộc cực tiểu thứ 5 (k = 4) nên M là cực đại thuộc OP gần P nhất thì M phải thuộc cực đại bậc 5

Do đó MO2MO1=5λOM2+O1O22OM=5λOM=3,73cm

Vậy M cách P đoạn MP=OPOM=4,53,73=0,77cm


Câu 30:

Con lắc lò xo dao động điều hòa theo phương ngang với biên độ A. Đúng lò xo giãn nhiều nhất thì người ta giữa cố định điểm chính giữa của lò xo khi đó con lắc dao động với biên độ A1. Tỉ số A1/A bằng:

Xem đáp án

Đáp án A

Sau khi giữ vật tại điểm chính giữa, vật sẽ dao động với lò xo có độ cứng k1=2kCon lắc lò xo mới có chiều dài tự nhiên l0­/2. Tại thời điểm giữ lò xo chiều dài con lắc này là l0+A2 tức là lò xo này đã giãn A/2

Hay ly độ và vận tốc của vật lúc này là x = A/2v = 0 (do tại vị trí biên)

Suy ta, biên độ dao động sẽ là A1=A22+vω12=A2A1A=12


Câu 31:

Cho một mạch điện kín gồm nguồn điện có suất điện động E = 16V, điện trở trong r=2Ωmạch ngoài gồm điện trở R1=2Ω mắc song song với một biến trở Rx. Điều chỉnh Rx để công suất tiêu thụ trên Rx lớn nhất. Giá trị công suất này bằng

Xem đáp án

Đáp án D

Gọi Rt là điện trở tổng cộng ở mạch ngoài thì Rt=R1RxR1+ Rx=2Rx2+Rx

UN=RtI=2Rx2+ RxE2Rx2+ Rx+r=8Rx1+RxPRx=RxI2=UN2Rx=8Rx1+Rx2Rx=64Rx+1Rx2

Theo bất đẳng thức Cô si Rx+1Rx2 nên PRx6422=16

Dấu “=” xảy ra khi Rx=1PRx(max)=16W


Câu 32:

Đặt điện áp u=1003cos100πt+φ0 (V) vào đầu A, B của mạch điện cho như hình H1. Khi K mở hoặc đóng thì đồ thị cường độ dòng điện theo thời gian tương ứng là imiđ như hình H2. Hệ số công suất của mạch khi K đóng là

Xem đáp án

Đáp án B

Biểu thức cường độ dòng điện khi K đóng và K mở

iđ=3cosωt+π2A; im=3cosωt A

Như vậy dòng điện khi K đóng sớm pha π/2 so với dòng điện khi K mở

Vẽ giản đồ vectơ kép như hình bên

Lưu ý: hiệu điện thế hai đầu đoạn mạch trong cả hai trường hợp khi K đóng và K mở là như nhau, nên hình chiếu của U xuống phương Iđ và Im tương ứng cho biết URđ và URm

Vì Iđ=3Im nên U=3URmURm=13U  mà từ giản đồ vectơ ta có: U2= U2+URm2

Vậy U2= U2+13U2U32UUU = 32

Vậy hệ số công suất của mạch khi K đóng là cosφ=32


Câu 33:

Tại một điểm M có một máy phát điện xoay chiều một pha có công suất phát điện và điện áp hiệu dụng ở hai cực của máy phát đều không đổi. Nối hai cực của máy phát với một trạm tăng áp có hệ số tăng áp là k đặt tại đó. Từ máy tăng áp điện năng được đưa lên dây tại cung cấp cho một xưởng cơ khí cách xa điểm M. Xưởng cơ khí có các máy tiện cùng loại công suất khi hoạt động là như nhau. Khi hệ số k = 2 thì ở xưởng cơ khí có tối đa 115 máy tiện cùng hoạt động. Khi hệ số k = 3 thì ở xưởng cơ khí có tối đa 125 máy tiện cùng hoạt động. Coi rằng chỉ có hao phí trên dây tải điện là đáng kể. Điện áp và dòng điện trên dây tải điện luôn cùng pha. Do xảy ra sự cố ở trạm tăng áp người ta phải nối trực tiếp dây tải điện vào hai cực của máy phát điện. Khi đó ở xưởng cơ khí có thể cho tối đa bao nhiêu máy tiện cùng hoạt động

Xem đáp án

Đáp án C

Gọi P là công suất của máy phát điện và U điện áo hiệu dụng ở hai cực máy phát điện

P0 là công suất của một máy tiện. R là điện trở đường dây tải điện

Ta có: khi k = 2; P = 120P0 + P1

Công suất hao phí ΔP1=P2RU12 với U1 = 2U

P=115P0+ΔP1=115P0+P2R4U2 (1)

Khi k = 3 ta có: P=125P0+ΔP2=125P0+P2R9U2  (2)

Từ (1) và (2) ta có: P2RU2=72P0P=115P0+18P0=133P0

Khi xảy ra sự cố: P=NP0+ΔP0=NP0+P2RU2  (3)

Với N là số máy tiện tối đa có thể hoạt động

Từ đó ta có 133P0=NP0+72P0N=61


Câu 34:

Một con lắc lò xo dao động điều hòa với phương trình: x=4cosωt+π6 cmSau thời gian Δt=5,25T (T là chu kì dao động) tính từ lúc t = 0, vật đi được quãng đường là:

Xem đáp án

Đáp án C

Phân tích Δt=5,25T=5T+T/4

Sau thời gian 5T vật đã đi được quãng đường S1=5.4A=20A=80cm và trở về trạng thái ban đầu (trạng thái tại t = 0)

Xét tại t = 0 ta có x=4cosωt+π6=4cosπ6=23v=4ωsinωt+π6=4ωsinπ6<0

Như vậy sau 5T vật ở vị có x=23 cm và đang chuyển động theo chiều âm của Ox

Để xác định quãng đường vật đi được trong thời gian T/4 tiếp theo ta có thể sử dụng vòng tròn lượng giác cho ly độ như hình vẽ bên

Quãng đường S2 vật đi được trong thời gian T/4 này (tương ứng với chuyển động tròn đều từ M đến N) là: S2=2+235,46cm

Vậy tổng quãng đường vật đã đi được là S=S1+S2=85,464cm


Câu 35:

Cho một con lắc lò xo treo thẳng đứng. Một học sinh tiến hành hai lần kích thích dao động. Lần thứ nhất, nâng vật lên rồi thả nhẹ thì thời gian ngắn nhất vật đến vị trí lực đàn hồi triệt tiêu là Δt1Lần thứ hai, đưa vật về vị trí lò xo không biến dạng rồi thả nhẹ thì thời gian ngắn nhất đến lúc lực phục hồi đổi chiều là Δt2 Tỉ số Δt1Δt2=23Tỉ số gia tốc vật và gia tốc trọng trường ngay khi thả lần thứ nhất là

Xem đáp án

Đáp án D

Lực phục hồi đổi chiều tại VTCB. Lực đàn hồi đổi chiều tại vị trí lò xo không biến dạng

Lần thứ hai: khi đưa vật về vị trí lò xo không biến dạng rồi thả nhẹ thì quãng đường vật chuyển động đến lúc lực phục hồi đổi chiều (VTCB) bằng A, tương ứng với thời gian vật chuyển động bằng T/4 T4=Δt2=32Δt1Δt1=T6

Lần thứ nhất: khi nâng vật lên rồi thả nhẹ vật chuyển động trên vị trí lực đàn hồi triệt tiêu tức là vật đã chuyển động từ vị trí biên (có ly độ x = -A) đến vị trí có ly độ x=Δl0 (chọn chiều dương Ox hướng xuống)

Do thời gian Δt1=T6 nên Δl0=A2A=2Δl0

Vậy tỉ số gia tốc vật và gia tốc trọng trường ngay khi thả lần thứ nhất là ag=ω2xg=ω2Ag=AΔl0=2


Câu 36:

Một vật dao động điều hòa với chu kì T = 6s. Gọi S1 là quãng đường vật đi được trong 1s đầu tiên, S2 là quãng đường vật đi được trong 2s tiếp theo và S3­ là quãng đường vật đi được trong 4s tiếp theo. Biết tỉ lệ S1 : S2 : S3 = 1 : 3 : k (trong đó k là hằng số) và lúc đầu vật ở vị trí khác vị trí hai biên. Giá trị của k là

Xem đáp án

Đáp án C

Ta có t1=1s=T/6; t2=2s=T/3; t3=4s=2T/3

Do t1+t2=T/2 nên quãng đường vật đã đi được sau tổng thời gian này là S1+S2=2A

Mặt khác S1:S2=1:3 nên S1=A/2 và S2=3A/2

Kết hợp với điều kiện lúc đầu vật không ở vị trí biên nên nếu biểu diễn trên vòng tròn lượng giác của li độ x ta có thể lựa chọn vị trí lúc đầu của vật tương ứng với điểm M0. Sau các thời gian t1, t2t3 tiếp theo, vật ở các vị trí ứng với các điểm M1, M2 và M3M1 trên vòng tròn lượng giác (hình vẽ bên)

Như vậy, quãng đường vật đi được trong thời gian t1 là S1 = A/2, quãng đường vật đi được trong thời gian t2S2 = A + A/2 = 3A/2 và trong thời gian t3 là S3 = 2A + A/2 = 5A/2

Từ đó suy ra S1:S2:S3=A/2:3A/2:5A/2

Hay S1:S2:S3=1:3:5

Vậy k = 5


Câu 37:

Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng. Nguồn phát ánh sáng trắng có bước sóng từ 380nm đến 760nm. Trên màn, M là vị trí có đúng 4 bức xạ cho vân sáng có bước sóng 735nm; 490nm; λ1λ2. Tổng giá trị (λ1 + λ2) bằng

Xem đáp án

Đáp án C

+ Theo yêu cầu của bài có 4 bức xạ cho vân sáng trùng nhau nên ta có: x1=x2=x3=x41=k1λ2=k3λ4  (1)

+ Do ánh sáng trắng nên 380nm  λ  760nm  (2)

+ Xét tỷ lệ hai trong bốn bước sóng bài cho: 735490=32

+ Như vậy nếu lấy 4 bức xạ ứng với 4 giá trị k liên tiếp là 2; 3; 4; 5 thì từ (1) tính λ được nhưng vi phạm phương trình (2)

(Cụ thể xét 2.735=3.λ2=4.λ3=5.λ4λ4=2.7355=294 mâu thuẫn (2))

+ Vậy ta phải lấy tỷ lệ đó gấp 2 lần cụ thể là: 735490=32=64

+ Lúc này 4 bức xạ ứng với 4 giá trị k liên tiếp là 4; 5; 6; 7

 

+ Ta tính được các bước sóng thỏa mãn yêu cầu bài cụ thể là:

4.735=5.λ2=6.λ3=7.λ4λ1=λk=4=735nmλ2=λk=5=735.45=588nmλ3=λk=6=735.46=490nmλ4=λk=7=735.47=420nm

+ Tổng bước sóng λ1+λ2 của các bức xạ đó là λ1+λ2=588+420=1008nm


Câu 38:

Theo mẫu nguyên tử Bo, trong nguyên tử hiđrô bán kính Bo là r0, chuyển động của êlectron quanh hạt nhân là chuyển động tròn đều. Tốc độ góc của êlectron trên quỹ đạo O là ω1, tốc độ góc của êlectron trên quỹ đạo M là ω2. Hệ thức đúng là

Xem đáp án

Đáp án D

Ta có R1=Ro=25ro; R2=RM=9ro

Electron chuyển động tròn đều do tác dụng của lực Culông đóng vai trò là lực hướng tâm: Fht=ke2R2=2R

ω2=ke2R3ω12ω22=R23R13ω12ω22=9253ω1ω2=2712527ω2=125ω1


Câu 39:

Năng lượng liên kết cho một nuclôn trong các hạt nhân Ne, 1020He, 24C612 tương ứng bằng 8,03MeV, 7,07MeV và 7,68MeV. Năng lượng cần thiết để tách một hạt nhân Ne1020 thành hai hạt nhân He24 và một hạt nhân C612

Xem đáp án

Đáp án B

Phương trình phản ứng: Ne10202He24+C612

Năng lượng của phản ứng: ΔE=2AHe.WrHe+AC.WrCANe.WrNe=11,88MeV

Vậy phản ứng thu năng lượng 11,88MeV


Câu 40:

Ở mặt nước, tại hai điểm A và B có hai nguồn kết hợp dao động cùng pha theo phương thẳng đứng. ABCD là hình vuông nằm ngang. Biết trên AB có 15 vị trí mà ở đó các phần tử dao động với biên độ cực đại. Số vị trí trên CD tối đa ở đó dao động với biên độ cực đại là

Xem đáp án

Đáp án B

Trên AB có 15 vị trí dao động với biên độ cực đại do vậy ta có AB < 8λ

Xét M thuộc trên CD ta có d2d1AB21

Vậy d2d1<8λ21

Mặt khác M là cực đại giao thoa thì: d2d1=, với k=0,±1,±2...

Do đó ta được <8λ21k<3,3

Vậy có 7 giá trị k; tương ứng có tối đa 7 cực đại giao thoa trên CD


Bắt đầu thi ngay