Thứ sáu, 22/11/2024
IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 7 Toán Trắc nghiệm Toán 7 KNTT Bài ôn tập cuối chương 4 (Phần 2) có đáp án

Trắc nghiệm Toán 7 KNTT Bài ôn tập cuối chương 4 (Phần 2) có đáp án

Trắc nghiệm Toán 7 KNTT Bài ôn tập cuối chương 4 (Vận dụng) có đáp án

  • 693 lượt thi

  • 5 câu hỏi

  • 30 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Cho bốn điểm A, B, C, D thuộc đường tròn (O) sao cho AB = CD. Khẳng định nào sau đây sai?

Xem đáp án

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: B

Cho bốn điểm A, B, C, D thuộc đường tròn (O) sao cho AB = CD. Khẳng định nào sau đây sai (ảnh 1)

Xét ∆AOB và ∆COD, có:

OA = OC (= R)

OB = OD (= R)

AB = CD (giả thiết)

Do đó ∆AOB = ∆COD (c.c.c)

Vì vậy phương án A đúng.

Ta có ∆AOB = ∆COD (chứng minh trên)

Suy ra AOB^=COD^ OAB^=OCD^ (các cặp góc tương ứng)

Vì vậy phương án B sai, phương án C, D đúng.

Vậy ta chọn phương án B.


Câu 2:

Cho ∆MNP. Các đường phân giác trong các M^, P^ cắt nhau tại I. Kết luận nào sau đây đúng?

Xem đáp án

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: A

Cho tam giác MNP. Các đường phân giác trong các góc M, góc P cắt nhau tại I. (ảnh 1)

Ta có:

IMP^=12NMP^ (do MI là phân giác của NMP^);

IPM^=12NPM^ (do PI là phân giác của NPM^).

∆MIP có: MIP^+IMP^+IPM^=180° (định lí tổng ba góc trong một tam giác)

Suy ra MIP^=180°IMP^IPM^

=180°12NMP^12NPM^=180°12NMP^+NPM^   (1)

∆MNP có: MNP^+NMP^+NPM^=180° (định lí tổng ba góc trong một tam giác)

Suy ra NMP^+NPM^=180°MNP^    (2)

Thế (2) vào (1) ta được: MIP^=180°12180°MNP^=90°+MNP^2.

Vậy ta chọn phương án A.


Câu 3:

Cho tam giác ABC, có AB = 25,BC = 7, AC = 41. Lấy M là trung điểm của AB, N là trung điểm của AC.

Cho tam giác ABC, có AB = 2căn bậc hai 5,BC = 7, AC = căn bậc hai 41. Lấy M là A.  ; B.  ; C. 3,5;  D. 6. (ảnh 1)

Độ dài đoạn thẳng MN là:

Xem đáp án

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: C

Cho tam giác ABC, có AB = 2căn bậc hai 5,BC = 7, AC = căn bậc hai 41. Lấy M là A.  ; B.  ; C. 3,5;  D. 6. (ảnh 2)

Trên tia đối của tia NM lấy điểm P sao cho MN = NP

Xét ∆ANM và ∆CNP, có:

AN = CN (gt)

ANM^=CNP^ (hai góc đối đỉnh)

MN = NP (cách dựng)

Do đó ∆ANM = ∆CNP (c – g – c)

AM = CP (hai cạnh tương ứng)

Mà AM = MB nên MB = CP

MAN^=PCN^ (hai góc tương ứng)

Mà hai góc ở vị trí so le trong nên AM // CP hay BM // CP

BMC^=PCM^ (hai góc so le trong)

Xét ∆BMC và ∆PCM, có:

MC là cạnh chung

BMC^=PCM^ (chứng minh trên)

BM = CP (chứng minh trên)

Do đó ∆BMC = ∆PCM (c – g – c)

BC = PM (hai cạnh tương ứng)

Mà MN = NP = 12MP

MN = 12BC = 12.7 = 3,5.


Câu 4:

Cho đoạn thẳng AB, điểm O nằm giữa A và B. Kẻ tia Ox vuông góc với AB. Trên tia Ox lấy các điểm C và D sao cho OC = OA, OD = OB. Gọi M, N lần lượt là trung điểm của AD và BC. Góc MON là:

Xem đáp án

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: B

Xét ∆AOD và ∆COB, có:

AO = CO (giả thiết)

OD = OB (giả thiết)

AOD^=COB^=90°.

Do đó ∆AOD = ∆COB (c.g.c)

Suy ra AD = BC và OBC^=ODA^ (cặp cạnh và cặp góc tương ứng)

Ta có M, N lần lượt là trung điểm của AD, BC.

Suy ra MD=12AD NB=12BC.

Mà AD = BC (chứng minh trên)

Suy ra MD = NB.

Xét ∆OBN và ∆ODM, có:

OB = OD (giả thiết)

BN = MD (chứng minh trên)

OBN^=ODM^ (chứng minh trên)

Do đó ∆OBN = ∆ODM (c.g.c)

Suy ra NOB^=MOD^ (cặp góc tương ứng)

Ta lại có: NOB^+NOC^=90° (OC OB)

Suy ra MOD^+NOC^=90° hay MON^=90°.

Vậy góc MON là góc vuông.


Câu 5:

Cho góc nhọn xAy^. Trên tia Ax lấy hai điểm B và E, trên tia Ay lấy hai điểm D và C sao cho AB = AD, AE = AC. Gọi O là giao điểm của DE và BC. Cho OC = 1,5 cm, OD = 1cm. Độ dài đoạn thẳng DE là:

Xem đáp án

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: D

Xét ∆ABC và ∆ADE, có:

AB = AD (giả thiết)

BAD^ là góc chung.

AC = AE (giả thiết)

Do đó ∆ABC = ∆ADE (c.g.c)

B1^=D1^ C^=E^ (2 góc tương tứng)

Ta có: B1^+B2^=180°,D1^+D2^=180° (các cặp góc kề bù)

 B2^=D2^

Ta lại có: DC = AC – AD, BE = AE – AB

Mà AC = AE, AB = AD nên DC = BE

Xét ∆DOC và ∆BOE, có:

D2^=B2^(chứng minh trên)

DC = BE (chứng minh trên)

C^=E^ (chứng minh trên)

Do đó ∆DOC = ∆BOE (g.c.g)

OC = OE = 1,5cm

DE = OD + OE = 1 + 1,5 = 2,5 cm.

Vậy ta chọn phương án D.


Bắt đầu thi ngay

Bài thi liên quan


Có thể bạn quan tâm


Các bài thi hot trong chương