IMG-LOGO
Trang chủ Đánh giá năng lực ĐHQG Hà Nội Vấn đề phát triển ngành giao thông vận tải

Vấn đề phát triển ngành giao thông vận tải

Vấn đề phát triển ngành giao thông vận tải

  • 528 lượt thi

  • 21 câu hỏi

  • 30 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Vận chuyển đường ống nước ta phát triển gắn liền với ngành công nghiệp nào sau đây?

Xem đáp án

Vận chuyển bằng đường ống ngày càng phát triển, gắn liền với sự phát triển của ngành dầu khí =>gồm các đường ống dẫn khí ngoài thềm lục địa vào đất liền; vận chuyển xăng dầu...

Đáp án cần chọn là: A


Câu 2:

Hai trục đường bộ xuyên quốc gia của nước ta là

Xem đáp án

Hai trục đường bộ xuyên quốc gia của nước ta là:- Quốc lộ 1A dài 2300km, từ cửa khẩu Hữu Nghị (Lạng Sơn) đến Năm Căn (Cà Mau).

- Tuyến đường Hồ Chí Minh dài trên 3000km.

Đáp án cần chọn là: A


Câu 3:

Trục đường xuyên quốc gia có ý nghĩa thúc đẩy sự  phát triển kinh tế  -  xã hội dải đất phía Tây của đất nước là

Xem đáp án

Đường Hồ Chí Minh là trục đường xuyên quốc gia có ý nghĩa thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội dải đất phía Tây đất nước.

Đáp án cần chọn là: B


Câu 4:

Tuyến đường sắt dài nhất nước ta là

Xem đáp án

Tuyến đường sắt dài nhất nước ta là đường sắt Thống Nhất (Hà Nội – TP. HCM) dài 1726 km.

Đáp án cần chọn là: C


Câu 5:

Khó khăn chủ yếu của mạng lưới đường sông nước ta là

Xem đáp án

- Thiên tai (lũ lụt, mưa bão) làm cản trở hoạt động vận chuyển đường sông nước ta.

- Sự phân hóa mực nước sông theo mùa ->vào mùa khô nước sông hạ thấp ->hạn chế hoạt động của giao thông đường sông.

Đáp án cần chọn là: C


Câu 6:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 30, hãy cho biết cảng biển nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc là

Xem đáp án

Căn cứ vào Atlat ĐLVN trang 30:

B1. Nhận biết kí hiệu cảng biển.

B2.Xác định được cảng biển nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc là: cảng Cái Lân (Quảng Ninh).

Đáp án cần chọn là: B


Câu 7:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 23, hãy cho biết tuyến quốc lộ 1 không chạy qua vùng kinh tế nào sau đây?

Xem đáp án

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 23:B1. Xác định vị trí tuyến quốc lộ 1 (từ Lạng Sơn đến Cà Mau)

B2. Đọc tên các vùng kinh tế mà Quốc lộ 1 chạy qua, gồm: Trung du miền núi Bắc Bộ, đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ, Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long.

Riêng Tây Nguyên nằm ở phía Tây lãnh thổ, không có quốc lộ 1 chạy qua.

Đáp án cần chọn là: C


Câu 8:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 23, hãy cho biết sân bay quốc tế Cát Bi thuộc tỉnh/ thành phố nào sau đây?

Xem đáp án

Căn cứ vào Atlat ĐLVN trang 23:B1. Nhận biết kí hiệu sân bay.

B2. Xác định vị trí sân bay Cát Bi ->thuộc Hải Phòng.

Đáp án cần chọn là: D


Câu 9:

Loại hình nào dưới đây không thuộc về hoạt động Viễn thông ?

Xem đáp án

- Điện thoại, fax, internet là loại hình thuộc ngành Viễn thông.

- Thư, báo là loại hình dịch vụ của ngành Bưu chính

=>không thuộc về ngành Viễn thông.

Đáp án cần chọn là: B


Câu 10:

Hướng phát triển chủ đạo của ngành bưu chính trong thời gian tới là

Xem đáp án

Hướng phát triển chủ đạo của ngành bưu chính trong thời gian tới là: cơ giới hóa, tự động hóa, tin học hóa nhằm đạt trình độ hiện đại ngang tầm các nước tiên tiến trong khu vực.

Đáp án cần chọn là: C


Câu 11:

Loại hình vận tải nào sau đây phát triển sẽ phát huy được thế mạnh của vị trí địa lý nước ta trong hội nhập quốc tế?

Xem đáp án

Nước ta tiếp giáp với biển Đông, nằm ở khu vực trung tâm của Đông Nam Á

=>Vị trí địa lí nằm gần các tuyến đường hàng không và hàng hải quốc tế

=>Trong tương lai phát triển vận tải đường hàng không và đường biển sẽ phát huy thế mạnh vị trí địa lí của vùng, thúc đẩy quá trình giao lưu hội nhập quốc tế của nước ta.

Đáp án cần chọn là: C


Câu 12:

Trở ngại chính đối với việc xây dựng và khai thác hệ thống giao thông đường bộ nước ta là

Xem đáp án

Giao thông đường bộ phụ thuộc trực tiếp vào đặc điểm địa hình.

=>Nước ta có ¾ diện tích lãnh thổ là đồi núi ->địa hình dốc, hiểm trở gây khó khăn cho hoạt động xây dựng và khai thác các tuyến giao thông đường bộ, đặc biệt là các tuyến đông – tây.

Đáp án cần chọn là: B


Câu 13:

Trở ngại chính đối với việc xây dựng và khai thác hệ thống giao thông đường bộ nước ta là

Xem đáp án

Giao thông đường bộ phụ thuộc trực tiếp vào đặc điểm địa hình.

=>Nước ta có ¾ diện tích lãnh thổ là đồi núi ->địa hình dốc, hiểm trở gây khó khăn cho hoạt động xây dựng và khai thác các tuyến giao thông đường bộ, đặc biệt là các tuyến đông – tây.

Đáp án cần chọn là: B


Câu 14:

Thuận lợi chủ yếu đối với phát triển vận tải đường biển nước ta không phải là

Xem đáp án

Nước ta có đường bờ biển dài, có nhiều vũng vịnh kín gió để xây dựng hệ thống các cảng biển từ Bắc vào Nam.

- Vùng biển nằm trên đường hàng hải quốc tế ->thúc đẩy vận tải biển quốc tế.

- Các đảo và quần đảo ven bờ là nơi neo đậu của tàu thuyền ngoài khơi, kiểm soát các tuyến giao thông quan trọng của nước ta.

=>Đây là những mặt thuận lợi để phát triển đường biển ở nước ta.

=>Loại đáp án A,C, D

- Các dòng chảy theo mùa chủ yếu ảnh hưởng đến các luồng sinh vật biển và điều kiện khí hậu vùng ven bờ nó chảy qua. Đây không phải là điều kiện thuận lợi cho giao thông đường biển.

Đáp án cần chọn là: B


Câu 15:

Thành tựu của ngành Viễn thông nước ta về mặt khoa học công nghệ là

Xem đáp án

Ngành Viễn thông nước ta đã dùng mạng viễn thông với kĩ thuật số, tự động hóa cao và đa dịch vụ.

=>đây là thành tựu lớn về mặt khoa học công nghệ.

Đáp án cần chọn là: D


Câu 16:

Những khó khăn chủ yếu làm tăng chi phí xây dựng và bảo dưỡng mạng lưới giao thông vận tải ở nước ta là

Xem đáp án

Mạng lưới giao thông nước ta (đặc biệt đường bộ, đường sông) gặp nhiều trở ngại về điều kiện tự nhiên như:

- Địa hình nhiều đồi núi

=>khó khăn cho hoạt động giao thông đường bộ (đặc biệt các tuyến đông -tây) và đòi hỏi chi phí xây dựng lớn.

- Thiên tai thất thường, mưa lớn dễ làm các công trình giao thông bị han rỉ, hỏng hóc, xuống cấp (đặc biệt là bão, xói lở đất đai)

=>chi phí bảo dưỡng lớn.

Đáp án cần chọn là: B


Câu 17:

Có vai trò quan trọng trong việc tạo mối liên kết kinh tế quan trọng giữa các vùng của nước ta là các tuyến

Xem đáp án

Lãnh thổ nước ta hẹp ngang và trải dài thèo chiều bắc – nam

=>Vì vậy các tuyến giao thông bắc - nam đóng vai trò quan trọng trong việc tạo mối liên kết kinh tế giữa các vùng của nước ta, được xem như là trục xương sống của cả nước.

Đáp án cần chọn là: B


Câu 18:

Vùng nào sau đây có vận tải đường sông thuận lợi nhất và được sử dụng với cường độ cao nhất nước ta là:

Xem đáp án

- Đồng bằng sông Cửu Long là vùng có mạng lưới sông ngòi kênh rạch chằng chịt nhất nước ta, lớn nhất là hệ thống sông Cửu Long (sông Tiền – sông Hậu).

- Phần lớn sông chảy qua nền địa hình bằng phẳng.

=>Đây là vùng có hoạt động vận tải đường sông phát triển nhất nước ta.

Vùng đồng bằng sông Cửu Long nổi tiếng với hoạt động chợ nổi trên sông hoạt động sầm uất  (chủ yếu trao đổi nông sản như hoa quả, thủy sản...)

Đáp án cần chọn là: B


Câu 19:

Ngành hàng không nước ta có những bước tiến rất nhanh chủ yếu do

Xem đáp án

Ngành hàng không gắn liền với quá trình hội nhập và đòi hỏi cơ sở vật chất hiện đại.

- Trong quá trình toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế hiện nay, nước ta đã có những chiến lược phát triển phù hợp (như mở rộng các tuyến bay quốc tế, đẩy mạnh hợp tác giao lưu kinh tế - xã hội với các quốc gia trong khu vực và trên thế giới)

- Đồng thời đầu tư nâng cấp hệ thống sân bay hiện đại hơn.

=>Điều này thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của ngành hàng không nước ta trong thời gian gần đây.

Đáp án cần chọn là: C


Câu 20:

Cho  bảng số liệu

Kết quả hoạt động bưu chính viễn thông ở nước ta, giai đoạn 2010 – 2015

(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2015, Nhà xuất bản Thống kê, 2016)

Căn cứ vào bảng số liệu trên, hãy cho biết biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất để thể hiện tình hình hoạt động bưu chính viễn thông ở nước ta, giai đoạn 2010 – 2015?

Xem đáp án

Căn cứ vào kĩ năng nhận dạng biểu đồ: biểu đồ kết hợp thường thể hiện tình hình phát triển của các đối tượng có đơn vị khác nhau (2 đơn vị khác nhau)

=>Biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tình hình hoạt động bưu chính viễn thông ở nước ta giai đoạn 2010 – 2015 là: biểu đồ kết hợp cột và đường.

Đáp án cần chọn là: D


Câu 21:

Nhận định nào sau đây không đúng về tác động của điều kiện tự nhiên đối với sự phát triển của ngành giao thông vận tải?

Xem đáp án

- Các nhân tố tự nhiên có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của ngành GTVT:+ Địa hình: ảnh hưởng đến công tác thiết kế và khai thác công trình giao thông:Địa hình nhiều đồi đòi hỏi xây dựng các tuyến đường bộ quanh co, các đường hầm xuyên núi, công trình chống trượt lở đất…; các vũng vịnh kín gió là điều kiện để xây dựng các cảng biển.

ĐKTN quy định sự có mặt của các loại hình giao thông:mạng lưới sông ngòi dày đặc là cơ sở phát triển giao thông đường sông, nước ta tiếp giáp vùng biển rộng lớn là cơ sở phát triển vận tải biển…; sông ngòi nhiều cũng cần đầu tư nhiều cầu phà qua sông.

Khí hậu và thời tiết ảnh hưởng tới các hoạt động vận tải, nhất là mùa mưa bão, hiện tượng sương mù.

- Khách hàng (nhân tố kinh tế - xã hội) quy định hướng, mật độ và cường độ vận chuyển của giao thông vận tải thông qua những yêu cầu về chất lượng, cự li, thời gian, tốc độ vận chuyển.....

=>Nhân tố tự nhiên không tác động đến hướng, mật đô và cường độ vận chuyển của GTVT

Đáp án cần chọn là: D


Bắt đầu thi ngay