Thứ bảy, 18/01/2025
IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 10 Hóa học Bài tập Liên kết ion có đáp án

Bài tập Liên kết ion có đáp án

Bài tập Liên kết ion có đáp án

  • 165 lượt thi

  • 17 câu hỏi

  • 45 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 2:

Quan sát Hình 9.1, nhận xét số electron trên lớp vỏ với số proton trong hạt nhân của mỗi ion tạo thành

Quan sát Hình 9.1, nhận xét số electron trên lớp vỏ với số proton trong hạt nhân (ảnh 1)
Xem đáp án

- Ion sodium: có 10 electron ở lớp vỏ ít hơn số proton trong hạt nhân là 11 proton.

- Ion oxide: có 10 electron ở lớp vỏ nhiều hơn số proton trong hạt nhân là 8 proton.


Câu 3:

Trình bày cách tính điện tích của các ion thu được khi nguyên tử nhường hoặc nhận thêm electron trong Hình 9.1

Xem đáp án

Cách tích điện tích của ion thu được khi nguyên tử nhường hoặc nhận thêm electron:

Điện tích ion = số đơn vị điện tích hạt nhân – số electron của ion

- Ví dụ:

+ Ion sodium: điện tích = 11 – 10 = 1 Điện tích là +1

+ Ion oxide: điện tích = 8 – 10 = -2 Điện tích là -2


Câu 4:

Ion Na+ và ion O2- thu được có bền vững về mặt hóa học không? Chúng có cấu hình electron giống cấu hình electron nguyên tử của nguyên tố nào?

Xem đáp án

- Ion Na+ có 10 electron ở lớp vỏ và có 2 lớp electron Giống cấu hình electron nguyên tử của nguyên tố Ne Bền vững về mặt hóa học.

- Ion O2- có 10 electron ở lớp vỏ và có 2 lớp electron Giống cấu hình electron nguyên tử của nguyên tố Ne Bền vững về mặt hóa học.


Câu 5:

Trong các nguyên tố kim loại và phi kim, nguyên tử của những nguyên tố nào có xu hướng tạo thành cation hoặc anion? Giải thích

Xem đáp án

- Các nguyên tố kim loại dễ nhường electron Tạo thành cation.

- Các nguyên tố phi kim dễ nhận electron Tạo thành anion.


Câu 6:

Quan sát Hình 9.2, hãy trình bày sự hình thành liên kết ion trong phân tử NaCl khi sodium tác dụng với chlorine

Quan sát Hình 9.2, hãy trình bày sự hình thành liên kết ion trong phân tử  (ảnh 1)
Xem đáp án

+ Nguyên tử Na (Z = 11) nhường đi 1 electron ở lớp ngoài cùng trở thành ion mang điện tích dương, kí hiệu là Na+.

+ Nguyên tử Cl (Z = 17) nhận 1 electron từ nguyên tử Na trở thành ion mang điện tích âm, kí hiệu là Cl-.

Các ion Na+ và Cl- hút nhau tạo thành liên kết trong phân tử NaCl.

Phương trình hóa học: 2Na + Cl2 → 2NaCl.


Câu 7:

Các ion Na+ và Cl- có cấu hình electron nguyên tử của các khí hiếm tương ứng nào?

Xem đáp án

- Ion Na+ có 10 electron ở lớp vỏ, lớp ngoài cùng có 8 electron và có 2 lớp electron

Giống cấu hình electron của khí hiếm Ne: 1s22s22p6

- Ion Cl- có 18 electron ở lớp vỏ và có 3 lớp electron

Giống cấu hình electron của khí hiếm Ar: 1s22s22p63s23p6


Câu 8:

Trình bày sự hình thành liên kết ion trong phân tử MgO khi magnesium tác dụng với oxygen.

Xem đáp án

Nguyên tử Mg (Z = 12): 1s22s22p63s2  Có 2 electron ở lớp ngoài cùng.

Có xu hướng nhường 2 electron để đạt cấu hình electron của khí hiếm tạo thành ion Mg2+

- Nguyên tử O (Z = 8): 1s22s22p4  Có 6 electron ở lớp ngoài cùng.

Có xu hướng nhận 2 electron để đạt cấu hình electron của khí hiếm tạo thành ion O2-

Nguyên tử O sẽ nhận 2 electron của nguyên tử Mg tạo thành ion O2-.

- Hai ion là Mg2+ và O2- liên kết với nhau tạo thành phân tử MgO

Trình bày sự hình thành liên kết ion trong phân tử MgO khi magnesium tác dụng  (ảnh 1)

Câu 9:

Quan sát Hình 9.3, cho biết:

a) Tinh thể NaCl có cấu trúc của hình khối nào.

b) Các ion Na+ và Cl- phân bố trong tinh thể như thế nào

c) Xung quanh mỗi loại ion có bao nhiêu ion ngược dấu gần nhất

Xem đáp án

a) Tinh thể NaCl có cấu trúc là hình lập phương.

b) Các ion Na+ và Cl- được xếp xen kẽ nhau đều đặn trên các đỉnh của hình lập phương.

c) Xung quanh mỗi loại ion có 6 ion ngược dấu gần nhất.

Ví dụ: xung quanh ion Na+ có 6 ion Cl-


Câu 10:

Em hiểu thế nào về tinh thể ion?

Xem đáp án

Tinh thể ion là hợp chất ion ở dạng rắn. Chúng gồm các ion liên kết với nhau bằng lực hút tĩnh điện tạo thành một mạng tinh thể.


Câu 11:

Quan sát các bước trong Hình 9.4, cho biết cần bao nhiêu thanh nối và khối cầu mỗi loại để lắp ráp thành mô hình một ô mạng tinh thể NaCl.

Quan sát các bước trong Hình 9.4, cho biết cần bao nhiêu thanh nối (ảnh 1)
Xem đáp án

Cần 12 thanh nối cho một lớp của tinh thể hình lập phương.

Tinh thể gồm 3 lớp 12.3 = 36 thanh nối

3 lớp này được ghép với nhau bằng các thanh nối thẳng đứng Gồm 9.2 = 18 thanh nối

Tổng cộng cần: 36 + 18 = 54 thanh nối


Câu 13:

Ion Mg2+ có cấu hình electron giống cấu hình electron của khí hiếm nào?

A. Helium

B. Neon

C. Argon

D. Krypton

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Cấu hình electron của nguyên tử Mg (Z = 12): 1s22s22p63s2

Nguyên tử Mg nhường 2 electron tạo thành ion Mg2+ có cấu hình electron là:

1s22s22p6 giống với cấu hình electron của khí hiếm neon.


Câu 14:

Cho các ion sau: Ca2+, F-, Al3+ và N3-. Số ion có cấu hình electron của khí hiếm neon là

A. 4

B. 2

C. 1

D. 3

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

- Cấu hình electron của nguyên tử Ca (Z = 20): 1s22s22p63s23p64s2

Nguyên tử Ca nhường 2 electron tạo thành ion Ca2+ có cấu hình electron là:

1s22s22p6 3s23p6 giống với cấu hình electron của khí hiếm Ar.

- Cấu hình electron của nguyên tử F (Z = 9): 1s22s22p5

Nguyên tử F nhận 1 electron tạo thành ion F- có cấu hình electron là:

1s22s22p6 giống với cấu hình electron của khí hiếm neon.

- Cấu hình electron của nguyên tử Al (Z = 13): 1s22s22p63s23p1

Nguyên tử Al nhường 3 electron tạo thành ion Al3+ có cấu hình electron là:

1s22s22p6 giống với cấu hình electron của khí hiếm neon.

- Cấu hình electron của nguyên tử N (Z = 7): 1s22s22p3

Nguyên tử N nhận 3 electron tạo thành ion N3- có cấu hình electron là:

1s22s22p6 giống với cấu hình electron của khí hiếm neon.

Vậy có 3 ion là F-, Al3+ và N3- có cấu hình electron giống với cấu hình electron của khí hiếm Ne.


Câu 15:

Potassium và magnesium là các nguyên tố thiết yếu đối với cơ thể sinh vật sống.

a) Viết cấu hình electron của các ion được tạo thành từ nguyên tử của các nguyên tố này. Chúng có cấu hình electron của những nguyên tử khí hiếm nào?

b) Có hợp chất ion nào chỉ tạo bởi các ion trên với nhau không? Vì sao?

Xem đáp án

a) – Potassium (K, Z = 19) có cấu hình electron là: 1s22s22p63s23p64s1

Nguyên tử K nhường 1 electron tạo thành ion K+ có cấu hình electron là: 1s22s22p63s23p6 giống với cấu hình electron của khí hiếm Ar.

- Cấu hình electron của nguyên tử Mg (Z = 12): 1s22s22p63s2

Nguyên tử Mg nhường 2 electron tạo thành ion Mg2+ có cấu hình electron là:

1s22s22p6 giống với cấu hình electron của khí hiếm neon.

b) Không có hợp chất ion nào chỉ tạo bởi các ion K+ và Mg2+ với nhau vì hai ion này cùng mang điện tích dương. Hợp chất ion chỉ được tạo bởi lực hút tĩnh điện giữa các ion mang điện tích trái dấu.


Câu 17:

Sodium oxide (Na2O) có trong thành phần thủy tinh và các sản phẩm gốm sứ. Trình bày sự hình thành liên kết ion trong phân tử sodium oxide.

Xem đáp án

Nguyên tử Na (Z = 11): 1s22s22p63s1  Có 1 electron ở lớp ngoài cùng

Có xu hướng nhường 1 electron để đạt cấu hình electron của khí hiếm tạo thành ion Na+

- Nguyên tử O (Z = 8): 1s22s22p4  Có 6 electron ở lớp ngoài cùng

Có xu hướng nhận 2 electron để đạt cấu hình electron của khí hiếm tạo thành ion O2-

Nguyên tử O nhận 2 electron của hai nguyên tử Na tạo thành ion là O2-.

- Hai ion Na+ và 1 ion O2- liên kết với nhau tạo thành phân tử Na2O.

Sodium oxide (Na2O) có trong thành phần thủy tinh và các sản phẩm gốm sứ. (ảnh 1)

Bắt đầu thi ngay