Bài tập Lớp vỏ electron có lời giải (phần 3)
-
775 lượt thi
-
20 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Các ion bằng nhau về
Đáp án B
Các ion 8O2-, 12Mg2+, 13Al3+ đều có cấu hình electron như sau 1s22s22p
→ các ion này có cùng số electron
Câu 2:
X không phải là khí hiếm, nguyên tử nguyên tố X có phân lớp electron ngoài cùng là 3p. Nguyên tử nguyên tố Y có phân lớp electron ngoài cùng là 3s. Tổng số electron ở hai phân lớp ngoài cùng của X và Y là 7. Xác định số hiệu nguyên tử của X và Y
Đáp án C
TH1: Y có phân lớp ngoài cùng là 3s1
→ Y có cấu hình electron là 1s22s22p63s1
→ Y có 11e → Y có Z = 11.
X có số electron ở phân lớp ngoài cùng = 7 - 1 = 6
→ X có phân lớp ngoài cùng là 3p6 → X là khí hiếm → loại.
• TH2: Y có phân lớp ngoài cùng là 3s2 → tương tự ta có Y có Z = 12.
Khi đó, X có lớp ngoài cùng là 3p5
→ X có cấu hình electron là 1s22s22p63s23p5
→ X có 17 e → Z = 17.
Câu 3:
Nguyên tử của nguyên tố X có 3 lớp electron; trong đó phân lớp có mức năng lượng cao nhất chứa 5 electron. Vậy số hiệu nguyên tử của X là:
Đáp án D
Cấu hình electron của nguyên tố X là 1s22s22p63s23p5
Vậy số hiệu nguyên tử của X là 17.
Câu 4:
Dãy gồm các ion X+, Y- và nguyên tử Z đều có cấu hình electron 1s22s22p6 là:
Đáp án D
Câu 5:
Trong anion X3− có tổng số hạt là 111, số electron bằng 48% số khối. Nhận xét nào dưới đây về X là đúng ?
Đáp án A
X + 3e → X3-
Vậy ZX = 111 - 3 = 108 → 2Z + N = 108.
Ta có:
Vậy X có số khối: A = Z + N = 33 + 42 = 75
Câu 6:
Tổng các electron trong các phân lớp p của nguyên tử nguyên tố X là 10. Công thức oxit cao nhất của X là
Đáp án B
Câu 7:
Nguyên tử R tạo được cation R+. Cấu hình electron ở phân lớp ngoài cùng của R+ (ở trạng thái cơ bản) là 2p6. Tổng số hạt mang điện trong nguyên tử R là
Đáp án D
Cấu hình electron của ion R+ là 1s22s22p6
Cấu hình electron của nguyên tử R là 1s22s22p63s1
Tổng số hạt mang điện trong nguyên tử R gồm proton và electron là : 11.2 = 22.
Câu 8:
Ion Xa+ có tổng số hạt là 80; số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 20; tổng số hạt trong hạt nhân của ion Xa+ là 56.
Hãy cho biết cấu hình electron đúng của Xa+?
Đáp án B
Ion Xa+ có tổng số hạt là 80 → 2p +n-a = 80
Ion Xa+ có số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 20
→ (2p-a) - n = 20
Ion Xa+ có tổng số hạt trong hạt nhân là 56 → p + n = 56
Giải hệ → p = 26, n = 30, a= 2
Cấu hình của Xa+ là [Ar]3d6.
Câu 9:
Nguyên tử A có e ở phân lớp 3d chỉ bằng một nửa phân lớp 4s.Cấu hình electron của nguyên tử A là
Đáp án A
Số electron tối đa của phân lớp 4s là 4s2 → số e ở phân lớp 3d là 3d1
Cấu hình của nguyên tử A là [Ar]3d14s2
Câu 10:
Nguyên tử B có 3 lớp e với 7e lớp ngoài cùng. Nhận định nào sau đây đúng về B
Đáp án B
Cấu hình electron của B là 1s22s22p63s23p5
Electron cuối cùng của B điền vào phân lớp 3p → A sai
Nguyên tử B có 17 electron → B đúng
Nguyên tử B có 11 electron ở phân lớp p
Câu 11:
Ba nguyên tử D, E, F có số hiệu lần lượt là 3 số nguyên liên tiếp, tổng số electron của 3 nguyên tử là 39. Cấu hình electron của nguyên tử D là
Đáp án B
Gọi số hiệu nguyên tử của D, E, F lần lượt là p, p +1, p+2
Theo đề bài có p +p +1 + p + 2 = 39 → p = 12
Cấu hình electron của D là [Ne]3s2.
Câu 12:
Vỏ nguyên tử M, N đều có 3 lớp electron, lớp ngoài cùng đều có 2 electron độc thân (ZM > ZN). Nhận định nào sau đây đúng
Đáp án C
Vỏ nguyên tử M, N đều có 3 lớp electron, lớp ngoài cùng đều có 2 electron độc thân (ZM > ZN) → cấu hình electron của N là [Ne]3s23p2 ( ZN = 14) và của M là [Ne]3s23p4 (ZM = 16)→ B sai
M có số hiệu nguyên tử là 16 → A, D sai
Số hiệu nguyên tử của N và M hơn kém 2 đơn vị → C đúng
Câu 13:
Cấu hình electron phân lớp ngoài cùng của nguyên tố X là 5p5. Tỉ lệ số nơtron và điện tích hạt nhân là 1,3962. Số notron trong X gấp 3,7 lần số notron trong Y. Khi cho 1,0725 gam Y tác dụng với lượng dư X thu được 4,565 gam sản phẩm có công thức XY. Nhận định nào sau đây không đúng?
Đáp án D
Cấu hình electron phân lớp ngoài cùng của nguyên tố X là 5p5
Cấu hình electron của X là 1s22s22p63s23p63d104s24p64d105s25p5 (Z X = 53)
Tỉ lệ số notron và điện tích hạt nhân là 1,3962 → nX = 74 → AX = 74 + 53 = 127
Số notron trong X gấp 3,7 lần số notron trong Y → nY = 20
Phương trình hóa học : X + Y → XY
Bảo toàn khối lượng → mX = 4,565 - 1,0725 = 3,4925 gam
Theo phương trình có
→ AY= 39 → ZY = 39 - 20 = 19
Cấu hình của Y là [Ar]4s1
Số hiệu nguyên tử của X là 53 → A đúng
Y có 4 electron và có 1 electron lớp ngoài cùng → B, C đúng
Số khối của X là 127 → D sai
Câu 14:
Nguyên tử của nguyên tố T có e ở mức năng lượng cao nhất ở lớp e thứ 3, trong nguyên tử của Y số e nằm ở phân lớp s bằng 2/3 số e nằm ở phân lớp p. Nguyên tố T là
Đáp án B
Nguyên tử của nguyên tố T có e ở mức năng lượng cao nhất ở lớp e thứ 3 → số electron ở phân lớp s gồm 1s2, 2s2, 3s2 → 6 electron ở phân lớp s
→ Số electron ở phân lớp p là 9
Cấu hình của Y là 1s22s22p63s23p3 (Z= 15) → T là P
Câu 15:
Ion M3+ có cấu hình electron ngoài cùng là 3d2, cấu hình electron của nguyên tố M là
Đáp án A
Câu 16:
Nguyên tố X có Z = 28, cấu hình electron của ion X2+ là
Đáp án D
Cấu hình electron của X là 1s22s22p63s23p63d84s2
Cấu hình ion của X2+ là 1s22s22p63s23p63d8
Câu 17:
Nguyên tử M có cấu hình electron ngoài cùng là 3d74s2. Số hiệu nguyên tử của M
Đáp án C
Cấu hình electron của nguyên tử M là 1s22s22p63s23p63d74s2
Số hiệu nguyên tử của M là 27.
Câu 18:
Nguyên tử có tổng số e là 13 thì cấu hình electron lớp ngoài cùng là?
Chọn đáp án B
Nguyên tử có tổng số electron là 13 thì cấu hình electron là: 1s22s22p63s23p1.
⇒ Lớp ngoài cùng có cấu hình là 3s23p1.