Bài tập Nhập môn Hóa học có đáp án
-
441 lượt thi
-
20 câu hỏi
-
45 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Hầu hết mọi thứ xung quanh chúng ta đều liên quan đến hóa học. Hóa học nghiên cứu về những vấn đề gì? Hóa học có vai trò như thế nào trong đời sống và sản xuất? Làm thế nào để có phương pháp học tập và nghiên cứu hóa học một cách hiệu quả?
- Hóa học là ngành khoa học thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên, nghiên cứu về thành phần, cấu trúc, tính chất và sự biến đổi của chất cũng như ứng dụng của chúng.
- Hóa học có vai trò quan trọng trong đời sống, sản xuất và nghiên cứu khoa học.
- Để có phương pháp học tập và nghiên cứu hóa học một cách hiệu quả học sinh cần:
+ Ôn tập và nghiên cứu bài học trước khi đến lớp;
+ Rèn luyện tư duy hóa học; luyện thói quen tìm tòi, khám phá; quan sát và liên kết giữa các sự vật hiện tượng trong đời sống.
+ Ghi chép kiến thức;
+ Luyện tập thường xuyên;
+ Hình thành, nuôi dưỡng hứng thú, say mê, chủ động trong việc học tập. Rèn luyện kĩ năng tra cứu, mở rộng kiến thức từ các nguồn tài liệu khác nhau phù hợp với bài học và lứa tuổi.
Câu 2:
Quan sát Hình 1.1, hãy chỉ ra các đơn chất và hợp chất. Viết công thức hóa học của chúng.
(a) Lá nhôm: Al. Đơn chất.
(b) Bình khí nitrogen: N2. Đơn chất.
(c) Nước: H2O. Hợp chất.
(d) Muối ăn: NaCl. Hợp chất.
Câu 3:
Quan sát Hình 1.2, cho biết ba thể của bromine tương ứng với mỗi hình (a), (b) và (c). Sắp xếp theo thứ tự tăng dần mức độ trật tự trong cấu trúc của ba thể này.
Ba thể của bromine: (a) thể rắn, (b) thể lỏng, (c) thể khí
Thứ tự tăng dần mức độ trật tự trong cấu trúc: (c) < (b) < (a)
Câu 4:
Quan sát Hình 1.3, cho biết trong các quá trình (a), (b), đâu là quá trình biến đổi vật lí, quá trình biến đổi hóa học. Giải thích.
(a) Quá trình thăng hoa của iodine là quá trình biến đổi vật lí vì đây chỉ là quá trình chuyển thể của chất (từ thể rắn sang thể khí).
(b) Nhúng đinh sắt vào dung dịch copper sulfate là quá trình biến đổi hóa học vì có sự tạo thành chất mới (dung dịch đổi màu, có chất rắn màu nâu đỏ bám vào đinh sắt).
Phương trình hóa học: Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu.
Câu 5:
Khi đốt nến (được làm bằng paraffin), nến chảy ra ở dạng lỏng, thấm vào bấc, cháy trong không khí, sinh ra khí carbon dioxide và hơi nước. Cho biết giai đoạn nào diễn ra hiện tượng biến đổi vật lí, giai đoạn nào diễn ra hiện tượng biến đổi hóa học. Giải thích.
- Nến chảy lỏng, thấm vào bấc là giai đoạn diễn ra hiện tượng biến đổi vật lí vì nến chỉ chuyển từ trạng thái rắn sang lỏng.
- Nến cháy trong không khí sinh ra khí carbon dioxide và hơi nước là giai đoạn diễn ra hiện tượng biến đổi hóa học vì có sự hình thành chất mới đó là carbon dioxide và hơi nước.
Câu 6:
Quan sát các Hình từ 1.4 đến 1.10, cho biết hóa học có ứng dụng trong những lĩnh vực nào của đời sống và sản xuất.
Từ các hình 1.4 – 1.10, hóa học có ứng dụng trong các lĩnh vực sau:
- Nhiên liệu: xăng, dầu diesel, …
- Xây dựng: vật liệu xây dựng như sắt, thép, xi măng, gạch, cát, sỏi, …
- Y học: thuốc chữa bệnh, chỉ y khoa, …
- Mỹ phẩm: các loại mỹ phẩm khác nhau như kem dưỡng, toner, nước tẩy trang, kem chống nắng, …
- Phân bón: Các loại phân bón như ure, NPK, …
- Khoa học: Nghiên cứu trong phòng thí nghiệm, …
Câu 7:
Nêu vai trò của hóa học trong mối ứng dụng được mô tả ở các hình bên.
- Hình 1.4: Tạo ra các nhiên liệu như xăng, dầu diesel, …
- Hình 1.5: Sản xuất vật liệu xây dựng như sắt, thép, xi măng, gạch, cát, sỏi, …
- Hình 1.6 và 1.7: Sản xuất thuốc chữa bệnh, chỉ y khoa, …
- Hình 1.8: Sản xuất các loại mỹ phẩm khác nhau như kem dưỡng, toner, nước tẩy trang, kem chống nắng, …
- Hình 1.9: Sản xuất các loại phân bón như ure, NPK, …
- Hình 1.10: Nghiên cứu trong phòng thí nghiệm, …
Câu 8:
Kể tên một vài ứng dụng khác của hóa học trong đời sống.
Các ứng dụng khác của hóa học trong đời sống như lấy vân tay tội phạm; dùng cồn để sát khuẩn; lọc nước bẩn; sản xuất thực phẩm, đồ ăn; sản xuất đồ gia dụng; …
Câu 9:
Từ sáng sớm thức dậy cho đến tối đi ngủ, em sử dụng rất nhiều chất trong việc sinh hoạt cá nhân, ăn uống, học tập, … Hãy liệt kê những chất đã sử dụng hằng ngày mà em biết. Nếu thiếu đi những chất ấy thì cuộc sống sẽ bất tiện như thế nào?
- Những chất hằng ngày sử dụng mà em biết: oxygen, nước (H2O), chất béo, chất xơ, vitamin, tinh bột, đường, muối, iodine, calcium, phosphorus, …
- Khi thiếu các chất này thì cơ thể sẽ mắc nhiều bệnh khiến sức khỏe yếu đi hoặc có thể không còn sự sống.
Ví dụ:
+ Oxygen hỗ trợ quá trình hô hấp và các quá trình chuyển hóa chất trong cơ thể. Nếu thiếu oxygen con người không tồn tại được.
+ Iodine là một nguyên tố vi lượng cần thiết cho sự phát triển thể chất, tinh thần giúp điều hòa, chuyển hóa năng lượng. Nếu thiếu iodine có nguy cơ gây bệnh bướu cổ, chậm phát triển trí tuệ, chậm lớn ở trẻ em, …
+ Calcium đóng vai trò quan trọng trong quá trình đông máu, trong hoạt động của hệ cơ và hệ thần kinh nói chung và cấu tạo nên xương. Nếu thiếu calcium có thể gây một số triệu chứng như: mất ngủ, móng tay yếu và dễ gãy, sâu răng chậm mọc răng, da khô, …
+ Phosphorus cùng với calcium cấu tạo nên xương, răng, hóa hợp với protein, lipid và glucid để tham gia cấu tạo nên tế bào và đặc biệt là màng tế bào. Nếu thiếu phosphorus có thể gây thiếu sức sống, chán ăn, đau và sưng khớp, …
Câu 10:
Nêu ý nghĩa của các hoạt động có trong Hình 1.11 đối với việc học tập môn Hóa học.
Các hoạt động sau:
- Ôn tập và nghiên cứu bài học trước khi đến lớp.
- Rèn luyện tư duy hóa học.
- Ghi chép.
- Luyện tập thường xuyên.
- Thực hành thí nghiệm.
- Sử dụng thẻ ghi nhớ.
- Hoạt động tham quan, trải nghiệm.
- Sử dụng sơ đồ tư duy.
⇒ Sẽ giúp các em học tập tốt môn Hóa học.
Câu 11:
Hãy cho biết các hoạt động trong Hình 1.11 tương ứng với phương pháp học tập hóa học nào.
- Phương pháp tìm hiểu lí thuyết:
+ Ôn tập và nghiên cứu bài học trước khi đến lớp
+ Ghi chép
- Phương pháp học tập thông qua thực hành thí nghiệm:
+ Thực hành thí nghiệm
- Phương pháp luyện tập, ôn tập:
+ Rèn luyện tư duy hóa học
+ Luyện tập thường xuyên
+ Sử dụng thẻ ghi nhớ
+ Sử dụng sơ đồ tư duy
- Phương pháp học tập trải nghiệm:
+ Hoạt động tham quan, trải nghiệm
Câu 12:
Dựa vào các tiêu chí khác nhau, em hãy lập sơ đồ để phân loại các chất sau: oxygen, ethanol, iron(III) oxide, acetic acid, sucrose.
- Chất vô cơ:
+ Đơn chất: oxygen
+ Hợp chất: iron(III) oxide
- Chất hữu cơ:
+ Đơn chức: acetic acid, ethanol
+ Tạp chức: sucrose.
Câu 13:
Em cùng các bạn trong nhóm hãy tự tạo thẻ ghi nhớ để ghi nhớ một số nguyên tố trong 20 nguyên tố hóa học đầu tiên của bảng tuần hoàn.
Các em tự làm theo nhóm.
Gợi ý:
Câu 14:
Cho biết 3 phương pháp nghiên cứu hóa học được sử dụng độc lập hay bổ trợ lẫn nhau trong quá trình nghiên cứu.
Ba phương pháp nghiên cứu Hóa học:
- Phương pháp nghiên cứu lí thuyết.
- Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm.
- Phương pháp nghiên cứu ứng dụng.
⇒ 3 phương pháp này bổ trợ lẫn nhau trong quá trình nghiên cứu.
Câu 15:
Hãy cho biết trong đề tài “nghiên cứu thành phần hóa học và bước đầu ứng dụng tinh dầu tràm trà trong sản xuất nước xúc miệng”, các nhà nghiên cứu đã sử dụng phương pháp nghiên cứu nào?
Trong đề tài trên, các nhà nghiên cứu đã sử dụng phương pháp nghiên cứu thực nghiệm và nghiên cứu ứng dụng.
Câu 16:
Hãy chỉ rõ các bước nghiên cứu trong Hình 1.12 tương ứng với những bước nào trong phương pháp nghiên cứu hóa học.
Bước (1) ứng với xác định vấn đề nghiên cứu.
Bước (2) ứng với nêu giả thuyết khoa học.
Bước (3), (4) ứng với thực hiện nghiên cứu.
Câu 17:
Mưa acid là một thuật ngữ chung chỉ sự tích lũy của các chất gây ô nhiễm, có khả năng chuyển hóa trong nước mưa tạo nên môi trường acid. Các chất gây ô nhiễm chủ yếu là khí SO2 và NOx thải ra từ các quá trình sản xuất trong đời sống, đặc biệt là quá trình đốt cháy than đá, dầu mỏ và các nhiên liệu tự nhiên khác. Hiện tượng này gây ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống con người, động – thực vật và có thể làm thay đổi thành phần của nước các sông, hồ, giết chết các loài cá và những sinh vật khác, đồng thời hủy hoại các công trình kiến trúc. Theo em, việc nghiên cứu để tìm ra giải pháp nhằm giảm thiểu tác hại của mưa acid thuộc phương pháp nghiên cứu lí thuyết, thực nghiệm, hay ứng dụng.
Việc nghiên cứu để tìm ra giải pháp nhằm giảm thiểu tác hại của mưa acid thuộc phương pháp nghiên cứu thực nghiệm.
Câu 18:
Nội dung nào dưới đây không phải là đối tượng nghiên cứu của hóa học?
A. Thành phần, cấu trúc của chất.
B. Tính chất và sự biến đổi của chất.
C. Ứng dụng của chất.
D. Sự lớn lên và sinh sản của tế bào.
Đáp án D
Sự lớn lên và sinh sản của tế bào không phải đối tượng nghiên cứu của hóa học mà là đối tượng nghiên cứu của sinh học.
Câu 19:
Qua tìm hiểu thực tế, em hãy thiết kế một poster về vai trò của hóa học đối với lĩnh vực y học.
Các em tự thiết kế poster. Các em có thể thiết kế trên giấy hoặc dùng các phần mềm thiết kế như canva, …
Gợi ý:
Câu 20:
Cho các bước trong phương pháp nghiên cứu hóa học: Nêu giả thuyết khoa học; Viết báo cáo: thảo luận kết quả và kết luận vấn đề; Thực hiện nghiên cứu; Xác định vấn đề nghiên cứu. Hãy sắp xếp các bước trên vào sơ đồ dưới đây theo thứ tự để có quy trình nghiên cứu phù hợp.
Trình tự nghiên cứu:
(1) Xác định vấn đề nghiên cứu.
(2) Nêu giả thuyết khoa học.
(3) Thực hiện nghiên cứu.
(4) Viết báo cáo: Thảo luận kết quả và kết luận vấn đề.