Thứ năm, 09/01/2025
IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 10 Hóa học Bài tập Xu hướng biến đổi một số tính chất của nguyên tử các nguyên tố, thành phần và một số tính chất của hợp chất trong một chu kì và nhóm có đáp án

Bài tập Xu hướng biến đổi một số tính chất của nguyên tử các nguyên tố, thành phần và một số tính chất của hợp chất trong một chu kì và nhóm có đáp án

Bài tập Xu hướng biến đổi một số tính chất của nguyên tử các nguyên tố, thành phần và một số tính chất của hợp chất trong một chu kì và nhóm có đáp án

  • 164 lượt thi

  • 19 câu hỏi

  • 45 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Kim loại kiềm là các kim loại nhóm IA, bao gồm: lithium (Li), sodium (Na), potassium (K), rubidium (Rb), caesium (Cs), francium (Fr). Chúng phản ứng được với nước và giải phóng khí hydrogen. Vậy khả năng phản ứng với nước của các kim loại trên có giống nhau hay không? Dựa vào bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, chúng ta có thể giải thích được xu hướng biến đổi tính chất hóa học cơ bản của nguyên tử các nguyên tố không?

Xem đáp án

Khả năng phản ứng với nước của các kim loại trên là khác nhau. Khả năng phản ứng với nước tăng dần từ Li đến Fr trong nhóm IA do tính kim loại tăng dần.

Xu hướng biến đổi tính kim loại, tính phi kim:

Tính kim loại, tính phi kim của các nguyên tố nhóm A có xu hướng biến đổi tuần hoàn theo chiều tăng của điện tích hạt nhân:

- Trong một chu kì, theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, lực hút giữa hạt nhân với các electron lớp ngoài cùng tăng. Do đó, tính kim loại của các nguyên tố giảm dần, tính phi kim tăng dần.

- Trong một nhóm, theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, lực hút giữa hạt nhân với các electron lớp ngoài cùng giảm. Do đó tính kim loại của các nguyên tố tăng dần, tính phi kim giảm dần.


Câu 2:

Quan sát Hình 6.1, cho biết bán kính nguyên tử của các nguyên tố trong mỗi chu kì và trong mỗi nhóm A biến đổi như thế nào?

Quan sát Hình 6.1, cho biết bán kính nguyên tử của các nguyên tố trong mỗi (ảnh 1)
Xem đáp án

- Trong mỗi chu kì, bán kính nguyên tử của các nguyên tố có xu hướng giảm dần từ trái sang phải.

- Trong mỗi nhóm, bán kính nguyên tử có xu hướng tăng dần từ trên xuống dưới.


Câu 3:

Xu hướng biến đổi bán kính nguyên tử của các nguyên tố trong mỗi chu kì và trong mỗi nhóm A do yếu tố nào gây ra?

Xem đáp án

Xu hướng biến đổi bán kính nguyên tử của các nguyên tố trong mỗi chu kì và trong mỗi nhóm A do điện tích hạt nhân nguyên tử gây ra.

- Trong một chu kì, nguyên tử của các nguyên tố có cùng số lớp electron. Từ trái sang phải, điện tích hạt nhân nguyên tử tăng dần nên electron lớp ngoài cùng sẽ bị hạt nhân hút mạnh hơn, vì vậy bán kính nguyên tử của các nguyên tố có xu hướng giảm dần.

- Trong một nhóm, theo chiều từ trên xuống dưới, số lớp electron tăng dần nên bán kính nguyên tử có xu hướng tăng.


Câu 4:

Dựa vào xu hướng biến đổi bán kính nguyên tử của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn, em hãy sắp xếp các nguyên tố sau đây theo chiều tăng dần bán kính nguyên tử: Li, N, O, Na, K.

Xem đáp án

- Các nguyên tố Li (Z = 3), N (Z = 7), O (Z = 8) cùng thuộc chu kì 2 trong bảng tuần hoàn.

Trong cùng một chu kì, theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân nguyên tử, bán kính nguyên tử có xu hướng giảm.

Bán kính nguyên tử tăng dần theo thứ tự: O < N < Li (2)

- Các nguyên tố Li (Z = 3), Na (Z = 11), K (Z = 19) cùng thuộc nhóm IA trong bảng tuần hoàn.

Trong cùng một nhóm, theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân nguyên tử bán kính nguyên tử có xu hướng tăng.

Bán kính nguyên tử tăng dần theo thứ tự: Li < Na < K (2)

Từ (1) và (2) Bán kính nguyên tử tăng dần theo thứ tự: O < N < Li < Na < K.


Câu 5:

Từ số liệu trong Bảng 6.1, nhận xét sự biến đổi giá trị độ âm điện của nguyên tử các nguyên tố trong một nhóm và trong một chu kì. Giải thích.

Từ số liệu trong Bảng 6.1, nhận xét sự biến đổi giá trị độ âm điện của nguyên tử  (ảnh 1)
Xem đáp án

Trong một chu kì, theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, lực hút giữa hạt nhân với các electron lớp ngoài cùng cũng tăng. Do đó, độ âm điện của nguyên tử các nguyên tố có xu hướng tăng dần.

Trong một nhóm, theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, bán kính nguyên tử tăng nhanh, lực hút giữa hạt nhân với các electron lớp ngoài cùng giảm, do đó độ âm điện của nguyên tử các nguyên tố có xu hướng giảm dần.


Câu 6:

Hãy cho biết vì sao trong bảng 6.1, giá trị độ âm điện của nguyên tử các nguyên tố nhóm VIIIA còn để trống.

Xem đáp án

Vì các nguyên tố nhóm VIIIA là khí trơ. Mà do khí trơ hầu như không nhường nhận electron, và độ âm điện lại đại diện cho khả năng hút electron nên không xác định được độ âm điện.


Câu 7:

Dựa vào xu hướng biến đổi độ âm điện của nguyên tử các nguyên tố trong bảng tuần hoàn, em hãy sắp xếp các nguyên tố sau đây theo chiều tăng dần độ âm điện của nguyên tử: Na, K, Mg, Al

Xem đáp án

- Các nguyên tố Na (Z = 11), Mg (Z = 12), Al (Z = 13) thuộc cùng chu kì 3.

Trong một chu kì, theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, độ âm điện của nguyên tử các nguyên tố có xu hướng tăng dần.

Thứ tự tăng dần độ âm điện: Na < Mg < Al (1)

- Các nguyên tố Na (Z = 11), K (Z = 19) cùng thuộc nhóm IA.

Trong một nhóm, theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, độ âm điện của nguyên tử các nguyên tố có xu hướng giảm dần.

Thứ tự tăng dần độ âm điện: K < Na (2)

 Từ (1) và (2) Thứ tự tăng dần độ âm điện: K < Na < Mg < Al.


Câu 8:

Giải thích sự hình thành ion Na+ và ion F-

Xem đáp án

Na → Na+ 1e

Na nhường 1 electron để trở thành Na+

Giải thích sự hình thành ion Na+ và ion F- (ảnh 1)

F + 1e → F

F nhận 1 electron để trở thành F-

Giải thích sự hình thành ion Na+ và ion F- (ảnh 2)

Câu 9:

Khả năng nhường hoặc nhận electron hóa trị của nguyên tử các nguyên tố nhóm A thay đổi như thế nào khi:

a) đi từ đầu chu kì đến cuối chu kì?

b) đi từ đầu nhóm đến cuối nhóm?

Xem đáp án

Khả năng nhường hoặc nhận electron hóa trị của nguyên tử các nguyên tố nhóm A:

a) đi từ đầu chu kì đến cuối chu kì, khả năng nhường electron hóa trị giảm dần, khả năng nhận electron hóa trị tăng dần.

b) đi từ đầu nhóm đến cuối nhóm, khả năng nhường electron hóa trị tăng dần, khả năng nhận electron hóa trị giảm dần.


Câu 10:

Dựa vào xu hướng biến đổi tính kim loại – phi kim của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn, hãy sắp xếp các nguyên tố sau đây theo chiều giảm dần tính kim loại: sodium, magnesium và potassium.

Xem đáp án

- Các nguyên tố sodium (Na, Z = 11), magnesium (Mg, Z = 12) cùng thuộc chu kì 3.

Trong một chu kì, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân, tính kim loại của các nguyên tử nguyên tố giảm dần, phi kim tăng dần.

Tính kim loại giảm dần theo thứ tự: Na > Mg (1)

- Các nguyên tố sodium (Na, Z = 11), potassium (K, Z = 19) cùng thuộc nhóm IA.

Trong một nhóm, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân, tính kim loại của các nguyên tố tăng dần, tính phi kim giảm dần.

Tính kim loại giảm dần theo thứ tự: K > Na (2)

Từ (1) và (2) Tính kim loại giảm dần theo thứ tự: K > Na > Mg.


Câu 11:

Từ các phản ứng của các oxide và hydroxide: Na2O, NaOH, Al2O3, Al(OH)3, SO3, H2SO4 với các dung dịch HCl, KOH, hãy nhận xét tính acid, base của các oxide và hydroxide trên.

Xem đáp án

Na2O phản ứng với acid Na­2O là basic oxide

Al2O3 phản ứng với cả acid và base Al2O3 là oxide lưỡng tính

SO3 phản ứng với base SO3 là acidic oxide

NaOH phản ứng với acid NaOH là base

Al(OH)3 phản ứng với cả acid và base Al(OH)3 là hydroxide lưỡng tính

H2SO4 phản ứng với base H2SO4 là acid


Câu 12:

Quan sát bảng 6.2, hãy liên hệ xu hướng biến đổi tính acid tính base của oxide và hydroxide tương ứng với tính kim loại, phi kim của các nguyên tố trong chu kì.

Quan sát bảng 6.2, hãy liên hệ xu hướng biến đổi tính acid tính base của oxide (ảnh 1)
Xem đáp án

Trong một chu kì, theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, tính base của oxide và hydroxide tương ứng giảm dần, tính acid của chúng tăng dần.


Câu 13:

Dựa vào xu hướng biến đổi tính acid -  base của oxide và hydroxide tương ứng của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn, hãy sắp xếp các hợp chất sau đây theo chiều giảm dần tính acid của chúng: H2SiO3, HClO4, H2SO4, H3PO4

Xem đáp án

Trong cùng 1 chu kì, theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, tính acid của hydroxide tương ứng của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn tăng dần.

Sắp xếp theo chiều giảm dần tính acid: HClO4 > H2SO4 > H3PO4 > H2SiO3.


Câu 14:

Aspartame là một chất làm ngọt nhân tạo, được sử dụng trong một số loại soda dành cho người ăn kiêng. Xác định vị trí của các nguyên tố tạo nên aspartame trong bảng tuần hoàn. Trong số các nguyên tố đó, nguyên tố nào có tính phi kim mạnh nhất?

Aspartame là một chất làm ngọt nhân tạo, được sử dụng trong một số loại soda  (ảnh 1)
Xem đáp án

Các nguyên tố có trong phân tử aspartame gồm: C (Z = 6), H (Z = 1), N (Z = 7), O (Z = 8)

Dựa vào bảng tuần hoàn ta xác định được:

C (Z = 6) thuộc ô số 6, nhóm IVA, chu kì 2;

H (Z = 1) thuộc ô số 1 nhóm IA, chu kì 1;

N (Z = 7) thuộc ô số 7, nhóm VA, chu kì 2;

O (Z = 8) thuộc ô số 8, nhóm VIA, chu kì 2;

Các nguyên tố C (Z = 6), N (Z = 7), O (Z = 8) đều thuộc chu kì 2.

Trong một chu kì, theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, tính phi kim tăng dần.

Bên cạnh đó H có tính phi kim yếu.

O có tính phi kim mạnh nhất


Câu 15:

Nguyên tử của nguyên tố nào sau đây có bán kính nhỏ nhất?

A. Si (Z = 14)

B. P (Z = 15)

C. Ge (Z = 32)

D. As (Z = 33)

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Trong một chu kì, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân, bán kính nguyên tử giảm dần.

Trong một nhóm, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân, bán kính nguyên tử tăng dần.

Si (Z = 14), P (Z = 15) cùng thuộc chu kì 3.

Bán kính: Si > P (1)

Si (Z = 14), Ge (Z = 32) cùng thuộc nhóm IVA

Bán kính: Ge > Si (2)

Từ (1), (2) Ge > Si > P

P (Z = 15), As (Z = 33) cùng thuộc nhóm VA

Bán kính: As > P

Vậy bán kính của P (Z = 15) là nhỏ nhất.


Câu 16:

Bốn nguyên tố D, E, M, Q cùng thuộc một nhóm A trong bảng tuần hoàn, có số hiệu nguyên tử lần lượt là 9, 17, 35, 53. Các nguyên tố này được sắp xếp theo chiều tính phi kim tăng dần theo dãy nào sau đây?

A. D, Q, E, M

B. Q, M, E, D

C. D, E, M, Q

D. D, M, E, Q

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Trong một nhóm, theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, tính kim loại của các nguyên tố tăng dần, tính phi kim giảm dần.

Sắp xếp theo chiều tính phi kim tăng dần: Q, M, E, D.


Câu 17:

Xét ba nguyên tố có cấu hình electron lần lượt là:

X. 1s22s22p63s1

Q: 1s22s22p63s2

Z: 1s22s22p63s23p1

Tính base tăng dần của các hydroxide là:

A. XOH < Q(OH)2 < Z (OH)3

B. Z(OH)3 < XOH < Q (OH)2

C. Z(OH)3 < Q(OH)2 < XOH

D. XOH < Z(OH)2 < Q(OH)2

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Dựa vào cấu hình electron ta thấy các nguyên tố trên đều thuộc chu kì 3 trong bảng tuần hoàn.

Trong một chu kì, theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, tính base của oxide và hydroxide tương ứng giảm dần.

Sắp xếp theo chiều tính base tăng dần: Z(OH)3 < Q(OH)2 < XOH.


Câu 18:

Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học hãy cho biết các nguyên tố nào có tính phi kim mạnh nhất. Giải thích.
Xem đáp án

Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học nguyên tố F có tính phi kim mạnh nhất. 

Vì trong một chu kì, theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, tính phi kim tăng dần. Trong một nhóm, theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, tính phi kim giảm dần.

Nguyên tố flo nằm ở cuối chu kì 2 và đầu nhóm VIIA nên có tính phi kim mạnh nhất.

Câu 19:

Cho bảng số liệu sau:

Kim loại kiềm

Bán kính nguyên tử (pm)

Độ âm điện

Li

152

0,98

Na

186

0,93

K

227

0,82

Rb

248

0,82

Cs

265

0,79

Hãy vẽ đồ thị hoặc biểu đồ với hai đại lượng bán kính nguyên tử và độ âm điện trong bảng bằng số liệu trên. Quan sát và cho biết hai đại lượng này biến thiên như thế nào? Giải thích

Xem đáp án

- Đồ thị với hai đại lượng bán kính nguyên tử và độ âm điện trong bảng bằng số liệu trên:

Cho bảng số liệu sau: Kim loại kiềm Bán kính nguyên tử (pm) Độ âm điện (ảnh 1)Cho bảng số liệu sau: Kim loại kiềm Bán kính nguyên tử (pm) Độ âm điện (ảnh 2)

- Nhận xét:

Trong một nhóm:

+ Theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, bán kính nguyên tử tăng do số lớp electron tăng.

+ Theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, độ âm điện giảm. Vì số lớp electron tăng dần từ trên xuống dưới nên lực hút giữa hạt nhân với các electron lớp ngoài cùng giảm nên độ âm điện giảm.


Bắt đầu thi ngay