Chủ nhật, 24/11/2024
IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 7 Toán Bộ 15 đề thi Học kì 2 Toán 7 có đáp án (Mới nhất)

Bộ 15 đề thi Học kì 2 Toán 7 có đáp án (Mới nhất)

Bộ 15 đề thi Học kì 2 Toán 7 có đáp án (Mới nhất) - đề 7

  • 4892 lượt thi

  • 5 câu hỏi

  • 50 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

a)    Bậc của đơn thức là gì?

        b) Thu gọn và tìm bậc đơn thức sau: 3x2y . 4xy3
Xem đáp án

a) Bậc của đơn thức có hệ số khác 0 là tổng số mũ của tất cả các biến có trong đơn thức đó. (0,5 điểm)

b) 3x2y . 4xy3 = (–3.4).(x2.x).(y.y3) = 12x3y4

Bậc của đơn thức 12x3y4 là 3 + 4 = 7. (0,5 điểm)


Câu 2:

a) Phát biểu định lý Pytago;

b) Tìm x trên hình vẽ dưới đây.

a) Phát biểu định lý Py–ta–go;  b) Tìm x trên hình vẽ dưới đây. (ảnh 1)
Xem đáp án

a) Định lý Pytago: "Trong một tam giác vuông, bình phương của cạnh huyền bằng tổng các bình phương của hai cạnh góc vuông." (0,5 điểm)

b) 

a) Phát biểu định lý Py–ta–go;  b) Tìm x trên hình vẽ dưới đây. (ảnh 2)

vuông tại A nên theo định lý Pytago ta có:

BC2=AB2+AC2

Hay x2=62+82

x2=36+64=100 x=10   

  Vậy x = 10.   (0,5 điểm)

 

Câu 3:

Thời gian giải xong một bài toán (tính bằng phút) của mỗi học sinh lớp 7 được ghi lại ở bảng sau

10

13

15

10

13

15

17

17

15

13

15

17

15

17

10

17

17

15

13

15

 

       a) Dấu hiệu điều tra ở đây là gì? Có bao nhiêu giá trị của dấu hiệu?

       b) Lập bảng tần số và tính số trung bình cộng của dấu hiệu.
Xem đáp án

a) Dấu hiệu ở đây là thời gian làm một bài toán (tính bằng phút) của mỗi học sinh.

    Có 20 giá trị.

b) Bảng “tần số”

Giá trị (x)

10

13

15

17

 

Tần số (n)

3

4

7

6

N = 20

 

Số trung bình cộng là:  

X¯=103+134+157+17620=28920=14,45


Câu 4:

Cho hai đa thức f(x) = 3x + x3 + 2x2 + 4

                          g(x) = x3 + 3x + 1 – x2

    a) Sắp xếp các đa thức trên theo lũy thừa giảm dần của biến;

b) Tính f(x) + g(x) và f(x) – g(x);

c) Chứng tỏ f(x) – g(x) không có nghiệm.

Xem đáp án
a,

f(x) = 3x + x3 + 2x2 + 4 = x3 + 2x2 + 3x + 4   (0,5 điểm)

     g(x) = x3 + 3x + 1 – x2  = x3 – x2 + 3x + 1   (0,5 điểm)

b,

Ta có: f(x) + g(x) = (x3 + 2x2 + 3x + 4) + (x3 – x2 + 3x + 1)

                        = x3 + 2x2 + 3x + 4 + x3 – x2 + 3x + 1

                        = (x3 + x3) + (2x2 – x2) + (3x + 3x) + (4 + 1)

                        = 2x3 + x2 + 6x +5     (0,5 điểm)

     f(x) – g(x) = (x3 + 2x2 + 3x + 4) – (x3 – x2 + 3x + 1)

                      = x3 + 2x2 + 3x + 4 – x3 + x2 – 3x – 1

              = (x3 – x3) + (2x2 + x2) + (3x – 3x) + (4 – 1)

              =   3x2 + 3                       

c,

 Vì 3x2 ≥ 0 với mọi x nên 3x2 + 3 ≥ 3 với mọi x

Do đó không tìm được giá trị nào của x để 3x2 + 3 = 0

Vậy f(x) – g(x) = 3x2 + 3 không có nghiệm.         


Câu 5:

Cho tam giác ABC cân tại A, đường cao AH. Biết AB = 10cm,

 BC = 12cm.

a) Chứng minh ΔAHB=ΔAHC;

b) Tính độ dài đoạn thẳng AH;

     c) Gọi G là trọng tâm của tam giác ABC. Chứng minh ba điểm A, G, H thẳng hàng

Xem đáp án

Vẽ đúng hình, ghi GT – KL 0,5 điểm

Cho tam giác ABC cân tại A, đường cao AH. Biết AB = 10cm,   BC = 12cm.  a) Chứng minh ;  b) Tính độ dài đoạn thẳng AH;       c) Gọi G là trọng tâm của tam giác ABC. Chứng minh ba điểm A, G, H thẳng hàng (ảnh 1)
a) Xét ∆ABH và ∆ACH có
AHB^=AHC^=90°(AH là đường cao của tam giác ABC)

AB = AC (vì ∆ABC cân tại A)

Có cạnh AH chung  

Vậy ∆ABH = ∆ACH (cạnh huyền cạnh góc vuông) 
b,
Xét ∆ABH có AHB^=90° 
AB = 10cm;  BH=BC2=122=6
Áp dụng định lý Py-ta-go ta có:
AH2=AB2BH2=10262=10036=64AH=8cm
c, 

∆ABC cân tại A nên đường cao AH cũng đồng thời là đường trung tuyến từ A mà G là trọng tâm ∆ABC lên G thuộc AH hay 3 điểm A, G, H thẳng hàng. (0,5 điểm)


Bắt đầu thi ngay