IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 10 Hóa học Đề kiểm tra Học kì 1 Hóa 10 - Bộ sách Chân trời sáng tạo có đáp án

Đề kiểm tra Học kì 1 Hóa 10 - Bộ sách Chân trời sáng tạo có đáp án

Đề kiểm tra Học kì 1 Hóa 10 - Bộ sách Chân trời sáng tạo có đáp án (Đề 2)

  • 690 lượt thi

  • 32 câu hỏi

  • 45 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Các hạt cấu tạo nên hạt nhân của hầu hết các nguyên tử là
Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Các hạt cấu tạo nên hạt nhân của hầu hết các nguyên tử là proton và neutron.


Câu 2:

Nếu đường kính của nguyên tử khoảng 102 pm thì đường kính của hạt nhân khoảng
Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Đường kính của nguyên tử lớn hơn đường kính của hạt nhân khoảng 10 000 lần.

Nếu đường kính của nguyên tử khoảng 102 pm thì đường kính của hạt nhân khoảng:

                                                    10210000=102(pm).


Câu 3:

Số neutron (N) trong nguyên tử của một nguyên tố hoá học có thể tính được khi biết số khối (A), số hiệu nguyên tử (Z) theo công thức:

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Số khối kí hiệu là A, bằng tổng số hạt proton và neutron trong hạt nhân.

Vậy N = A – Z.


Câu 4:

Nguyên tử Z có 7 neutron và 6 proton. Kí hiệu nguyên tử của Z là

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Ta có:

- Số hiệu nguyên tử (Z) = số proton = 6.

- Số khối (A) = Z + N = 6 + 7 = 13.

Vậy kí hiệu nguyên tử là:613Z.


Câu 5:

Hình ảnh dưới đây là hình dạng của loại orbital nguyên tử nào?

Hình ảnh dưới đây là hình dạng của loại orbital nguyên tử nào?   A. Orbital s. B. Orbital p. (ảnh 1)
Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Orbital s có dạng hình cầu.


Câu 6:

Lớp M có bao nhiêu phân lớp?
Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Lớp M (n = 3), có 3 phân lớp là 3s, 3p và 3d.


Câu 7:

Cho nguyên tử X có 2 lớp eletron, lớp thứ 2 có 6 electron. Số hiệu nguyên tử X là

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Cấu hình electron nguyên tử X: 1s22s22p4.

Vậy số hiệu nguyên tử X = số electron = 8.


Câu 8:

Ở trạng thái cơ bản, nguyên tử phosphorus (P) có số electron độc thân là

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Cấu hình electron P theo ô orbital:

Ở trạng thái cơ bản, nguyên tử phosphorus (P) có số electron độc thân là (ảnh 1)

Ở trạng thái cơ bản P (Z = 15) có 3 electron độc thân.


Câu 9:

Nhóm nguyên tố là
Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Nhóm nguyên tố là tập hợp các nguyên tố mà nguyên tử có cấu hình electron tương tự nhau, do đó có tính chất hóa học gần giống nhau và được xếp cùng một cột.


Câu 10:

Nguyên tố nào sau đây thuộc nhóm A?
Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Nhóm A gồm các nguyên tố khối s, p.

Þ [Ne]3s23p3 thuộc khối p nên thuộc nhóm A.


Câu 11:

Trong các nguyên tố nhóm A, đại lượng nào sau đây không biến đổi tuần hoàn?
Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Trong các nguyên tố nhóm A, khối lượng nguyên tử không biến đổi tuần hoàn.


Câu 12:

Trong cùng một nhóm A, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân, những yếu tố sẽ tăng dần là

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Trong cùng một nhóm A, theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, tính kim loại tăng dần, tính phi kim giảm dần, bán kính nguyên tử tăng dần, độ âm điện giảm dần.


Câu 13:

Nguyên tố R có cấu hình electron: 1s22s22p4. Công thức hợp chất oxide ứng với hóa trị cao nhất của R là

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

R thuộc nhóm VIA, hóa trị cao nhất trong hợp chất là VI.

Công thức hợp chất oxide ứng với hóa trị cao nhất của R là RO3.


Câu 14:

Dãy nào sau đây sắp xếp thứ tự tăng dần tính acid?
Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

 

VA

VIA

Chu kì 3

H3PO4

H2SO4

Chu kì 4

H3AsO4

 

Theo quy luật biến đổi ta có tính acid tăng dần theo dãy: H3AsO4; H3PO4; H2SO.


Câu 15:

Nguyên tố X ở chu kì 2, nhóm IIA của bảng tuần hoàn. Cấu hình electron của nguyên tử nguyên tố X là

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

X ở chu kì 2 nên có 2 lớp electron.

X ở nhóm IIA nên có 2 electron ở lớp ngoài cùng.

Cấu hình electron của X là: 1s²2s2.


Câu 16:

X và Y thuộc cùng một nhóm và ở hai chu kì liên tiếp. Tổng số đơn vị điện tích hạt nhân của X và Y là 18 (biết ZX < ZY). Hai nguyên tố X; Y là
Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Theo bài ra ta có hệ phương trình:

ZY+ ZX=18ZY- ZX= 8ZY= 13ZX= 5

Hai nguyên tố X; Y là B (Z = 5) và Al (Z = 13).


Câu 17:

Khi hình thành liên kết hóa học, nguyên tử có số hiệu nào sau đây có xu hướng nhường 2 electron để đạt tới cấu hình electron bền vững theo quy tắc octet?
Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

X (Z =12): [Ne]3s2

Nguyên tử X có 2 electron ở lớp ngoài cùng, có xu hướng nhường 2 electron để đạt được cấu hình bền vững giống khí hiếm gần nhất.


Câu 18:

Công thức electron nào sau đây không đủ electron theo quy tắc octet?
Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Trong công thức Công thức electron nào sau đây không đủ electron theo quy tắc octet? (ảnh 1), nguyên tử B có 6 electron ở lớp ngoài cùng, chưa đạt octet.


Câu 19:

Liên kết ion có bản chất là
Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Liên kết ion có bản chất là lực hút tĩnh điện giữa các ion mang điện tích trái dấu.


Câu 20:

Cặp nguyên tố nào sau đây có khả năng tạo thành liên kết ion trong hợp chất của chúng?
Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Liên kết được tạo thành giữa kim loại điển hình và phi kim điển hình là hợp chất ion.

Cặp nguyên tố calcium là oxygen có khả năng tạo thành liên kết ion trong hợp chất của chúng.


Câu 21:

Hợp chất nào sau đây có liên kết cộng hóa trị phân cực?
Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

NH3: Hợp chất có liên kết cộng hóa trị phân cực.

H2, CH4, N2: Hợp chất có liên kết cộng hóa trị không phân cực.


Câu 22:

Dãy nào sau đây gồm các chất chỉ có liên kết cộng hóa trị?
Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Loại A vì CaCl2, NaCl là hợp chất ion.

Loại B vì K2O là hợp chất ion.

Loại D vì MgCl2, Na2O là hợp chất ion.


Câu 23:

Trong phân tử nitrogen (N2), mỗi nguyên tử nitrogen đã góp ba electron để tạo cặp electron chung. Nhờ đó, mỗi nguyên tử nitrogen đã đạt cấu hình electron bền vững của khí hiếm nào dưới đây?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

N (Z = 7): 1s22s22p3.

N có 5 electron ở lớp ngoài cùng, có xu hướng nhận thêm 3 electron để đạt cấu hình electron bền vững giống với khí hiếm Ne.


Câu 24:

Phát biểu nào sau đây không đúng?
Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Khi các nguyên tử liên kết với nhau, các AO phải được sắp xếp ở vị trí phù hợp.

Chẳng hạn, khi hình thành phân tử hai nguyên tử, vị trí của các AO như sau:

Phát biểu nào sau đây không đúng? A. Chỉ có các AO có hình dạng giống nhau mới xen phủ với nhau để tạo liên kết. (ảnh 1)

Khi đó, hai AO pZ nằm dọc trên cùng một trục nên chỉ có thể xen phủ trục với nhau, trong khi hai AO px (cũng như hai AO py) là song song với nhau nên chỉ có thể xen phủ bên với nhau.


Câu 25:

Công thức Lewis của H2O là

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Công thức Lewis của H2O là:

Công thức Lewis của H2O là (ảnh 1)

Câu 26:

Phát biểu nào sau đây đúng với độ bền của một liên kết?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Độ bền của liên kết tăng khi độ dài của liên kết giảm.


Câu 27:

Tương tác van der Waals xuất hiện là do sự hình thành các lưỡng cực tạm thời cũng như các lưỡng cực cảm ứng. Các lưỡng cực tạm thời xuất hiện là do sự chuyển động của
Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Tương tác van der Waals xuất hiện là do sự hình thành các lưỡng cực tạm thời cũng như các lưỡng cực cảm ứng. Các lưỡng cực tạm thời xuất hiện là do sự chuyển động của các electron trong phân tử.


Câu 28:

Mặc dù chlorine có độ âm điện là 3,16 xấp xỉ với nitrogen là 3,04 nhưng giữa các phân tử HCl không tạo được liên kết hydrogen với nhau, trong khi giữa các phân tử NH3 tạo được liên kết hydrogen với nhau, nguyên nhân là do

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Mặc dù chlorine có độ âm điện là 3,16 xấp xỉ với nitrogen là 3,04 nhưng giữa các phân tử HCl không tạo được liên kết hydrogen với nhau, trong khi giữa các phân tử NH3 tạo được liên kết hydrogen với nhau, nguyên nhân là do kích thước nguyên tử chlorine lớn hơn nguyên tử nitrogen nên mật độ điện tích âm trên chlorine không đủ lớn để hình thành liên kết hydrogen.


Câu 29:

Anion X có cấu hình electron nguyên tử ở phân lớp ngoài cùng là 3p6.

a) Viết cấu hình electron của nguyên tử X. Cho biết X là nguyên tố kim loại hay phi kim?

Xem đáp án

a) Cấu hình electron của ion X-: 1s22s22p63s23p6.

X + 1e → X-

Vậy cấu hình electron của X là: 1s22s22p63s23p5.

X là phi kim do có 7 electron ở lớp ngoài cùng.


Câu 30:

b) Giải thích sự hình thành liên kết giữa X với sodium.

Xem đáp án

b)

Giải thích sự hình thành liên kết giữa X với sodium:

Sodium có 1 electron, có xu hướng nhường đi 1 electron:

Na → Na+ + 1e

X có 7 electron ở lớp ngoài cùng, có xu hướng nhận 1 electron:

X + 1e → X-

Các ion sinh ra mang điện tích trái dấu, hút nhau tạo thành hợp chất ion:

Na+ + X- → NaX.


Câu 31:

Viết ô orbital của lớp electron ngoài cùng cho nguyên tử H và Cl. Từ đó chỉ ra những AO nào có thể xen phủ tạo liên kết đơn trong các phân tử H2, Cl2 và HCl.
Xem đáp án

- Cấu hình electron nguyên tử H (Z = 1): 1s1.

Ô orbital của lớp electron ngoài cùng:

Viết ô orbital của lớp electron ngoài cùng cho nguyên tử H và Cl. Từ đó chỉ ra những AO (ảnh 1)

- Cấu hình electron nguyên tử Cl (Z = 17): 1s22s22p63s23p5.

Ô orbital của lớp electron ngoài cùng:

Viết ô orbital của lớp electron ngoài cùng cho nguyên tử H và Cl. Từ đó chỉ ra những AO (ảnh 2)

Nhận xét:

- 1 AO s xen phủ với 1 AO s tạo thành phân tử H2.

- 1 AO p xen phủ với 1 AO p tạo thành phân tử Cl2.

- 1 AO s (H) xen phủ với 1 AO p (Cl) tạo thành phân tử HCl.


Câu 32:

Giải thích vì sao tetrachloromethane (CCl4) tuy là phân tử không cực nhưng có nhiệt độ sôi cao hơn trichloromethane (CHCl3) là phân tử có cực.

Xem đáp án

Tetrachloromethane (CCl4) tuy là phân tử không cực nhưng có nhiệt độ sôi cao hơn trichloromethane (CHCl3) là phân tử có cực.

Điều này do phân tử CCl4 có kích thước lớn hơn CHCl3 nên có số electron cũng nhiều hơn CHCl3, do đó tương tác van der Waals giữa các phân tử CCl4 mạnh hơn so với CHCl3 làm cho nhiệt độ sôi của CCl4 cao hơn CHCl3.


Bắt đầu thi ngay