Tình hình các nước tư bản giữa hai cuộc chiến tranh
-
564 lượt thi
-
22 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, những văn kiện được kí kết tại các hội nghị hòa hình đã đưa đến hình thành một trật tự thế giới mới, đó là
Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc, các nước tư bản đã tổ chức các hội nghị hòa bình ở Vécxai (1919 – 1920) và Oasinhtơn (1921-1922) để kí kết hòa ước và các hiệp định phân chia quyền lợi. Một trật tự thế giới mới được thiết lập thông qua các văn kiện được kí ở Vécxai và Oasinhtơn thường được gọi là hệ thống Vécxai – Oasinhtơn.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 2:
Tổ chức chính trị nào được thành lập sau Chiến tranh thế giới thứ nhất có nhiệm vụ duy trì trật tự thế giới mới?
Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, để duy trì trật tự thế giới mới, Hội Quốc liên- một tổ chức chính trị mang tính quốc tế đầu tiên được thành lập với sự tham gia của 44 nước thành viên
Đáp án cần chọn là: A
Câu 3:
Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933 diễn ra đầu tiên ở quốc gia nào?
Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 bùng nổ ở Mĩ (10-19290, sau đó lan ra toàn bộ thế giới tư bản, chấm dứt thời kì ổn định và tăng trưởng của chủ nghĩa tư bản
Đáp án cần chọn là: D
Câu 4:
Hậu quả nghiêm trọng của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 đã đặt ra yêu cầu gì đối với các nước tư bản?
Khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933 đã đe dọa nghiêm trọng cho sự tồn tại của chủ nghĩa tư bản. Để cứu vãn tình thế, các nước tư bản buộc phải xem xét lại con đường phát triển của mình. Cần thay đổi con đường phát triển của mình sao cho phù hợp với tình hình cụ thể thời kì này.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 5:
Để thoát ra khỏi khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933, các nước tư bản Anh, Pháp, Mĩ đã thực hiện biện pháp gì?
Để thoát khỏi khủng hoảng kinh tế, các nước Anh, Pháp, Mĩ đã tiến hành những cải cách kinh tế - xã hội và đổi mới quá trình quản lí, tổ chức lại sản xuất để xoa dịu mâu thuẫn trong nước và vực dậy nền sản xuất
Đáp án cần chọn là: D
Câu 6:
Thiết lập chế độ độc tài phát xít là cách giải quyết khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 của những quốc gia nào?
Để thoát khỏi khủng hoảng kinh tế, các nước Đức, Italia, Nhật thiết lập một hình thức thống trị mới là chế độ độc tài phát xít – nền chuyên chính khủng bố công khai của những thế lực phản động nhất, hiếu chiến nhất.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 7:
Sự ra đời của hai khối đế quốc đối lập nhau từ đầu những năm 30 của thế kỉ XX đã báo hiệu nguy cơ gì?
Sự ra đời của chủ nghĩa phát xít đã đưa đến sự hình thành hai khối đế quốc đối lập: một bên là Mĩ, Anh Pháp với một bên là Đức, Italia, Nhật Bản và cuộc chạy đua vũ trang ráo riết đã báo hiệu nguy cơ của một cuộc chiến tranh thế giới mới.
=>Sự ra đời của chủ nghĩa phát xít đã đưa đến nguy cơ nghiêm trọng nhất là một cuộc chiến tranh thế giới mới.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 8:
Các nước đế quốc tham dự hội nghị Véc- xai (1919-1920) với mục đích chính là
Hội nghị Véc-xai được diễn ra khi chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc. Mục đích chính của hội nghị chính là phân chia thành quả chiến tranh giữa các nước thắng trận, xác lập sự áp đặt, nô dịch với các nước bại trận.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 9:
Vì sao trong những năm 1919-1920, mặc dù đã có một hội nghị hòa bình để giải quyết vấn đề chiến tranh ở Vécxai nhưng năm 1921, Mĩ lại triệu tập một hội nghị hòa bình mới ở Oasinhtơn?
Quốc hội Mĩ không phê chuẩn hòa ước Véc-xai vì quyền lợi của nước Mĩ không được thỏa mãn =>Mĩ đã triệu tập một hội nghị ở Oasinhtơn từ ngày 12-9-1929 với sự tham dự của 9 nước Anh, Pháp, Mĩ, Italia, Nhật, Bỉ, Hà Lan, Bồ Đào Nha và Trung Quốc. Sau hội nghị Mĩ không chỉ thủ tiêu được liên minh Anh - Nhật mà còn trở thành nước đóng vai trò chủ đạo trong bốn cường quốc ở khu vực Thái Bình Dương; mở toang cánh cửa Trung Quốc để hàng hóa Mĩ có điều kiện xâm nhập vào thị trường này; giành được quyền phát triển hải quân ngang hàng với Anh
Đáp án cần chọn là: B
Câu 10:
Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến khủng hoảng kinh tế trong những năm 1929-1933 là
Cuộc khủng hoảng 1929 – 1933 là “khủng hoảng thừa”. Nguyên nhân chủ yếu là do các nước tư bản chạy theo lợi nhuận, sản xuất hàng hóa ồ ạt, không gắn với cải thiện đời sống người lao động khiến cho hàng hóa ế thừa, cung vượt quá xa cầu
Đáp án cần chọn là: C
Câu 11:
Ý nào không phản ánh đúng hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933?
Hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 bao gồm:
- Tàn phá nặng nề nền kinh tế các nước tư bản chủ nghĩa.
- Gây hậu quả nghiêm trọng về chính trị, xã hội.
- Hàng chục triệu công nhân thất nghiệp, nông dân mất ruộng đất, sống trong cảnh nghèo đói, túng quẫn.
- Nhiều cuộc đấu tranh, biểu tình, tuần hành của những người thất nghiệp diễn rã ở khắp các nước.
Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 không đem lại nhiều cơ hội và quyền lợi cho một số nước tư bản.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 12:
Đặc điểm của cuộc khủng hoảng kinh tế (1929 - 1933) là
- Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 là cuộc khủng hoảng thừa, gây hậu quả nghiêm trọng đến nền kinh tế, xã hội của các nước, đặc biệt là các nước tư bản chủ nghĩa trên thế giới: Sản xuất công nghiêp toàn thế giới giảm 38%, Mĩ giảm 46%; 13.000 công ti bị phá sản; hàng triệu hécta cây trồng bị phá bỏ, riêng ở Mĩ có 75% nông trại bị phá sản; hàng chục triệu công nhân, nông dân bị thất nghiệp, phá sản, đời sống nhân dân lao động hết sức cùng cực
- Khủng hoảng kéo dài nhất trong lịch sử (4 năm từ 1929 – 1933).
Đáp án cần chọn là: A
Câu 13:
Trật tự Véc-xai – Oa-sinh-tơn được thiết lập phản ánh điều gì trong quan hệ quốc tế?
Với hệ thống Véc-xai – Oa-sinh-tơn, một trật tự thế giới mới đã được thiết lập. Sự phân chia quyền lợi giữa các nước tại hội nghị đã phản ánh tương quan lực lượng mới giữa các nước tư bản (quy mô thị trường, thuộc địa, sự phát triển kinh tế sau chiến tranh).
Đáp án cần chọn là: B
Câu 14:
Đặc điểm cơ bản trong quan hệ giữa các nước tư bản từ sau chiến tranh thế giới thứ nhất để trước chiến tranh thế giới thứ hai là
Hội nghị Vécxai- Oasinhtơn không giải quyết được mâu thuẫn cơ bản giữa các nước đế quốc, mầm mống một cuộc chiến tranh mới vẫn còn tồn tại nên quan hệ hòa bình giữa các nước tư bản trong thời gian sau chiến tranh thế giới thứ nhất chỉ là tạm thời và mong manh. Mâu thuẫn về vấn đề thuộc địa tiếp tục là nguyên nhân dẫn đến bùng nổ cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai sau đó.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 15:
Đâu không phải là ý kiến đúng khi nhận xét về trật tự Vécxai-Oasinhtơn?
Trật tự Vécxai-Oasinhtơn là trật tự mang tính chất đế quốc chủ nghĩa. Nó mang lại quyền lợi nhiều nhất cho các nước thắng trận: Anh, Pháp, Mĩ xác lập sự nô dịch, áp đặt với các nước bại trận, đặc biệt là các dân tộc thuộc địa và phụ thuộc =>tiếp tục đào sâu thêm mâu thuẫn giữa các nước đế quốc. Trật tự thế giới theo hệ thống Vecxai- Oasinhtơn không có sự phân cực. Bởi đó thực chất là sự thỏa thuận giữa các nước đế quốc trong hệ thống tư bản chủ nghĩa để giành được nhiều quyền lợi nhất.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 16:
Nguyên nhân cơ bản dẫn đến sự sụp đổ của Trật tự Véc-xai – Oa-sinh-tơn là
Hai tháng sau khi Chiên tranh thế giới thứ nhất kết thúc, các nước tư bản họp hội nghị hòa bình ở Vecxai (1919-1920) và Oasinhtơn (1921-1922) nhằm phân chia thành quả giữa các nước thắng trận và thiết lập một trật tự thế giới mới sau chiến tranh. Một trật tự thế giới mới được thiết lập thông qua các văn kiện được kí kết tại Véc xai và Oasinhtơn (hệ thống Vecxai-Oasinhtơn). Trật tự này quá nặng nề với các nước bại trận, không thỏa mãn được quyền lợi của các nước thắng trận khiến cho những mâu thuẫn giữa các nước đế quốc tiếp tục bị đào sâu. Đây là nguyên nhân cơ bản dẫn đến sự sụp đổ của trật tự Vécxai – Oasinhtơn
Đáp án cần chọn là: B
Câu 17:
Điểm khác biệt cơ bản giữa chủ nghĩa phát xít với chủ nghĩa tư bản dân chủ là
- Chủ nghĩa phát xít là nền chuyên chính, khủng bố công khai của những phần tử phản động nhất, sô vanh nhất, đế quốc chủ nghĩa nhất của tư bản tài chính.
- Chủ nghĩa phát xít lên nắm quyền không phải là sự thay thế một chính phủ tư sản này bằng một chính phủ tư sản khác, mà đó là sự thay thế của một nền thống trị kiểu dân chủ sang thống trị kiểu độc tài.
Trong khi đó, nền dân chủ Tư bản chủ nghĩa có những đặc điểm cơ bản là:
- Nền dân chủ cho thiểu số, phục vụ lợi ích cho thiểu số.
- Mang bản chất của giai cấp tư sản, lợi ích của giai cấp tư sản đối lâp với lợi ích của giai cấp công nhân và nhân dân lao động.
- Do các đảng của giai cấp tư sản lãnh đạo, đa đảng về chính trị.
- Được thực hiện trên cơ sở kinh tế là chế độ chiếm hữu tư nhân TBCN về TLSX chủ yếu của toàn XH đó là chế độ áp bức bóc lột.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 18:
Đâu không phải là nguyên nhân dẫn đến xuất hiện hai con đường giải quyết khủng hoảng khác nhau giữa các nước tư bản trong cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933?
Để thoát khỏi tình trạng khủng hoảng đã xuất hiện 2 giải pháp, con đường khác nhau:
- Mĩ, Anh, Pháp tiến hành những cải cách kinh tế- xã hội, đổi mới quá trình quản lý sản xuất
- Đức, Italia, Nhật Bản thiết lập một nền cai trị cứng rắn- chế độ độc tài phát xít- nền chuyên chính, khủng bố công khai của những phần tử phản động nhất, sô vanh nhất, đế quốc chủ nghĩa nhất của tư bản tài chính
*Nguyên nhân:
- Tiềm lực kinh tế:nhóm các nước tư bản dân chủ có một nền kinh tế vững chắc, hệ thống thuộc địa rộng lớn nên có thể san sẻ gánh nặng cho thuộc địa. Còn các nước phát xít không có hệ thống thuộc địa nền tiềm lực kinh tế sẽ bị hạn chế
- Thái độ với trật tự Vécxai – Oasinhtơn: các nước tư bản dân chủ là những nước được hưởng lợi nhiều nhất từ trật tự Vécxai – Oasinhtơn nên muốn duy trì trật tự này. Còn các nước phát xít không được hưởng lợi nhiều, thậm chí còn bị bắt đền nặng nề từ hiệp ước Véc-xai nên muốn phá bỏ trật tự này
- Ảnh hưởng của truyền thống lịch sử:Anh là quê hương của chế độ đại nghị tư sản. Mĩ là quốc gia dân chủ nhất trong số các quốc gia dân chủ trên thế giới; Pháp là nơi diễn ra cuộc cách mạng tư sản triệt để nhất thời cận đại. Trong khi đó, cả Đức và Nhật Bản đều bị ảnh hưởng của chủ nghĩa quân phiệt hiếu chiến; Italia đã phát xít hóa bộ máy chính quyền từ đầu những năm 20 của thế kỉ XX.
Đáp án D: Mức độ phát triển khác nhau của phong trào hòa bình dân chủ không phải là nguyên nhân dẫn đến xuất hiện hai con đường giải quyết khủng hoảng khác nhau giữa các nước tư bản trong cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 19:
Cơ sở nào để Nguyễn Ái Quốc quyết định gửi đến hội nghị Véc-xai bản Yêu sách của nhân dân An Nam (1919)?
Chương trình hội nghị Vécxai được xây dựng trên cơ sở chương trình 14 điểm của tổng thống Mĩ Uyn-sơn. Ông đã đề xuất 14 điểm tập trung vào các nguyên tắc theo hơi hướng tự do chủ nghĩa trong đó có nhắc đến vấn đề quyền tự quyết của các dân tộc.Trên cơ sở đó, Nguyễn Ái Quốc đã gửi đến hội nghị Véc-xai bản Yêu sách của nhân dân An Nam (1919) đề nghị chính phủ Pháp và các nước tham dự hội nghị thừa nhận quyền tự do, dân chủ, quyền bình đẳng và quyền tự quyết của dân tộc Việt Nam
Đáp án cần chọn là: B
Câu 20:
Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933 đã ảnh hưởng như thế nào đến các nước thuộc địa và phụ thuộc trong đó có Việt Nam?
Cuộc khủng hoảng kinh tế không chỉ ảnh hưởng đến các nước tư bản, khiến cho kinh tế suy sụp, chính trị rối loạn mà còn tác động đến các nước thuộc địa và phụ thuộc. Các nước thuộc địa phải gánh chịu hậu quả từ chính quốc khi các nước này ra sức bóc lột về thị trường, nhân công và nguyên nhiên liệu để bù đắp thiêt hại cho chúng.
Trong đó, Việt Nam là thuộc địa của Pháp, cũng bị tác động bởi cuộc khủng hoảng, kinh tế Việt Nam bước vào thời kì suy thoái, bắt đầu từ nông nghiệp. Lúa gạo bị sụt giá, ruộng đất bỏ hoang. Trong công nghiệp, sản lượng hầu hết các ngành đều suy giảm. Xuất nhập khẩu đình đốn, hàng hóa khan hiếm. Cuộc khủng hoảng ở Việt Nam rất nặng nề so với các thuộc địa khác của Pháp cũng như so với các nước trong khu vực
Đáp án cần chọn là: C
Câu 21:
Tác động lớn nhất của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933 là
Cuộc khủng hoảng kinh tế chẳng những tàn phá nền kinh tế các nước tư bản chủ nghĩa mà còn gây ra những hậu quả nghiêm trọng về chính trị, xã hội. Hàng chục triệu công nhân thất nghiệp, nông dân mất ruộng đất, sống trong cảnh nghèo đói, túng quần. Nhiều cuộc đấu tranh, biểu tình tuần hành của những người thất nghiệp diễn ra ở khắp các nước.
Để cứu vãn tình thế, các nước tư bản buộc phải xem xét lại sự phát triển của mình. Từ cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933, quan hệ giữa các cường quốc tư bản chuyển biến ngày càng phức tạp. Tác động lớn nhất của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 là sự hình thành hai khối đế quốc đối lập: một bên là Mĩ, Anh, Pháp với một bên là Đức I-ta-li-a, Nhật Bản và cuộc chạy đua vũ trang ráo riết báo hiệu nguy cơ một cuộc chiến tranh thế giới mới.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 22:
Đặc điểm của cuộc khủng hoảng kinh tế (1929 - 1933) là
* Cuôc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 là cuộc khủng hoảng thừa, gây hậu quả nghiêm trọng đến nền kinh tế, xã hội của các nước, đặc biệt là các nước tư bản chủ nghĩa trên thế giới:
- Sản xuất công nghiêp toàn thế giới giảm 38%, Mĩ giảm 46%.
- 13.000 công ti bị phá sản.
- Hàng triệu hécta cây trồng bị phá bỏ, riêng ở Mĩ có 75% nông trại bị phá sản.
- Hàng chục triệu công nhân, nông dân bị thất nghiệp, phá sản, đời sống nhân dân lao động hết sức cùng cực
* Khủng hoảng kéo dài nhất trong lịch sử (4 năm từ 1929 – 1933)
Đáp án cần chọn là: A