Thứ sáu, 22/11/2024
IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 10 Hóa học Trắc nghiệm Hóa học 10 Bài 16: Tốc độ phản ứng hóa học có đáp án

Trắc nghiệm Hóa học 10 Bài 16: Tốc độ phản ứng hóa học có đáp án

Trắc nghiệm Hóa học 10 Bài 16: Tốc độ phản ứng hóa học có đáp án

  • 520 lượt thi

  • 15 câu hỏi

  • 30 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Tốc độ phản ứng của một phản ứng hóa học là

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Tốc độ phản ứng của một phản ứng hóa học là đại lượng đặc trưng cho sự thay đổi nồng độ của chất phản ứng hoặc sản phẩm phản ứng trong một đơn vị thời gian.


Câu 2:

Cho phản ứng tổng quát sau: aA + bB mM + nN.

Công thức tính tốc độ trung bình của phản ứng (\[\overline v \]) nào sau đây không đúng? Biết C, t lần lượt là biến thiên nồng độ và biến thiên thời gian tương ứng.

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Phản ứng tổng quát: aA + bB mM + nN.

Tốc độ phản ứng được tính dựa theo thay đổi nồng độ của một chất bất kì trong phản ứng theo quy ước sau:

\[\overline v = - \frac{1}{a}\frac{{\Delta {C_A}}}{{\Delta t}} = - \frac{1}{b}\frac{{\Delta {C_B}}}{{\Delta t}} = \frac{1}{c}\frac{{\Delta {C_C}}}{{\Delta t}} = \frac{1}{d}\frac{{\Delta {C_D}}}{{\Delta t}}\]

Trong đó: C = C2 – C1, t = t2 – t1 lần lượt là biến thiên nồng độ và biến thiên thời gian tương ứng. C1, C2 là nồng độ của một chất tại thời điểm t1 và t2.


Câu 3:

Cho phản ứng phân hủy N2O5: 2N2O5(g) 4NO2(g) + O2(g). Biết nồng độ ban đầu của N2O5 là 0,0240M, nồng độ N2O5 sau 100s là 0,0168M. Tốc độ trung bình của phản ứng trong 100s đầu tiên là

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Tốc độ trung bình của phản ứng trong 100s đầu tiên là:

\[\overline v = - \frac{1}{2}.\frac{{\Delta {C_{{N_2}{O_5}}}}}{{\Delta t}} = - \frac{1}{2}.\frac{{0,0168 - 0,0240}}{{100}} = 3,6 \times {10^{ - 5}}\](M.s-1)


Câu 4:

Phát biểu nào sau đây không đúng?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Tốc độ phản ứng chỉ nhận giá trị dương, do đó phải thêm dấu trừ trong biểu thức tính tốc độ trung bình của phản ứng theo các chất tham gia phản ứng.


Câu 5:

Định luật tác dụng khối lượng: Tốc độ phản ứng

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Định luật tác dụng khối lượng: Tốc độ phản ứng tỉ lệ thuận với tích nồng độ các chất tham gia phản ứng với số mũ thích hợp.


Câu 6:

Cho phản ứng đơn giản có dạng: aA + bB sản phẩm. Gọi CA, CB là nồng độ mol L-1 tương ứng của chất A và B, k là hằng số tốc độ phản ứng. Tốc độ phản ứng được tính theo công thức nào sau đây?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Phản ứng đơn giản có dạng: aA + bB sản phẩm.

Tốc độ phản ứng được tính như sau: \[v = kC_A^aC_B^b\].


Câu 7:

Phản ứng giữa H2 và N2 là phản ứng đơn giản: N2(g) + 3H2(g) 2NH3(g). Theo định luật tác dụng khối lượng, tốc độ của phản ứng trên được viết dưới dạng:

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Phản ứng giữa H2 và N2: N2(g) + 3H2(g) 2NH3(g).

Theo định luật tác dụng khối lượng, tốc độ của phản ứng trên được viết dưới dạng: \[v = k{C_{{N_2}}}C_{{H_2}}^3\].


Câu 8:

Hằng số tốc độ phản ứng có giá trị đúng bằng tốc độ phản ứng khi

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Phản ứng đơn giản có dạng: aA + bB sản phẩm.

Tốc độ phản ứng được tính như sau: \[v = kC_A^aC_B^b\].

Hằng số tốc độ phản ứng có giá trị đúng bằng tốc độ phản ứng khi nồng độ các chất phản ứng bằng nhau và bằng 1M. Đây chính là ý nghĩa của hằng số tốc độ phản ứng.


Câu 9:

Giá trị của hằng số tốc độ phản ứng (k) phụ thuộc vào

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Giá trị của hằng số tốc độ phản ứng (k) phụ thuộc vào nhiệt độ và bản chất các chất phản ứng.


Câu 10:

Phản ứng của H2 và I2 là phản ứng đơn giản: H2(g) + I2(g) 2HI(g). Nếu nồng độ của H2 tăng lên 3 lần thì tốc độ phản ứng thay đổi như thế nào?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Phản ứng của H2 và I2: H2(g) + I2(g) 2HI(g).

Theo định luật tác dụng khối lượng, tốc độ của phản ứng được viết dưới dạng: \[v = k{C_{{H_2}}}{C_{{I_2}}}\].

Nếu nồng độ H2 tăng lên 3 lần thì tốc độ phản ứng khi đó là:

\[{v_1} = k(3{C_{{H_2}}}){C_{{I_2}}} = 3 \times k{C_{{H_2}}}{C_{{I_2}}} = 3v\].

Tốc độ phản ứng tăng lên 3 lần.


Câu 11:

Cho các yếu tố sau: nồng độ, nhiệt độ, áp suất, diện tích bề mặt, chất xúc tác. Trong những yếu tố trên, có bao nhiêu yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Có 5 yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng: nồng độ, nhiệt độ, áp suất, diện tích bề mặt, chất xúc tác.


Câu 12:

Cho hai thí nghiệm sau:

Thí nghiệm 1: Cho mảnh Mg có khối lượng là a gam vào dung dịch HCl 2M dư.

Thí nghiệm 2: Cho mảnh Mg có khối lượng là a gam vào dung dịch HCl 0,5M dư.

So sánh tốc độ phản ứng ở hai thí nghiệm trên.

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Nồng độ các chất phản ứng càng lớn, tốc độ phản ứng càng lớn.

Nồng độ của H2SO4 ở thí nghiệm 1 (2M) lớn hơn ở thí nghiệm 2 (0,5M) Tốc độ phản ứng của thí nghiệm 1 lớn hơn thí nghiệm 2.


Câu 13:

Áp suất của các chất phản ứng ở thể khí càng lớn, tốc độ phản ứng

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Áp suất của các chất phản ứng ở thể khí càng lớn, tốc độ phản ứng càng lớn.


Câu 14:

Cho 4 gam kẽm hạt vào một cốc đựng dung dịch H2SO4 2M (dư) ở nhiệt độ thường. Nếu giữ nguyên các điều kiện khác, chỉ biến đổi một trong các điều kiện sau đây:

(a) Thay 4 gam kẽm hạt bằng 4 gam kẽm bột.

(b) Thay dung dịch H2SO4 2M bằng dung dịch H2SO4 4M.

(c) Thực hiện phản ứng ở nhiệt độ cao hơn (khoảng 50oC).

(d) Dùng thể tích dung dịch H2SO4 2M gấp đôi ban đầu.

Số trường hợp làm tăng tốc độ phản ứng là

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

(a) Diện tích bề mặt càng lớn, tốc độ phản ứng càng lớn.

Thay 4 gam kẽm hạt bằng 4 gam kẽm bột Làm tăng diện tích bề mặt tiếp xúc giữa kẽm và dung dịch H2SO4 Làm tăng tốc độ phản ứng.

(b) Nồng độ các chất phản ứng càng lớn, tốc độ phản ứng càng lớn.

Thay dung dịch H2SO4 2M bằng dung dịch H2SO4 4M Nồng độ của H2SO4 tăng lên Làm tăng tốc độ phản ứng.

(c) Nhiệt độ phản ứng càng cao, tốc độ phản ứng càng lớn.

Thực hiện phản ứng ở nhiệt độ cao hơn (khoảng 50oC) Làm tăng tốc độ phản ứng.

(d) Dùng thể tích dung dịch H2SO4 2M gấp đôi ban đầu Nồng độ dung dịch H2SO4 không thay đổi → Tốc độ phản ứng không thay đổi.

Vậy: Có 3 trường hợp làm tăng tốc độ phản ứng.


Bắt đầu thi ngay


Có thể bạn quan tâm