Chủ nhật, 05/05/2024
IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 7 Toán Trắc nghiệm Toán 7 CD Bài 9. Đường trung trực của một đoạn thẳng (Phần 2) có đáp án

Trắc nghiệm Toán 7 CD Bài 9. Đường trung trực của một đoạn thẳng (Phần 2) có đáp án

Trắc nghiệm Toán 7 CD Bài 9. Đường trung trực của một đoạn thẳng (Thông hiểu) có đáp án

  • 380 lượt thi

  • 7 câu hỏi

  • 30 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Cho điểm M thuộc đường trung trực của đoạn thẳng AB sao cho góc MAB bằng 60°. Khẳng định đúng là

Xem đáp án

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: B

Cho điểm M thuộc đường trung trực của đoạn thẳng AB sao cho góc MAB bằng 60 độ  (ảnh 1)

M thuộc đường trung trực của đoạn thẳng AB nên MA = MB (tính chất đường trung trực)

Do đó tam giác MAB cân tại M

MAB^=60° nên tam giác MAB đều.


Câu 2:

Cho tam giác MNP có MP = 9 cm, NP = 16 cm. Vẽ đường trung trực của MN cắt NP tại K. Chu vi tam giác KMP là

Xem đáp án

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: B

Cho tam giác MNP có MP = 9 cm, NP = 16 cm. Vẽ đường trung trực của MN cắt NP tại K. (ảnh 1)

Ta có: K thuộc đường trung trực của MN (giả thiết)

Suy ra KM = KN (tính chất)

Chu vi ∆KMP = MP + PK + KM = MP + PK + KN = MP + PN = 9 + 16 = 25 (cm)

Vậy chu vi ∆KMP là 25 cm.


Câu 3:

Cho ∆ABC vuông tại A có AB < AC, kẻ đường phân giác BD của góc ABC, (D AC). Kẻ DM vuông góc với BC tại M. Khẳng định nào dưới đây sai?

Xem đáp án

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: C

Cho tam giác ABC vuông tại A có AB < AC, kẻ đường phân giác BD của góc ABC (ảnh 1)

Xét hai tam giác vuông BAD và BMD có:

BD là cạnh chung

ABD^=MBD^ (vì BD là tia phân giác góc ABM)

Suy ra ∆BAD = ∆BMD (cạnh huyền – góc nhọn)

Do đó: BA = BM; AD = MD (2 cạnh tương ứng)

Vì BA = BM nên B thuộc đường trung trực của AM

AD = MD nên D thuộc đường trung trực của AM

Suy ra BD là đường trung trực của AM.

Vậy AB = AM là khẳng định sai.


Câu 4:

Cho tam giác ABC đều cạnh 20 cm. Trên AB lấy D sao cho AD = 8 cm. Đường trung trực của AD cắt AC tại D. Chu vi tứ giác BCFD là

Xem đáp án

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: C

Cho tam giác ABC đều cạnh 20 cm. Trên AB lấy D sao cho AD = 8 cm. Đường trung trực (ảnh 1)

Tam giác ABC đều nên AB = AC = BC = 20 (cm) (tính chất)

AD + DB = AB

Suy ra: 8 + DB = 20

DB = 20 – 8 = 12 (cm)

F thuộc đường trung trực của AD (giả thiết) nên FA = FD (tính chất)

Chu vi tứ giác BCFD = BC + CF + FD + DB

                                 = BC + CF + FA + DB

                                 = BC + CA + DB

                                 = 20 + 20 + 12 = 52 (cm)

Vậy chu vi tứ giác BCFD là 52 cm.


Câu 5:

Cho ba điểm phân biệt H, I, K thẳng hàng, điểm I nằm giữa H và K. Gọi m và n lần lượt là đường trung trực của HI và IK. Khẳng định đúng là

Xem đáp án

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: B

Gọi ba điểm phân biệt H, I, K thẳng hàng cùng thuộc đường thẳng p

Ta có: m là đường trung trực của HI (giả thiết) nên m HI hay m p (1)

n là đường trung trực của IK (giả thiết) nên n IK hay n p (2)

Từ (1) và (2) suy ra m // n.


Câu 6:

Cho đường thẳng d là đường trung trực của đoạn thẳng HI (d cắt HI tại O). Điểm M không thuộc đường thẳng d và đoạn thẳng HI sao cho đường thẳng d cắt đoạn thẳng MI tại P. Khẳng định nào dưới đây đúng?

Xem đáp án

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: C

Cho đường thẳng d là đường trung trực của đoạn thẳng HI (d cắt HI tại O) (ảnh 1)

MI cắt d tại P nên P thuộc đường trung trực của HI

Suy ra PH = PI (tính chất đường trung trực)

Ta có: MI = MP + PI

Suy ra MI = MP + PH.


Câu 7:

Cho tam giác QJN cân tại Q có QR là tia phân giác góc JQN (R JN). Trên QR lấy điểm S. Tam giác SJN là tam giác

Xem đáp án

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: B

Cho tam giác QJN cân tại Q có QR là tia phân giác góc JQN (R thuộc JN). Trên QR lấy điểm S. (ảnh 1)

Tam giác JQN cân tại Q nên QJ = QN (tính chất)

Xét ∆JQR và ∆NQR có

QJ = QN

JQR^=NQR^ (QR là phân giác góc JQN)

QR là cạnh chung

Suy ra ∆JQR = ∆NQR (c.g.c)

Do đó JR = NR (hai cạnh tương ứng) suy ra R là trung điểm của JN (1)

JRQ^=NRQ^ (hai góc tương ứng)

JRQ^=NRQ^=1800 (kề bù)

Suy ra JRQ^=NRQ^=90°

Do đó QR JN tại R (2)

Từ (1) và (2) suy ra QR là đường trung trực của JN.

S QR (giả thiết) suy ra SJ = SN (tính chất đường trung trực)

Do đó tam giác SJN cân tại S.


Bắt đầu thi ngay

Bài thi liên quan


Có thể bạn quan tâm


Các bài thi hot trong chương