IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 10 Hóa học Giải SGK Hóa học 10 Chương 2: Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học và Định luật tuần hoàn

Giải SGK Hóa học 10 Chương 2: Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học và Định luật tuần hoàn

Bài 10: Ý nghĩa của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học

  • 956 lượt thi

  • 7 câu hỏi

  • 30 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Số hiệu nguyên tử z của các nguyên tố X, A, M, Q lần lượt là 6, 7, 20, 19. Nhận xét nào sau đây đúng?

Xem đáp án

D đúng

Vì:

Zx=6: 1s22s22p2ZA=7: 1s22s22p3ZM=20: 1s22s22p63s23p64s2ZQ=19: 1s22s22p63s23p64s1

 


Câu 2:

Số hiệu nguyên tử z của các nguyên tố X, A, M, Q lần lượt là 6, 7, 20, 19. Nhận xét nào sau đây đúng?

Xem đáp án

B đúng

Vì:

Zx=6: 1s22s22p2ZA=7: 1s22s22p3ZM=20: 1s22s22p63s23p64s2ZQ=19: 1s22s22p63s23p64s1

 


Câu 3:

Trong bảng tuần hoàn, nguyên tố X có số thứ tự 16, nguyên tố X thuộc:

Chọn đáp án đúng

Xem đáp án

C đúng

ZX=16: 1s22s22p63s23p4


Câu 4:

Dựa vào vị trí của nguyên tố Mg (Z = 12) trong bảng tuần hoàn:

a) Hãy nêu tính chất hóa học cơ bản của nó:

- Là kim loại hay phi kim.

- Hóa trị cao nhất đối với oxi.

- Viết công thức của oxit cao nhất và hidroxit tương ứng và tính chất của nó.

b) So sánh tính chất hóa học của nguyên tố Mg (Z = 12) với Na (Z = 11) và Al (Z = 13).

Xem đáp án

a) Cấu hình electron của nguyên tử Mg: 1s22s22p63s2

Mg có 2e ở lớp ngoài cùng nên thể hiện tính kim loại, hóa trị cao nhất với oxi là II, chất MgO là oxit bazơ và Mg(OH)2 là bazơ.

b) Na: 1s22s22p63s1

Mg: 1s22s22p63s2

Al: 1s22s22p63s23p1

- Có 1, 2, 3 electron ở lớp ngoài cùng nên đều là kim loại.

- Tính kim loại giảm dần theo chiều Na, Mg, Al.

- Tính bazơ giảm dần theo chiều NaOH, Mg(OH)2, Al(OH)3.


Câu 5:

a) Dựa vào vị trí của nguyên tố Br (Z = 35) trong bảng tuần hoàn, hãy nêu các tính chất sau:

- Tính kim loại hay tính phi kim.

- Hóa trị cao nhất trong hợp chất với oxi và với hiđro.

- Công thức hợp chất khí của brom với hiđro.

b) So sánh tính chất hóa học của Br với Cl (Z = 17) và I (Z = 53).

Xem đáp án

a) Br thuộc nhóm VIIA, chu kì 4 có 35 electron nên cấu hình theo lớp electron là 2, 8, 18, 7. Nó có 7e lớp ngoài cùng nên là phi kim. Hóa trị cao nhất với oxi là VII. Hóa trị trong hợp chất khí với hiđro là I và có công thức phân tử là HBr.

b) Tính phi kim giảm dần Cl, Br, I.


Câu 7:

Nguyên tố atatin (Z = 85) thuộc chu kì 6, nhóm VIIA. Hãy dự đoán tính chất hóa học cơ bản của nó và so sánh với các nguyên tố khác trong nhóm.

Xem đáp án

Nguyên tố atatin (Z = 85) thuộc chu kì 6, nhóm VIIA nên có 85e phân bố thành 6 lớp, lớp ngoài cùng có 7e nên thể hiện tính phi kim. At ở cuối nhóm VIIA, nên tính phi kim yếu nhất trong nhóm.


Bắt đầu thi ngay