Góc giữa đường thẳng và mặt phẳng
-
511 lượt thi
-
16 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Cho tứ diện ABCD có cạnh AB, BC, CD bằng nhau và vuông góc với nhau từng đôi một. Khẳng định nào sau đây đúng?
Từ giả thiết ta có\(\left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{AB \bot BC}\\{AB \bot CD}\end{array}} \right. \Rightarrow AB \bot (BCD)\)
Do đó\[\left( {AC,\left( {BCD} \right)} \right) = \left( {AC,BC} \right) = \widehat {ACB}\]
Đáp án cần chọn là: A
Câu 2:
Cho tam giác ABC vuông cân tại A và BC=a.. Trên đường thẳng qua A vuông góc với (ABC) lấy điểm SS sao cho \(SA = \frac{{a\sqrt 6 }}{2}\). Tính số đo góc giữa đường thẳng SA và (ABC)
\[SA \bot \left( {ABC} \right) \Rightarrow \left( {SA,\left( {ABC} \right)} \right) = {90^ \circ }\]
Đáp án cần chọn là: D
Câu 3:
Cho hình chóp S.ABC có đáy ABC là tam giác vuông cạnh huyền BC=a. Hình chiếu vuông góc của S lên (ABC) trùng với trung điểm BC. Biết SB=a. Tính số đo của góc giữa SA và (ABC).
Gọi H là trung điểm của BC suy ra
\[AH = BH = CH = \frac{1}{2}BC = \frac{a}{2}\]
Ta có:\[SH \bot \left( {ABC} \right) \Rightarrow SH = \sqrt {S{B^2} - B{H^2}} = \frac{{a\sqrt 3 }}{2}\]
\[\widehat {\left( {SA,\left( {ABC} \right)} \right)} = \widehat {\left( {SA,HA} \right)} = \widehat {SAH} = \alpha \]
\[ \Rightarrow \tan \alpha = \frac{{SH}}{{AH}} = \sqrt 3 \Rightarrow \alpha = {60^ \circ }\]
Đáp án cần chọn là: C
Câu 4:
Cho hình chóp S.ABCD, đáy ABCD là hình vuông cạnh bằng aa và \[SA \bot (ABCD)\] Biết \(SA = \frac{{a\sqrt 6 }}{3}\). Tính góc giữa SC và (ABCD).
Ta có: \[SA \bot \left( {ABCD} \right) \Rightarrow SA \bot AC\]
\[ \Rightarrow \widehat {\left( {SC;\left( {ABCD} \right)} \right)} = \widehat {\left( {SC,AC} \right)} = \widehat {SCA} = \alpha \]
ABCD là hình vuông cạnh\[a \Rightarrow AC = a\sqrt 2 ,SA = \frac{{a\sqrt 6 }}{3}\]
\[ \Rightarrow \tan \alpha = \frac{{SA}}{{AC}} = \frac{{\sqrt 3 }}{3} \Rightarrow \alpha = {30^ \circ }\]
Đáp án cần chọn là: A
Câu 5:
Cho hình chóp S.ABC có đáy ABC là tam giác đều cạnh a. Hình chiếu vuông góc của S lên (ABC) trùng với trung điểm H của cạnh BC. Biết tam giác SBC là tam giác đều. Tính số đo của góc giữa SA và (ABC).
Do H là hình chiếu của S lên mặt phẳng (ABC) nên \[SH \bot (ABC)\]
Vậy AH là hình chiếu của SA lên mp (ABC)
\[ \Rightarrow \left( {SA;\left( {ABC} \right)} \right) = \left( {SA;HA} \right) = \widehat {SAH}\] (do\[SH \bot \left( {ABC} \right) \Rightarrow SH \bot AH\]hay \[\widehat {SAH} < {90^0}\]Mà: \[{\rm{\Delta }}ABC = {\rm{\Delta }}SBC \Rightarrow SH = AH\]
Vậy tam giác SAH vuông cân tại H ⇒\[\widehat {SAH} = {45^0}\]
Đáp án cần chọn là: C
Câu 6:
Cho hình lập phương ABCD.A′B′C′D′. Gọi \[\alpha \] là góc giữa AC′ và mp .(A′BCD′). Chọn khẳng định đúng trong các khẳng định sau?
Gọi \(\left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{A\prime C \cap AC\prime = I}\\{C\prime D \cap CD\prime = H}\end{array}} \right.\)
mà\(\left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{C\prime D \bot CD\prime }\\{C\prime D \bot A\prime D'}\end{array}} \right. \Rightarrow C\prime D \bot (A\prime BCD\prime ) \Rightarrow IH\) là hình chiếu vuông góc của IC′ lên\[\left( {A'BCD'} \right) \Rightarrow \widehat {C'IH}\] là góc giữa\[IC'\] và \[\left( {A'BCD'} \right)\] và cũng là góc giữa AC′ và\[\left( {A'BCD'} \right).\] Mà\[\tan \widehat {C'IH} = \frac{{C'H}}{{IH}} = \frac{1}{{\sqrt 2 }}.2 = \sqrt 2 .\]
Đáp án cần chọn là: D
Câu 7:
Trong các mệnh đề sau mệnh đề nào đúng?
Đáp án A sai vì nếu trường hợp đường thẳng vuông góc với mặt phẳng thì định nghĩa đó không còn đúng.
Đáp án C sai vì (P) và (Q) có thể trùng nhau.
Đáp án D sai vì a,b có thể trùng nhau.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 8:
Cho hình chóp S.ABCD có \[SA \bot (ABCD)\] và đáy ABCD là hình chữ nhật. Gọi O là tâm của ABCD và I là trung điểm của SC. Khẳng định nào sau đây sai ?
Có IO là đường trung bình tam giác SAC nên \[IO//SA\;\] nên \[IO \bot (ABCD)\;\] nên A đúng.
Có \(\left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{BC \bot AB}\\{BC \bot SA}\end{array}} \right. \Rightarrow BC \bot SB\) nên B đúng
Và \(\left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{CD \bot AD}\\{CD \bot SA}\end{array}} \right. \Rightarrow CD \bot SD\) nên phương án D đúng.
Đáp án C sai vì nếu (SAC) là mặt phẳng trung trực của \[BD \Rightarrow BD \bot AC\] (vô lý).
Đáp án cần chọn là: C
Câu 9:
Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình vuông cạnh a, \[SA \bot (ABCD),\;SA = a\sqrt 6 \]. Gọi \[\alpha \] là góc giữa SC và mp(SAB). Chọn khẳng định đúng trong các khẳng định sau?
Bước 1:
Do \[BC \bot \left( {SAB} \right)\]⇒ B là hình chiếu của C lên (SAB)
Mà S là hình chiếu của chính nó lên (SAB).
⇒SB là hình chiếu của SC lên (SAB)
⇒ Góc giữa SC và (SAB) là góc giữa SC và SB và bằng \[\widehat {BSC}\]
Bước 2:
Ta có:
\[SB = \sqrt {S{A^2} + A{B^2}} = \sqrt {6{a^2} + {a^2}} = a\sqrt 7 \]
Xét tam giác SBC có
\[\tan \widehat {BSC} = \frac{{BC}}{{SB}} = \frac{a}{{a\sqrt 7 }} = \frac{1}{{\sqrt 7 }}.\]
Đáp án cần chọn là: B
Câu 10:
Cho hình chóp S.ABCD, với đáy ABCD là hình bình hành tâm O;AD,SA,AB đôi một vuông góc AD=8,SA=6. (P)là mặt phẳng qua trung điểm của AB và vuông góc với AB. Thiết diện của (P) và hình chóp có diện tích bằng?
Gọi E là trung điểm của AB.
Qua E kẻ\[EF \bot CD,EG \bot AB \Rightarrow \left( {EGF} \right) \bot AB\] và F,G là trung điểm của DC,SB.
Do\(\left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{(SBC) \cap (ABCD) = BC}\\{(EGF) \cap (ABCD) = FE}\\{FE//BC}\end{array}} \right. \Rightarrow \left( {SBC} \right) \cap \left( {EGF} \right) = GH//BC\) (định lý giao tuyến ba mặt phẳng)
Suy ra H là trung điểm của SC.
Vậy thiết diện là hình thang GHFE.
Vì \[GE//SA\] nên \[GE \bot \left( {ABCD} \right) \Rightarrow GE \bot FE\] nên thiết diện là hình thang vuông.
\[{S_{EGHF}} = \frac{{\left( {FE + GH} \right).GE}}{2} = \frac{{\left( {BC + \frac{1}{2}BC} \right).\frac{1}{2}SA}}{2} = \frac{{\left( {8 + 4} \right)3}}{2} = 18\]
Đáp án cần chọn là: D
Câu 11:
Cho hình chóp S.ABC có đáy ABC là tam giác đều cạnh a và SA=SB=SC=b. Gọi G là trọng tâm \[\Delta ABC\]. Độ dài SG là:
Theo bài ra hình chóp S.ABC là hình chóp tam giác đều.
Gọi H là trung điểm của BC, ta có\[SG \bot (ABC),G \in AH\]
Mà\[AH = \frac{{a\sqrt 3 }}{2} \Rightarrow AG = \frac{2}{3}AH = \frac{{a\sqrt 3 }}{3}\]
Tam giác SAG vuông tại G nên theo định lý Pi-ta-go ta có :
\[SG = \sqrt {S{A^2} - A{G^2}} = \sqrt {{b^2} - \frac{{{a^2}}}{3}} = \sqrt {\frac{{3{b^2} - {a^2}}}{3}} = \frac{{\sqrt {9{b^2} - 3{a^2}} }}{3}\]
Đáp án cần chọn là: C
Câu 12:
Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình vuông. Mặt bên SAB là tam giác đều có đường cao SH vuông góc với mp(ABCD). Gọi α là góc giữa BD và mp(SAD). Chọn khẳng định đúng trong các khẳng định sau?
Gọi I là trung điểm \[{\rm{AS}} \Rightarrow {\rm{BI}} \bot {\rm{SA}}\]
Ta có:\[SH \bot \left( {ABCD} \right) \Rightarrow SH \bot AD\]
Mà \[AD \bot AB\] nên \[AD \bot \left( {SAB} \right) \Rightarrow AD \bot BI\]
Suy ra\[BI \bot (SAD) \Rightarrow \alpha = \widehat {IDB}\]
Ta có: \[BI = \frac{{AB\sqrt 3 }}{2},BD = AB\sqrt 2 \Rightarrow \sin \alpha = \frac{{BI}}{{BD}} = \frac{{\sqrt 3 }}{{2\sqrt 2 }}\]
Đáp án cần chọn là: D
Câu 13:
Cho tứ diện ABCD đều. Gọi α là góc giữa AB và mp(BCD). Chọn khẳng định đúng trong các khẳng định sau?
Gọi H là hình chiếu của A lên mp(BCD), a là độ dài cạnh của tứ diện ABCD.
Ta có\[\alpha = \widehat {ABH},BH = \frac{{a\sqrt 3 }}{3} \Rightarrow \cos \alpha = \frac{{BH}}{{AB}} = \frac{{\sqrt 3 }}{3}\]
Đáp án cần chọn là: A
Câu 14:
Cho hình thoi ABCD có tâm \(O,\widehat {ADC} = {60^0},AC = 2a\). Lấy điểm S không thuộc (ABCD) sao cho \[SO \bot (ABCD)\] Gọi \[\alpha \] là góc giữa đường thẳng SB và mặt phẳng (ABCD) và \[tan\alpha = \frac{1}{2}\]. Gọi \[\beta \] là góc giữa SC và (ABCD)(ABCD), chọn mệnh đề đúng :
Vì \[SO \bot (ABCD)\;\] nên OB là hình chiếu của SB trên mặt phẳng đáy.
Do đó \[\alpha = \left( {SB,\left( {ABCD} \right)} \right) = \left( {SB,OB} \right) = \widehat {SBO}\] và \[\beta = \left( {SC,\left( {ABCD} \right)} \right) = \left( {SC,OC} \right) = \widehat {SCO}\] Hình thoi ABCD có \[AC = 2a,\widehat {ADC} = {60^0} \Rightarrow {\rm{\Delta }}ADC\] đều \[ \Rightarrow AD = 2a\]
Tam giác AOD vuông tại O nên \[OD = \sqrt {A{D^2} - A{O^2}} = \sqrt {4{a^2} - {a^2}} = a\sqrt 3 \Rightarrow OB = a\sqrt 3 \]
Lại có \[\tan \alpha = \frac{1}{2} \Rightarrow \frac{{SO}}{{OB}} = \frac{1}{2} \Rightarrow SO = \frac{1}{2}OB = \frac{1}{2}.a\sqrt 3 = \frac{{a\sqrt 3 }}{2}\] Vậy \[\tan \beta = \tan \widehat {SCO} = \frac{{SO}}{{OC}} = \frac{{\frac{{a\sqrt 3 }}{2}}}{a} = \frac{{\sqrt 3 }}{2}\]
Đáp án cần chọn là: C
Câu 15:
Cho hình chóp S.ABC có đáy ABC là tam giác vuông tại B, AB=a, BC=2a, SA vuông góc với mặt phẳng đáy và \(SA = \sqrt {15} a\) (tham khảo hình bên)
Góc giữa đường thẳng SC và mặt phẳng đáy bằng
Bước 1:
SA vuông góc với mặt phẳng đáy nên hình chiếu của SC lên (ABC) là AC.
Bước 2:
Góc giữa SC và (ABC) là\[\widehat {SCA}\]
Bước 3:
\[\begin{array}{l}AC = \sqrt {A{B^2} + B{C^2}} = a\sqrt 5 \\\tan \widehat {SCA} = \frac{{SA}}{{AC}} = \frac{{a\sqrt {15} }}{{a\sqrt 5 }} = \sqrt 3 \\ \Rightarrow \widehat {SCA} = {60^0}\end{array}\]
Đáp án cần chọn là: D
Câu 16:
Cho hình chóp S.ABCD có đáy là hình vuông cạnh a, SA vuông góc với (ABCD) và SA=2a. Gọi G là trọng tâm tam giác SAB, αα là góc tạo bởi đường thẳng CG và mặt phẳng (SAC). Tính \[sin\alpha .\]
Bước 1:
Gọi O là tâm của ABCD.
M là trung điểm của AO, N là trung điểm của AB.
Qua G kẻ GP song song với MN \[(P \in SM).\]
Ta có ABCD là hình vuông nên \[BD \bot AC\]. Mà \[MN||BD \Rightarrow MN \bot AC\].
Ta lại có \[MN \bot SA\left( {SA \bot \left( {ABCD} \right)} \right)\]
\[\begin{array}{l}MN \bot \left( {SAC} \right)\\GP||MN \Rightarrow GP \bot \left( {SAC} \right)\end{array}\]
Bước 2:
Hình chiếu của C lên (SAC) là C, hình chiếu của G lên (SAC) là P.
=> Hình chiếu của CG lên (SAC) là CP
Góc giữa CG và (SAC) là góc giữa CG và CP và bằng \[\widehat {GCP} = \alpha \]
Bước 3:
\[GP = \frac{2}{3}MN = \frac{2}{3}.\frac{1}{2}OB = \frac{1}{3}.\frac{1}{2}BD = \frac{1}{6}.a\sqrt 2 \]
Kẻ\[PQ||SA \Rightarrow PQ = \frac{1}{3}SA = \frac{{2a}}{3}\]
\[\begin{array}{*{20}{l}}{CQ = \frac{1}{3}MA + 3MA = \frac{{10}}{3}.MA}\\{ = \frac{{10}}{3}.\frac{1}{4}AC = \frac{5}{6}AC = \frac{{5.a\sqrt 2 }}{6}}\\{ \Rightarrow CP = \sqrt {C{Q^2} + P{Q^2}} }\\{ = \sqrt {\frac{{25{a^2}}}{{18}} + \frac{{4{a^2}}}{9}} = a\sqrt {\frac{{11}}{6}} }\\{ \Rightarrow CG = \sqrt {C{P^2} + G{P^2}} = \frac{{a\sqrt {17} }}{3}}\\{ \Rightarrow \sin \alpha = \frac{{GP}}{{CG}} = \frac{{\sqrt 2 }}{6}.\frac{3}{{\sqrt {17} }} = \frac{1}{{\sqrt {34} }}}\end{array}\]
Đáp án cần chọn là: B