IMG-LOGO

Tuyển tập 30 đề thi THPT quốc gia môn Vật lý năm 2022 (Đề 6)

  • 5527 lượt thi

  • 40 câu hỏi

  • 50 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Sóng cơ học là

Xem đáp án

Đáp án B

Sóng cơ học là những dao động cơ lan truyền trong môi trường vật chất theo thời gian.


Câu 2:

Khi nói về dao động điều hòa, phát biểu nào sau là đúng?

Xem đáp án

Đáp án B

Câu A, D sai vì dao động của con lắc đơn (hay con lắc lò xo) nếu bỏ qua lực ma sát,… là dao động điều hòa, khi chịu tác dụng của lực ma sát thì dao động trở thành dao động tắt dần.

Câu B sai vì cơ năng của vật dao động điều hòa có biểu thức: W=12kA2 phụ thuộc vào biên độ.

Câu C đúng vì hợp lực tác dụng lên vật dao động điều hòa luôn hướng về vị trí cân bằng.


Câu 3:

Đặt vào hai đầu cuộn cảm L=2π(H) một mạch điện có biểu thức điện áp u=1202cos120πt+π4V. Cảm kháng của cuộn cảm là

Xem đáp án

Đáp án B

Từ phương trình, ta có tần số góc: ω=120πrad/s.

Cảm kháng của cuộn cảm: ZL=ωL=120π.2π=240Ω.


Câu 5:

Hiện tượng nào sau đây khẳng định ánh sáng có tính chất sóng?

Xem đáp án

Đáp án A

Hiện tượng giao thoa ánh sáng là bằng chứng thực nghiệm quan trọng khẳng định ánh sáng có tính chất sóng.


Câu 6:

Công thoát của electron khỏi kim loại là 6,625.1019J. Biết h=6,625.1014J.s,c=3.108m/s. Giới hạn quang điện của kim loại này là

Xem đáp án

Đáp án A 

Áp dụng công thức tính giới hạn quang điện: λ0=hcA=6,625.1034.3.1086.625.109=3.107=300nm.


Câu 8:

Hai điện tích q1 và q2 đặt cách nhau 20 cm trong không khí, chúng đẩy nhau một lực F = 1,8N. Biết q1+q2=6.106C và q2>q1. Giá trị của q1,q2

Xem đáp án

Đáp án A

Hai điện tích đẩy nhau nên chúng cùng dấu, mặt khác tổng hai điện tích này là số âm do đó có hai điện tích đều âm: F=kq1q2r2q1q2=Fr2k=8.1012.

Hai điện tích q1 và q2 đặt cách nhau 20 cm trong không khí, chúng đẩy (ảnh 1)

Kết hợp với giả thiết q1+q2=6.106C, ta có hệ phương trình q1+q2=6.106q1q2=8.1012

Áp dụng hệ thức Vi−ét q1, q2 là hai nghiệm của phương trình X26.106X+8.1012=0q1=2.106Cq2=4.106Cq1=4.106Cq2=2.106C vì q2>q1q1=4.106Cq2=2.106C

Lực tĩnh điện giữa hai điện tích F=kq1q2εr2N.

Hai điện tích cùng dấu q1.q2 > 0 thì hút nhau, hai điện tích khác dấu q1.q2 < 0 thì đẩy nhau.

Áp dụng hệ thức Vi−ét để xác định điện tích q1, q2 khi biết tổng và tích của chúng:

X2−SX+P = 0 (với S =q1+q2 và P =q1.q2)


Câu 9:

Cho khối lượng của hạt nhân C12 là mC=12,00000u;mp=1,00728u;mn=1,00867u,1u=1,66058.1027kg; 1eV=1,6.1019J;c=3.108m/s. Năng lượng tối thiểu để tách hạt nhân C12 thành các nuclôn riêng biệt là

Xem đáp án

Đáp án B

Năng lượng cần để tách hạt nhân C12 thành các nuclôn riêng biệt bằng năng lượng liên kết của hạt nhân. Hạt nhân 612C có 6 prôtôn và 6 nơtrôn.

ΔElk=Δm.c2=(6mp+6mnmc)c2=(6.1,00728+6.1,0086712).931.5=89,4MeV.


Câu 10:

Bản chất lực tương tác giữa các nuclôn trong hạt nhân là

Xem đáp án

Đáp án D

Bản chất lực tương tác giữa các nuclôn trong hạt nhân là lực tương tác mạnh.


Câu 11:

Dùng kính lúp có độ tụ 50 dp để quan sát vật nhỏ AB. Mắt có điểm cực cận cách mắt 20 cm, đặt cách kính 5 cm và ngắm chừng ở điểm cực cận. Số bội giác của kính là

Xem đáp án

Đáp án B

Tiêu cự kính lúp: f=150=0,02m=2cm.

+ Sơ đồ tạo ảnh: ABd=dCO1A1B1d'           dM=OCC5MatV

d'=5OCC=15k=d'ff=1522=8,5=G.


Câu 13:

Hai mạch dao động điện từ lí tưởng đang có dao động điện từ tự do cùng cường độ dòng điện cực đại I0. Chu kì dao động riêng của mạch thứ nhất là T1 của mạch thứ hai là T2 = 2T1. Khi cường độ dòng điện của hai mạch có cùng độ lớn và nhỏ hơn I0 thì độ lớn điện tích trên một bản tụ điện của mạch dao động thứ nhất là và của mạch dao động thứ hai là q2. Tỉ số q1q2 là:

Xem đáp án

Đáp án C

Ta có: 

qiqQ02+iI02=1qI0ω2+iI0=1q2=1ω2I02i2q=T2πI02i02

Theo giả thiết, suy ra: q1q2=T1T2=0,5.

Các đại lượng trong mạch dao động LC:

− Tần số góc và chu kì: ω=1LCT=2πω=2πLC.

+ Cường độ dòng điện cực đại: I0=ωQ0.

+ Điện áp cực đại: U0=Q0C.

− Mối quan hệ về pha giữa các đại lượng:

qiqQ02+iI02=1uiuU02+iI02=1


Câu 14:

Trong dao động điều hòa, mối quan hệ giữa li độ, vận tốc và gia tốc là

Xem đáp án

Đáp án D

Trong dao động điều hòa, gia tốc và li độ ngược pha nhau a=ω2x.


Câu 15:

Cường độ dòng điện i=4cos120πt A, t được tính bằng giây, có tần số bằng

Xem đáp án

Đáp án B

Tần số: f=ω2π=120π2π=60Hz.


Câu 16:

Hiện tượng quang điện là?

Xem đáp án

Đáp án A

Hiện tượng quang điện là hiện tượng electron bứt ra khỏi bề mặt tấm kim loại khi có ánh sáng thích hợp chiếu vào nó.


Câu 18:

Quang phổ liên tục dùng để xác định

Xem đáp án

Đáp án B

Quang phổ liên tục dùng để xác định nhiệt độ của các vật phát sáng.

Quang phổ liên tục

+ Đặc điểm: Chỉ phụ thuộc nhiệt độ, không phụ thuộc thành phần cấu tạo của chất liệu nguồn phát.

+ Ứng dụng: Để xác định nhiệt độ vật sáng (các vật ở xa như mặt trời, các sao…).


Câu 20:

Độ hụt khối của hạt nhân ZAX là (đặt N=AZ) là

Xem đáp án

Đáp án C

Độ hụt khối của hạt nhân: Δm=Nmn+Zmpm.


Câu 21:

Đặt điện áp xoay chiều u=2006cosωtV (ω thay đổi được) vào hai đầu đoạn mạch gồm điện trở 1003Ω, cuộc cảm thuần và tụ điện mắc nối tiếp. Điều chỉnh để cường độ dòng điện hiệu dụng trong đoạn mạch đạt cực đại Imax. Giá trị của Imax bằng

Xem đáp án

Đáp án C

Cường độ hiệu dụng trong mạch đạt cực đại khi cộng hưởng Z=RImax=UZ=UR=20031003=2A.

Điều kiện mạch điện xoay chiều xảy ra cộng hưởng khi: ZL=ZC.

Khi mạch xảy ra cộng hưởng thì cường độ dòng điện cực đại: Imax=UZmin=UR.


Câu 23:

Sóng truyền trên một sợi dây hai đầu cố định có bước sóng λ. Muốn có sóng dừng trên dây thì chiều dài của dây phải có giá trị nào dưới đây?

Xem đáp án

Đáp án B

Sóng dừng trên một sợi dây hai đầu cố định có chiều dài: l=kλ2

Với k = l thì l=λ2.


Câu 24:

Đặt điện áp u=U0cos100πtπ3V vào hai đầu một tụ điện có điện dung 0,2πmF. Ở thời điểm điện áp giữa hai đầu tụ điện là 150 V thì cường độ dòng điện trong mạch là 4 A. Biểu thức cường độ dòng điện trong mạch là

Xem đáp án

Đáp án B

ZC=1ωC=1100π.2.104π=50Ω.

Dựa vào hệ thức: i12I02+u12U02=1 (Thay U0=I0ZC150I0.502+4I02=1I0=5A.

Vì mạch chỉ có C nên I sớm pha hơn u là π2 nên: i=5cos100πtπ3+π2=5cos100πt+π6A.


Câu 25:

Khi hoạt động, máy phát điện xoay chiều ba pha tạo ra ba suất điện động xoay chiều hình sin cùng tần số, cùng biên độ và lệch pha nhau:

Xem đáp án

Đáp án A

Máy phát điện xoay chiều ba pha tạo ra suất điện động xoay chiều lệch pha nhau 2π3.


Câu 26:

Chọn phương án sai. Tia hồng ngoại

Xem đáp án

Đáp án D


Câu 27:

Con lắc lò xo treo thẳng đứng dao động điều hòa, vị trí cân bằng độ giãn lò xo là Δl0 biên độ dao động A > Δl0 độ cứng là xo là k.  Lực đàn hồi của lò xo có độ lớn nhỏ nhất trong quá trình dao động là

Xem đáp án

Đáp án B

Khi AΔl0, lực đàn hồi của lò xo nhỏ nhất Fdhmin=0.

Lực đàn hồi của con lắc lò xo thẳng đứng

− Lực đàn hồi cực đại: Fdhmax=kΔl0+A ở vị trí biên dương.

− Lực đàn hồi cực tiểu có hai trường hợp:

+TH1: AΔl0, lực đàn hồi của lò xo nhỏ nhất Fdhmin=0 tại vị trí l0

+TH2: A<Δl0, lực đàn hồi của lò xo nhỏ nhất Fdhmin=kΔl0A tại vị trí biên âm.


Câu 30:

Hai dao động điều hòa thành phần cùng phương, cùng tần số, có biên độ lần lượt là 8 cm và 12 cm, biên độ dao động tổng hợp không thể là

Xem đáp án

Đáp án C

Điều kiện của biên độ dao động tổng hợp: A1A2AA1+A2

128A12+84A20. Như vậy, A không thể là 3 cm.


Câu 32:

Khi mức cường độ âm tại một điểm trong môi trường truyền âm tăng thêm 70 dB thì cường độ âm tại điểm đó tăng

Xem đáp án

Đáp án A

Ta có: 

L2=L1+70L2L1=10logI2I1=70I2I1=107I2=107I1.


Câu 34:

Khi chiều dài dây treo tăng 20 % thì chu kì dao động điều hòa của con lắc đơn

Xem đáp án

Đáp án C

Ta có: T~l.

Chiều dài lúc sau: l2=l1+20%.l1=1,2l1

Chu kì dao động của con lắc đơn lúc này: T2T1=l2l1=1,2l1l1=1,2=1,095T2=1,0954.T1

Chu kì con lắc lúc này tăng so với ban đầu: l2l1l1.100=0,0954l1l1.100=9,54%.


Câu 36:

Trong thí nghiệm Y−âng về giao thoa ánh sáng đơn sắc có bước sóng λ. Trên màn quan sát, tại điểm M có vân sáng bậc k. Lần lượt tăng rồi giảm khoảng cách giữa hai khe một đoạn Δa sao cho vị trí vân trung tâm không thay đổi thì thấy M lần lượt có vân sáng k1k2. Kết quả đúng là

Xem đáp án

Đáp án A

Tại M là vị trí của vân sáng bậc kxM=kDλaa=kDλxM1

Thay đổi a một lượng Δa ta có: 

xM=k1Dλa+Δaa+Δa=k1DλxMxM=k2DλaΔaaΔa=k2DλxM2a=k1+k2DλxM 2

Từ (1) và 22k=k1+k2.


Câu 37:

Một vật có khối lượng m1 = 1,25 kg mắc vào lò xo nhẹ có độ cứng k = 200 N/m, đầu kia của lò xo gắn chặt vào tường. Vật và lò xo đặt trên mặt phẳng nằm ngang có ma sát không đáng kể. Đặt vật thứ hai có khối lượng m2 = 3,75 kg  sát với vật thứ nhất rồi đẩy chậm hai vật cho lò xo bị nén lại 8 cm. Khi thả nhẹ chúng ra, lò xo đẩy hai vật chuyển động về một phía. Lấy π2 = 10, khi lò xo giãn cực đại lần đầu tiên thì hai vật cách xa nhau một đoạn là

Xem đáp án

Đáp án A

Một vật có khối lượng m1 = 1,25 kg mắc vào lò xo nhẹ  (ảnh 1)

Tại vị trí cân bằng hai vật sẽ có tốc độ cực đại, ngay sau đó vật m1 sẽ chuyển động chậm dần về biên, vật m2 thì chuyển động thẳng đều với vận tốc cực đại do đó hai vật sẽ tách ra khỏi nhau tại vị trí này.

Lò xo giãn cực đại lần đầu tiên khi m1 đi đến biên dương lần đầu, biên độ dao động của vật m1 sau khi m2 tách khỏi là

vmax=ωA=ω'A'A'=ωAω'=km1+m2Akm1=2001,25+3,75.82001,25=4 cm

Chu kì dao động mới của m1:T=2πm1k=0,5s thời gian để vật đi từ vị trí cân bằng đến vị trí lò xo giãn cực đại x=+A lần đầu tiên là Δt=T4=0,125s.

Quãng đường mà m2 đã đi được trong khoảng thời gian này là x2=vmax.t=ωA=2π cm

Khoảng cách giữa hai vật sẽ là Δx=x2x1=2π4cm.


Câu 38:

Một sóng hình sin đang lan truyền đến một sợi dây theo chiều dương của trục Ox. Đường (1) mô tả hình dạng của sợi dây tại thời điểm t1 và đường (2) mô tả hình dạng của sợi dây tại thời điểm t2=t1+0,1s. Vận tốc của phần tử tại Q trên dây ở thời điểm t3=t2+0,8s là

Một sóng hình sin đang lan truyền đến một sợi dây theo chiều dương (ảnh 1)

Xem đáp án

Đáp án B

Ta thấy rằng trong khoảng thời gian Δt = 0,1s. Sóng truyền đi được quảng đường là λ12T=12.0,1=1,2s.

Tần số của sóng ω=2πT=5π3rad/s.

Tại thời điểm điểm t = 1s điểm Q đi qua vị trí có li độ u = −2cm theo chiều âm.

Đến thời điểm t3=t1+0,9s tương ứng với góc quét Δφ=ωt3t1=3π2

Từ hình vẽ, ta xác định được: v=vmax2=ωA2=1,047 m/s.

Một sóng hình sin đang lan truyền đến một sợi dây theo chiều dương (ảnh 2)


Câu 39:

Một hạt α có động năng 3,9 MeV đến đập vào hạt nhân 1327Al đứng yên gây nên phản ứng hạt nhân α+1327Aln+1530p,α+1327Aln+1530P. Cho mα=4,0015u;mn=1,0087u;nAl=26,97345u;mp=29,97005u;1uc2=931MeV. Tổng động năng của các hạt sau phản ứng là

Xem đáp án

Đáp án D

ΔE=mαmAlmnmpc23,5MeVWn+Wp=Wα+ΔE=0,4MeV.

Bài toán liên quan đến phản ứng hạt nhân kích thích

Dùng hạt nhẹ A (gọi là đạn) bắn phá hạt nhân B đứng yên (gọi là bia):

A+BC+D (nếu bỏ qua bức xạ gamma)

Đạn thời dùng là các hạt phóng xạ, ví dụ: 24α+714N816O+11H24α+1327Al1530P+01n

Để tìm động năng, vận tốc của các hạt dựa vào hai định luật bảo toàn động lượng và bảo toàn năng lượng: mAvA=mCvC+mDvDΔE=mA+mBmCmDc2=WC+WDWA

Tổng động năng của các hạt sau phản ứng:

Ta tính ΔE=mA+mBmCmDc2

Tổng động năng của các hạt tạo thành: WC+WD=ΔE+WA.


Bắt đầu thi ngay