Trắc nghiệm Hóa 10 Dạng 1. Câu hỏi lí thuyết cấu tạo nguyên tử có đáp án
-
1343 lượt thi
-
50 câu hỏi
-
40 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Các hạt cấu tạo nên hạt nhân của hầu hết nguyên tử là
Đáp án đúng là: C
Hạt nhân của hầu hết các nguyên tử gồm: proton và neutron (trừ H không có neutron).
Câu 2:
Điều khẳng định nào sau đây không đúng?
Đáp án đúng là: A
Phát biểu A không đúng vì hạt nhân nguyên tử được cấu tạo nên bởi các hạt proton, neutron.
Câu 3:
Hạt mang điện trong hạt nhân nguyên tử là
Đáp án đúng là: B
Hạt nhân gồm hai loại hạt là proton và neutron. Trong đó, proton mang điện tích dương còn neutron không mang điện.
Câu 4:
Phát biểu nào sau đây không đúng?
Đáp án đúng là: B
Phát biểu B không đúng vì nguyên tử có cấu tạo rỗng.
Câu 5:
Trong nguyên tử, hạt mang điện là
Đáp án đúng là: D
Trong nguyên tử, hạt mang điện là proton (mang điện dương) và electron (mang điện âm).
Câu 6:
Nguyên tử luôn trung hoà về điện nên
Đáp án đúng là: C
Trong nguyên tử, hạt proton mang điện tích dương; hạt electron mang điện tích âm; hạt neutron không mang điện.
Nguyên tử trung hòa về điện nên số hạt electron = số hạt proton.
Câu 7:
Nếu hạt nhân nguyên tử có Z hạt proton thì
Đáp án đúng là: D
Phát biểu A sai vì số đơn vị điện tích hạt nhân là Z;
Phát biểu B sai vì điện tích hạt nhân là +Z ;
Phát biểu C sai vì số hạt neutron N = A – Z.
Phát biểu D đúng vì số hạt mang điện trong nguyên tử là P + E = 2Z.
Câu 8:
Nguyên tử P (phosphorus) có Z = 15, A = 31 nên nguyên tử P có
Đáp án đúng là: C
Ta có số proton = số electron = Z = 15.
Số neutron = A – Z = 31 – 15 = 16.
Câu 9:
Nguyên tố hóa học là những nguyên tử có cùng
Đáp án đúng là: C
Nguyên tố hóa học là những nguyên tử có cùng số proton trong hạt nhân, nhưng số neutron là khác nhau dẫn đến số khối của chúng là khác nhau.
Câu 10:
Trong nguyên tử, loại hạt có khối lượng không đáng kể so với các hạt còn lại là
Đáp án đúng là: C
Trong nguyên tử, hạt proton và neutron có khối lượng xấp xỉ nhau và xấp xỉ 1 amu. Hạt electron có khối lượng khoảng 0,00055 amu. Do đó, hạt electron có khối lượng không đáng kể so với các hạt còn lại.
Câu 11:
Đáp án đúng là: D
Số khối và điện tích hạt nhân là các đại lượng đặc trưng của nguyên tử.
Câu 12:
Nguyên tử X có 26 proton trong hạt nhân. Cho các phát biểu sau về X:
(1) X có 26 neutron trong hạt nhân.
(2) X có 26 electron ở vỏ nguyên tử.
(3) X có điện tích hạt nhân là +26.
(4) Khối lượng nguyên tử X là 26 amu.
Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là
Đáp án đúng là: B
Phát biểu (1) sai vì chỉ từ số proton chưa thể xác định được số neutron của nguyên tử.
Phát biểu (2) đúng vì trong nguyên tử, số proton = số electron.
Phát biểu (3) đúng vì nguyên tử có Z proton có điện tích hạt nhân là +Z.
Phát biểu (4) sai vì 26 amu mới là khối lượng của proton có trong nguyên tử.
Câu 13:
Số đơn vị điện tích hạt nhân của nguyên tử có kí hiệu là
Đáp án đúng là: D
Để biểu diễn kí hiệu nguyên tử, người ta biểu diễn các đại lượng đặc trưng (số khối, số hiệu nguyên tử) ở phía bên trái kí hiệu hóa học, trong đó số khối A ở phía trên, số hiệu nguyên tử Z ở phía dưới.
Như vậy trong kí hiệu nguyên tử thì 11 là số hiệu nguyên tử, cũng là số đơn vị điện tích hạt nhân.
Câu 14:
Cho nguyên tố có ký hiệu điều khẳng định nào sau đây đúng:
Đáp án đúng là: A
Dựa vào kí hiệu nguyên tử xác định được, Fe có:
- Số proton = số electron = số hiệu nguyên tử = 26 (vậy A đúng).
- Số khối: 56.
- Số neutron = A – Z = 56 – 26 = 30.
Câu 15:
Năm 1911, Rơ-đơ-pho (E. Rutherford) và các cộng sự đã dùng các hạt α bắn phá lá vàng mỏng và dùng màn huỳnh quang đặt sau lá vàng để theo dõi đường đi của các hạt α. Kết quả thí nghiệm đã rút ra các kết luận về nguyên tử như sau
(1) Nguyên tử có cấu tạo rỗng.
(2) Hạt nhân nguyên tử có kích thước rất nhỏ so với kích thước nguyên tử.
(3) Hạt nhân nguyên tử mang điện tích âm.
(4) Xung quanh nguyên tử là các electron chuyển động tạo nên lớp vỏ nguyên tử.
Số kết luận sai là:
Đáp án đúng là: B
Kết luận (3) sai do hạt nhân nguyên tử mang điện tích dương.
Kết luận (4) sai do xung quanh hạt nhân là các electron chuyển động tạo nên lớp vỏ nguyên tử.
Câu 16:
Phát biểu nào sau đây không chính xác:
Đáp án đúng là: D
Phát biểu D sai vì nguyên tử chỉ có 1 proton và 1electron, không có neutron trong thành phần cấu tạo (nguyên tử duy nhất có đặc điểm này).
Câu 17:
Để đo kích thước của hạt nhân, nguyên tử... hay các hệ vi mô khác, người ta không dùng các đơn vị đo phổ biến đối với các hệ vĩ mô như cm, m, km... mà thường dùng đơn vị đo nanomet (nm) hay angstrom (). Cách đổi đơn vị đúng là
Đáp án đúng là: C
A sai vì 1 nm = 10–9 m.
B sai vì 1 =10–10 m.
D sai vì 1 =10–1 nm.
Câu 18:
Nhận định đúng nhất là
Đáp án đúng là: B
A sai vì các nguyên tử này giống nhau về tính chất hóa học nhưng khác nhau về tính chất vật lí đối với các đồng vị.
C sai vì nguyên tố hóa học là những nguyên tử có cùng điện tích hạt nhân (suy ra có cùng số proton).
D sai vì nguyên tố hóa học là những nguyên tử (không phải nguyên tố) có cùng điện tích hạt nhân.
Câu 19:
Một ion có 8 proton, 8 neutron và 10 electron. Ion này có điện tích là
Đáp án đúng là: A
Điện tích hạt nhân của ion là: +8
Điện tích lớp vỏ electron của ion là: -10
⇒ Ion có điện tích là: 2-.
Câu 20:
Nhóm các nguyên tử nào dưới đây thuộc cùng một nguyên tố hóa học ?
Đáp án đúng là: D
thuộc cùng một nguyên tố hóa học do có cùng số hiệu nguyên tử Z là 8.
Câu 21:
Trong nguyên tử X có 92 proton, 92 electron, 143 neutron. Kí hiệu hạt nhân nguyên tử X là
Đáp án đúng là: D
Vì số khối A = Z + N = 235; Z = 92. Suy ra kí hiệu nguyên tử là .
Câu 22:
Cho các phát biểu sau:
(1) Tất cả hạt nhân nguyên tử của các nguyên tố đều luôn có 2 loại hạt cơ bản là proton và neutron.
(2) Khối lượng nguyên tử tập trung ở lớp vỏ electron.
(3) Số khối (A) có thể có giá trị lẻ.
(4) Trong nguyên tử, số electron bằng số proton.
(5) Trong hạt nhân nguyên tử, hạt mang điện là proton và electron.
Số phát biểu sai là:
Đáp án đúng là: B
(1) sai vì nguyên tử chỉ có 1 proton trong hạt nhân, không có hạt neutron.
(2) sai vì khối lượng nguyên tử tập trung ở hạt nhân nguyên tử.
(3) sai vì số khối bằng tổng số hạt proton (Z) và tổng số neutron (N) mà số lượng các hạt Z, N đều là số nguyên dương nên không thể là số lẻ.
(4) đúng.
(5) sai vì trong nguyên tử (chứ không phải trong hạt nhân) hạt mang điện là proton và electron.
Vậy các phát biểu sai là (1), (2), (3), (5).
Câu 23:
Nguyên tử hay ion nào dưới đây có số proton nhiều hơn số electron?
Đáp án đúng là: B
Nguyên tử trung hòa điện nên số proton bằng số electron.
Ion dương được tạo thành do nguyên tử mất electron nên trong ion dương số proton nhiều hơn số electron.
Ion âm được tạo thành do nguyên tử nhận thêm electron nên trong ion âm số proton sẽ ít hơn số electron.
Câu 24:
Nguyên tử canxi có kí hiệu là . Phát biểu sai là
Đáp án đúng là: D
Phát biểu D sai vì tổng số hạt là 40 + 20 = 60.
Câu 25:
Đáp án đúng là: A
Hạt nhân được cấu tạo nên từ hai loại hạt: proton; neutron.
Proton mang điện tích dương còn neutron không mang điện, do đó điện tích của hạt nhân do proton quyết định.
Câu 26:
Kí hiệu nguyên tử thể hiện đầy đủ các đặc trưng về nguyên tử, vì nó cho biết:
Đáp án đúng là: C
Kí hiệu nguyên tử thể hiện đầy đủ các đặc trưng về nguyên tử, vì nó cho biết số khối A và số hiệu nguyên tử Z.
Câu 27:
Nhận định nào sau đây là sai?
Đáp án đúng là: A
Nhận định A sai vì hạt nhân nguyên tử được cấu tạo nên bởi các hạt proton, neutron.
Câu 28:
Có những phát biểu sau đây về các đồng vị của cùng một nguyên tố hóa học:
1) Các đồng vị có tính chất hóa học giống nhau.
2) Các đồng vị có tính chất vật lí khác nhau.
3) Các đồng vị có cùng số electron ở vỏ nguyên tử.
4) Các đồng vị có cùng số proton nhưng khác nhau về số khối.
Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là
Đáp án đúng là: D
Cả 4 phát biểu trên đều đúng.
Câu 29:
Các đồng vị được phân biệt bởi yếu tố nào sau đây:
Đáp án đúng là: A
Đồng vị là các nguyên tử có cùng số proton nhưng khác nhau số neutron nên số khối của chúng là khác nhau.
Câu 30:
Cho 16O, 17O, 18O và 1H, 2H. Số phân tử H2O tạo thành là
Đáp án đúng là: D
Cách 1: Số phân tử nước tạo thành là:
1H16O1H; 1H16O2H; 2H16O2H; 1H17O1H; 1H17O2H; 2H17O2H; 1H18O1H; 1H18O2H; 2H18O2H.
Cách 2: Công thức tính số phân tử dạng A2B với A có n đồng vị và B có m đồng vị:Áp dụng công thức số phân tử của H2O là
Câu 31:
Trong tự nhiên nguyên tố magnessium có 3 đồng vị bền. Các đồng vị đó đều có cùng?
Đáp án đúng là: C
Đồng vị là tập hợp các nguyên tử có cùng số proton trong hạt nhân.
Lại có số proton = số đơn vị điện tích hạt nhân.
Câu 32:
Cho kí hiệu nguyên tử của nguyên tố oxygen là , nguyên tử nào sau đây là đồng vị của oxygen?
Đáp án đúng là: B
\[{}_8^{17}Y\]là đồng vị của \[{}_8^{16}O\]do cùng có 8 proton trong hạt nhân.
Câu 33:
Cho kí hiệu nguyên tử của nguyên tố chlorine là \[{}_{17}^{35}Cl\]. Nhận xét nào sau đây sai?
Đáp án đúng là: D
\[{}_{18}^{35}Cl\] không phải là đồng vị của \[{}_{17}^{35}Cl\]do hai nguyên tử này có số proton khác nhau.
Câu 34:
Trong dãy kí hiệu các nguyên tử sau: \(_7^{14}A;\,\,_9^{19}B;\,\,_{26}^{56}E;\,\,_{27}^{56}F;\,\,_8^{17}G;\,\,_{10}^{20}H;\,\,\,_{11}^{23}I;\,\,_{10}^{22}K\). Các kí hiệu nào cùng chỉ cùng 1 nguyên tố hoá học?
Đáp án đúng là: B
H và K thuộc cùng một nguyên tố hóa học do có cùng số proton là 10.
Câu 35:
Hydrogen có các đồng vị sau 1H; 2H. Có thể tạo thành bao nhiêu phân tử H2
Đáp án đúng là: C
Các phân tử H2 có thể tạo thành là: 1H – 1H; 2H – 2H; 1H – 2H;
Câu 36:
Nguyên tố lưu huỳnh (sulfur) nằm ở ô thứ 16 trong bảng hệ thống tuần hoàn. Biết rằng các electron của nguyên tử lưu huỳnh được phân bố trên 3 lớp electron (K, L, M). Số electron ở lớp L trong nguyên tử lưu huỳnh là
Đáp án đúng là: B
Lưu huỳnh (sulfur) có 16 electron được phân bố trên các lớp như sau:
+ Lớp thứ nhất (lớp K) có 2 electron.
+ Lớp thứ hai (lớp L) có 8 electron.
+ Lớp thứ ba (lớp M) có 6 electron.
Câu 37:
Electron thuộc lớp nào sau đây liên kết chặt chẽ với hạt nhân nhất ?
Đáp án đúng là: A
Lớp K gần hạt nhân nhất nên liên kết chặt chẽ với hạt nhân nhất.
Câu 38:
Đáp án đúng là: B
Cấu hình electron nguyên tử Cl: 1s22s22p63s23p5.
Như vậy ta thấy có 5e ở phân lớp 3p – phân lớp có mức năng lượng cao nhất.
Câu 39:
Các electron của nguyên tố X được phân bố trên 2 lớp, lớp thứ 2 có 7 electron. Số hiệu nguyên tử của nguyên tố X là
Đáp án đúng là: C
Số electron của X là: 2 + 7 = 9.
Suy ra số hiệu nguyên tử X = số proton = số electron = 9.
Câu 40:
Trong nguyên tử X, các electron được phân bố trên 3 lớp, lớp ngoài cùng có 3e. Vậy số đơn vị điện tích hạt nhân của X là
Đáp án đúng là: A
Cấu hình electron của X là: 1s22s22p63s23p1.
Vậy X có số đơn vị điện tích hạt nhân = số proton = số electron = 13.
Câu 41:
Nguyên tử natri (sodium, Z = 11) có số eletron hóa trị là
Đáp án đúng là: A
Cấu hình electron nguyên tử sodium (natri, Z = 11): 1s22s22p63s1.
Vậy Na có 1 electron hóa trị.
Câu 42:
Một nguyên tử X có tổng số electron ở các phân lớp s là 6 và tổng số electron ở lớp ngoài cùng cũng là 6, cho biết X là nguyên tố hóa học nào sau đây ?
Đáp án đúng là: B
Cấu hình electron nguyên tử X: 1s22s22p63s23p4.
Vậy số hiệu nguyên tử X = số proton = số electron = 16.
X là lưu huỳnh (sulfur, S).
Câu 43:
Một nguyên tử có cấu hình electron lớp ngoài cùng là 4s1. Số nguyên tử có cấu hình thỏa mãn điều kiện đã cho là
Đáp án đúng là: C
Các nguyên tử có cấu hình electron thỏa mãn điều kiện đã cho là
K (Z = 19): [Ar]4s1.
Cr (Z = 24): [Ar]3d54s1.
Cu (Z = 29): [Ar]3d104s1.
Câu 44:
Cho biết sắt (iron) có số hiệu nguyên tử là Z = 26. Cấu hình electron của ion Fe2+ là
Đáp án đúng là: B
Cấu hình electron nguyên tử Fe (Z = 26): 1s22s22p63s23p63d64s2.
Fe → Fe2+ + 2e
Vậy Fe2+ có cấu hình electron là:
1s22s22p63s23p63d6.
Câu 45:
Hạt nhân nguyên tử X có 17 proton, 18 neutron. Cấu hình electron của ion X- là
Đáp án đúng là: A
Cấu hình electron của X là: 1s22s22p63s23p5
Ta có: X + 1e → X-
Vậy cấu hình electron của X là: 1s22s22p63s23p6
Câu 46:
Số electron tối đa trong phân lớp d là
Đáp án đúng là: B
Phân lớp s chứa tối đa 2e
Phân lớp p chứa tối đa 6e
Phân lớp d chứa tối đa 10e
Phân lớp f chứa tối đa 14e
Câu 47:
Số electron tối đa có thể phân bố trên lớp M là
Đáp án đúng là: B
Lớp thứ n chứa tối đa: 2n2 electron (với n ≤ 4).
Lớp M là lớp thứ 3 chứa tối đa: 2.32 = 18e.
Câu 48:
Nguyên tử nào sau đây chứa đồng thời 20 neutron, 19 proton, 19 electron?
Đáp án đúng là: B
Số hiệu nguyên tử Z = số proton = số electron = 19,
Số khối A = Z + N = 19 + 20 = 39.
Vậy nguyên tử là \[{}_{19}^{39}K\]
Câu 49:
Cấu hình electron nào sau đây là của nguyên tử nguyên tố phi kim?
Đáp án đúng là: A
Các nguyên tử có 5, 6, 7 electron lớp ngoài thường là các nguyên tố phi kim.
Vậy 1s2 2s2 2p6 3s2 3p5 là cấu hình electron của nguyên tử phi kim do có 7 electron ở lớp ngoài cùng.
Câu 50:
Cho cấu hình electron của các nguyên tố sau:
X: 1s2 2s2 2p6 3s2;
Y: 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 4s1;
Z: 1s2 2s2 2p6 3s2 3p3;
T: 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d8 4s2.
Dãy cấu hình electron của các nguyên tử nguyên tố kim loại là
Đáp án đúng là: B
Các nguyên tử có 1, 2, 3 electron lớp ngoài thường là các nguyên tố kim loại (trừ H, He và B) và toàn bộ các nguyên tố nhóm B đều là kim loại.
Lại có: X chứa 2e lớp ngoài cùng, Y chứa 1e lớp ngoài cùng, T là nguyên tố nhóm B, vậy X, Y, T là kim loại.