Trắc nghiệm Hóa 10 Dạng 5. Giải thích sự tạo thành liên kết cộng hóa trị-Viết công thức Lewis có đáp án
-
1674 lượt thi
-
15 câu hỏi
-
40 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Độ âm điện của nguyên tử (c) là đại lượng đặc trưng cho
Đáp án đúng là: A
Độ âm điện của nguyên tử (c) là đại lượng đặc trưng cho khả năng hút electron của nguyên tử một nguyên tố hóa học khi tạo thành liên kết hóa học.
Câu 2:
Cho hiệu độ âm điện: Dc = c(A) – c(B); giả sử trong đó c(A) > c(B). Liên kết hóa học giữa hai nguyên tử A và B là liên kết ion khi
Đáp án đúng là: D
Sự khác biệt về hiệu độ âm điện (Dc) giữa hai nguyên tử A và B có thể cho biết kiểu liên kết giữa hai nguyên tử đó.
Dc = c(A) – c(B); trong đó c(A) > c(B).
Quy tắc phân loại liên kết theo độ âm điện:
+ 0 ≤ Dc < 0,4: Liên kết cộng hóa trị không phân cực.
+ 0,4 ≤ Dc < 1,7: Liên kết cộng hóa trị phân cực.
+ Dc ≥ 1,7: Liên kết ion.
Câu 3:
Cho hiệu độ âm điện: Dc = c(A) – c(B); trong đó c(A) > c(B). Liên kết hóa học giữa hai nguyên tử A và B là liên kết cộng hóa trị không phân cực khi
Đáp án đúng là: A
Sự khác biệt về hiệu độ âm điện (Dc) giữa hai nguyên tử A và B có thể cho biết kiểu liên kết giữa hai nguyên tử đó.
Dc = c(A) – c(B); trong đó c(A) > c(B).
Quy tắc phân loại liên kết theo độ âm điện:
+ 0 ≤ Dc < 0,4: Liên kết cộng hóa trị không phân cực.
+ 0,4 ≤ Dc < 1,7: Liên kết cộng hóa trị phân cực.
+ Dc ≥ 1,7: Liên kết ion.
Câu 4:
Đáp án đúng là: B
Trong liên kết cộng hóa trị phân cực, cặp electron liên kết bị hút lệch về phía nguyên tử có độ âm điện lớn hơn.
Ví dụ: Liên kết trong phân tử HCl có cặp electron dùng chung lệch về phía nguyên tử có độ âm điện lớn hơn (Cl) và được gọi là liên kết cộng hóa trị phân cực.
Chú ý:
Trong liên kết cộng hóa trị không phân cực, cặp electron liên kết không bị hút lệch về phía nguyên tử nào.
Trong liên kết ion, cặp electron liên kết chuyển hẳn đến nguyên tử nhận electron tạo thành ion âm và nguyên tử nhường electron tạo thành ion dương.
Câu 5:
Loại liên kết nào sau đây có cặp electron liên kết chuyển hẳn đến nguyên tử nhận electron tạo thành ion âm và nguyên tử nhường electron tạo thành ion dương?
Đáp án đúng là: C
Trong liên kết ion, cặp electron liên kết chuyển hẳn đến nguyên tử nhận electron tạo thành ion âm và nguyên tử nhường electron tạo thành ion dương.
Chú ý:
Trong liên kết cộng hóa trị phân cực, cặp electron liên kết bị hút lệch về phía nguyên tử có độ âm điện lớn hơn.
Trong liên kết cộng hóa trị không phân cực, cặp electron liên kết không bị hút lệch về phía nguyên tử nào.
Câu 6:
Liên kết cộng hóa trị phân cực có thể coi là dạng trung gian giữa
Đáp án đúng là: B
Liên kết cộng hóa trị phân cực có thể coi là dạng trung gian giữa liên kết cộng hóa trị không phân cực và liên kết ion.
Câu 7:
Liên kết cộng hóa trị trong phân tử A2 luôn là
Đáp án đúng là: A
Trong phân tử A2, hiệu độ âm điện giữa hai nguyên tử A luôn bằng 0.
® Liên kết cộng hóa trị trong phân tử A2 luôn là liên kết cộng hóa trị không phân cực.
Ví dụ: Liên kết hóa học trong phân tử O2, Cl2, … là liên kết cộng hóa trị không phân cực.
Câu 8:
Cho biết độ âm điện của H và N lần lượt là 2,2 và 3,0. Nhận xét nào sau đây là đúng?
Đáp án đúng là: A
Độ âm điện của H và N lần lượt là 2,2 và 3,0.
® Điều này có nghĩa là nguyên tử N hút electron liên kết mạnh hơn nguyên tử H, gấp 3,0 : 2,2 = 1,36 lần.
Câu 9:
Cho biết c(Cl) = 3,2; c(K) = 0,8. Trong phân tử KCl, liên kết giữa K và Cl là
Đáp án đúng là: A
Trong phân tử KCl, hiệu độ âm điện của Cl và K là:
Dc = c(Cl) – c(K) = 3,2 – 0,8 = 2,4.
® Liên kết trong KCl là liên kết ion.
Câu 10:
Cho biết c(N) = 3,0 và c(H) = 2,2. Liên kết hóa học trong phân tử NH3 là
Đáp án đúng là: B
Trong phân tử NH3, hiệu độ âm điện của N và H là:
Dc = c(N) – c(H) = 3,0 – 2,2 = 0,8.
® Liên kết trong NH3 là liên kết cộng hóa trị phân cực.
Câu 11:
Liên kết hóa học trong phân tử O2 là
Đáp án đúng là: A
Trong phân tử O2, hiệu độ âm điện giữa hai nguyên tử O là: Dc = 0.
® Liên kết hóa học trong phân tử O2 là liên kết cộng hóa trị không cực.
Câu 12:
Biết c(H) = 2,20; c(Br) = 2,96; c(C) = 2,55; c(O) = 3,44; c(Mg) = 1,31. Liên kết hóa học trong phân tử nào sau đây là liên kết ion?
Đáp án đúng là: D
+ Trong phân tử H2, hiệu độ âm điện giữa hai nguyên tử H: Dc = 0.
® Liên kết hóa học trong phân tử H2 là liên kết cộng hóa trị không cực.
+ Trong phân tử HBr, hiệu độ âm điện giữa hai nguyên tử H và Br:
Dc = c(Br) – c(H) = 2,96 – 2,20 = 0,76.
® Liên kết trong HBr là liên kết cộng hóa trị phân cực.
+ Trong phân tử CO2, hiệu độ âm điện giữa hai nguyên tử C và O:
Dc = c(O) – c(C) = 3,44 – 2,55 = 0,89.
® Liên kết trong CO2 là liên kết cộng hóa trị phân cực.
+ Trong phân tử MgO, hiệu độ âm điện giữa Mg và O:
Dc = c(O) – c(Mg) = 3,44 – 1,31 = 2,13.
® Liên kết trong MgO là liên kết ion.
Câu 13:
Biết c(C) = 2,55; c(O) = 3,44. Nhận xét nào sau đây không đúng khi nói về phân tử CO2?
Đáp án đúng là: C
Trong phân tử CO2, hiệu độ âm điện của O và C:
Dc = c(O) – c(C) = 3,44 – 2,55 = 0,89.
® Liên kết giữa C và O là liên kết cộng hóa trị phân cực. Tuy nhiên, do phân tử CO2 có cấu tạo thẳng nên độ phân cực của hai liên kết đôi (C=O) triệt tiêu nhau, dẫn đến toàn bộ phân tử không bị phân cực.
Câu 14:
Phát biểu nào sau đây không đúng?
Đáp án đúng là: B
Tương tác giữa các phân tử có liên kết cộng hóa trị yếu hơn nhiều so với các phân tử có liên kết ion.
Câu 15:
Cho biết c(F) = 3,98 và c(H) = 2,20. Phân tử HF là
Đáp án đúng là: A
Trong phân tử HF, hiệu độ âm điện của F và H là:
Dc = c(F) – c(H) = 3,98 – 2,20 = 1,78.
Nhận xét: Hiệu độ âm điện của F (3,98) và H (2,20) trong HF là 1,78 nhưng đây vẫn là hợp chất cộng hóa trị (trường hợp ngoại lệ không tuân thủ theo cách phân loại liên kết theo độ âm điện).