Bài tập đại cương về polime có đáp án
-
382 lượt thi
-
61 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Polime là
Đáp án C
Polime là hợp chất có phân tử khối rất lớn do nhiều đơn vị nhỏ liên kết với nhau tạo nên (xem lại lí thuyết đại cương polime)
Câu 2:
Chọn khái niệm đúng
Đáp án C
Khái niệm đúng là: monome là các phân tử tạo nên từng mắt xích của polime (xem lại lí thuyết đại cương polime)
Câu 3:
Polime nào dưới dây có nguồn gốc thiên nhiên?
Đáp án B
Polime có nguồn gốc thiên nhiên là tơ tằm (xem lại lí thuyết đại cương polime)
Câu 4:
Trong số các loại tơ sau: tơ tằm, tơ visco, tơ nilon-6,6; tơ capron; tơ axetat; tơ olon. Những loại tơ nào là tơ nhân tạo:
Đáp án D
- Tơ nhân tạo (tơ bán tổng hợp): tơ visco, tơ axetat (đều có nguồn gốc từ xenlulozo và được con người chế biến)
- Tơ tổng hợp: nilon -6,6, tơ olon, tơ capron
- Tơ thiên nhiên: tơ tằm
Câu 5:
Chất nào sau đây thuộc loại polime tự nhiên
Đáp án D
Chất thuộc loại polime tự nhiên: tinh bột Amino axit, saccarozo, chất béo là chất tự nhiên nhưng không phải polime
Câu 6:
Nhóm vật liệu vào được chế tạo từ polime thiên nhiên
Đáp án D
Polime được chế tạo từ polime thiên nhiên thì có thể là polime thiên nhiên hoặc polime bán tổng hợp Polime bán tổng hợp: tơ axetat, tơ visco, phim ảnh (xenlulozo trinitrat) Polim tự nhiên: tơ tằm
Câu 7:
Polime nào sau đây thuộc loại polime thiên nhiên
Đáp án B
Polime thuộc loại polime thiên nhiên là tơ tằm
Câu 9:
Tơ nào sau đây thuộc loại tơ bán tổng hợp
Đáp án B
Tơ xenlulozơ axetat là tơ bán tổng hợp. Sợi len, tơ tằm là tơ thiên nhiên. Tơ nilon - 6,6 là tơ tổng hợp
Câu 10:
Polime có mạch phân nhánh là
Đáp án D
Polime có mạch phân nhánh là glicogen (xem lại lí thuyết đại cương polime)
Câu 11:
Cho các polime: PS, cao su isopren, rezit, xenlulozơ, tinh bột, glicogen, PVC, cao su lưu hóa. Có bao nhiêu polime có cấu trúc mạng không gian
Đáp án B
Các polime có cấu trúc mạng không gian là rezit, cao su lưu hóa
Câu 12:
Polime có cấu trúc mạch phân nhánh là
Đáp án D
Polime có cấu trúc mạch phân nhánh là amilopectin và glicogen (xem lại lí thuyết đại cương polime)
Câu 13:
Polime nào sau đây có cấu trúc mạch phân nhánh
Đáp án A
Amilopectin có cấu trúc mạch phân nhánh
Câu 14:
Polime nào sau đây có cấu trúc mạch phân nhánh?
Đáp án C
Amilopectin có cấu trúc mạch phân nhánh
Câu 15:
Polime có cấu trúc mạng không gian (mạng lưới) là
Đáp án D
Polime có cấu trúc mạng không gian là nhựa bakelit (xem lại lí thuyết đại cương polime)
Câu 16:
Polime nào sau đây có cấu trúc mạch phân nhánh
Đáp án B
Polime có cấu trúc phân nhánh là amylopectin
Các polime còn lại có cấu trúc mạch thẳng
Câu 17:
Cao su có tính
Đáp án C
Cao su có tính đàn hồi (xem lại lí thuyết đại cương polime)
Câu 18:
Phát biểu nào sau đây là sai
Đáp án C
Phát biểu sai là: protein có thuộc loại hợp chất polime. Protein là polime thuộc loại poliamit
Câu 19:
Phát biểu nào sau đây là đúng
Đáp án D
A sai vì tơ visco là tơ bán tổng hợp
B sai vì etylen terephtalat được tạo tử phản ứng trùng ngưng etylen glycol và axit terephtalic
C sai vì phản ứng trùng hợp tạo ra cao su buna - N
D đúng
Câu 20:
Nhận xét về tính chất vật lí chung của polime nào dưới đây không đúng
Đáp án D
Nhận xét không đúng là: Hầu hết polime đều đồng thời có tính dẻo, tính đàn hồi và có thể kéo thành sợi dai, bền. Sai vì tính dẻo và tính đàn hồi không cùng đồng thời với nhau
Câu 21:
Điều kiện của monome để tham gia phản ứng trùng hợp là phân tử phải có
Đáp án D
Điều kiện của monome để tham gia phản ứng trùng hợp là phân tử phải có vòng không bền hoặc liên kết bội (xem lại lí thuyết đại cương polime).
Câu 26:
Cho các polime sau: tơ nilon- 6,6;poli vinyl clorua; poli(vinyl axetat); teflon, tơ visco, tơ nitron; poli buta-1,3-đien. Số polime được điều chế bằng phản ứng trùng hợp là
Đáp án A
Câu 27:
Monome không tham gia phản ứng trùng hợp là
Đáp án D
- Etilen (CH2=CH2), acrilonitrin (CH2=CH-CN), metyl metacrylat (CH2=C(CH3)-COOCH3) đều có chứa liên kết C=C kém bền nên có khả năng tham gia phản ứng trùng hợp tạo polime. - ε-amino caproic không thỏa mãn điều kiện nên không tham gia trùng hợp tạo polime.
Câu 28:
Tơ capron (nilon-6) được trùng hợp từ
Đáp án D
Tơ capron được trùng hợp từ caprolactam (xem lại lí thuyết đai cương về polime)
Câu 29:
Chất không có khả năng tham gia phản ứng trùng hợp là
Đáp án B
Chất không có khả năng tham gia phản ứng trùng hợp là toluen (do không có liên kết đôi và không có vòng kém bền)
Câu 32:
Cho các chất sau: etilen, vinyl clorua, metyl axetat, metyl acrylat, glyxin. Số chất có thể tham gia phản ứng trùng hợp là
Đáp án C
Câu 34:
Sự kết hợp các phân tử nhỏ (monome) thành các phân tử lớn (polime) có khối lượng bằng tổng khối lượng của các monme hợp thành được gọi là
Đáp án B
Sự kết hợp các phân tử nhỏ (monome) thành các phân tử lớn (polime) có khối lượng bằng tổng khối lượng của các monme hợp thành được gọi là sự trùng hợp (xem lại lí thuyết đai cương về polime)
Câu 35:
Sự kết hợp các phân tử nhỏ (monome) thành các phân tử lớn (polime), đồng thời có loại ra các phân tử nhỏ (như nước, amoniac, CO2…) được gọi là
Đáp án D
Sự kết hợp các phân tử nhỏ (monome) thành các phân tử lớn (polime), đồng thời có loại ra các phân tử nhỏ (như nước, amoniac, CO2…) được gọi là sự trùng ngưng
Câu 39:
Để tạo thành PVA, người ta tiến hành trùng hợp
Đáp án B
PVA là poli (vinyl axetat), được trùng hợp từ vinyl axetat
Câu 40:
Poli(vinyl clorua)(PVC) được điều chế từ phản ứng trùng hợp chất nào sau đây
Đáp án C
Câu 41:
Xét về mặt cấu tạo thì số lượng polime thu được khi trùng hợp buta-1,3-đien là
Đáp án B
Câu 42:
Dãy gồm các chất được dùng để tổng hợp cao su Buna-S là
Đáp án B
Cao su buna-S được tổng hợp từ buta-1,3-đien và stiren
Câu 43:
Để tạo ra cao su Buna-S, cao su Buna-N, người ta phải thực hiện phản ứng gì
Đáp án B
Để tạo ra cao su buna-S, người ta tiến hành đồng trùng hợp buta-1,3-đien và stiren.
Để tạo ra cao su buna-N, người ta tiến hành đồng trùng hợp buta-1,3-đien và acrilonitrin
Câu 44:
Điều kiện của monome để tham gia phản ứng trùng ngưng là phân tử phải có ít nhất
Đáp án D
Điều kiện của monome để tham gia phản ứng trùng ngưng là phân tử phải có ít nhất 2 nhóm chức có khả năng phản ứng
Câu 46:
Cho các polime sau: nilon 6-6; poli (vinyl clorua); poli (metyl metacrylat); teflon; tơ lapsan; polietilen; polibutadien. Số polime được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng là
Đáp án A
Các polime được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng là: nilon 6-6; tơ lapsan → có 2 polime
Câu 47:
Polime nào sau đây được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng
Các trường hợp có thể tham gia phản ứng trùng ngưng là
Đáp án A
Câu 49:
Cho dãy các polime sau: polietilen, xenlulozơ, nilon-6,6, amilozơ, nilon-6, tơ nitron, polibutađien, tơ visco, tơ lapsan. Số polime tổng hợp có trong dãy là:
Đáp án A
Cho dãy các polime sau: polietilen, xenlulozơ, nilon-6,6
Câu 50:
Cho các polime: (1) polietilen, (2) poli(metyl metacrylat), (3) polibutađien, (4) polistiren, (5) poli(vinyl axetat) và (6) tơ nilon-6,6. Trong các polime trên, các polime có thể bị thuỷ phân trong dung dịch axit và dung dịch kiềm là
Đáp án A
Poli(metyl metacrylat) và poli(vinyl axetat) là các polieste và tơ nilon-6,6 là poliamit, có thể bị thủy phân trong dung dịch axit và dung dịch kiềm.
Vậy các polime có thể bị thuỷ phân trong dung dịch axit và dung dịch kiềm là: (2), (5), (6).
Câu 51:
Đồng trùng hợp đivinyl và stiren thu được cao su Buna-S có công thức cấu tạo là
Đáp án A
Câu 52:
Để tạo ra cao su Buna-S, cao su Buna-N, người ta phải thực hiện phản ứng gì
Đáp án B
Để tạo ra cao su buna-S, người ta tiến hành đồng trùng hợp buta-1,3-đien và stiren.
Để tạo ra cao su buna-N, người ta tiến hành đồng trùng hợp buta-1,3-đien và acrilonitrin
Câu 61:
Phản ứng nào làm sau đây làm giảm mạch polime?
Đáp án C
Phản ứng của amilozơ + H2O tạo thành monosaccarit là glucozơ nên đây là phản ứng làm giảm mạch polime