Trắc nghiệm Luyện tập: Tính chất của kim loại có đáp án (Vận dụng)
-
286 lượt thi
-
10 câu hỏi
-
20 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Ngâm lá niken vào các dung dịch muối sau : MgSO4, NaCl, CuSO4, AlCl3, ZnCl2, Pb(NO3)2. Các dung dịch có xảy ra phản ứng là
Đáp án D
Ni tác dụng được với các muối của kim loại yếu hơn → các dung dịch có phản ứng là CuSO4, Pb(NO3)2
Phương trình phản ứng:
Ni + CuSO4 → NiSO4 + Cu
Ni + Pb(NO3)2 → Ni(NO3)2 + Pb
Câu 2:
Nhúng một lá sắt nhỏ vào dung dịch chứa một trong những hoá chất sau : FeCl3, AlCl3, CuSO4, Pb(NO3)2, NaCl, AgNO3, H2SO4 (đặc, nóng, dư), NaNO3. Số trường hợp không tạo ra muối Fe (II) là
Đáp án C
Fe không tác dụng với AlCl3 , NaCl, NaNO3
Fe tác dụng với H2SO4 (đặc, nóng, dư) tạo thành muối Fe (III)
Câu 3:
Cho Fe tác dụng với dung dịch AgNO3 dư thu được dung dịch X. Cho Cu dư vào dung dịch X thu được dung dịch Y. Dung dịch Y chứa
Đáp án C
Fe+AgNO3→Fe(NO3)2+Ag
Fe(NO3)2+AgNO3→Fe(NO3)3+Ag
Dung dịch X: Fe(NO3)3 và AgNO3
Cu+AgNO3→Cu(NO3)2+Ag
Cu+Fe(NO3)3→Cu(NO3)2+Fe(NO3)2
→ Dung dịch Y: Fe(NO3)2 và Cu(NO3)2
Câu 4:
Cho 28,4 gam hỗn hợp bột mịn X (gồm Al, Cr, Fe, Cu và Ag) vào dung dịch H2SO4 loãng, nóng. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn có 17,2 gam chất rắn tách ra, đồng thời thu được 4,48 lít khí (đktc). Độ tăng khối lượng của dung dịch sau phản ứng so với khối lượng dung dịch H2SO4 ban đầu là
Đáp án B
Chất rắn tách ra gồm Cu và Ag không phản ứng
=> mkim loại phản ứng = 28,4 – 17,2 = 11,2 gam
nH2 = 0,2 mol
=> độ tăng khối lượng dung dịch là: mdung dịch tăng = mkim loại – mH2 = 11,2 – 0,2.2 = 10,8 gam
Câu 5:
Hòa tan 9,14g hỗn hợp Cu, Mg, Al bằng dung dịch HCl vừa đủ thu được 7,84 lít khí X(dktc); dung dịch Z và 2,54g chất rắn Y. Lọc bỏ chất rắn Y, cô cạn dung dịch Z thu được khối lượng muối khan là:
Đáp án B
Sơ đồ tổng quát:
nH2 = 7,84: 22,4 = 0,35 mol; Chất rắn Y chính là Cu không phản ứng với HCl
Bảo toàn nguyên tố: nHCl = 2nH2 = 2.0,35 = 0,7 mol = nCl
mmuối Z= mMg,Al + mCl = (mhh đầu - mCu) + mCl = (9,14 – 2,54) + 35,5.0,7 = 31,45g
Câu 6:
Cho 28 gam Fe phản ứng với 1 lít dung dịch HNO3 1,6 M thu được dung dịch X và khí NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5). Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng muối trong dung dịch X là
Đáp án A
nFe = 0,5 mol; nHNO3 = 1.1,6 = 1,6 mol
Giả sử tạo thành 2 muối Fe(NO3)2 x mol và Fe(NO3)3 y mol
Bảo toàn nguyên tố Fe: nFe = nFe(NO3)2 + nFe(NO3)3 => x + y = 0,5 (1)
Ta có: nHNO3 = 4nNO => nNO = 1,6 / 4 = 0,4 mol
Bảo toàn e: 2nFe(NO3)2 + 3nFe(NO3)3 = 3nNO => 2x + 3y = 0,4.3 (2)
Từ (1) và (2) => x = 0,3 và y = 0,2 mol
=> mmuối = mFe(NO3)2 + mFe(NO3)3 = 102,4 gam
Câu 7:
Cho m gam hỗn hợp X gồm Fe và Cu vào dung dịch HCl dư sau khi phản ứng kết thúc thu được 3,36 lít khí H2 (đktc). Nếu cho m gam hỗn hợp X trên tác dụng với HNO3 đặc nguội dư, sau phản ứng thu được 2,24 lít khí NO2 (đktc). Giá trị của m là
Đáp án A
X + HCl => chỉ có Fe phản ứng
nFe =nH2 = 0,15 mol
X + HNO3 đặc nguội => chỉ có Cu phản ứng
nNO2 = 0,1 mol
Bảo toàn e: 2nCu = nNO2 => nCu = 0,1 / 2 = 0,05 mol
=> m = mFe + mCu = 0,15.56 + 0,05.64 = 11,6 gam
Câu 8:
Cho hỗn hợp bột gồm 0,27 gam Al và 1,12 gam Fe vào 500 ml dung dịch AgNO3 1M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là (biết thứ tự trong dãy thế điện hoá: Fe3+/Fe2+ đứng trước Ag+/Ag)
Đáp án C
nAl = 0,01 mol; nFe = 0,02 mol; nAgNO3 = 0,5 mol
ne Ag nhận tối đa = 0,5 mol
ne Al cho tối đa= 0,01.3 = 0,03 mol
ne Fe cho tối đa tạo Fe3+ = 0,02.3 = 0,06 mol
Ta thấy: ne Al cho tối đa + ne Fe cho tối đa tạo Fe3+ = 0,09 < ne Ag nhận tối đa = 0,5
=> Al phản ứng hết, Fe phản ứng hết với Ag+ tạo thành Fe3+ và Ag+ còn dư sau phản ứng
Bảo toàn e: nAg = 3nAl + 3nFe = 0,09 mol
=> m = 9,72 gam
Câu 9:
Cho hỗn hợp bột gồm 0,27 gam Al và 0,672 gam Fe vào 600 ml dung dịch AgNO3 0,1M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là (biết thứ tự trong dãy thế điện hoá: Fe3+/Fe2+ đứng trước Ag+/Ag)
Đáp án A
nAl = 0,01 mol; nFe = 0,012 mol; nAgNO3 = 0,06 mol
ne Ag nhận tối đa = 0,06 mol
ne Al cho tối đa = 0,01.3 = 0,03 mol
ne Fe cho tối đa tạo Fe3+ = 0,012.3 = 0,036 mol
Ta thấy: ne Al cho tối đa < ne Ag nhận tối đa = 0,06 < ne Al cho tối đa + ne Fe cho tối đa tạo Fe3+ = 0,066
=> Al phản ứng hết, Fe phản ứng hết với Ag+ tạo thành Fe3+ và Fe2+ => Ag+ tạo hết thành kết tủa
Chất rắn thu được gồm Ag
=> mAg = 0,06.108 = 6,48 gam
Câu 10:
Cho hỗn hợp bột gồm 3,25 gam Zn và 0,24 gam Mg vào 500 ml dung dịch AgNO3 xM. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được chất rắn có khối lượng tăng 4,185 gam. Tính x
Đáp án C
nMg = 0,01 mol; nZn = 0,05 mol
Sau phản ứng (1) khối lượng kim loại tăng:
mtăng = 0,02.108 – 0,01.24 = 1,92 < 4,185
=> Zn phản ứng 1 phần làm khối lượng tăng thêm: 4,185 – 1,92 = 2,265 gam
=> mtăng = 2a.108 – 65a = 2,265 => a = 0,015
=> ∑nAgNO3 phản ứng = 0,02 + 2a = 0,02 + 2.0,015 = 0,05
=> CM = 0,05 / 0,5 = 0,1M