Thứ sáu, 22/11/2024
IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 12 Hóa học Bài tập Phương pháp quy đổi trong hóa học cực hay có giải chi tiết

Bài tập Phương pháp quy đổi trong hóa học cực hay có giải chi tiết

Bài tập Phương pháp quy đổi trong hóa học cực hay có giải chi tiết (P1)

  • 531 lượt thi

  • 14 câu hỏi

  • 30 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Nung m gam bột sắt trong oxi, thu được 3,0 gam hỗn hợp chất rắn X. Hoà tan hết hỗn hợp X trong dung dịch HNO3 dư thoát ra 0,56 lít ở đktc NO (là sản phẩm khử duy nhất). Giá trị của m là:

Xem đáp án

Có: nNO = 0,025mol.

Trong trường hợp này ta có thể quy đổi hỗn hợp X về các hỗn hợp khác đơn giản gồm hai chất (Fe và Fe2O3; FeO và Fe2O3; Fe3O4 và Fe2O3; Fe và FeO; Fe và Fe3O4; FeO và Fe3O4 hoc thậm chí chỉ một chất FexOy )

Do đó ta có thể giải bài tập theo một trong những cách như sau:

 

Cách 1: Quy đổi hỗn hợp X thành Fe và Fe2O

Khi cho hỗn hợp gồm Fe và Fe2O3 tác dụng với dung dịch HNO3 thì chỉ có Fe thay đổi số oxi hóa từ 0 lên +3. Áp dụng định luật bảo toàn mol electron, ta có: 

 

Cách 3: Quy đổi hỗn hợp ban đầu về hỗn hợp gồm Fe và O.

 

Các quá trình nhường và nhận electron:

Đáp án A

 


Câu 2:

Hoà tan hoàn toàn 30,4 gam rắn X gồm cả CuS, C2S và S bằng HNO3 dư, thoát ra 20,16 lít khí NO duy nhất (đktc) và dung dịch Y. Thêm Ba(OH)2 dư vào Y thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là.

Xem đáp án

Quy đổi hỗn hợp X thành Cu (a mol) và S (b mol).

Các quá trình nhường và nhận electron:

Bảo toàn khối lượng ta có: 64a + 32b = 30,4

Bảo toàn electron: 2a + 6b = 3.0,9

Đáp án C


Câu 3:

Hoà tan hoàn toàn 49,6 gam hỗn hợp X gồm Fe, FeO, Fe2O3 và Fe3O4 bằng H2SO4 đặc, nóng dư thu được dung dịch Y và 8,96 lít khí SO2 (đktc). Thành phần phần trăm về khối lượng của oxi trong hỗn hợp X và khối lượng muối trong dung dịch Y lần lượt là:

Xem đáp án

Quy đổi hỗn hợp X thành Fe (a mol) và O (b mol)

Các quá trình nhường và nhận electron:

Theo định luật bảo toàn khối lượng ta có: 56a + 16b = 49,6 (1)

Theo định luật bảo toàn electron ta có: 0,4.2 + 2b = 3a (2)

(1) và (2) => a = 0,7; b = 0,65 (mol)

Đáp án A


Câu 5:

Hoà tan hoàn toàn 14,52 gam hỗn hợp X gồm NaHCO3, KHCO3 và MgCO3 trong dung dịch HCl dư, thu được 3,36 lít khí CO2 (đktc). Khối lượng muối KCl tạo thành trong dung dịch sau phản ứng là

Xem đáp án

Nhận thấy MgCO3 và NaHCO3 đều khối lượng mol là 84.

Ta quy đổi hỗn hợp thành hh chỉ gồm NaHCO3 (a mol) và KHCO3 (b mol)

 => 84a + l00b = 14,52

Đáp án A


Câu 7:

Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp gồm 0,002 mol FeS2 và 0,003 mol FeS vào lượng dư dung dịch H2SO4 đặc nóng thu được Fe2(SO4)3, SO2 và H2O. Hấp thụ hết lượng SO2 trên bằng 1 lượng vừa đủ dung dịch KMnO4 thu được dung dịch X có pH = 2. Thể tích của dung dịch X là

Xem đáp án

Cách 1: Quy đổi số oxi hóa

Sau toàn bộ quá trình, số oxi hóa cuối cùng của lưu huỳnh là +4 (trong SO2).

Giả sử S trong FeS2 và FeS đều là S+4.

Khi đó, có các quá trình nhường và nhận electron như sau:

 

Đáp án D


Câu 10:

Hỗn hợp X gồm FeO, Fe2O3 và Fe3O4 có khối lượng là 38,4 gam. Hòa tan X trong dung dịch HCl dư thu được dung dịch Y chứa 25,4 gam muối FeCl2. Khối lượng muối FeCl3 trong dung dịch Y là:

Xem đáp án

Các phản ứng xảy ra khi cho hỗn hợp X vào dung dịch HCl:

Sản phẩm muối tạo thành chỉ gồm FeCl2 và FeCl3

Quy đổi hỗn hợp X ban đầu thành hỗn hợp gồm FeO và Fe2O3.

Đáp án B


Câu 13:

Cho 39,2 gam hỗn họp M gồm Fe, FeO, Fe3O4, Fe2O3, CuO và Cu tác dụng vừa đủ với HNO3 nồng độ a (mol/lít), thu được 0,2 mol NO (sản phẩm khử duy nhất). Giá trị của a là:

Xem đáp án

Coi hỗn hợp gồm Fe (x mol); Cu (y mol) và 0,45 mol O

=> 56x + 64y + 7,2 = 39,2

Bảo toàn electron ta có:

Đáp án A


Câu 14:

Hỗn hợp X có tỉ khối so với H2 là 27,8 gồm butan, metylxiclopropan, but-2-en, etylaxetilen và đivinyl. Khi đốt cháy hoàn toàn 0,15 mol X, tổng khối lượng của CO2 và H2O thu được là:

Xem đáp án

Các chất tham gia cấu tạo X trong phân tử đều có 4C.

Ta quy hỗn hợp đầu thành hỗn hợp C (0,6 mol) và H (a mol)

Ngoài ra ta có thể giải bài toán này bằng phương pháp trung bình.

Đáp án B


Bắt đầu thi ngay