Thứ sáu, 29/03/2024
IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 12 Hóa học Trắc nghiệm Luyện tập: Điều chế kim loại và sự ăn mòn kim loại có đáp án (Vận dụng)

Trắc nghiệm Luyện tập: Điều chế kim loại và sự ăn mòn kim loại có đáp án (Vận dụng)

Trắc nghiệm Luyện tập: Điều chế kim loại và sự ăn mòn kim loại có đáp án (Vận dụng)

  • 190 lượt thi

  • 10 câu hỏi

  • 20 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Tiến hành các thí nghiệm sau:

(a) Nhúng thanh đồng nguyên chất vào dung dịch FeCl3.

(b) Cắt miếng sắt tây (sắt tráng thiếc), để trong không khí ẩm.

(c) Nhúng thanh kẽm vào dung dịch H2SO4 loãng có nhỏ vài giọt dung dịch CuSO4.

(d) Quấn sợi dây đồng vào đinh sắt rồi nhúng vào cốc đựng dung dịch NaCl.

Trong các thí nghiệm trên, số thí nghiệm chỉ xảy ra ăn mòn điện hóa học là

Xem đáp án

Đáp án B

(a) chỉ xảy ra ăn mòn hóa học

(b) xảy ra cả ăn mòn hóa học và ăn mòn điện hóa học

(c) xảy ra ăn mòn hóa học và điện hóa học

(d) Chỉ xảy ra ăn mòn điện hóa học

Vậy chỉ có 1 thí nghiệm (d) xảy ra ăn mòn điện hóa học

Chú ý

đề bài hỏi các thí nghiệm chỉ xảy ra ăn mòn điện hóa học


Câu 2:

Tiến hành 6 thí nghiệm sau đây

TN1: Nhúng thanh sắt vào dung dịch FeCl3.

TN2: Nhúng thanh sắt vào dung dịch CuSO4.

TN3: Để chiếc đinh làm bằng thép ngoài không khí ẩm.

TN4: Cho chiếc đinh làm bằng sắt vào dung dịch H2SO4.

TN5: Nhúng thanh đồng vào dung dịch Fe2(SO4)3.

TN6: Nhúng thanh nhôm vào dung dịch H2SO4 loãng có hòa tan vài giọt CuSO4.

Số trường hợp xảy ra ăn mòn điện hóa là

Xem đáp án

Đáp án D

(1) Fe + 2FeCl3 → 3FeCl2 không tạo ra 2 điện cực mới → ăn mòn hóa học

(2) Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu

→ Cu sinh ra bám vào thanh sắt và hình thành 2 điện cực cùng tiếp xúc với dung dịch chất điện li

→ xảy ra ăn mòn điện hóa

(3) Đinh thép là hợp kim Fe-C, để ngoài không khí ẩm xảy ra sự ăn mòn điện hóa

(4) Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2

không tạo ra 2 điện cực mới → ăn mòn hóa học

(5) Cu+Fe2(SO4)3CuSO4+2FeSO4

không tạo ra 2 điện cực mới → ăn mòn hóa học

(6) 2Al+3CuSO4Al2(SO4)3 + 3Cu

→ Cu sinh ra bám vào thanh nhôm và hình thành 2 điện cực cùng tiếp xúc với dung dịch chất điện li

→ xảy ra ăn mòn điện hóa

Vậy có 3 trường hợp xảy ra ăn mòn điện hóa


Câu 3:

Tiến hành các thí nghiệm sau :

(1) Nhúng thanh Zn vào dung dịch AgNO3

(2) Cho vật bằng gang vào dung dịch HCl.

(3) Cho Na vào dung dịch CuSO4.              

(4) Để miếng tôn (Fe tráng Zn) có vết xước sâu ngoài không khí ẩm.

(5) Cho đinh sắt vào dung dịch H2SO4 2M.  

(6) Cho Mg vào dung dịch FeCl3 dư.

Số thí nghiệm xảy ra ăn mòn hóa học là

Xem đáp án

Đáp án A

(1) Zn+AgNO3Zn(NO3)2+Ag

=> ăn mòn điện hóa

(2) Gang có thành phần chính là Fe và C

Fe + 2HCl → FeCl+ H2 

Tạo ra 2 điện cực mới (Fe là cực (-), C là cực (+) → ăn mòn điện hóa

(3) Cho Na vào dung dich CuSO4 có phản ứng

2Na+2H2O2NaOH+H22NaOH+CuSO4Cu(OH)2+Na2SO4

Phản ứng không tạo ra 2 điện cực mới → ăn mòn hóa học

(4) Tôn là Fe gắn với Zn. Vết xước sâu để cả Fe và Zn đều tiếp xúc với môi trường không khí ẩm

→ xảy ra ăn mòn điện hóa

(5) Fe + H2SO4 → FeSO+ H2 không tạo ra 2 điện cực mới → ăn mòn hóa học

(6) Mg+FeCl3 dư  MgCl2 + FeCl2 không tạo ra 2 điện cực mới → ăn mòn hóa học


Câu 4:

Thực hiện các thí nghiệm sau :

(1) Thả một viên Fe vào dung dịch Cu(NO3)2.                      

(2) Thả một viên Fe vào dung dịch chứa đồng thời CuSO4 và H2SO4 loãng.

(3) Thả một viên Fe vào dung dịch FeCl3.                 

(4) Nối một dây Sn với một dây Fe rồi để trong không khí ẩm.

(5) Thả một viên Fe vào dung dịch HCl.       

Trong các thí nghiệm trên thì thí nghiệm mà Fe bị ăn mòn điện hóa học là

Xem đáp án

Đáp án B

(1) Fe+Cu(NO3)2Fe(NO3)2+Cu

→ Cu sinh ra bám vào viên Fe và hình thành 2 điện cực cùng tiếp xúc với dung dịch chất điện li

→ xảy ra ăn mòn điện hóa

(2) Fe + CuSO4 + H2SO4: cả ăn mòn điện hóa và ăn mòn hóa học vì xảy ra các phản ứng sau

Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2 (ăn mòn hóa học vì không hình thành 2 điện cực mới)

Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu

→ Cu sinh ra bám vào thanh sắt và hình thành 2 điện cực cùng tiếp xúc với dung dịch chất điện li

→ Xảy ra ăn mòn điện hóa

(3) Fe + 2FeCl3 → 3FeCl2 không tạo thành 2 điện cực mới → ăn mòn hóa học

(4) Sn và Fe được nối với nhau và đặt trong không khí ẩm → ăn mòn điện hóa

(5) Fe + 2HCl → FeCl+ H2 không tạo ra 2 điện cực mới → ăn mòn hóa học


Câu 6:

Tiến hành các thí nghiệm sau:

(1) Cho Mg vào dung dịch Fe2(SO4)3 dư;                                         

(2) Dẫn khí H2 (dư) qua bột MgO nung nóng;

(3) Cho dung dịch AgNO3 tác dụng với dung dịch Fe(NO3)2 dư;

(4) Cho Na vào dung dịch MgSO4;

(5) Nhiệt phân Hg(NO3)2;

(6) Đốt Ag2S trong không khí;

(7)  Điện phân dung dịch Cu(NO3)2 với các điện cực trơ.

Số thí nghiệm tạo thành kim loại là

Xem đáp án

Đáp án D

(1) Mg+Fe2(SO4)3 dưMgSO4+2FeSO4 => không tạo thành kim loại

(2) H2 không phản ứng với MgO => không tạo thành kim loại

(3) AgNO3+Fe(NO3)2Ag+Fe(NO3)3

(4) 2Na + 2H2O → 2NaOH + H2

2NaOH+MgSO4Mg(OH)2+Na2SO4 => không tạo thành kim loại

(5) Hg(NO3)2 → Hg↓ + 2NO2 + O2

(6) Ag2S+ O2  →  2Ag + SO2

(7) 2Cu(NO3)2+2H2O2Cu+O2+4HNO3

Vậy thí nghiệm thu được kim loại là (3); (5); (6); (7)


Câu 7:

Hòa tan 4,5 gam tinh thể MSO4.5H2O vào nước được dung dịch X. Điện phân dung dịch X với điện cực trơ, I = 1,93A.

- Nếu thời gian điện phân là t giây thì thu được kim loại tại catot và 0,007 mol khí tại anot.

- Nếu thời gian điện phân là 2t giây thì thu được 0,024 mol khí.

Kim loại M và thời gian t là

Xem đáp án

Đáp án A

Khí tại anot là O2

nO2=0,007molt=96500.4.0,0071,93=1400(s)

Vì anot chỉ có nước điện phân => sau thời gian gấp đôi sẽ thu được số mol O2 ở anot và số mol e trao đổi cũng gập đôi

=> ne (2t)=2.ne(t)=2.0,007.4=0,056mol

nH2 (catot) = 0,024 – 0,007.2 = 0,01 mol

Ta có: ne=2.nH2+2.nMSO4=0,056nMSO4=0,018mol

MMSO4.5H2O=4,50,018=250M=64 (Cu)


Câu 8:

Điện phân 200 ml dung dịch hỗn hợp MgCl2 1M và NaCl 1M, với I = 2,68A, trong thời gian 3 giờ với điện cực trơ, màng ngăn xốp. Sau khi kết thúc điện phân thấy khối lượng dung dịch giảm m gam so với dung dịch ban đầu. Giá trị của m là

Xem đáp án

Đáp án C

ne = It/F = 2,68.3.3600/96500 = 0,3 mol

nMg2+ = 0,2 mol; nCl- = 2nMgCl2 + nNaCl = 0,6 mol

Catot: Mg2+ và Na+ không bị điện phân, H2O điện phân.

H2O +1e  OH + 0,5 H2          0,3  0,3  0,15 mol

Anot: Cl- (0,6 mol)

Cl  0,5Cl2 + 1e           0,15    0,3 mol

Chú ý còn phản ứng:

Mg2+ + 2OH  MgOH20,15    0,3          0,15        mol

dd giảm = mH2 + mCl2 + mMg(OH)2 = 0,15.2 + 0,15.71 + 0,15.58 = 19,65 gam

Đáp án cần chọn là: C

Chú ý

HS chú ý phản ứng sau: Mg2+ + 2OH  MgOH2


Câu 9:

Cho khí CO đi qua ống sứ đựng 0,09 mol hỗn hợp A gồm Fe2O3 và FeO nung nóng sau một thời gian thu được 10,32 gam chất rắn B. Dẫn khí đi ra khỏi ống sứ vào dung dịch Ba(OH)2 dư thu được 17,73 gam kết tủa. Cho B tác dụng hết với dung dịch HNO3 dư thu được V lít NO (đktc, sản phẩm khử duy nhất). Giá trị của V là:

Xem đáp án

Đáp án D

nBaCO3 = 0,09 mol => nCO2 = nCO phản ứng = nO mất đi = 0,09 mol

Gọi số mol Fe2O3 và FeO lần lượt là x và y mol

=> nhhA = x + y = 0,09   (1)

Bảo toàn khối lượng: mFe2O3 + mFeO = mhh rắn B + mO mất đi

=> 160x + 72y = 10,32 + 0,09.16   (2)

Từ (1) và (2) => x = 0,06;  y = 0,03

Xét toàn bộ quá trình có FeO và CO cho e;  HNO3 nhận e

Bảo toàn e: nFeO + 2nCO = 3nNO

nNO=nFeO+2nCo3=0,03+2.0,093=0,07mol

=> V = 0,07.22,4 = 1,568 lít


Câu 10:

Cho khí CO qua hỗn hợp T gồm Fe và Fe2O3 nung nóng thu được hỗn hợp khí B và hỗn hợp chất rắn D. Cho B qua dung dịch Ca(OH)2 dư thu được 6 gam kết tủa. Mặt khác, hòa tan hỗn hợp D bằng dung dịch H2SO4 đặc, nóng, dư thu được 0,18 mol SO2 (sản phẩm khử duy nhất) và 24 gam muối. Phần trăm số mol của Fe trong hỗn hợp T là

Xem đáp án

Đáp án A

nCaCO3 = 0,06 mol  => nCO phản ứng = nCO2 = 0,06 mol

Gọi nFe = x mol;  nFe2O3 = y mol

Xét toàn bộ quá trình có Fe và CO cho e;  H2SO­4 nhận e

Bảo toàn e: 3nFe + 2nCO = 2nSO2 => 3x + 2.0,06 = 2.0,18  => x = 0,08 mol

nFe2(SO4)3 = 0,06 mol

Bảo toàn Fe: x + 2y = 0,06.2 => y = 0,02 mol

%mFe=0,080,08+0,02.100%=80%


Bắt đầu thi ngay


Có thể bạn quan tâm


Các bài thi hot trong chương