Ôn tập chương 2
-
362 lượt thi
-
33 câu hỏi
-
35 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 2:
Hợp chất hữu cơ X có CTĐGN là . X có phản ứng tráng bạc và hòa tan được cho dd màu xanh lam. Vậy X là
Đáp án A
X có phản ứng tráng bạc => loại B, C, D vì saccarozơ, tinh bột và xenlulozơ không có phản ứng.
Câu 4:
Thuốc thử để phân biệt saccarozơ và glucozơ là
Đáp án A
Thuốc thử để phân biệt saccarozơ và glucozơ là dung dịch vì saccarozơ không phản ứng còn glucozơ có phản ứng tạo Ag.
Câu 5:
Chất nào sau đây là đồng phân của saccarozơ?
Đáp án D
Đồng phân của saccarozơ là mantozơ vì có cùng công thức phân tử
Câu 6:
Chất nào sau đây thuộc loại đisaccarit?
Đáp án C
Xenlulozo, Tinh bột thuộc polisaccarit
Glucozơ thuộc monosaccarit
Saccarozơ thuộc đisaccarit
Câu 7:
Hợp chất đường chiếm thành phần chủ yếu trong mật ong là
Đáp án C
Hợp chất đường chiếm thành phần chủ yếu trong mật ong là fructozơ.
Câu 9:
Điều khẳng định nào sau đây là không đúng?
Đáp án D
Điều khẳng định không đúng là: Glucozơ và fructozơ là 2 hợp chất cao phân tử.
Glucozơ và fructozơ là các monosaccarit là các cacbohiđrat đơn giản.
Câu 10:
Phát biểu nào sau đây là đúng?
Đáp án D
A sai vì xenlulozo có cấu trúc mạch thẳng
B sai saccarozo không làm mất màu nước brom
C sai vì glucozo bị oxi hóa bởi dung dịch
D đúng
Câu 11:
Saccarozơ và glucozơ đều có
Đáp án B
A. Sai vì glucozo không có phản ứng thủy phân.
B. đúng
C. sai, cả 2 chất đều không có phản ứng
D. sai vì chỉ có glucozo có phản ứng, còn saccarozo thì không có phản ứng.
Câu 12:
Cho các chất: (1) metyl fomiat; (2) axetilen; (3) axit fomic; (4) propin; (5) glucozơ; (6) glixerol. Dãy những chất có phản ứng tráng bạc là
Đáp án B
Các chất có phản ứng tráng bạc là: (1) metyl fomiat; (3) axit fomic; (5) glucozơ
(2) và (4) có phản ứng với dd tạo kết tủa nhưng không được gọi là phản ứng tráng bạc
Câu 13:
Một dung dịch có tính chất sau:
- Tác dụng được với dung dịch và khi đun nóng.
- Hòa tan được tạo ra dung dịch màu xanh lam.
- Bị thủy phân nhờ axit hoặc men enzim.
Dung dịch đó là:
Đáp án C
Các tính chất đã cho tương ứng với
+) có nhóm -CHO
+) là polyol có -OH kề cận
+) không có monosacarit
=> mantozo thỏa mãn
Câu 14:
So sánh tính chất của glucozơ, tinh bột, saccarozơ, xenlulozơ.
(1) Cả 4 chất đều dễ tan trong nước và đều có các nhóm -OH.
(2) Trừ xenlulozơ, còn lại glucozơ, tinh bột, saccarozơ đều có thể tham gia phản ứng tráng bạc.
(3) Cả 4 chất đều bị thủy phân trong môi trường axit.
(4) Khi đốt cháy hoàn toàn 4 chất trên đều thu được số mol và bằng nhau.
(5) Cả 4 chất đều là các chất rắn, màu trắng. Trong các so sánh trên, số so sánh không đúng là
Đáp án C
Cả 5 so sánh đều không đúng :
(1) Xenlulozo không tan trong nước
(2) Chỉ có glucozo tham gia phản ứng tráng bạc
(3) Glucozo không bị thủy phân
(4) Đốt cháy glucozo mới cho
(5) Glucozo, saccarozo là chất rắn không màu
Câu 17:
Hợp chất A là chất bột màu trắng không tan trong nước, trương lên trong nước nóng tạo thành hồ. Sản phẩm cuối cùng của quá trình thủy phân là chất B. Dưới tác dụng của enzim của vi khuẩn axit lactic, chất B tạo nên chất C có hai loại nhóm chức hóa học. Chất C có thể được tạo nên khi sữa bị chua. Xác định hợp chất A?
Đáp án A
Chất C là axit lactic
Chất B là glucozo => A là tinh bột
Câu 21:
Cho các phát biểu sau về cacbohiđrat:
(a) Glucozơ và saccarozơ đều là chất rắn có vị ngọt, dễ tan trong nước.
(b) Tinh bột và xenlulozơ đều là polisaccarit.
(c) Trong dung dịch, glucozơ và saccarozơ đều hòa tan , tạo phức màu xanh lam.
(d) Khi thủy phân hoàn toàn hỗn hợp gồm tinh bột và saccarozơ trong môi trường axit, chỉ thu được một loại monosaccarit duy nhất.
(e) Khi đun nóng glucozơ (hoặc fructozơ) với dung dịch trong thu được Ag.
(g) Glucozơ và saccarozơ đều tác dụng với (xúc tác Ni, đun nóng) tạo sobitol.
Số câu phát biểu đúng là
Đáp án C
Các phát biểu đúng là:
(a) Glucozơ và saccarozơ đều là chất rắn có vị ngọt, dễ tan trong nước.
(b) Tinh bột và xenlulozơ đều là polisaccarit.
(c) Trong dung dịch, glucozơ và saccarozơ đều hòa tan , tạo phức màu xanh lam.
(e) Khi đun nóng glucozơ (hoặc fructozơ) với dung dịch trong thu được Ag.
Phát biểu (d) sai vì thủy phân tinh bột thu được -glucozơ còn thủy phân saccarozơ thu được -glucozơ và -fructozơ
(g) sai vì saccarozơ không tác dụng với
Câu 22:
Cho các phát biểu sau về cacbohiđrat :
(a) Glucozơ và saccarozơ đều là chất rắn có vị ngọt, ít tan trong nước
(b) Tinh bột và xenlulozơ đều là polisaccarit
(c) Trong dung dịch, glucozơ và saccarozơ đều hoàn tan tạo thành phức màu xanh lam
(d) Khi thủy phân hoàn toàn hỗn hợp gồm tinh bột và saccarozơ trong môi trường axit, chỉ thu được một loại monosaccarit duy nhất
(e) Khi đun nóng glucozơ( hoặc fructozơ) với dung dịch trong thu được Ag
(g) Glucozơ và fructozơ đều tác dụng với (xúc tác Ni, nhiệt độ) tạo thành sobitol
(h) Tinh bột và xenlulozơ là các chất đồng phân
Số phát biểu đúng là
Đáp án D
(a) sai vì glucozơ và saccarozơ tan nhiều trong nước
(b) đúng
(c) đúng vì glucozơ và saccarozơ có nhiều nhóm OH liền kề
(d) sai vì saccarozo thủy phân tạo glucozo và fructozo
(e) đúng
(g) đúng vì cả 2 tác dụng với ( xúc tác Ni, nhiệt độ) tạo thành sobitol là
(h) sai vì cả hai cùng có CTTQ là nhưng khác nhau về số n
Số phát biểu đúng là 4
Câu 23:
Cho các phát biểu sau:
(1) Amilozơ, saccarozơ và fructozơ lần lượt là poli, đi và monosaccarit.
(2) Polisaccarit là những cacbohiđrat mà khi thủy phân sinh ra nhiều loại monosaccarit.
(3) Phản ứng thuỷ phân xenlulozơ xảy ra được trong dạ dày của động vật ăn cỏ.
(4) Tinh bột là một trong những lương thực cơ bản của con người.
(5) Saccarozơ được coi là một đoạn mạch của tinh bột.
(6) Sản phẩm thủy phân xenlulozơ (xúc tác ) có thể tham gia phản ứng tráng gương .
(7) Trong các loại nông sản: hạt gạo, sắn tươi, khoai tây tươi, hạt lúa mì thì hạt gạo có hàm lượng tinh bột lớn nhất. Số phát biểu đúng là
Đáp án C
Trong số các phát biểu đã cho, có phát biểu đúng: (1), (3), (4), (6), (7).
(1) đúng. Amilozơ là polisaccarit, được tạo thành từ các gốc glucozơ liên kết với nhau. Saccarozơ là đissaccarit, được cấu tạo từ 1 gốc glucozơ và 1 gốc fructozơ. Fructozơ là monosaccarit.
(2) sai. VD: tinh bột là polisaccarit, nhưng khi thủy phân chỉ thu được 1 loại monosaccarit duy nhất là glucozơ. Định nghĩa đúng: Polisaccarit là những cacbohiđat mà khi thủy phân đến cùng sinh ra nhiều phân tử monosaccarit.
(3) đúng. Phản ứng thủy phân xenlulozơ có thể xảy ra trong dạ dày động vật nhai lại (trâu, bò, ...) nhờ enzim xenlulaza.
(4) đúng. Tinh bột trong các loại lương thực là một trong những thức ăn cơ bản của con người.
(5) sai. Phân tử saccarozơ được cấu tạo từ một gốc glucozơ và một gốc fructozơ, còn tinh bột được tạo nên bởi các mắt xích glucozơ
(6) đúng. Khi thủy phân đến cùng xenlulozơ (xúc tác ) tạo thành glucozơ. Trong phân tử glucozơ có nhóm –CHO nên có thể tham gia phản ứng tráng gương.
(7) đúng. Hàm lượng tinh bột trong hạt gạo là cao nhất (70-80%), tiếp đến là hạt ngô (65-75%), lúa mì (60-70%), khoai tây tươi và sắn tươi chỉ khoảng 17-24%.
Câu 33:
So sánh tính chất của glucozơ, tinh bột, saccarozơ và xenlulozơ:
(1) Cả 4 chất đều dễ tan trong nước và đều có các nhóm –OH.
(2) Trừ xenlulozơ, các chất còn lại đều có thể tham gia phản ứng tráng bạc.
(3) Cả 4 chất đều bị thủy phân trong môi trường axit.
(4) Khi đốt cháy hoàn toàn 4 chất trên đều thu được số mol và bằng nhau.
(5) Cả 4 chất trên đều là các chất rắn, màu trắng.
Trong số các so sánh trên, số so sánh không đúng là
Đáp án B
Cả 5 so sánh về tính chất của glucozơ, tinh bột, saccarozơ và xenlulozơ ở trên đều sai.
(1) sai vì tinh bột và xenlulozơ không tan trong nước.
(2) sai vì tinh bột, saccarozơ và cũng như xenlulozơ đều không có phản ứng tráng gương.
(3) sai vì glucozơ là monosacarit nên không bị thủy phân.
(4) sai vì khi đốt cháy tinh bột, xenlulozơ và saccarozơ thì thu được số mol nhiều hơn số mol .
(5) sai vì glucozơ và saccarozơ là chất kết tinh không màu.