Trắc nghiệm Nhận biết một số ion trong dung dịch có đáp án (Thông hiểu)
-
303 lượt thi
-
10 câu hỏi
-
15 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Khi nhỏ từ từ dung dịch NH3 vào dung dịch CuSO4 thì sản phẩm có màu xanh thẫm của
Đáp án C
Khi nhỏ từ từ dung dịch NH3 vào dung dịch CuSO4 thì sản phẩm có màu xanh thẫm của phức [Cu(NH3)4](OH)2
Câu 2:
Các thuốc thử thích hợp dùng để phân biệt các dung dịch: NaCl, NaBr, NaI, HCl, H2SO4, Na2SO4, NaOH là:
Đáp án A
- Dùng dung dịch BaCl2, dung dịch AgNO3, quỳ tím
Câu 3:
Cho các dung dịch: Na2S, Na2SO4, NaNO3, NaCl. Để nhận biết các dung dịch trên cần dùng những thuốc thử trong dãy nào sau đây?
Đáp án C
Dùng dung dịch BaCl2, dung dịch AgNO3
Câu 4:
Thuốc thử dùng để phân biệt 3 dung dịch riêng biệt NaCl, NaHSO4, HCl là
Đáp án C
Dùng BaCO3 để phân biệt NaCl, NaHSO4, HCl vì
Khi cho BaCO3 lần lượt vào các dụng dịch trên
+ Dung dịch BaCO3 không tan là NaCl
+ Dung dịch BaCO3 tan tạo khí đồng thời có xuất hiện kết tủa trắng là NaHSO4
+ Dung dịch BaCO3 tan và có khí thoát ra là HCl
Chú ý
NaHSO4 là muối nhưng có vai trò như 1 axit, trong dung dịch nó phân li ra H+
Câu 5:
Có 2 dung dịch chứa riêng rẽ các anion sau: SO32-, CO32-. Thuốc thử để nhận biết các anion là
Đáp án B
Thuốc thử để nhận biết là dung dịch HCl và nước Br2
Câu 6:
Có 3 dung dịch chứa 3 muối natri của các anion: Cl-, CO32-, SO42-. Thuốc thử nào sau đây cho phép phân biệt cả 3 muối trên?
Đáp án C
Thuốc thử để nhận biết là BaCl2 và HCl
Câu 7:
Nước giếng ở đồng bằng Bắc bộ thường có nhiều ion Fe2+. Loại nước này dùng để sinh hoạt có nhiều bất tiện như làm quần áo bị ố vàng, ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe con người. Biện pháp nào loại bỏ ion Fe2+ ra khỏi nước là đơn giản, rẻ tiền và hiệu quả hơn cả ?
Đáp án B
Phương pháp cần dùng ở đây là dùng giàn mưa, tăng diện tích tiếp xúc của nước với O2 không khí để oxi hóa Fe2+ dễ tan thành Fe3+ ít tan kết tủa dạng Fe(OH)3
Câu 8:
Để nhận biết ion PO43- thường dùng thuốc thử là dd AgNO3 vì
Đáp án C
Để nhận biết ion PO43- thường dùng thuốc thử là dd AgNO3 vì tạo ra kết tủa có màu vàng.
Câu 9:
Để nhận biết các chất rắn riêng biệt sau: BaO, MgO, CuO ta dùng thuốc thử là
Đáp án B
- Dùng dung dịch H2SO4 loãng
+ BaO tạo kết tủa trắng:
BaO + H2SO4 → BaSO4 + H2O
+ MgO tan tạo dung dịch trong suốt:
MgO + H2SO4 → MgSO4 + H2O
+ CuO tan tạo dung dịch xanh lam:
CuO + H2SO4 → CuSO4 + H2O
Câu 10:
Khi cho chất X vào dung dịch kiềm, lúc đầu thu được kết tủa màu trắng hơi xanh, sau đó chuyển dần sang nâu đỏ khi đưa ra ngoài không khí. Chất X là
Đáp án A
Chất X là FeSO4; kết tủa trắng xanh là Fe(OH)2; kết tủa nâu đỏ là Fe(OH)3