Thứ năm, 14/11/2024
IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 10 Hóa học Bộ đề ôn tập lý thuyết môn Hóa Học lớp 10 cực hay có lời giải chi tiết

Bộ đề ôn tập lý thuyết môn Hóa Học lớp 10 cực hay có lời giải chi tiết

Đề luyện tập

  • 3158 lượt thi

  • 73 câu hỏi

  • 30 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 3:

Cho các hợp chất: H2O, Na2O, F2O, Cl2O. Số hợp chất chứa oxi có số oxi hóa +2 là 

Xem đáp án

Số oxi hóa của O trong các hợp chất là H2O-2, Na2O-2, F2O+2, Cl2O-2.

Có 1 hợp chất oxi có số oxi hóa +2.

Đáp án B.


Câu 5:

Cho dãy các chất và ion: Zn, S, FeO, SO2, N2, HCl, Cu2+, Cl-. Số chất và ion có cả tính oxi hóa và tính khử là:

Xem đáp án

Số chất và ion có cả tính oxi hóa và tính khử là: S, FeO, SO2, N2, HCl. Có 5 chất. Đáp án B.


Câu 6:

Cho dãy các chất và ion: Cl2, F2, SO2, Na+, Ca2+, Fe2+, Al3+, Mn2+, S2-, Cl-. Số chất và ion có cả tính oxi hóa và tính khử là:

Xem đáp án

Các chất và ion có số oxi hóa trung gian thì vừa có tính khử vừa có tính oxi hóa.

Các chất và ion trong dãy đều có tính oxi hóa và tính khử là: Cl2, SO2, Fe2+, Mn2+.

Chú ý: F2 chỉ có 2 số oxi hóa là -1, 0. F2 chỉ có tính oxi hóa.

Na+, Ca2+, Al3+  là các ion có tính oxi hóa cao nhất chỉ thể hiện tính oxi hóa. S2-, Cl-  có số oxi hóa thấp nhất chỉ thể hiện tính khử. Đáp án B


Câu 8:

Trong phản ứng: Cu(OH)2CuO+H2O, nguyên tố đồng:


Câu 11:

Cho biết các phản ứng xảy ra sau:

2FeBr2 + Br2 ® 2FeBr3

2NaBr + Cl2 ® 2NaCl + Br2

Phát biểu đúng là:


Câu 12:

Loại phản ứng luôn luôn không là phản ứng oxi hóa khử là

Xem đáp án

Trong phản ứng hóa hợp, phân hủy số oxi hóa của các nguyên tố có thể thay đổi hoặc không ® nên phản ứng hóa hợp, phân hủy có thể là phản ứng oxi hóa khử hoặc không phải.

Trong phản ứng trao đổi, số oxi hóa của các nguyên tố không thay đổi nên phản ứng trao đổi không là phản ứng oxi hóa khử.

Trong phản ứng thế, số oxi hóa của các nguyên tố thay đổi nên phản ứng thế là phản ứng oxi hóa khử.

Đáp án D.


Câu 13:

Cho các phương trình phản ứng:

(a) 2Fe + 3Cl2 ® 2FeCl3

 (b) NaOH + HCl ® NaCl + H2O

(c) Fe3O4 + 4CO ® Fe + CO2

 (d)AgNO3 + NaCl ® AgCl + NaNO3

Trong các phản ứng trên, số phản ứng oxi hóa - khử là:

Xem đáp án

Nhận thấy phản ứng (b), (d) các nguyên tố không có sự thay đổi số oxi hóa ® (b), (d) không phải là phản ứng oxi hóa khử.

Trong (a) Fe đóng vai trò là chất khử, Cl2 đóng vai trò là chất oxi hóa.

Trong (c) CO đóng vai trò là chất khử, Fe3O4 đóng vai trò là chất oxi hóa.

Vậy có 2 phản ứng oxi hóa khử. Đáp án A.


Câu 18:

Cho phản ứng: 2NO2 + H2O ® 2HNO3 + NO. NO2 đóng vai trò

Xem đáp án

Nhận thấy nguyên tố N+4 trong NO2 vừa lên N+5 (trong HNO3) vừa xuống N+2 (trong NO) nên NO2 vừa đóng vai trò là chất khử, vừa đóng vai trò là chất oxi hóa. Đáp án D.


Câu 19:

Cho phản ứng xảy ra khi cho khí clo tác dụng với dung dịch NaOH:

      Cl2 + 2NaOH ® NaCl + NaClO + H2O. Trong phản ứng này clo có vai trò:

Xem đáp án

Nhận thấy nguyên tố Cl0 trong Cl2 vừa lên Cl+1 (trong NaClO) vừa xuống Cl- (trong NaCl) nên Cl2 vừa đóng vai trò là chất khử, vừa đóng vai trò là chất oxi hóa. Đáp án D.


Câu 20:

Nguyên tử S đóng vai trò vừa là chất khử, vừa là chất oxi hóa trong phản ứng nào sau đây:

Xem đáp án

Phản ứng d, S vừa đóng vai trò là chất khử, vừa đóng vai trò là chất oxi hóa, số oxi hóa giảm về -2 và lên +4.

a, b: S đóng vai trò là chất khử.                     c: S đóng vai trò là chất oxi hóa.       Đáp án D.


Câu 22:

Cho các chất riêng biệt sau: FeSO4, AgNO3, Na2SO3, H2S, HI, Fe3O4, Fe2O3 tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc, nóng. Số trường hợp xảy ra phản ứng oxi hóa khử là:

Xem đáp án

Các chất tác dụng với H2SO4 đặc nóng là phản ứng oxi hóa khử gồm: FeSO4, H2S, HI, Fe3O4

Chú ý: AgNO3, Fe2O3 có mức oxi hóa tối đa, khi tác dụng với H2SO4 đặc nóng chỉ là phản ứng trao đổi.

Na2SO3 tác dụng với H2SO4 đặc nóng cũng là phản ứng trao đổi và sinh khí SO2. Đáp án C.


Câu 23:

Cho các phản ứng hóa học sau: 

(a) S+O2toSO2

(b) S +HgHgS

(c) S+3F2toSF6

(d) S+6HNO3 đctoH2SO4+6NO2+2H2O

Số phản ứng trong đó S thể hiện tính khử là:

Xem đáp án

S thể hiện tính khử khi trong phản ứng số oxi hóa của S tăng lên.

Trong phản ứng (a) S tăng từ 0 lên S+4 (SO2)

Trong phản ứng (b) S tăng từ 0 lên S+6 (SF6)

Trong phản ứng (c) S giảm từ 0 xuống S-2 (H2S)

Trong phản ứng (d) S tăng từ 0 lên S+6 (H2SO4)

Vậy có 3 phản ứng trong đó S thể hiện tính khử (a), (b), (d). Đáp án A.


Câu 33:

Cho từng chất: Fe, FeO, Fe(OH)2, Fe(OH)3, Fe3O4, Fe2O3, Fe(NO3)2, Fe(NO3)3, FeSO4,  Fe2(SO4)3, FeCO3 lần lượt phản ứng với HNO3 đặc nóng dư. Số phản ứng thuộc loại phản ứng oxi hóa khử là:

Xem đáp án

Các chất tác dụng với HNO3 đặc nóng dư tạo phản ứng oxi hóa khử gồm: Fe, FeO, Fe(OH)2, Fe3O4, Fe(NO3)2, FeSO4, FeCO3. Đáp án A.


Câu 34:

Cho phản ứng hóa học sau: Fe + CuSO4 ® FeSO4 + Cu

Trong phản ứng trên xảy ra:


Câu 35:

Cho dãy các chất và ion: Zn, S, FeO, SO2, N2, HCl, Cu2+, Cl-. Số chất và ion có cả tính oxi hóa và tính khử là:

Xem đáp án

Số chất và ion có cả tính oxi hóa và tính khử gồm: S, FeO, SO2, N2, HCl. Đáp án B.

Chú ý HCl có ion H+ thể hiện tính oxi hóa, Cl- thể hiện tính khử.


Câu 36:

Cho dãy các chất và ion: Fe, Cl2, SO2, NO2, C, Al, Mg2+, SO32-, Na+, CO, Fe2+. Số chất và ion vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử là:

Xem đáp án

Số chất và ion có cả tính oxi hóa và tính khử là: Cl2, SO2, NO2, C, SO32-, CO, Fe2+. Đáp án C.


Câu 39:

Phản ứng nào dưới đây chứng SO2 có tính khử:


Câu 44:

Hai kim loại X,Y và các dung dịch muối clorua của chúng có các phản ứng hóa học sau:

X + 2YCl3 ® XCl2 + 2YCl2

Y + XCl2 ® YCl2 + X.

Phát biểu đúng là:


Câu 45:

Cho các phản ứng sau:

(a)  4HCl + PbO2 ® PbCl2 + Cl2 + 2H2O        (b) 2HCl + NH4HCO3 ® NH4Cl + CO2 + H2O

(c) 2HCl  +  2HNO3 ®  2NO2 + Cl2 + 2H2O  (d) 2HCl + Zn ® ZnCl2 + 2H2

Số phản ứng trong đó HCl thể hiện tính khử là:

Xem đáp án

HCl thể hiện tính khử từ Cl- ® Cl2, tính oxi hóa từ H+ ® H2.

Vậy (a), (c) HCl thể hiện tính khử. (d) HCl thể hiện tính oxi hóa và (b) là phản ứng trao đổi. Đáp án A.


Câu 50:

Cho các phản ứng oxi hóa khử sau:

3I2 + 3H2O ® HIO3 + 5HI (1)                         2HgO ® 2Hg + O2 h (2)

4K2SO3 ® 3K2SO4 + K2S  (3)                         NH4NO3 ® NO2 h + 2H2O  (4)

2KClO3 ® 2KCl + 3O2 h   (5)                        3NO2 + 2H2O  ® 2HNO3 + NO h (6)

4HClO4 ® 2Cl2 + 7O2 h + 2H2O  (7)              2H2O2 ®  2H2O +  O2 h (8)

Trong các phản ứng oxi hóa khử trên, số phản ứng oxi hóa khử nội phân tử là:

Xem đáp án

Phản ứng oxi hóa khử nội phân tử là phản ứng trong đó nguyên tố đóng vai trò oxi hóa và nguyên tố đóng vai trò khử nằm trong phân tử của cùng một chất.

Chú ý: Nguyên tố đóng vai trò oxi hóa và nguyên tố đóng vai trò khử ở đây là 2 nguyên tố khác nhau.

Do đó các phản ứng nội phân tử là 2, 4, 5, 7. Chọn C.


Câu 53:

Phản ứng nào dưới đây thuộc loại phản ứng oxi hóa khử:


Câu 55:

Cho phản ứng: KMnO4 + H2SO4 + KCl ® K2SO4 + MnSO4 + Cl2 + H2O

Trong phương trình hóa học của phản ứng trên, tỉ lệ số của KMnO4 và KCl là:

Xem đáp án

YTHH 05: Cân bằng nhanh theo bảo toàn nguyên tố:

1.KMnO4 thì sinh 1. MnSO4 và có 4.O chuyển hết về 4.H2O

Bảo toàn H suy ra có 4.H2SO4; bảo toàn S suy ra có 3.K2SO4; bảo toàn K suy ra có 5.KCl

Vậy KMnO4 + 4H2SO4 + 5KCl ® 3K2SO4 + MnSO4 + 2,5Cl2 + 4H2O

® tỉ lệ cần xác định là 1:5. Đáp án B.


Câu 63:

Nếu cho 1 mol mỗi chất: CaOCl2, KMnO4, K2Cr2O7, MnO2 lần lượt phản ứng với lượng dư dung dịch HCl đặc, chất tạo ra lượng khí nhiều nhất là

Xem đáp án

Trong phản ứng với HCl đặc thì chất nào nhận electron nhiều nhất thì cho lượng Cl2 lớn nhất.

Giả sử có 1 mol mỗi chất CaOCl2, KMnO4, K2Cr2O7, MnO2 lần lượt phản ứng với lượng dư dung dịch HCl đặc thì số mol electron nhận lần lượt là 2 mol, 5 mol, 6 mol, 2 mol.

Vậy chất tạo ra lượng khí Cl2 nhiều nhất là K2Cr2O7. Đáp án B.


Bắt đầu thi ngay