Chủ nhật, 22/12/2024
IMG-LOGO

Đề thi THPT Quốc gia môn Vật Lý năm 2022 chọn lọc, có lời giải (Đề số 15)

  • 17394 lượt thi

  • 40 câu hỏi

  • 50 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Cho một vật dao động điều hòa theo phương trình x=Acosωt+φ, A>0 và ω>0. Trong phương trình dao động đó, φ được gọi là

Xem đáp án

Dựa vào phương trình dao động điều hòa

+ φ : Pha ban đầu, là đại lượng trung gian cho phép xác định trạng thái dao động của vật ở thời điểm ban đầu

φ: Pha ban đầu của dao động

Chọn C


Câu 2:

Khi xe ôtô khách dừng lại nhưng vẫn nổ máy thì thân xe sẽ dao động

Xem đáp án

Lý thuyết về dao động cưỡng bức

Dưới tác dụng của lực cưỡng bức tuần hoàn gây ra bởi chuyển động của pittong trong xi lanh của máy nổ.

Đó là dao động cưỡng bức

Chọn D


Câu 3:

Trong dao động điều hoà, vận tốc biến đổi điều hoà

Xem đáp án

Trong dao động điều hòa vận tốc được tính bằng đạo hàm bậc nhất của li độ theo thời gian

Vận tốc trong dao động điều hòa luôn sớm pha π/2 so với li độ

Chọn C


Câu 4:

Một sóng dọc truyền trong một môi trường thì phương dao động của các phần tử môi trường

Xem đáp án

Lý thuyết về sóng dọc

Sóng dọc là sóng mà các phần tử dao động dọc theo phương truyền sóng

Chọn A


Câu 5:

Cơ năng của một vật dao động điều hòa

Xem đáp án

Sử dụng lý thuyết cơ năng của dao động điều hòa

Cơ năng được bảo toàn

Biểu thức cơ năng tại thời điểm t : W= ½ m.ω2A2

 Cơ năng của vật dao động điều hòa được bảo toàn nên ý A,D sai

Ý B sai: W= ½ m.ω2A2 nếu cơ năng tăng gấp đôi thì biên độ tăng gấp 4

Chọn C


Câu 6:

Một sóng cơ lan truyền trong môi trường với tốc độ v=200  m/s, có bước sóng λ = 4 m. Chu kì dao động của sóng là

Xem đáp án

Sử dụng công thức tính chu kì dao động của sóng

Công thức: λ= v.T => T= λ/v

Ta có T= λ/v= 4/200= 0,02 (s)

Chọn D


Câu 7:

Một vật dao động tắt dần có các đại lượng nào sau đây giảm liên tục theo thời gian ?

Xem đáp án

Sử dụng lý thuyết dao động tắt dần

Dao động tắt dần có biên độ giảm dần theo thời gian

Chọn D


Câu 8:

Một hệ dao động chịu tác dụng của ngoại lực tuần hoàn Fn=F0cos10πt thì xảy ra hiện tượng cộng hưởng. Tần số dao động riêng của hệ phải là

Xem đáp án

Sử dụng lý thuyết hiện tượng cộng hưởng

Hiện tượng cộng hưởng xảy ra khi tần số của ngoại lực bằng tần số dao động riêng của hệ

Công thức: f =  ω/2π

ta có f =  ω/2π = 10π/2π = 5Hz

Chọn C


Câu 9:

Khi nói về sóng cơ, phát biểu nào sau đây sai ?

Xem đáp án

Sử dụng lý thuyết về sóng dọc, sóng ngang

Sóng dọc là sóng mà các phần tử dao động dọc theo phương truyền sóng, sóng dọc truyền được trong chất rắn, lỏng, khí

Sóng ngang là các phần tử môi trường dao động theo phương vuông góc với phương truyền sóng, sóng ngang truyền trong chất rắn và bề mặt chất lỏng

A, B, D đúng

C sai: Sóng ngang không truyền trong chất khí

Chọn C


Câu 10:

Một con lắc lò xo dao động điều hòa. Biết lò xo có độ cứng 100 N/m và vật nhỏ có khối lượng là 100 g. Lấy π2=10. Động năng của con lắc biến thiên theo thời gian với tần số là

Xem đáp án

Sử dụng công thức tính tần số f = 12πkm

Động năng biến thiên với tần số 2f

Con lắc biến thiên theo thời gian với tần số f =12π1000,1

Li độ biến thiên với tần số f thì động năng biến thiên với tần số 2f

=>  fđ =  2f = 2.5 = 10 Hz

Chọn A


Câu 11:

Một vật dao động điều hòa có phương trình x=Acosωt+φ. Gọi v và a lần lượt là vận tốc và gia tốc của vật. Hệ thức đúng là

Xem đáp án

Sử dụng công thức về mối quan hệ giữa vận tốc v và gia tốc a

công thức : vωA2 +aω2A2= 1

Mối liên hệ giữa vận tốc và gia tốc: vωA2 +aω2A2= 1 hay v2vmax2 +a2ω2vmax2= 1

hay a2=ω2(vmax2-v2) =>v2vmax2 +a2amax2= 1

Vậy biên độ A2=v2ω2+a2ω4 => chọn C


Câu 12:

Điện dung của tụ điện có đơn vị là

Xem đáp án

Sử dụng lý thuyết điện dung tụ điện

Đơn vị điện dung tụ điện là : Fara( F)

Chọn D


Câu 13:

Tại nơi có gia tốc trọng trường g, một con lắc đơn có sợi dây dài l đang dao động điều hòa Tần số dao động của con lắc là

Xem đáp án

Sử dụng công thức tần số dao động của con lắc đơn

Công thức : f =12πgl

Chọn D


Câu 14:

Phương trình dao động điều hòa của một chất điểm được cho bởi x=5cos2πt+π  cm. Biên độ của dao động này là

Xem đáp án

Dựa vào phương trình dao động điều hòa

Biên độ dao động A

Biên độ dao động A = 5

Chọn A


Câu 15:

Chọn phát biểu đúng về chu kỳ con lắc đơn

Xem đáp án

Dựa vào công thức tính chu kì dao động con lắc đơn

Công thức T= 2πlg

chu kì con lắc đơn phụ thuộc vào chiều dài dây

Chọn C


Câu 16:

Một vật thực hiện đồng thời hai dao động điều hòa cùng phương. Có phương trình lần lượt là x1=3cosωt  cm và x2=6cosωtπ  cm. Biên độ dao động tổng hợp của vật là

Xem đáp án

hai dao động ngược pha, Vậy biên độ A =  |A1 - A2|

Vì 2 dao động ngược pha nhau nên biên độ A = | 3 - 6| = 3 cm

Chọn C


Câu 17:

Mối liên hệ giữa bước sóng λ, vận tốc truyền sóng v, chu kì T và tần số f của một sóng là

Xem đáp án

Sử dụng công thức về mối liên hệ giữa bước sóng, vận tốc truyền sóng, chu kì và tần số của mộ sóng

Công thức : f =1T=vλ

Chọn A


Câu 18:

Li độ, vận tốc, gia tốc của dao động điều hòa phụ thuộc thời gian theo quy luật của một hàm sin có

Xem đáp án

sử dụng lý thuyết dao động điều hòa

Cách giải: li độ, vận tốc, gia tốc của dao động điều hòa phụ thuộc thời gian theo quy luật một hàm sin có cùng tần số

Chọn D


Câu 19:

Bước sóng λ của sóng cơ học là

Xem đáp án

Sử dụng định nghĩa bước sóng

Cách giải: Bước sóng λ của sóng cơ học là quãng đường sóng truyền đi trong một chu kì sóng

Chọn A


Câu 20:

Một sóng cơ truyền dọc theo trục Ox với phương trình u=2cos40πt2πx  mm. Biên độ của sóng này là

Xem đáp án

So sánh với phương trình sóng u = A cos(ωt+φ)

So sánh với phương trình sóng ta thấy biên độ A = 2

Chọn A


Câu 21:

Một người mắt cận thị có điểm CV cách mắt 50 cm. Xác định độ tụ của thấu kính mà người cận thị phải đeo sát mắt để có thể nhìn rõ không điều tiết một vật ở vô cực

Xem đáp án

Sử dụng lý thuyết về mắt, mắt cận và cách khắc phục

Nếu coi như kính đeo sát mắt thì tiêu cự của kính được xách định bởi f = - OCv

Công thức độ tụ Dk =1fk

Ta có fk = - OCv = - 50cm = -0,5 m

Dk 1fk  =  1-0,5 = -2 dp

Chọn D


Câu 22:

Con lắc đơn dao động điều hòa có chu kỳ T = 2 s, biết g = π2. Tính chiều dài l của con lắc

Xem đáp án

Từ công thức tính chu kì con lắc đơn suy ra công thức tính chiều dài

Cách giải:

Ta có T= 2 πlg => l =T2g4π  = 22π24π2 = 1 m

Chọn B


Câu 23:

Cho hai dao động cũng phương, có phương trình lần lượt là: x1=20cos100πt0,5π  cm, x2=10cos100πt+0,5π  cm. Phương trình dao động tổng hợp là

Xem đáp án

hai dao động cùng phương, ngược pha nhau

Biên độ A = |A1-A2|

φ=φ1

Vậy phương trình dao động tổng hợp x = 10 cos( 100π t - 0,5π )

Vì hai dao động ngược pha nên biên độ A = |A1 - A2| = |20 - 10| = 10 cm

φ=φ1

Chọn C


Câu 24:

Một vật dao động điều hòa với phương trình x=5cos4πtπ/2  cm. Xác định thời gian ngắn nhất để vật đi từ vị trí 2,5 cm đến −2,5 cm

Xem đáp án

Sử dụng đường tròn lượng giác và Công thức  t=aω , T=2πω

Cách giải: Vật đi từ vị trí 2,5 cm đến - 2,5 cm quét được góc π3a=π3

 t=aω=π3T2π=T6

T =2πω =2π4π =12 ( s) =>t =126=112( s)

Chọn A


Câu 25:

Một người cách một số nước đi trên đường, mỗi bước đi được 50 cm. Chu kì dao động riêng của nước trong xô là 1 s. Nước trong xô sóng sánh mạnh nhất khi người đó đi với vận tốc

Xem đáp án

Nước trong xô sóng sánh mạnh nhất khi bước đi của người đó có tần số trùng với tần số dao động riêng của nước

Cách giải:

Ta có tần số f =1T=11  = 1 Hz

Vận tốc của người đó : v =sT=0,51  = 0,5 m/s

Chọn A


Câu 26:

Một dây dắn thẳng dài đặt trong không khí có dòng điện với cường độ I chạy qua. Độ lớn cảm ứng từ B đo dòng điện này gây ra tại một điểm cách đây một đoạn r được tính bởi công thức

Xem đáp án

Sử dụng công thức tính độ lớn cảm ứng từ gây ra tại một điểm cách dây đoạn r

công thức B= 2.10-7 Ir

Chọn C


Câu 27:

Tại nơi có gia tốc trong trường là 10 m/s2, một con lắc đơn và một con lắc lò xo nằm ngang dao động điều hòa với cùng tần số. Biết con lắc đơn có chiều dài 49 cm và lò xo có độ cứng 10 N/m. Khối lượng vật nhỏ của con lắc lò xo là

Xem đáp án

Sử dụng công thức tính tần số của con lắc đơn và con lắc lò xo

Khi hai con lắc nằm ngang dao động điều hòa với cùng tần số thì km=gl

Hai dao động cùng tần số : km=gl=> m = k.lg = 10.0,4910 = 0,5 kg

Chọn C


Câu 28:

Đầu O của một sợi dây đàn hồi dao động với phương trình u=4cos4πt  cm tạo ra một sóng ngang trên dây có tốc độ v = 20 cm/s. Một điểm M trên dây cách O một khoảng 2,5 cm dao động với phương trình

Xem đáp án

Tính chu kỳ dao động của sóng λ=vf

Viết phương trình dao động

Cách giải: Bước sóng λ=vf= 10 cm

Phương trình dao động: UM= 4 cos ( 4πt  - 2π2,510 ) = 4 cos( 4 πt-π2)

Chọn B


Câu 30:

Chuyên động của một vật là tổng hợp của hai dao động điều hòa cùng phương. Hai dao động này có phương trình lần lượt là x1=4cos10t+π/4  cm và x2=3cos10tπ/4  cm. Độ lớn vận tốc của vật ở vị trí cân bằng là

Xem đáp án

Dựa vào phương trình dao động tổng hợp nhận xét pha dao động

Hai dao động ngược pha : biên độ A= A1- A2 , φ=φ1, Vmax =ωA

 Từ phương trình 2 dao động điều hòa cùng phương ngược pha nhau

Biên độ A= A1 - A2 = 4 - 3 = 1 cm

φ=φ1=π4, Vmax = ωA = 10.1= 10 cm/s

Chọn D


Câu 31:

Một con lắc lò xo gồm một quả năng có khối lượng m = 0,2 kg treo vào lò xo có độ cứng k = 100 N/m. Cho vật dao động điều hoà theo phương thẳng đứng với biên độ A = 1,5 cm. Lực đàn hồi cực đại có giá trị

Xem đáp án

Tính lsau đó so sánh với biên độ A.

 Sử dụng công thức tính lực đàn hồi cực đại Fđh max = k (l+A)

Cách giải: Ta có  l=  mgk=0,2.10100 = 2 cm, biên độ A < l( 1,5 < 2 )

Vậy Fđh max = k ( l+A) = 100.( 0,02 + 0,015) = 3,5 N

Chọn A


Câu 32:

Tạo ra tại hai điểm A và B hai nguồn sóng kết hợp cách nhau 8 cm trên mặt nước luôn dao động cùng pha nhau. Tần số dao động 80 Hz. Tốc độ truyền sóng trên mặt nước là 40 cm/s. Giữa A và B có số điểm dao động với biên độ cực đại là

Xem đáp án

Tính bước sóng 𝝺

Hai nguồn sóng dao động cùng pha nên số điểm dao động với biên độ cực đại được tính theo công thức

 -ABλ  ≤ k ≤ ABλ

Bước sóng 𝝺 = vf =4080  = 0,5 cm

Hai nguồn sóng dao động cùng pha nên số đường cực đại : -ABλ ≤ k ≤ ABλ =>-80,5k80,5

=> -16 ≤ k ≤ 16

=> k = 33 điểm thỏa mãn

Chọn D


Câu 33:

Một con lắc đơn dài 25 cm, hòn bi có khối lượng 10g mang điện tích q=104  C. Cho g=10  m.s2. Treo con lắc đơn giữa hai bản kim loại song song thẳng đứng cách nhau 20 cm. Đặt hai bản dưới hiệu điện thế một chiều 80 V. Chu kì dao động của con lắc đơn với biên độ góc nhỏ là

Xem đáp án

Sử dụng công thức tính cường độ dòng điện giữa hai bản tụ điện sau đó lắp vào công thức tính chu kì T= 2πlg

Cách giải: cường độ điện trường giữa hai bản tụ diện

E =Ud  =  800,2 = 400 v/m

Chu kì dao động của con lắc đơn với biên độ góc nhỏ: T = 2 πlg = 2 πlg2+qEm2 = 0,96 (s)

Chọn B


Câu 34:

Một chất điểm dao động điều hòa trên trục Ox. Trong thời gian 31,4 s chất điểm thực hiện được 100 dao động toàn phần. Gốc thời gian là lúc chất điểm đi qua vị trí có li độ 2 cm theo chiều âm với tốc độ là 403 cm/s. Lấy π = 3,14. Phương trình dao động của chất điểm là

Xem đáp án

Tìm T khi biết N , sau đó tính ω

Tìm biên độ A theo công thức A =x2+v2ω2

Cách giải: Ta có N = tT => T = tN =3,14100= 0,314 (s)

ω=2πT=2π0,314 = 20 rad/s

Biên độ A = x2+v2ω2=22+4032202 = 4 cm

Tại thời điểm ban đầu t = 0 vật đang ở vị trí x = A2 theo chiều âm nên φ=π3

Vậy phương trình dao động chất điểm : x = 4 cos( 20t + π3)

Chọn B


Câu 35:

Dụng cụ đo khối lượng trong một con tàu vũ trụ có cấu tạo gồm một chiếc ghế có khối lượng m được gắn vào đầu của một chiếc lò xo có độ cứng k = 480 N/m, Để đo khối lượng của nhà du hành thì nhà du hành phải ngồi vào ghế rồi cho chiếc ghế dao động. Người ta đo được chu kì dao động của ghế khi không có người là T0=1  s còn khi có nhà du hành là T=2,5. Khối lượng nhà du hành là

Xem đáp án

tính khối lượng của ghế khi chưa có nhà du hành ngồi vào bởi CT: To= 2πmk

Tính khối lượng ghế khi có nhà du hành ngồi theo CT: T= 2πm+Mk

Khối lượng nhà du hành M= (m + M) - m

Khối lượng ghế khi chưa có nhà du hành ngồi là: To= 2  πmk=> m = T024π2k=124π2480 = 12, 16 kg

Khối lượng ghế khi có nhà du hành ngồi là : T = 2πm+Mk  =>  m+M = T024π2k=2,524π2480 =  76 kg

Khối lượng của nhà du hành là : M= 76 - 12,16 = 63,84 kg

Chọn D


Câu 36:

Một đồng hồ quả lắc chạy đúng giờ trên mặt đất. Biết bán kính Trái Đất là 6400 km và coi nhiệt độ không ảnh hưởng đến chu kì của con lắc. Đưa đồng hồ lên đỉnh núi cao 640 m so với mặt đất thì mỗi ngày đồng hồ chạy nhanh hay chậm bao nhiêu ?

Xem đáp án

Tính chu kỳ con lắc khi ở mặt đất theo CT: T= 2πlg với g = GmR2

Tính chu kỳ con lắc khi ở độ cao h : T= 2 πlgh với gh = GM(R+h)2

Tính tỉ lệ T:T để biết đồng hồ chạy nhanh hay chậm hơn

Tính thời gian đồng hồ chạy sai trong mỗi chu kỳ

Cách giải: Chu kỳ con lắc trên mặt đất : T= 2 πlg=2πlGmR2    

Chu kỳ con lắc khi ở độ cao h : T= πlgh=2πlGM(R+h)2 = 2  

Lấy T'T=ggh=R+hR= 1 + hR> 1 , vậy T> T => đồng hồ chạy chậm hơn

Mỗi chu kỳ đồng hồ sai thời gian :t :tT1 =T2-T1T1 =hR=>  t=T1hR

Do t>0 đồng hồ chạy chậm và mỗi ngày chậm

ζ=n.ΔT=  24.3600T1T1 0,646400 8,64( s)

Chọn D


Câu 37:

Tại mặt nước, hai nguồn kết hợp được đặt tại hai điểm A và B cách nhau 68 mm, dao động điều hoà, cùng tần số, cùng pha theo phương vuông góc với mặt nước. Trên AB, hai phần tử nước dao động với biên độ cực đại có vị trí cân bằng cách nhau một đoạn ngắn nhất là 10 mm. Điểm C là vị trí cân bằng của phần tử ở mặt nước sao cho ACBC. Phần tử nước ở C dao động với biên độ cực đại. Khoảng cách BC lớn nhất bằng

Xem đáp án

Trên AB các chuyển động giao thoa liên tiếp  có VTCB cách nhau λ2  => tính 𝝺

Phần tử tại C dao động với biên độ cực đại nên CB – CA = kλ

Trên đoạn AB số cực đại giao thoa ứng với số điểm có d2 – d1 = kλ

Ta có: -AB  ≤  kλ  ≤  AB  => -3,4  ≤  k  ≤ 3,4

Có 7 giá trị k nguyên ứng với 7 cực đại

Để BC lớn nhất thì C nằm trên dãy cực đại ứng với k = -3

Ta có: d2 – d1 = 3λ

Và d22 + d1= 682                                                                                                                                       

Nên d2 = 67,6mm

Chọn C

Tại mặt nước, hai nguồn kết hợp được đặt tại hai điểm A (ảnh 1)


Câu 38:

Một con lắc được treo vào một điểm cố định, đang dao động điều hòa theo phương thẳng đứng. Hình vẽ bên là đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của độ lớn của lực kéo về và độ lớn của lực đàn hồi của lò xo tác dụng lên vật theo thời gian. Lấy g = 10 m/s2. Biết t2t1=7π120  s. Tốc độ cực đại của con lắc gần nhất với giá trị nào với giá trị nào

Một con lắc được treo vào một điểm cố định, đang dao động (ảnh 1)

Xem đáp án

Một con lắc được treo vào một điểm cố định, đang dao động (ảnh 2)

Biểu thức lực đàn hồi: F= - kx

biểu thức lực hồi phục:F= - k( x+l0 )

từ đồ thị thấy đường có đỉnh đạt 4 đơn vị là biểu diễn lực hồi phục, đường có đỉnh đạt 6 đơn vị là biểu diễn lực đàn hồi.

Lập tỉ số tại các cực trị ta được l0 theo A

Thời điểm t1 ứng với vị trí lò xo không giãn

Thời điểm t2 ứng với VTCB

Sử dụng đường tròn lượng giác từ thời điểm t1  đến t2  tìm được chu kỳ T,l0 , A

Biểu thức lực hồi phục và lực đàn hồi :

Fhp=-kxFđh=-k(x+l0)

Một con lắc được treo vào một điểm cố định, đang dao động (ảnh 3)

Từ đồ thị thấy đường có đỉnh đạt 4 đơn vị là biểu diễn lực hồi phục, đường có đỉnh đạt 6 đơn vị là biểu diễn lực đàn hồi.

Lập tỉ số tại các cực trị

Fđh maxFhp max=k(A+l0)kA=64l0=A2

Thời điểm t1 ứng với vị trí lò xo không giãn

Thời điểm t2 ứng với VTCB

Sử dụng đường tròn lượng giác từ thời điểm t1  đến t2  

Thời gian từ t1 đến t2  là:

t =t2-t1= ( arcsin l0A+π2)T2π=7T12=7π120

=> T=π10 => ω=2πT= 20 rad/s

Vi ω =gl0l0= 2,5cm => A = 5 cm

Tốc độ cực đại : v=ωA = 20.5 = 100 cm/s gần giá trị 98 cm/s

Chọn B


Câu 39:

Đồ thị li độ theo thời gian của chất điểm 1 (đường 1) và của chất điểm 2 (đường 2) như hình vẽ, tốc độ cực đại của chất điểm 2 là 4π (cm/s). Không kể thời điểm t = 0, thời điểm hai chất điểm có cùng li độ lần thứ 5 là

Đồ thị li độ theo thời gian của chất điểm 1 (đường 1) và của (ảnh 1)

Xem đáp án

Dựa vào đồ thị ta thấy chu kỳ dao động của hai chất điểm : T2 = 2T1, A1 =A2 = 6 cm

 Đến thời điểm 2T1 có 4 vị trí cắt nhau

Đồ thị li độ theo thời gian của chất điểm 1 (đường 1) và của (ảnh 2)

Dựa vào đồ thị ta thấy chu kỳ dao động của hai chất điểm : T2 = 2T1, A1 =A2 = 6 cm

Mt khác : v2max =ω2 A2 =2πT2  A2 = 4π => T2 = 3s

=>ω2 = 2π3( rad) =>ω1 = 4π3( rad) => T1 = 1,5 s

Hai chất điểm có cùng li độ khi đồ thị của chúng cắt nhau. Đến thời điểm 2T1 có 4 vị trí cắt nhau

Thời điểm 2 đồ thị cắt nhau lần thứ 5: 2T1  +T14 >t< 2T1 +T12 => 3,375 <t< 3,75

Chọn D


Câu 40:

Gắn một vật có khối lượng m = 200 g vào một lò xo có độ cứng k = 80 N/m. Một đầu lò xo được giữ cố định. Kéo vật m khỏi vị trí cân bằng một đoạn 10 cm dọc theo trục của lò xo rồi thả nhẹ cho vật dao động. Biết hệ số ma sát giữa vật m và mặt phẳng ngang là μ = 0,1. Lấy g = 10 m/s2. Thời gian dao động của vật là

Xem đáp án

Giả sử tại 1 thời điểm vật đang đứng ở vị trí biên có độ lớn A1 , sau 1/2 chu kỳ vật đến vị trí biên A2. Sự giảm biên độ là do công của lực ma sát trên đoạn đường ( A1+ A2) là ( A1 -A2)

=>12kA12-12kA22=μmg(A1 +A2)=> A1 +A2 =2μmgk

Sau 1/2 chu kỳ nữa vật đến vị trí biên có biên độ lơn A3  thì A2 -A3 =2μmgk

Vậy độ giảm biên độ trong cả chu kỳ là: A =4μmgk

Số dao động thực hiện được đến lúc dừng lại là: N =AA=Ak4μmg=Ak4F

Thời gian từ lúc vật dao động đến khi dừng lại là t= N.T hay t =kA04FT

Trong đó :

T= 2 πkm = 2 π0,280 = 0,314( s)

F= μ.P= 0,1.0,2.10= 0,2 (N)

Thay số : t =80.0,14.0,2  0,314 = 3,14( s)

Chọn A


Bắt đầu thi ngay