Thứ sáu, 15/11/2024
IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 10 Hóa học Giải SBT Hóa học 10 Chương 6: Oxi - Lưu huỳnh

Giải SBT Hóa học 10 Chương 6: Oxi - Lưu huỳnh

Giải SBT Bài 32: Hiđro sunfua - Lưu huỳnh đioxit - Lưu huỳnh trioxit

  • 1451 lượt thi

  • 19 câu hỏi

  • 30 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Cho phản ứng: SO2 + 2H2S → 3S + 2H2O

Phát biểu nào sau đây đúng?

Xem đáp án

Đáp án D


Câu 2:

Oxit nào sau đây là hợp chất ion ?

Xem đáp án

Đáp án D


Câu 4:

Khí CO2 có lẫn tạp chất là SO2. Để loại bỏ tạp chất ta sự hỗn hợp với dung dịch nào sau đây

Xem đáp án

Đáp án A


Câu 6:

Ba thí nghiệm được tiến hành với những khối lượng Zn bằng nhau và với 50 cm3 dung dịch loãng H2SO4 2M. PTHH của phản ứng :

Zn + H2SO4 → ZnSO4 + H2

Bảng dưới đây cho biết các điều kiện của mỗi thí nghiệm :

Thí nghiệm Kẽm Nhiệt độ (oC)

1

2

3

bột

30

20

30

Khí hiđro thu được trong mỗi thí nghiệm được ghi lại theo những khoảng cách nhất định về thời gian cho đến khi phản ứng kết thúc, được biểu diễn bằng đồ thị sau :

Giải sách bài tập Hóa học 10 | Giải sbt Hóa học 10

a) Rút ra được những nhận xét gì khi so sánh hiện tượng phản ứng của :

- Thí nghiệm 1 và thí nghiệm 3 ?

- Thí nghiệm 2 và thí nghiệm 3 ?

b) Hãy quan sát đồ thị trên để cho biết các đường cong a, b, c biểu thị cho những thí nghiệm nào ?

c) Ghi thể tích khí H2 trên trục y khi phản ứng kết thúc. Biết rằng ở điều kiện phòng thí nghiệm, 1 mol khí có thể tích là 24 lít và Zn còn dư sau các thí nghiệm.

Xem đáp án

a) Nhận xét:

- Khí hiđro được giải phóng ở thí nghiệm 1 nhiều, nhanh hơn ở thí nghiệm 3. Vì diện tích tiếp xúc của Zn với H2SO4 ở thí nghiệm 1 lớn hơn. trong khi đó nhiệt độ của dung dịch axit là như nhau.

- Khí hiđro được giải phóng ở thí nghiệm 3 nhiều, nhanh hơn ở thí nghiệm 2. Vì nhiệt độ của dung dịch H2SO4 ở thí nghiệm 3 cao hơn, trong khi đó diện tích tiếp xúc giữa Zn và axit là như nhau.

b) Đồ thị biểu diễn các phản ứng :

Đường cong c biểu diễn cho thí nghiệm 1, phản ứng xảy ra nhanh nhất

Đường cong b biểu diễn cho thí nghiệm 3, phản ứng xảy ra nhanh trung bình.

Đường cong a biểu diễn cho thí nghiệm 2, phản ứng xảy ra chậm nhất.

c) Thể tích khí hiđro :

Sau các thí nghiệm, kẽm còn dư. Như vậy, thể tích khí hiđro được sinh ra phụ thuộc vào lượng H2SO4 tham gia phản ứng

nH2 = nH2SO4 = 2.50/1000 = 0,1 mol

Thể tích khí hiđro ở điều kiện phòng là :

VH2 = 0,1 x 24 = 2,4l = 2400 cm3

Ta ghi số 2400 cm3 trên trục y, nơi giao điểm giữa trục y và đường ngang của 3 đường cong kéo dài (nét chấm trên đồ thị).


Câu 7:

Trong phòng thí nghiêm, bạn em khảo sát thí nghiệm dùng dung dịch HCL dư tác dụng với một khối lượng nhỏ FeS. Cứ sau một khoảng cách thời gian là 20 giây, bạn em lại ghi thể tích khí thoát ra. Kết quả ghi được như sau (xem bảng) :

Thời gian (giây) Thể tích H2S (cm3) Thời gian (giây) Thể tích H2S (cm3)

0

20

40

60

80

0

27

49

68

83

100

120

140

160

180

93

99

100

100

100

a) Viết PTHH của phản ứng.

b) Vẽ đồ thị biểu diễn thể tích khí H2S thu được (trên trục tung) theo thời gian (trên trục hoành).

c) Hãy dùng đồ thị để tìm :

- Thể tích khí H2S thu được ở thời điểm 50 giây.

- Khoảng cách thời gian nào thì phản ứng xảy ra nhanh nhất ? chậm nhất ?

- Thời gian là bao nhiêu giây kể từ khi phản ứng xảy ra cho đến khi phản ứng kết thúc ?

d) Em hãy phác hoạ trên đồ thị này một đồ thị biểu diễn thể tích khí H2S thu được, nếu bạn em thay bằng dung dịch HCL khác có cùng thể tích nhưng có nồng độ cao hơn.

Xem đáp án

a) PTHH: FeS + 2HCl → FeCl2 + H2

b) Đồ thị biểu diễn khí H2S sinh ra :

Giải sách bài tập Hóa học 10 | Giải sbt Hóa học 10

c) Căn cứ vào đồ thị, ta biết:

- Thể tích khí H2S thu được ở thời điểm 50 giây khoảng 58 cm3

- Trong, khoảng 20 giây đầu, phản ứng xảy ra nhanh nhất (đường cong có độ dốc lớn nhất). Khoảng thời gian 20 giây từ giây thứ 120 đến 140, phản ứng xảy ra chậm chất (đường cong có độ dốc nhỏ nhất).

- Phản ứng kết thúc ở giây thứ 140.

d) Nếu thay dung dịch HCl có nồng độ cao hơn thì đường cong sẽ có độ dốc lớn hơn, phản ứng sẽ kết thúc nhanh hơn, nhưng thể tích khí H2S hu được là không đổi. Trên đồ thị, đường cong này được biểu diễn bằng đường đứt nét.


Câu 8:

Từ những chất sau : Cu, S, H2S, O2, Na2SO3, H2SO4 đặc và dung dịch H2SO4 loãng, hãy viết PTHH của phản ứng điều chế SO2

Xem đáp án

 Các phản ứng điều chế

H2SO4 đặc tác dụng với Cu.

Cu + H2SO4 đặc → CuSO4 + SO2 + H2O

H2SO4 đặc tác dụng với S.

S + 2H2SO4 → 3SO2 + 2H2O

Đốt cháy S trong oxi hoặc trong không khí.

S + O2 → SO2

Đốt cháy H2S trong oxi hoặc trong không khí.

2H2S + 3O2 → 2SO2 + 2H2O

Dung dịch H2SO4 loãng tác dụng với Na2SO3 ở trạng thái rắn hoặc dung dịch.

Na2SO3 + H2SO4 → Na2SO4 + H2O + SO2


Câu 9:

Đốt cháy hoàn toàn 3,4 gam hợp chất A, thu được 2,24 lít khí SO2 (đktc) và 1,8 gam H2O

a) Hãy xác định công thức phân tử của hợp chất A.

b) Viết PTHH biểu diễn phản ứng cháy của hợp chất A.

c) Dẫn khí SO2 thu được ở trên vào 146,6 gam dung dịch, trong đó có hoà tan 0,3 mol NaOH. Hãy xác định nồng độ phần trăm các chất có trong dung dịch sau phản ứng.

Xem đáp án

a) Công thức phân tử của hợp chất A :

Số mol các sản phẩm của phản ứng :

nSO2 = 0,1 mol; nH2O = 0,1 mol

Khối lượng của hiđro có trong 0,1 mol H2O (2 g.0,1 = 0,2 g) và khối lượng của lưu huỳnh có trong 0,1 mol SO2 (32 g.0,1 = 3,2 g) đúng bằng khối lượng của hợp chất A đem đốt (3,4 g).

Vậy thành phần của hợp chất A chỉ có 2 nguyên tố là H và S.

- Tỉ lệ giữa số mol nguyên tử H và số mol nguyên tử S là :

nH : nS = 0,1.2 : 0,1 = 2 : 1

Công thức phân tử của hợp chất A là : H2S

b) PTHH của phản ứng đốt cháy H2S

2H2S + 3O2 → 2H2O + 2SO2

c) Nồng độ phần trăm của các chất trong dung dịch :

Biết số mol NaOH (0,3 mol) nhiều hơn 2 lần số mol SO2 (0,1 mol) vậy sản phẩm là muối Na2SO3 . Ta có PTHH :

SO2 + 2NaOH → Na2SO3 + H2O

- Khối lượng của dung dịch sau phản ứng :

mdd = 146,6 + 3,4 = 150 (g)

- Khối lượng các chất có trong dung dịch sau phản ứng :

mNa2SO3 = 126.0,1 = 12,6g

mNaOH dư = 40.(0,3 - 0,2) = 4g

- Nồng độ phần trăm các chất trong dung dịch sau phản ứng :

C%Na2SO3 = 12,6/150 x 100% = 8,4%

C%NaOH dư = 4/150 x 100% = 2,67%


Câu 10:

 

 Viết phương trình hoá học của các phản ứng, hoàn thành chuỗi biến hoá sau :

Giải sách bài tập Hóa học 10 | Giải sbt Hóa học 10

Xem đáp án

(1) 2Fe + 7/2 O2 to→ Fe2O3 + 2SO2

(2) SO2 + 2NaOH → Na2SO3 + H2O

(3) 3Na2SO3 + 2KMnO4 + H2O → 3Na2SO4 + 2MnO2 + 2KOH

(4) Na2SO4 + BaCl2 → 2NaCl + BaSO4

(5) 2NaCl → 2Na + Cl2

(6) Cl2 + SO2 + 2H2O → H2SO4 + 2HCl

(7) 2Fe + 6H2SO4 đặc nóng → Fe2(SO4)3 + 3SO2 + 6H2O

(8) SO2 + H2O → H2SO3

(9) H2SO3 + 2H2S → 3S + 3H2O

(10) Fe + S → FeS


Câu 11:

Viết phương trình hoá học của các phản ứng, thực hiện chuỗi biến đổi sau

Giải sách bài tập Hóa học 10 | Giải sbt Hóa học 10

Xem đáp án

(1) 4FeS2 + 11O2 to→ 2Fe2O3 + 8SO2

(2) 2SO2 + O2 to→ 2SO3

(3) SO3 + H2O → H2SO4

(4) Cu + 2H2SO4 đặc nóng → CuSO4 + SO2 + 2H2O

(5) CuSO4 + 2NaOH → Cu(OH)2 + Na2SO4

(6) Cu(OH)2 → CuO + H2O

(7) 2CuO → Cu2O + 1/2O2

(8) Cu2O + CO → 2Cu + CO2

(9) Cu + Ag2SO4 → CuSO4 + 2Ag

(10) 2CuSO4 → 2CuO + 2SO2 + O2

(11) SO2 + Br2 + 2H2O → H2SO4 + 2HBr

(12) 2HBr → H2 + Br2

(13) SO2 + Br2 + 2H2O → H2SO4 + 2HBr

H2S + 4Br2 + 4H2O → H2SO4 + 8HBr


Câu 12:

Viết PTHH của chuỗi phản ứng sau :

Giải sách bài tập Hóa học 10 | Giải sbt Hóa học 10

Xem đáp án

(1) 4FeS2 + 11O2 → 2Fe2O3 + 8SO2

(2) 2SO2 + O2 → 2SO3

(3) SO3 + H2O → H2SO4

(4) 2H2SO4 + Cu → CuSO4 + SO2 + 2H2O

(5) SO2 + NaOH → NaHSO3

(6) NaHSO3 + NaOH → Na2SO3 + H2O

(7) Na2SO3 + 2HCl → 2NaCl + H2O + CO2


Câu 13:

a) Tại sao dung dịch H2S trong nước để lâu ngày trở nên vẩn đục ?

b) Hãy giải thích vì sao trong tự nhiên có nhiều nguồn phóng thải ra khí H2S (núi lửa, xác động vật bị phân huỷ) nhưng lại không có sự tích tụ khí đó trong không khí ?

c) Hãy giải thích vì sao các đồ vật bằng bạc để lâu ngày thường bị xám đen ?

d) Tại sao người ta có thể nhận biết khí H2S bằng tờ giấy tẩm dung dịch Pb(NO3)2

Xem đáp án

a) Dung dịch H2S để lâu ngày bị vẩn đục do bị O2 trong không khí oxi hoá giải phóng ra không tan trong nước

2H2S + O2 → 2S + 2H2O

b) Do khí H2S có tính khử mạnh nên nó tác dụng luôn với các chất oxi hoá như O2 của không khí hoặc SO2 có trong khí thải của các nhà máy.

c) Do bạc tác dụng với O2 và khí H2S có trong không khí tạo ra bạc sunfua có màu xám đen.

4Ag + O2 + 2H2S → 2Ag2S + 2H2O

d) Nhận biết được khí H2S bằng dung dịch Pb(NO3)2 do phản ứng tạo ra chất kết tủa màu đen.

H2S + Pb(NO3)2 → PbS + 2HNO3


Câu 15:

Trong phản ứng hoá học, các chất : S, H2S, SO2, H2SO3 có thể đóng vai trò chất oxi hoá hay chất khử ? Hãy viết PTHH của phản ứng để minh hoạ cho mỗi trường hợp.

Xem đáp án

Các chất có thể đóng vai trò chất oxi hoá là S, SO2, H2SO3. Thí dụ

a) S + 2Na → Na2S

b) SO2 + 2H2S → 3S + 2H2O

c) H2SO3 + 2H2S to→ 3S + 3H2O

Các chất có thể đóng vai trò chất khử là S, H2S, SO2, H2SO3. Thí dụ

a) S + O2 to→ SO2

b) H2S + Cl2 → S + 2HCl

c) SO2 + Br2 + 2H2O → H2SO4 + 2HBr

d) 5H2SO3 + 2KMnO4 → 2H2SO4 + K2SO4 + 2MnSO4 + 3H2O


Câu 16:

Cho m gam hỗn hợp hai muối Na2CO3 và NaHCO3 có số mol bằng nhau tác dụng với dung dịch H2SO4 (loãng) dư. Khí sinh ra được dẫn vào dung dịch Ba(OH)2 dư thu được 41,4 gam kết tủa. Xác định m.

Xem đáp án

Ta thấy: nCO2 = nSO2. Gọc XO2 = (CO2 + SO2)

=> X + 32 = (44+64)/2 => X = 22 (công thức tính PTK trung bình)

nBaXO3 = 0,2 mol

Khi đó: XO2 + Ba(OH)2 → BaXO3 + H2O

=> nCO2 = nSO2 = 0,1

nNa2CO3 = nNaHSO3 = 0,1 mol => m = 21g


Câu 17:

Dẫn từ từ 28 gam hỗn hợp X gồm (CO2, SO2) (dX/O2 = 1,75) qua 500 ml dung dịch hỗn hợp (NaOH 0,7M ; Ba(OH)2 0,4M) được m gam kết tủa. Xác định m.

Xem đáp án

Kí hiệu CO2 và SO2 là YO2 (MX = 56 → Y = 24)

nYO2 = 0,5 mol; ∑nOH- = 0,75 mol; nBa2+ = 0,2 mol

Ta có:

1 < nOH/nYO2 < = 1,5 < 2

=> Phản ứng tạo 2 muối HYO3- x mol; YO32- y mol

Ta có sơ đồ chuyển hóa :

YO32- + OH+ → HYO3- + YO32- (1)

YO32- + Ba2+ → BaYO3 (2)

Dựa vào mol YO2 và OH-

=> nYO32- = nHYO3- = 0,25

m = 0,2. (137 + 24 + 48) = 41,8g


Câu 19:

 Hấp thu hoàn toàn 3,36 lít (đktc) hỗn hợp khí CO2 và SO2 vào 500 ml dung dịch NaOH có nồng độ a mol/l, thu được dung dịch X có khả năng hấp thụ tối đa 2,24 lít CO2. Xác định a.

Xem đáp án

Kí hiệu CO2 và SO2 là YO2 => ∑nYO2 cần dùng = 0,25 mol

Chất tan sinh ra khi dung dịch NaOH hấp thụ tối đa YO2 sẽ là NaHYO3

YO2 + NaOH → NaHYO3

a = 0,25/0,5 = 0,5 (mol/l)


Bắt đầu thi ngay