Hóa học 12 Bài tập điều chế, ứng dụng, nhận biết este có đáp án
-
377 lượt thi
-
45 câu hỏi
-
60 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Phản ứng giữa axit với ancol tạo thành este được gọi là
Phản ứng giữa axit với ancol tạo thành este được gọi là Phản ứng este hóa.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 2:
Đặc điểm của phản ứng thủy phân este trong môi trường axit là
Đặc điểm của phản ứng thủy phân este trong môi trường axit là phản ứng thuận nghịch
Đáp án cần chọn là: A
Câu 3:
Phản ứng giữa este với NaOH được gọi là
Phản ứng giữa este với NaOH được gọi là phản ứng xà phòng hóa
Đáp án cần chọn là: A
Câu 4:
Phản ứng giữa C2H5OH và CH3COOH (xúc tác H2SO4 đặc đun nóng) là phản ứng
Phản ứng giữa C2H5OH và CH3COOH (xúc tác H2SO4 đặc đun nóng) là phản ứng este hóa.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 5:
Cách nào sau đây dùng để điều chế etyl axetat?
Cách dùng để điều chế etyl axetat là Đun hồi lưu hỗn hợp etanol, axit axetic và axit sufuric đặc.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 6:
Đun hồi lưu hỗn hợp axit axetic, rượu trắng và axit sufuric thu được este có tên gọi là?
Đun hồi lưu hỗn hợp axit axetic, rượu trắng và axit sufuric thu được etyl axetat
Đáp án cần chọn là: C
Câu 7:
Etyl axetat có khả năng hòa tan tốt nhiều chất nên được dùng làm dung môi để tách, chiết chất hữu cơ. Etyl axetat được tổng hợp khi đun nóng hỗn hợp etanol và axit axetic với chất xúc tác là
Etyl axetat CH3COOC2H5 là sản phẩn được tổng hợp từCH3COOH và C2H5OH với xúc tác là H2SO4 đặc (phản ứng este hóa)
Đáp án cần chọn là: A
Câu 8:
Để phản ứng chuyển dịch ưu tiên theo chiều thuận, cần dùng các giải pháp nào sau đây?
RCOOH + R′OH <=> RCOOR′ + H2O
A: H2SO4 đặc hút nước (mất nước) làm cân bằng chuyển dịch theo chiều tạo ra nước – chiều thuận.
B: Tách este ra khỏi hỗn hợp làm cân bằng chuyển dịch theo chiều tạo ra este – chiều thuận.
C: Tăng nồng độ axit hoặc ancol => cân bằng chuyển dịch theo chiều làm giảm nồng độ của chúng – chiều thuận
Đáp án cần chọn là: D
Câu 9:
Để phản ứng este hóa chuyển dịch ưu tiên theo chiều nghịch, cần dùng các giải pháp nào sau đây?
RCOOH + R′OH <=> RCOOR′ + H2O
A: H2SO4 đặc hút nước (mất nước) làm cân bằng chuyển dịch theo chiều tạo ra nước – chiều thuận.
B: Tăng nồng độ este bằng cách cho thêm este – chiều nghịch
C: Tăng nồng độ axit hoặc ancol => cân bằng chuyển dịch theo chiều làm giảm nồng độ của chúng – chiều thuận
D: Tăng áp suất của hệ cân bằng không chuyển dịch
Đáp án cần chọn là: B
Câu 10:
Phát biểu nào sau đây không đúng?
Phản ứng este hóa là phản ứng 2 chiều – thuận nghịch có hiệu suất < 100 → phản ứng không hoàn toàn.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 11:
Trong các phát biểu sau, phát biểu nào đúng
Phản ứng giữa axit với ancol tạo thành este được gọi là phản ứng este hóa
Đáp án cần chọn là: C
Câu 12:
Ở điều kiện thích hợp, hai chất phản ứng với nhau tạo thành metyl fomiat là
Metyl fomiat: HCOO – CH3 là este của ancol
=> HCOOH + CH3OH <=> HCOO−CH3 + H2O
Vậy metyl fomiat được điều chế từ axit fomic và ancol metylic.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 13:
Isopropyl fomat được điều chế từ
Isopropyl fomat: HCOO – CH(CH3) – CH3 là este của ancol
=>
Vậy isopropyl fomat được điều chế từ axit fomic và ancol isopropylic.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 14:
metyl axetat được điều chế từ
PTHH: CH3COOH + CH3OH -> CH3COOCH3 + H2O
Axit axetic ancol metylic metyl axetat
Vậy metyl axetat được điều chế từ axit axetic và ancol metylic.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 15:
Cho sơ đồ chuyển hoá sau (mỗi mũi tên là một phương trình phản ứng):
Tinh bột → X → Y → Z → metyl axetat. Các chất Y, Z trong sơ đồ trên lần lượt là:
Tinh bột →Glucozo → C2H5OH → CH3COOH → metyl axetat
Đáp án cần chọn là: A
Câu 16:
Cho sơ đồ chuyển hóa sau:
Tinh bột → X → Y → Z → metyl axetat. X và Y lần lượt là
Tinh bột → Glucozo → C2H5OH → CH3COOH → metyl axetat
Đáp án cần chọn là: A
Câu 17:
Dầu chuối là este có tên isoamyl axetat, được điều chế từ
Isoamyl axetat: CH3COO−CH2CH2CH(CH3)CH3
CH3COOH + HOCH2CH2CH(CH3)CH3 <=> CH3COO−CH2CH2CH(CH3)CH3 + H2O
Đáp án cần chọn là: D
Câu 18:
Benzyl axetat có mùi thơm của hoa nhài, vậy bezyl axetat được điều chế từ
Đáp án cần chọn là: D
Câu 19:
Từ metan điều chế metyl axetat ít nhất phải qua bao nhiêu phản ứng?
CH4 → CH3OH → CH3COOH → CH3COOCH3
Vậy cần ít nhất 3 phản ứng.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 20:
Từ metan điều chế vinyl axetat ít nhất phải qua bao nhiêu phản ứng?
CH4→C2H2→CH3CHO→CH3COOH→CH3COOCH=CH2
Vậy cần ít nhất 4 phản ứng.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 21:
Este không điều chế bằng phản ứng trực tiếp giữa ancol với axit cacboxylic là:
A. CH2=CHOOC-CH3 điều chế từ CH3COOH và CH≡CH.
B. CH2=CHCOOCH3 điều chế từ CH2=CHCOOH và CH3OH
C. C6H5COOCH3 điều chế từ C6H5COOH và CH3OH
D.CH3COOC2H5 điều chế từ CH3COOH và C2H5OH
Đáp án cần chọn là: A
Câu 22:
Este nào sau đây có thể điều chế bằng phản ứng trực tiếp giữa ancol tác dụng với axit cacboxylic là
A. CH2=CHOOC-CH3điều chế từ CH3COOH và CH≡CH
B. CH2=CHCOOCH3điều chế từ CH2=CHCOOH và CH3OH
C. C6H5OOCCH3 điều chế từ (CH3CO)2O và C6H5OH
D. HCOOC6H5 điều chế từ (C2H5CO)2O và C6H5OH
Đáp án cần chọn là: B
Câu 23:
Este phenyl axetat CH3COOC6H5 được điều chế bằng phản ứng nào?
Phenyl axetat: CH3COOC6H5 là este của phenol
(CH3CO)2O + C6H5OH → CH3COO−C6H5 + CH3COOH
Vậy Phenyl axetat được điều chế từ (CH3CO)2O và C6H5OH.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 24:
Vinyl axetat được điều chế từ
Chọn đáp án C
Vinylaxetat: CH3COOCH=CH2 là este không no
⇒ CH3COOH (axit axetic) + CH≡CH (axetilen) CH3COOCH=CH2
Vậy vinylaxetat được điều chế từ axit axetic và axetilen.
Câu 25:
phenyl axetat được điều chế từ
PTHH: (CH3CO)2 + C6H5OH → CH3COOC6H5 + CH3COOH
Anhiđrit axetic phenol phenyl axetat
Vậy phenyl axetat được điều chế từ phenol và anhiđrit axetic
Đáp án cần chọn là: C
Câu 26:
Chất nào sau đây không cho kết tủa đỏ gạch với Cu(OH)2/ OH- khi đun nóng?
C3H5(OH)3 là ancol đa chức, không chứa nhóm –CHO nên không cho kết tủa đỏ gạch với Cu(OH)2/ OH- khi đun nóng
Đáp án cần chọn là: D
Câu 27:
Cho các chất sau: HCHO ; CH3OH; HCOOCH3 ; C3H5(OH)3; C6H5OH. Số chất cho kết tủa đỏ gạch với Cu(OH)2/ OH- khi đun nóng
CH3OH không tác dụng với Cu(OH)2/ OH-
C3H5(OH)3 là ancol đa chức, không chứa nhóm –CHO nên không cho kết tủa đỏ gạch với Cu(OH)2/ OH- khi đun nóng.
HCHO; HCOOCH3 cho kết tủa đỏ gạch với Cu(OH)2/ OH- khi đun nóng.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 28:
Cho các chất: etyl axetat, anilin, ancol etylic, axit acrylic, phenol, phenylamoni clorua, ancol benzylic, p-crezol. Trong các chất này, số chất tác dụng được với dung dịch NaOH là
Chọn đáp án C
Số chất tác dụng với dung dịch NaOH là: etyl axetat, axit acrylic, phenol, phenylamoni clorua, p-crezol
etyl axetat (CH3COOC2H5):
CH3COOC2H5 + NaOH → CH3COONa + C2H5OH
anilin (C6H5NH2): Không tác dụng.
ancol etylic (C2H5OH): Không tác dụng
axit acrylic (CH2=CH – COOH):
CH2=CH – COOH + NaOH → CH2=CH – COONa + H2O
phenol (C6H5OH):
C6H5OH + NaOH → C6H5ONa + H2O
phenylamoni clorua (C6H5NH3Cl):
C6H5NH3Cl + NaOH → C6H5NH2 + H2O + NaCl
ancol benzylic (C6H5CH2OH): Không tác dụng
p-crezol (HO – C6H4 – CH3):
HO – C6H4 – CH3 + NaOH → NaO – C6H4 – CH3 + H2O
Câu 29:
Chất nào sau đây không tác dụng được với NaOH
CH3COOH, C6H5OH có tính axit => tác dụng với NaOH.
HCOOCH3 + NaOH → HCOONa + CH3OH
ancol benzylic (C6H5CH2OH): Không tác dụng
Đáp án cần chọn là: C
Câu 30:
Không thể phân biệt HCOOCH3 và CH3COOH bằng
A. HCOOCH3 có tác dụng với AgNO3/NH3 sinh ra Ag kết tủa. CH3COOH thì không phản ứng. => Phân biệt được
B. CaCO3 tác dụng với CH3COOH tạo ra khí, HCOOCH3 không phản ứng => Phân biệt được.
C. Na phân biệt được HCOOCH3 (ko phản ứng) và CH3COOH. (có sinh khí H2)
Đáp án cần chọn là: D
Câu 31:
Phân biệt HCOOH và HCOOCH3 bằng chất nào sau đây
A. HCOOCH3 và HCOOH đều là axit, este của axit fomix nên đều có tác dụng với AgNO3/NH3 sinh ra Ag kết tủa. => Không phân biệt được
B. CaCO3 tác dụng với HCOOH tạo ra khí, HCOOCH3 không phản ứng => Phân biệt được.
C. NaOH đều tác dụng với HCOOCH3 và HCOOH => Không phân biệt được
D. NaCl không có phản ứng với HCOOCH3 và HCOOH => Không phân biệt được
Đáp án cần chọn là: B
Câu 32:
Cho các chất lỏng sau: axit axetic, glixerol, metyl fomat. Để phân biệt các chất lỏng trên, cần dùng hóa chất nào sau đây?
este nhẹ hơn nước và không tan trong nước.
Axit axetic làm quì tím hóa đỏ.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 33:
Cho các chất lỏng sau: axit fomic, etilen glicol, metyl axetat. Để phân biệt các chất lỏng trên, cần dùng hóa chất nào sau đây?
Metyl axetat là este nên không tan trong nước.
Axit axetic làm quì tím hóa đỏ.
=> A đúng
Axit fomic và etilen glicol đều có khả năng hòa tan Cu(OH)2 cho màu xanh tuy nhiên đun nóng lên thì Axit fomic sẽ tạo kết tủa đỏ gạch với Cu(OH)2 => C đúng
Đáp án cần chọn là: D
Câu 34:
Trong phòng thí nghiệm có các hóa chất được dùng làm thuốc thử gồm:
(1) dung dịch brom;
(2) dung dịch NaOH;
(3) dung dịch AgNO3/ NH3;
(4) axit axetic;
(5) cồn iot.
Để phân biệt 3 este: anlyl axetat; vinyl axetat và etyl axetat cần phải dùng thuốc thử là:
- Dùng dung dịch brom → nhận ra etyl axetat: không làm mất màu; anlyl axetat và vinyl axetat làm mất màu dd brom.
- Đem anlyl axetat và vinyl axetat thủy phân bằng dd NaOH sau đó đem sp thủy phân cho tác dụng với dung dịch AgNO3/ NH3, sp của chất nào phản ứng cho Ag kết tủa => vinyl axetat.
Pt: CH3COOCH2CH=CH2+Br2 →CH3COOCH2CHBr – CH2Br
CH3COOCH=CH2+ Br2 →CH3COOCHBr – CH2Br
CH3COOCH2CH=CH2+ NaOH →CH3COONa + HOCH2CH=CH2
CH3COOCH=CH2++ NaOH →CH3COONa + CH3CHO
CH3CHO + AgNO3 + 2 NH3+ H2O →CH3COONH4 + Ag↓ + NH4NO3
Đáp án cần chọn là: D
Câu 35:
Để phân biệt 3 este: anlyl axetat; vinyl axetat và etyl fomiat cần phải dùng thuốc thử là
- Cho 3 chất tác dụng với dung dịch brom → nhận ra etyl fomiat: không làm mất màu dd brom anlyl axetat và vinyl axetat có làm mất màu dd brom.
- Đem anlyl axetat và vinyl axetat thủy phân bằng dd NaOH sau đó đem sp thủy phân cho tác dụng với dung dịch AgNO3/ NH3, sp của chất nào phản ứng cho Ag kết tủa => vinyl axetat.
Pt: CH3COOCH2CH=CH2+Br2 →CH3COOCH2CHBr – CH2Br
CH3COOCH=CH2+ Br2 →CH3COOCHBr – CH2Br
CH3COOCH2CH=CH2+ NaOH →CH3COONa + HOCH2CH=CH2
CH3COOCH=CH2++ NaOH →CH3COONa + CH3CHO
CH3CHO + AgNO3 + 2 NH3+ H2O →CH3COONH4 + Ag↓ + NH4NO3
Đáp án cần chọn là: C
Câu 36:
Hợp chất hữu cơ X tác dụng được với dung dịch NaOH và dung dịch brom nhưng không tác dụng với dung dịch NaHCO3. Tên gọi của X là
A. anilin không tác dụng với NaOH, không tác dụng với NaHCO3.
B. phenol có tác dụng với NaOH, không tác dụng với NaHCO3. Phản ứng với dung dịch brom tạo thành kết tủa
C. Axit acrylic có tác dụng với NaOH, có tác dụng với NaHCO3.
D. Metyl axetat có tác dụng với NaOH, nhưng không tác dụng với NaHCO3 và dung dịch brom
Đáp án cần chọn là: B
Câu 37:
Hợp chất hữu cơ X tác dụng được với dung dịch NaOH, dung dịch brom và tác dụng với dung dịch NaHCO3. Tên gọi của X là
A. anilin không tác dụng với NaOH, không tác dụng với NaHCO3
B. phenol có tác dụng với NaOH, không tác dụng với NaHCO3, phản ứng với dung dịch brom tạo thành kết tủa
C. Axit acrylic có tác dụng với NaOH, có tác dụng với NaHCO3, mất màu dung dịch brom
D. Metyl axetat có tác dụng với NaOH, nhưng không tác dụng với NaHCO3 và dung dịch brom
Đáp án cần chọn là: C
Câu 38:
Cho các hợp chất hữu cơ: C2H2; C2H4; CH2O; CH2O2 (mạch hở); C3H4O2 (mạch hở, đơn chức). Biết C3H4O2 không làm chuyển màu quỳ tím ẩm. Số chất tác dụng được với dung dịch AgNO3 trong NH3 tạo ra kết tủa là
C3H4O2 không làm đổi màu quì tím => không phải là axit => C3H4O2 có CT HCOOCH=CH2
Các chất tác dụng được với dung dịch AgNO3 trong NH3 tạo ra kết tủa là: C2H2; CH2O (HCHO); CH2O2 (HCOOH); C3H4O2 (HCOOCH=CH2)
Đáp án cần chọn là: B
Câu 39:
Cho các hợp chất hữu cơ: C2H2; C2H4; CH4O; CH2O2 (mạch hở); C3H4O2 (mạch hở, đơn chức). Biết C3H4O2 không làm chuyển màu quỳ tím ẩm. Số chất không tác dụng được với dung dịch AgNO3 trong NH3 tạo ra kết tủa
C2H2: HC ≡ CH
C2H4: CH2 = CH2
CH4O: CH3OH
CH2O2: HCOOH
C3H4O2 không làm đổi màu quì tím => không phải là axit => C3H4O2 có CT HCOOCH=CH2
Số chất không dụng được với dung dịch AgNO3 trong NH3 tạo ra kết tủa là C2H4; CH4O
Đáp án cần chọn là: D
Câu 40:
Cho sơ đồ chuyển hoá sau:
C3H4O2 + NaOH → X + Y
X + H2SO4 loãng → Z + T
Biết Y và Z đều có phản ứng tráng gương. Hai chất Y, Z tương ứng là:
C3H4O2 : HCOOCH = CH2
X : HCOONa
Y : CH3CHO
Z : HCOOH
T : Na2SO4
Đáp án cần chọn là: C
Câu 41:
Cho sơ đồ chuyển hoá sau:
C4H6O2 + NaOH → X + Y
X + HCl → Z + T
Biết Y có phản ứng tráng gương và Z không tráng gương. Hai chất Y, Z tương ứng là:
Z không tráng gương => Z không là HCOOH
Y có phản ứng tráng gương => Y là anđehit
C4H6O2 :CH3COOCH = CH2
X : CH3COONa
Y : CH3CHO
Z : CH3COOH
T : Na2SO4
Đáp án cần chọn là: A
Câu 42:
Chất nào sau đây không tạo este trong phản ứng với axit axetic
Chất không tạo este trong phản ứng với axit axetic là C2H6.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 43:
Cho các chất sau: CH≡CH; CH3OH; C6H5CH2OH; C3H5(OH)3; C6H5OH. Số chất tác dụng với axit axetic thu được este là
Chất tác dụng với axit axetic thu được este là CH≡CH; CH3OH; C6H5CH2OH; C3H5(OH)3
Đáp án cần chọn là: C
Câu 44:
Cho Glixerol tác dụng với axit axetic thì có thể sinh ra tối đa bao nhiêu chất có chứa gốc este ?
Glixerol có 3 vị trí OH là 1, 2, 3. Axit axetic CH3COOH có 1 gốc COOH
+) 3 gốc este : 1 chất
+) 2 gốc este : 2 chất (1-2 ; 1-3) (1 và 3 đối xứng)
+) 1 gốc este : 2 chất (1 ; 2) (1 và 3 đối xứng)
=> Có tổng cộng 5 chất
Đáp án cần chọn là: C
Câu 45:
Cho glixerol phản ứng với hỗn hợp axit béo gồm C17H35COOH và C15H31COOH. Số loại trieste được tạo ra là
Số loại este được tạo:
Đáp án cần chọn là: A