Trắc nghiệm Luyện tập tính chất của kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ và hợp chất của chúng có đáp án
Trắc nghiệm Luyện tập tính chất của kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ và hợp chất của chúng có đáp án (Vận dụng)
-
1733 lượt thi
-
10 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Cho sơ đồ biến hóa: Ca → X → Y→ Ca(HCO3)2 → T → Ca. Hãy chọn thứ tự đúng của các chất Y, T có thể là
Từ CaCO3 không thể điều chế được Ca từ 1 phương trình => loại C
Từ Ca(OH)2 không thể điều chế trực tiếp ra Ca(HCO3)2 loại A
Sơ đồ biến hóa đúng là : Ca → CaO → CaCO3 → Ca(HCO3)2 → CaCl2 → Ca
PTHH: 2Ca + O2 → 2CaO
CaO + CO2 → CaCO3
CaCO3 + CO2 + H2O → Ca(HCO3)2
Ca(HCO3)2 + 2HCl → CaCl2 + 2CO2 + 2H2O
CaCl2 Ca + Cl2
Đáp án cần chọn là: B
Câu 2:
Cho các sơ đồ chuyển hóa:
X+ BaO → BaCl2 ; BaCl2 + Y → Ba(NO3)2; Ba(NO3)2 + Z → BaCO3.
Công thức của chất X, Y, Z lần lượt là
PTHH:
BaO + 2HCl → BaCl2 + H2O
BaCl2 + 2AgNO3 → Ba(NO3)2 + 2AgCl↓
Ba(NO3)2 + (NH4)2CO3 → BaCO3 + 2NH4NO3
Loại A và D vì Cl2 không tác dụng với BaO
Loại C vì HNO3 không tác dụng với BaCl2
Đáp án cần chọn là: A
Câu 3:
Cho các phương pháp: (1) đun nóng trước khi dùng; (2) dùng dung dịch Ca(OH)2 vừa đủ; (3) dùng dung dịch Na2CO3; (4) dùng dung dịch NaCl; (5) dùng dung dịch HCl. Người ta có thể làm mềm nước cứng tạm thời bằng phương pháp nào ?
Nước cứng tạm thời chứa Ca(HCO3)2 và Mg(HCO3)2.
=> đun nóng hoặc dùng dung dịch Ca(OH)2 vừa đủ hoặc Na2CO3 để làm mềm nước cứng tạm thời
Đáp án cần chọn là: D
Câu 6:
Hấp thụ hoàn toàn V lít CO2 (đktc) vào bình đựng 200 ml dung dịch NaOH 1M và Na2CO3 0,5M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 19,9 gam chất rắn khan. Giá trị của V là :
nNaOH = 0,2 mol ; nNa2CO3 = 0,1 mol
TH1: Giả sử CO2 phản ứng hết, sau phản ứng thu được NaHCO3 và Na2CO3
Đặt nNaHCO3 = a mol, nNa2CO3 = b mol
Bảo toàn nguyên tử Na: nNa+ trước phản ứng = nNaHCO3 + 2.nNa2CO3 => a + 2b = 0,4 (1)
=> mrắn = 84a + 106b = 19,9 (2)
Từ (1) và (2) => loại vì a < 0
TH2: Giả sử CO2 hết, NaOH dư => sau phản ứng thu được Na2CO3 (x mol) và NaOH dư (y mol)
Bảo toàn Na: nNa+ trước phản ứng = 2.nNa2CO3 + nNaOH dư => 2x + y = 0,4 (1)
mrắn khan = mNa2CO3 + mNaOH => 106x + 40y = 19,9 (2)
Từ (1) và (2) => x = 0,15 mol; y = 0,1 mol
Bảo toàn C: nCO2 + nNa2CO3 phản ứng = nNa2CO3 sau phản ứng
=> nCO2 = 0,15 – 0,1 = 0,05 mol => V = 1,12 lít
Đáp án cần chọn là: B
Câu 7:
Sục từ từ khí CO2 đến dư vào dung dịch gồm a mol NaOH và b mol Ca(OH)2. Sự phụ thuộc của số mol kết tủa CaCO3 vào số mol CO2 được biểu diễn theo đồ thị sau:
Tỉ lệ a : b tương ứng là
+ nCaCO3 max = nCa(OH)2 = b = 0,25 mol
+ Tại nCO2 = 0,7 mol: Phản ứng tạo Ca(HCO3)2 và NaHCO3
BTNT Ca: nCa(HCO3)2 = nCa(OH)2 = 0,25 mol
BTNT C: nCO2 = 2nCa(HCO3)2 + nNaHCO3 => 0,7 = 2.0,25 + nNaHCO3 => nNaHCO3 = 0,2 mol
BTNT Na: nNaOH = nNaHCO3 = a = 0,2 mol
=> a : b = 0,2 : 0,25 = 4 : 5
Đáp án cần chọn là: A
Câu 9:
Dung dịch X chứa a mol Na2CO3 và 2a mol KHCO3; dung dịch Y chứa b mol HCl. Nhỏ từ từ đến hết Y vào X, sau các phản ứng thu được V lít CO2 (đktc). Nếu nhỏ từ từ đến hết X vào Y, sau các phản ứng thu được 3V lít CO2 (đktc). Tỉ lệ a : b là
Do 2 thí nghiệm tạo lượng CO2 khác nhau nên chứng tỏ HCl phải thiếu so với lượng chất trong X
+) Khi nhỏ từ từ Y vào X thì lúc đầu H+ rất dư nên thứ tự phản ứng sẽ là :
CO32- + H+ → HCO3-
HCO3- + H+ → CO2 + H2O
=> nCO2 = b – a =
+) Khi nhỏ từ từ X vào Y thì lúc đầu Y rất dư nên các chất trong X sẽ phản ứng với axit theo tỉ lệ mol tương ứng với số mol ban đầu . Phản ứng sẽ là :
HCO3- + H+ → CO2 + H2O
2x → 2x → 2x
CO32- + 2H+ → CO2 + H2O
x → 2x → x
Câu 10:
Cho 200 ml dung dịch Ba(OH)2 0,1M vào 300 ml dung dịch NaHCO3 0,1M thu được dung dịch X và kết tủa Y. Cho từ từ dung dịch HCl 0,25M vào X đến khi bắt đầu có khí sinh ra thì hết V ml . Biết các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn. Giá trị của V là:
nBa(OH)2 = 0,02 mol; nNaHCO3 = 0,03 mol
Ba(OH)2 + 2NaHCO3 → BaCO3 + Na2CO3 + H2O
Ba(OH)2 + Na2CO3 → BaCO3 + 2NaOH
Sau phản ứng dung dịch có 0,01 mol NaOH ; 0,01 mol Na2CO3
Khi thêm từ từ HCl đến khi có khí thoát ra
OH- + H+ → H2O
CO32- + H+ → HCO3-
=> nHCl = 0,25V = nOH- + nCO32- = 0,02 mol => V = 0,08 lít = 80 ml
Đáp án cần chọn là: D