150 câu trắc nghiệm Este - Lipit nâng cao (P4)
-
1934 lượt thi
-
20 câu hỏi
-
25 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Đốt cháy hoàn toàn 4,02 gam hỗn hợp gồm axit acrylic, vinyl axetat và metyl metacrylat rồi cho toàn bộ sản phẩm cháy vào bình 1 đựng dung dịch H2SO4 đặc, bình 2 đựng dung dịch Ba(OH)2 dư thấy khối lượng bình 1 tăng m gam, bình 2 xuất hiện 35,46 gam kết tủa. Giá trị của m là
Đáp án B
Gọi công thức phân tử chung của hỗn hợp axit là CnH2n-2O2
Ta có:
Câu 2:
Đốt cháy hoàn toàn một lượng este X (no, đơn chức, mạch hở) cần vừa đủ a mol O2 thu được a mol H2O. Mặt khác, cho 0,1 mol X tác dụng vừa đủ với dung dịch KOH thu được dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là
Gọi công thức phân tử của X là CnH2nO2
→ Công thức phân tử của X là C2H4O2
→ Công thức cấu tạo của X là HCOOCH3
HCOOCH3 + KOH → HCOOK + CH3OH
nHCOOK = nHCOOCH3 = 0,1 mol
→ mHCOOK = 0,1.84 = 8,4 gam
→ Đáp án C
Câu 3:
Đốt cháy hoàn toàn a gam este X đơn chức, mạch hở (phân tử có số liên kết π nhỏ hơn 3), thu được thể tích khí CO2 bằng 6/7 thể tích khí O2 đã phản ứng (các thể tích khí đo ở cùng điều kiện). Cho m gam X tác dụng hoàn toàn với 200ml dung dịch KOH 0,7M, thu được dung dịch Y. Cô cạn Y, thu được 12,88 gam chất rắn khan. Giá trị của m là:
Đáp án C
- Este X đơn chức, mạch hở, phân tử chứa (k+1) liên kết p → dạng CnH2n-2kO2 (k ≤ 1)
(k là số pC=C còn tổng số liên kết p trong X là (k+1) do có pC=O nữa)
- Giả thiết → 4n = 6k + 12.
giải nghiệm nguyên k, n với 0 ≤ k ≤ 1 → ứng với k = 0, n =3 cho biết este là
- Nếu este X là HCOOC2H5: x mol
x mol HCOOC2H5 + 0,14 mol KOH → 12,88 g chất rắn + x mol C2H5OH
- BTKL có 74x + 0,14.56 = 12,88 + 46x → x = 0,18 mol > 0,14 mol → Loại
(chú ý ở đây phản ứng thủy phân hoàn toàn nên KOH phải vừa đủ hoặc dùng dư)
- Nếu este X là CH3COOCH3
x mol CH3COOCH3 + 0,14 mol KOH → 12,88 g chất rắn + x mol CH3OH
BTKL có74x + 0,14.56 = 12,88 + 32x → x = 0,12 mol → m = 74x = 8,88g
Câu 4:
Đốt cháy hoàn toàn một este no 2 chức mạch hở X. Sục toàn bộ sản phẩm cháy vào dung dịch Ca(OH)2 dư, sau phản ứng thu được 5,0 gam kết tủa và khối lượng dung dịch giảm 2,08 gam. Biết khi xà phòng hóa X chỉ thu được muối của axit cacboxylic và ancol. Số đồng phân của X là:
Đáp án D
- Khi đốt cháy este X thì:
- Áp dụng độ bất bão hòa, ta được: nX = nCO2 - nH2O = 0,01 mol → nO(X) = 4nX = 0,04
→ nC : nH : nO = 0,05 : 0,08 : 0,04 = 5:8:4
→ Vậy este X có CTPT là C5H8O4
+ TH1: X được tạo thành từ axit đơn chức và ancol hai chức:
HCOOCH2 – CH2OOCCH3 ; HOOC – CH(CH)3 – CH2 – OOCH và
HCOO – (CH2)3 - OOCH
+ TH2: X được tạo thành từ axit đơn chức và ancol hai chức :
C2H5OOC – COOCH3 và CH3OOC – CH2 – COO – CH3
Câu 5:
Hỗn hợp E gồm hai este đơn chức, là đồng phân cấu tạo và đều chứa vòng benzen. Đốt cháy hoàn toàn m gam E cần vừa đủ 8,064 lít khí O2 (đktc), thu được 14,08 gam CO2 và 2,88 gam H2O. Đun nóng m gam E với dung dịch NaOH (dư) thì có tối đa 2,80 gam NaOH phản ứng, thu được dung dịch T chứa 6,62 gam hỗn hợp ba muối. Khối lượng muối của axit cacboxylic trong T là
Đáp án C
Ta có:
- Bảo toàn khối lượng: m = 0,32.12 + 0,16.2+ 0,08.16 = 5,44g
- Ta có: nC : nH : nO = 0,32 : 0,32: 0,08 = 4:4:1
- E đơn chức => CTPT của E là C8H8O2
- Sau phản ứng thủy phân thu được 3 muối => có 1 este của phenol
Gọi este của phenol là A có x mol, este của ancol là B có y mol
Ta có hệ phương trình
este của phenol: ví dụ HCOOC6H4CH3 hoặc CH3COOC6H5 tác dụng với sẽ thu được muối của axit cacboxylic, muối của phenol và H2O
este của ancol: có thể là C6H5COOCH3 hoặc HCOOCH2C6H5, tác dụng với NaOH sẽ thu được muối của axit cacboxylic và ancol ROH
Bảo toàn khối lượng có mROH = 1,08 g → MROH = 108 → ROH là C6H5CH2OH
Câu 6:
Chất X tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được 2 chất Y và Z. Cho Z tác dụng với dung dịch AgNO3 trong NH3 dư thu được chất hữu cơ T. Cho T tác dụng với dung dịch NaOH lại thu được Y. Chất Y là
→ Y và Z có cùng số cacbon → loại C và D.
- Xét B: trong 2 sản phẩm chỉ có HCOONa tráng gương → sinh ra CO2→ loại
→ Đáp án A.
Câu 7:
Đun nóng 0,2 mol hỗn hợp X chứa etyl fomat và etyl axetat với dung dịch AgNO3/NH3 (dùng dư) thu được 17,28 gam Ag. Nếu thủy phân hoàn toàn 28,84 gam X với dung dịch KOH vừa đủ, thu được m gam muối. Giá trị của m là
Đáp án C
Câu 8:
Este X, mạch hở, có công thức phân tử C4H6O2. Đun nóng a mol X trong dung dịch NaOH vừa đủ, thu được dung dịch Y. Cho toàn bộ Y tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được 4a mol Ag. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Công thức cấu tạo của X là
→ Trong phân tử X có chứa 2 liên kết p (gồm 1 liên kết p của nhóm –COO– và 1 liên kết p của gốc hiđrocacbon).
→ Các sản phẩm của phản ứng thủy phân X trong NaOH đều phản ứng với AgNO3 trong NH3.
→ X có dạng HCOO-CH=CH-R
Vì công thức phân tử của X là C4H6O2
→ Công thức cấu tạo của X là HCOO-CH=CH-CH3.
→ Đáp án A
Câu 9:
Hỗn hợp M gồm axit cacboxylic X và este Y (đều đơn chức và cùng số nguyên tử cacbon). Cho m gam M phản ứng vừa đủ với dung dịch chứa 0,25 mol NaOH, sinh ra 18,4 gam hỗn hợp hai muối. Mặt khác, cũng cho m gam M trên tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 đung nóng kết thúc phản ứng thu được 32,4 gam Ag. Công thức của X và giá trị của m lần lượt là
Đáp án B
nAg = 32,4/108 = 0,3 mol
nM = nNaOH = 0,25 mol → nAg : nNaOH < 2 → chỉ X hoặc Y tráng bạc.
Do X và Y cùng số C → Y tráng bạc → nY = nAg/2 = 0,15 mol → nX = 0,1 mol.
→ X là và Y là HCOOCH3 → m =15g.
Câu 10:
Hỗn hợp X gồm các chất hữu cơ mạch hở, đơn chức có cùng công thức phân tử là C3H4O2. Đun nóng 14,4 gam X với dung dịch KOH dư đến hoàn toàn thu được dung dịch Y (giả sử không có sản phẩm nào thoát ra khỏi dung dịch sau phản ứng). Trung hòa bazơ còn dư trong dung dịch Y bằng HNO3, thu được dung dịch Z. Cho Z tác dụng với dung dịch AgNO3 dư trong NH3 thu được 43,2 gam kết tủa. Nếu cho 14,4 gam X tác dụng Na dư thì thu được tối đa bao nhiêu lít H2 ở đktc?
Đáp án B
Câu 11:
X là este mạch hở, đơn chức. Thủy phân hoàn toàn m gam X bằng dung dịch chứa NaOH (vừa đủ) thu được muối Y và ancol Z (có cùng số nguyên tử C). Đốt cháy hết lượng muối Y trên cần vừa đủ 0,3 mol O2, sản phẩm cháy thu được chứa 0,25 mol CO2. Nếu đốt cháy hết lượng ancol Z cần 0,4 mol O2 và thu được tổng số mol CO2 và H2O là 0,6 mol. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?
Đặt nY = nZ = x → nNaOH = x → nNa2CO3 = 0,5x
Do Y và Z có cùng C → nC(Z) = nC(Y)
Đốt muối Y thu được: 0,25 mol CO2; 0,5x mol Na2CO3
Đốt cháy ancol Z thu được:
nCO2(Z) = nCO2(Y) + nNa2CO3 = 0,25 + 0,5x
→ nH2O (Z) = (0,35 - 0,5x) mol
Bảo toàn nguyên tố Oxi:
nZ = nOH = (0,5x + 0,05) mol = x → x = 0,1 mol
nH2O đốt Y = 0,15mol → HY = 3, CY = 3 → Y là CH2 = CHCOONa
→ Z là C3H6O
Bảo toàn khối lượng: m = 0,1.94 + 0,1.58 – 0,1.40 = 11,2 g
→ Đáp án B
Câu 12:
Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol este đơn chức X rồi cho sản phẩm cháy lần lượt qua bình 1 đựng 100 gam dung dịch H2SO4 96,48%; bình 2 đựng dung dịch KOH dư. Sau thí nghiệm thấy nồng độ H2SO4 ở bình 1 giảm còn 87,08%; bình 2 có 82,8 gam muối. Công thức phân tử của X là
0,2 mol CxHyO2 + O2 → CO2 + H2O
Hấp thụ sản phẩm cháy qua bình 1 đựng 100 g dung dịch H2SO4 96,48%; bình 2 đựng KOH dư.
Bình 1 thu được H2SO4 87,08 % → 96,48/(100 + mH2O ) = 87,08% → mH2O = 10,8
→ nH2O = 0,6 mol.
nCO2 = nK2CO3 = 82,8/138 = 0,6
Ta có x = 0,6 : 0,2 = 3; y = (0,6 . 2) : 0,2 = 6 → X có CTPT là C3H6O2
→ Đáp án C
Câu 13:
Đốt cháy hoàn toàn a mol X (là trieste của glixerol với các axit đơn chức, mạch hở), thu được b mol CO2 và c mol H2O (b – c = 4a). Hiđro hóa m1 gam X cần 6,72 lít H2 (đktc), thu được 39 gam Y (este no). Đun nóng m1 gam với dung dịch chứa 0,7 mol NaOH, cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được m2 chất rắn. Giá trị của m2 là
nH2 = 6,72/22,4 = 0,3 mol
Đốt với hợp chất hữu cơ chứa C, H và O ( nếu có) thì khi đốt cháy ta có:
Mặt khác: 1 + 1H2 → nX = 1/2 nH2 = 0,15mol
Bảo toàn khối lượng: m1 = 39 – mH2= 39 - 0,3.2 = 38,4 g
Dễ thấy NaOH dư → nglixerol = nX = 0,15 mol
→ m2 = m1 + mNaOH – mglixerol = 38,4 + 0,7.40 – 0,15.92 = 52,6 g
→ Đáp án D
Câu 14:
Hợp chất X là một este no, mạch hở, hai chức (phân tử không chứa thêm nhóm chức nào khác). Đốt cháy hoàn toàn X cần thể tích khí oxi bằng thể tích CO2 sinh ra ở cùng điều kiện. Lấy 13,2 gam X phản ứng hết với 200ml dung dịch KOH 1,25M. Sau phản ứng thu được hỗn hợp hai ancol và dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y thu được chất rắn khan có khối lượng xấp xỉ bằng
Hợp chất X là một este no, mạch hở, hai chức có công thức tổng quát CnH2n-2O4
CnH2n-2O4 + (1,5n-2,5)O2 → nCO2 + (n-1)H2O
Có 1,5n- 2,5 = n → n = 5 → X có công thức C5H8O4
Để thuỷ phân X thu được hỗn hợp ancol → X phải có cấu tạo CH3OOC-COOC2H5
Có 2nX < nKOH = 0,25 mol → chứng tỏ chất rắn khan có KOOC-COOK : 0,1 mol và KOH dư : 0,05 mol
→ m = mKOOC-COOK + mKOH = 0,1.166 + 0,05.56 = 19,4 gam
→ Đáp án D
Câu 15:
Cho hỗn hợp E gồm hai este X và Y phản ứng hoàn toàn với dung dịch NaOH, thu được sản phẩm gồm muối của axit cacboxylic đơn chức và hỗn hợp hai ancol no, đơn chức, kế tiếp trong dãy đồng đẳng. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn 27,2 gam E cần vừa đủ 1,5 mol O2 thu được 29,12 lít khí CO2 (đktc). Tên gọi của X và Y lần lượt là
Đáp án A
nCO2 = 29,12/22,4 = 1,3 mol
E + NaOH → muối của axit cacboxylic đơn chức + hai ancol no, đơn chức, kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng
→ E là este đơn chức, kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng.
Bảo toàn khối lượng ta có:
mH2O = mE + mO2 – mCO2 = 27,2 + 1,5.32 – 1,3.44 = 18 gam
Bảo toàn nguyên tố oxi ta có: nO(E) = 2nCO2 + nH2O – 2nO2 = 2.1,3 + 1 – 2.1,5 = 0,6 mol
nE = ½.nO(E) = ½.0,6 = 0,3
Nhận thấy: nCO2 - nH2O = nE → X và Y là 2 este không no, đơn chức có 1 liên kết pi trong gốc hiđrocacbon.
Gọi công thức chung của X là
→ Số nguyên tử cacbon trung bình của E là
→ Công thức phân tử của X và Y là C4H6O2 và C5H8O2
→ Công thức cấu tạo của X: CH2=CHCOOCH3 và Y: CH2=CHCOOCH2CH3
Tên gọi của X và Y lần lượt là metyl acrylat và etyl acrylat.
Câu 16:
Thủy phân hoàn toàn m1 gam este X mạch hở bằng dd NaOH dư, thu được m2 gam ancol Y (không có khả năng phản ứng với Cu(OH)2 ) và 15g hỗn hợp muối của hai axit cacboxylic đơn chức. Đốt cháy hoàn toàn m2 gam Y bằng oxi dư, thu được 0,3 mol CO2 và 0,4 mol H2O. Giá trị của m1 là
Đốt cháy m gam Y: nCO2 = 0,3; nH2O = 0,4 → nC(Y) : nH(Y) = 3 : 8
(mà Số H ≤ 2.Số C + 2) → Y có dạng C3H8Ox
Vì X + NaOH → hỗn hợp 2 muối axit hữu cơ đơn chức → ancol 2 chức
Y không phản ứng với Cu(OH)2 →ancol Y không có 2 nhóm OH kề nhau
→ Y là HOCH2CH2CH2OH có nancol = 1/3.nCO2 = 0,1 mol → nNaOH = 2nancol = 0,2 mol.
Bảo toàn khối lượng: m1 = mancol + mmuối – mNaOH = 0,1.76 + 15 – 0,2.40 = 14,6g
→ Đáp án C
Câu 17:
Este X đơn chức mạch hở có tỉ khối hơi so với oxi bằng 3,125. Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol hỗn hợp E gồm X và 2 este Y, Z (đều no, mạch hở, MY < Mz) thu được 0,7 mol CO2. Biết E phản ứng với dung dịch KOH vừa đủ, chỉ thu được hỗn hợp hai ancol (có cùng số nguyên tử cacbon) và hỗn hợp hai muối. Phân tử khối của Z là
dX/O2 = 3,125 → MX = 3,125.32 = 100
Gọi công thức phân tử của X là CxHyO2
Ta có: MX = 12.x + y + 16.2 = 100 → 12x + y = 68 → x = 5 và y = 8
Vậy công thức phân tử của X là C5H8O2
Số nguyên tử cacbon trung bình của E là nCO2/nE = 0,7/0,2 = 3,5 < 5
→ Trong hỗn hợp E có chứa este có 2 hoặc 3 nguyên tử cacbon.
Vì E + KOH → 2 ancol (có cùng số nguyên tử cacbon) + 2 muối
→ Hai ancol đó là C2H5OH và C2H4(OH)2.
→ Trong hỗn hợp E có este chứa 3 nguyên tử cacbon
Công thức cấu tạo của X là CH2=CHCOOCH2CH3
→ Công thức cấu tạo của Y và Z lần lượt là:
→ Đáp án B
Câu 18:
Cho 0,1 mol este X (no, đơn chức, mạch hở) phản ứng hoàn toàn với dung dịch chứa 0,18 mol MOH (M là kim loại kiềm). Cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được chất rắn Y và 4,6 gam ancol Z. Đốt cháy hoàn toàn Y, thu được M2CO3, H2O và 4,84 gam CO2. Tên gọi của X là
Đáp án B
X là este no, đơn chức, mạch hở → nancol Z = nX = 0,1 mol
→ MZ = 4,6/0,1 = 46 → ancol Z là C2H5OH
→ Số C có trong phân tử X là:
→ Este X có công thức phân tử C4H8O2
→ Y là CH3COOM → X là CH3COOC2H5 (etyl axetat)
Câu 19:
Thủy phân 37 gam hai este cùng công thức phân tử C3H6O2 bằng dung dịch NaOH dư. Chưng cất dung dịch sau phản ứng thu được hỗn hợp ancol Y và chất rắn khan Z. Đun nóng Y với H2SO4 đặc ở 140oC, thu được 14,3 gam hỗn hợp các ete. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Khối lượng muối trong Z là
R1COOR2 + NaOH → R1COONa + R2OH (1)
2R2OH → R2OR2 + H2O (2)
neste = 0,5 mol → nancol = nNaOH = neste = 0,5 mol
nH2O = 1/2nancol = 0,25mol → mH2O= 0,25.18 = 4,5
BTKL cho PT (2): mancol = meste + mH2O = 14,3 + 4,5 = 18,8g.
BTKL cho PT (1): mmuối (Z) = meste + mNaOH – mancol = 37 + 0,5.40 – 18,8 = 38,2g.
→ Đáp án B
Câu 20:
Thủy phân hỗn hợp G gồm 3 este đơn chức mạch hở thu được hỗn hợp X gồm 3 axit cacboxylic (1 axit no và 2 axit không no đều có 2 liên kết pi trong phân tử). Lấy m gam X tác dụng vừa đủ với 150ml dung dịch NaOH 2M,thu được 25,56 gam hỗn hợp muối. Đốt cháy hoàn toàn m gam X trong oxi dư và hấp thụ từ từ hỗn hợp sau phản ứng vào dung dịch NaOH dư thấy khối lượng dung dịch tăng lên 40,08 gam so với dung dịch NaOH ban đầu. Tổng khối lượng của hai axit cacboxylic không no trong m gam X là
Ta có nNaOH = 0,3 mol = naxit = n este
→nO trong axit= 0,3.2 = 0,6 mol
Và ta có maxit = m muối – 22.0,3= 18,96g
Đốt cháy X thu được sản phẩm cho vào bình NaOH :
Thu được mkhối lượng bình tăng = mCO2 + mH2O = 40,08g
Suy ra số mol O2 phản ứng là : (40,08 - 18,96)/32 = 0,66 mol (bảo toàn khối lượng)
Bảo toàn O: ta suy ra được nCO2 = 0,69 mol và nH2O = 0,54 mol
Ta có naxit không no = nCO2 - nH2O = 0,15 mol
Số H trung bình trong hỗn hợp axit = (0,54.2)/0,3 = 3,6 (mà axit không no có số H ít nhất là 4 nên axit no là HCOOH) → m axit không no = 18,96- 0,15.46 = 12,06g
→ Đáp án B