IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 12 Hóa học 150 câu trắc nghiệm Este - Lipit nâng cao

150 câu trắc nghiệm Este - Lipit nâng cao

150 câu trắc nghiệm Este - Lipit nâng cao (P6)

  • 1931 lượt thi

  • 20 câu hỏi

  • 25 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Hỗn hợp T là hai axit cacboxylic đều đơn chức, mạch hở (biết rằng A có khả năng tác dụng với dung dịch brom tối đa theo tỉ lệ 1: 2 ); Z là este được tạo bởi T và etylenglicol. Đốt cháy 13,12 gam hỗn hợp E chứa T, Z cần dùng 11,2 lít khí O2 (ở đktc). Mặt khác 0,36 mol E làm mất màu vừa đủ 16 gam dung dịch Br2. Nếu đun nóng 13,12 gam E với 400ml dung dịch KOH 0,5M (vừa đủ), cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được hỗn hợp F gồm a mol muối A và b mol muối B (MA<MB ). Tỉ lệ của a: b là

Xem đáp án

Đáp án C

Hỗn hợp T là hai axit cacboxylic đơn chức → R1COOH,R2COOH

Z là este được tạo bởi T và etylen glicol → este 2 chức → R1OOC−CH2−CH2−COOR2

- Quá trình 1:

Hỗn hợp T là hai axit cacboxylic đều đơn chức, mạch hở (biết rằng A (ảnh 1)

Gọi a, b, c lần lượt là mol của 2 axit trong T, Z.

+ Ta có:

Hỗn hợp T là hai axit cacboxylic đều đơn chức, mạch hở (biết rằng A (ảnh 2)

- Quá trình 2: Khi cho E tác dụng với dung dịch Br2, nhận thấy Hỗn hợp T là hai axit cacboxylic đều đơn chức, mạch hở (biết rằng A (ảnh 3)

Trong A chỉ có 1 chất tham gia phản ứng cộng Br2 khi đó Z được tạo bởi A cũng có phản ứng cộng Br2.

+ Gọi X là axit có 2 liên kết pi: a mol

+ Gọi Y là axit có chứa 1 liên kết pi: b mol

→ Z là este của axit X, Y → có chứa 3 liên kết pi: c mol

+ Ta có hệ sau:

Hỗn hợp T là hai axit cacboxylic đều đơn chức, mạch hở (biết rằng A (ảnh 4)

Bảo toàn C: n.0,03 + m.0,13 + 0,02. (n+m+2) =0,49

(với n,m là số C của X, Y với n ≥ 3 và m ≥ 2).

+ Xét n = 3 suy ra n = 2. Từ đó Z gồm

Hỗn hợp T là hai axit cacboxylic đều đơn chức, mạch hở (biết rằng A (ảnh 5)

 

+ Nếu n > 3 thì m < 2: không thỏa mãn


Câu 5:

X, Y, Z là ba este đều mạch hở, thuần chức trong đó X, Y đều đơn chức, Z hai chức. Đốt cháy hoàn toàn 19,28 gam hỗn hợp E chứa X, Y, Z cần dùng 0,94 mol O2 thu được 11,52 gam nước. Mặt khác đun nóng 19,28 gam E với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được hỗn hợp T chứa hai ancol đều no, không thuộc cùng dãy đồng đẳng và hỗn hợp gồm hai muối có tỉ lệ mol 1 : 1. Dẫn toàn bộ T qua bình đựng Na dư, thấy khối lượng bình tăng 9,2 gam. Phần trăm khối lượng của este có khối lượng phân tử nhỏ nhất trong hỗn hợp E có giá trị gần nhất với giá trị nào sau đây?

Xem đáp án

+) E (19,28 g) + O2 (0,94 mol) → CO2 + H2O (0,64 mol)

→ Bảo toàn khối lượng:  mCO2 = mE + mO2 – mH2O = 37,84(g) → nCO2 = 0,86 mol

→ Bảo toàn nguyên tố Oxi: nO(E) = 2nCO2 + nH2O  - 2nO2 = 0,48 mol

→ nOH(ancol) = nNaOH = nCOO = 0,24 mol

ROH + Na → RONa + 1/2 H2     → nH2  = 0,12 mol

Bảo toàn khối lượng: mT = mbình tăng + mH2= 9,2 + 0,12.2 = 9,44 g.

Từ giả thiết → T gồm ancol đơn chức và 2 chức

Mặt khác, do X, Y, Z đều mạch hở → các muối đều đơn chức.

→ số mol mỗi muối là 0,12 mol

→ Bảo toàn khối lượng: mmuối = mE + mNaOH - mT = 19,28 + 0,24.40 – 9,44 = 19,44 g

→ Mmuối = 19,44/0,24 = 81

→ Phải chứa HCOONa → Mmuối còn lại = (19,44 - 0,12.68)/0,12 = 94 (C2H3COONa)

+) Quy E về HCOOH, C2H3COOH, CH3OH, C2H4(OH)2, CH2, H2O

→ nHCOOH – nC2H3COOH = 0,12 mol, nH2O  = - nCOO  = -0,24 mol

Đặt  nCH3OH  = x; nC2H4(OH)2  = y; nCH2  = z

→ mE = 0,12.46 + 0,12.72 +32x + 62y + 14z – 0,24.18 =19,28 g. (1)

nCO2  = nC(E) =  0,12 + 0,12.3 + x + 2y + z (2)

nOH = x + 2y = 0,24 mol (3)

Từ (1), (2), (3) → x = 0,04 mol; y = 0,1 mol; z = 0,14 mol

→ Ancol là C2H5OH và C3H6(OH)2

→ Hỗn hợp E gồm 0,02 mol HCOOC2H5; 0,02 mol C2H3COOC2H5 và 0,1mol C2H3COOC3H6OOCH

este có KLPT nhỏ nhất là HCOOC2H5  

%mHCOOC2H5=0,02.7219,28.100%=7,68%

→ Đáp án C


Câu 7:

Thủy phân m gam hỗn hợp X gồm este đơn chức M (C5H8O2) và este hai chức N (C6H10O4) cần vừa đủ 150ml dung dịch NaOH 1M rồi cô cạn thu được hỗn hợp Y gồm hai muối và hỗn hợp Z gồm hai ancol no đơn chức, đồng đẳng kế tiếp, ngoài ra không chứa sản phẩm hữu cơ nào khác. Cho toàn bộ hỗn hợp Z tác dụng với một lượng CuO (dư) nung nóng thu được hỗn hợp hơi T (có tỉ khối hơi so với H2 là 13,75). Cho toàn bộ hỗn hợp T tác dụng với một lượng dư dung dịch AgNO3/NH3 thu được 32,4 gam Ag. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Thành phần phần trăm của muối có phân tử khối nhỏ hơn trong Y là

Xem đáp án

Nhận thấy khi oxi hóa ancol bằng CuO luôn thu được hợp chất hữu cơ C (andehit hoặc xeton) và nước có số mol bằng nhau

Ta có MT(MC + MH2O)/2 = 27,5 → MC = 37 → C chứa 2 anđehit kế tiếp nhau là HCHO, CH3CHO

Do MC = 37 , sử dụng đường chéo → HCHO và CH3CHO có số mol bằng nhau.

Gọi số mol của HCHO và CH3CHO là x mol

Khi tham gia phản ứng tráng bạc → nAg = 4x + 2x = 0,3 → x = 0,05 mol

Vậy 2 ancol thu được gồm CH3OH : 0,05 mol và C2H5OH : 0,05 mol

Khi thủy phân hỗn hợp X cần dùng 0,15 mol NaOH thu được 2 muối và 2 ancol CH3OH: 0,05 mol; C2H5OH: 0,05 mol

→ B có cấu tạo CH3OOC-CH2COOC2H5: 0,05 mol và A phải có cấu tạo dạng este vòng C5H8O2
Luôn có nNaOH = 2nB + nA → nA = 0,05 mol

Vậy hỗn hợp Y gồm NaOOC-CH2-COONa: 0,05 mol và C5H9O3Na: 0,05 mol

→ % NaOOC-CH2-COONa = [(0,05.140)/(0,05.148 + 0,05.140)] . 100% = 48,61%.

Đáp án B


Câu 9:

Đun 20,4 gam một chất hữu cơ A đơn chức với 300ml dung dịch NaOH 1M thu được muối B và hợp chất hữu cơ C. Cho C phản ứng với Na dư thu được 2,24 lít H2 (đktc). Nung B với hỗn hợp rắn gồm NaOH và CaO thu được khí D có tỉ khối đối với O2 bằng 0,5. Khi oxi hóa C bằng CuO được chất hữu cơ E không phản ứng với AgNO3/NH3. Xác định CTCT của A?

Xem đáp án

Chất C tác dụng với Na sinh ra khí H2 Þ C là ancol.

Oxi hóa C ra E không phản ứng với AgNO3 Þ C không là ancol bậc 1.

Các đáp án cho A là este đơn chức Þ B là muối của Na.

Nung B với NaOH rắn tạo ra D có MD = 32.0,5 = 16 → D là CH4 B là CH3COONa.

Đặt công thức của A là CH3COOR’

CH3COOR’ + NaOH → CH3COONa + R’OH

R’OH + Na → R’ONa + H2

CH3COONa + NaOH  CH4↑ + Na2CO3.

Ta có:  nH2 = 0,1 mol → nancol = 2nH2 = 2.0,1 = 0,2 mol

nNaOH = 0,3 mol > nancol → NaOH dư, este phản ứng hết.

→ neste = nancol = 0,2 mol → Meste = 20,4/0,2   = 102 → R’ = 102 – 59 = 43.

→ gốc R’ là C3H7 và C là ancol bậc 2: CH3CH(OH)CH3

→ Đáp án B


Câu 10:

Cho X, Y (MX < MY) là hai este mạch hở, có mạch cacbon không phân nhánh. Đốt cháy hoàn toàn X hoặc Y luôn thu được CO2  có số mol bằng số mol O2 đã phản ứng. Đun nóng 30,24 gam hỗn hợp E chứa X, Y (số mol của X gấp 1,5 lần số mol Y) trong 400ml dung dịch KOH 1M, sau phản ứng chỉ thu được hỗn hợp F chứa 2 ancol và hỗn hợp G chứa 2 muối. Cho F vào bình đựng Na dư, sau phản ứng có khí H2  thoát ra và khối lượng bình tăng 15,2 gam. Đốt cháy hoàn toàn G cần vừa đủ 0,42 mol O2. Tổng số nguyên tử trong phân tử Y là

Xem đáp án

Bảo toàn gốc OH: nOH ancol = nKOH = 1.0,4 = 0,4 mol

-OH + Na → -ONa + 1/2 H

→ nH2 = nOH/2 = 0,2 mol

Bảo toàn khối lượng: mF = 15,2 + 0,2.2 = 15,6 g.

Bảo toàn khối lượng: mmuối = 30,24 + 0,4.56 – 15,6 = 37,04 g.

Bảo toàn nguyên tố kali: nCOOK = nKOH = 0,4 mol;  nK2CO3 = 0,2 mol

Đốt cháy G được:  nCO2 =x; nH2O = y; nK2CO3 = z

Bảo toàn nguyên tố Oxi: 0,4.2 + 0,42.2 =0,2.3 + 2x + y (1)

Bảo toàn khối lượng: 37,04 + 0,42.32 = 0,2.138 + 44x + 18y (2)

Từ (1) và (2) ta có : x = 0,52 mol; y = 0 mol → muối không chứa H. Vậy muối phải là của axit 2 chức

→ X, Y là hai este 2 chức → nX = 0,12 mol; nY = 0,08 mol

Đặt số C trong gốc axit của X và Y là a và b

nC(X) + nC(Y)  = nC(F) + nC(G) → 0,12a + 0,08b = 0,2 + 0,52

Giải phương trình nghiệm nguyên: a = 2; b = 6

→ 2 muối là (COOK)2 và KOOCCºC–CºCCOOK

Mặt khác, đốt X hay Y đều cho  nCO2 = nO2 

→ Có dạng cacbohidrat  Cn(H2O)m

Lại có X và Y đều là este 2 chức → m = 4 → X, Y đều chứa 8H trong phân tử

Do X và Y mạch hở → 2 ancol đều đơn chức → nF = nOH = 0,4 mol → MF = 39 → F có chứa ancol CH3OH

→ X là CH3OOCCOOC2H5; Y là CH3OOCCºC–CºCCOOC2H5 chứa 21 nguyên tử

Đáp án D


Câu 13:

Thủy phân m gam hỗn hợp X gồm este đơn chức A (C5H8O2) và este nhị chức B (C6H10O4) cần dùng vừa đủ 150ml dung dịch NaOH 1M rồi cô cạn thu được hỗn hợp Y gồm 2 muối và hỗn hợp Z gồm 2 ancol no đơn chức đồng đẳng kế tiếp. Cho toàn bộ hỗn hợp Z tác dụng với một lượng CuO dư nung nóng thu được hỗn hợp hơi T (có tỉ khối hơi so với H2 là 13,75). Cho toàn bộ hỗn hợp T tác dụng với một lượng dư dung dịch AgNO3/NH3 thu được 32,4g Ag. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Thành phần phần trăm khối lượng muối có phân tử nhỏ hơn trong hỗn hợp Y là:

Xem đáp án

Đáp án B

Nếu trong T không chứa HCHO → nandehit = 0,5nAg = 0,15 mol

Có khi oxi hoa ancol bằng CuO → nnước = nandehit = 0,15 mol

→ Mandehit = Thủy phân m gam hỗn hợp X gồm este đơn chức A (C5H8O2)  (ảnh 1)  = 37 > HCHO ( loại)

Vậy T chắc chắn chứa HCHO: a mol và CH3CHO : b mol

Ta có hệ:

Thủy phân m gam hỗn hợp X gồm este đơn chức A (C5H8O2)  (ảnh 2)

Vì nNaOH = 0,15 mol > ∑nancol = 0,1 mol → chứng tỏ A phải có cấu tạo vòng ( ví dụ  Thủy phân m gam hỗn hợp X gồm este đơn chức A (C5H8O2)  (ảnh 3))  và B có cấu tạo CH3OOC-CH2-COOC2H5:0,05 mol

Muối thu được gồm HOCH2-CH2-CH2-CH2-COONa: 0,05 mol và NaOOCCH2COONa: 0,05 mol

 

% HOCH2-CH2-CH2-CH2-COONa= Thủy phân m gam hỗn hợp X gồm este đơn chức A (C5H8O2)  (ảnh 4) = 48,61%.


Câu 14:

Hỗn hợp A gồm một axit đa chức X và một hợp chất hữu cơ tạp chức Y đều có thành phần chứa các nguyên tử C, H, O. Tiến hành ba thí nghiệm với m gam hỗn hợp A
TN1: phản ứng hoàn toàn với lượng dư AgNO3 trong NH3 thu được 43,2 gam Ag.
TN2: phản ứng vừa đủ với 100ml dung dịch KHCO3 2M.

TN3: phản ứng vừa đủ với 100ml dung dịch KOH 4M, thu được 1 ancol duy nhất Z và hỗn hợp T gồm hai muối. Dẫn toàn bộ Z qua bình đựng Na dư thấy khối lượng bình tăng 9 gam, đồng thời thu được 2,24 lít khí H2. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp T bằng lượng O2 vừa đủ thu được 8,96 lít CO2, nước và muối cacbonat.  

Biết các khí đo ở điều kiệu tiêu chuẩn, phần trăm khối lượng của Y trong hỗn hợp A có giá trị gần nhất với giá trị

Xem đáp án

TN1 → nCHO = 0,5 nAg = 0,2 mol

TN2→  nHCO3  = nCOOH = 0,2 mol

TN3: nCOO = nKOH = 0,4 mol > nCOOH

→ chứng tỏ Y chứa nhóm COO: 0,2 mol, CHO: 0,2 mol.

Bảo toàn nguyên tố K →  nK2CO3 = 0,5nKOH = 0,2 mol

Có ∑ nC ( muối)nCO2 + nK2CO3 = 0,6 mol = nCOOH + nCHO + nCOO

Y tạp chức → chứng tỏ X là (COOH)2: 0,1 mol và Y là HOC-COOR': 0,2 mol

Ancol Z + Na → muối + H2

→ mancol =  mbình tăng +  mH2 = 9,2 gam và nOH- = 2nH2 = 0,2 mol

Z là ancol đơn chức → Mancol = 9,2/0,2 = 46 (C2H5OH )

→ Y là HOC-COOC2H5

%Y = (0,2.102)/ (0,1.102 + 0,1.90).100%= 69,38%

Đáp án A


Câu 15:

Cho hỗn hợp X gồm hai chất hữu cơ, no đơn chức, mạch hở (chứa C, H, O) tác dụng vừa đủ với 20ml dung dịch NaOH 2M thu được một muối và một ancol. Đun nóng lượng ancol thu được với axit H2SO4 đặc ở 170°C thu được 0,015 mol anken (là chất khí ở điều kiện thường). Nếu đốt cháy lượng X như trên rồi cho sản phẩm qua bình đựng CaO dư thì khối lượng bình tăng 7,75 gam. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Phát biểu nào sau đây đúng ?

Xem đáp án

-Khi đốt cháy X có  nCO2 = nH2O  

→  44nCO2 + 18 nH2O = mbình tăng → 44a + 18a = 7,75 → a = 0,125 mol

- Xét quá trình X tác dụng với NaOH :

+ Nhận thấy rằng, nNaOH > nanken  → trong trong X chứa 1 este và 1 axit.

Khi dehirat hóa ancol thì :

neste A = nanken = 0,015 mol → naxit (B) = nX – neste = 0,025 mol

- Gọi CA và CB lần lượt là số nguyên tử C của este A và axit B (với CA ≥ 3, CB ≥ 1)

→ nA. CA + nB.CB nCO2 → 0,015CA + 0,025CB = 0,125 → CA = 5, CB = 2 (Thỏa mãn) → Vậy A là C5H10O2 và B là C2H4O2

A. Sai, Độ chênh lệch khối lượng giữa AB là: Dm = 102nA – 60nB = 0,03 g.

B. Sai, Tổng khối lượng phân tử khối của AB là 162.

C. Đúng%mA=102nA102nA+60nB.100%=50,5%mB=49,5

D. Sai, Este A có 7 đồng phân tương ứng là: CH3COO-C3H7 (2 đồng phân) ; HCOO-C4H9 (4 đồng phân); C2H5COOC2H5 (1 đồng phân) và axit B chỉ có 1 đồng phân là CH3COOH.

Đáp án C.


Câu 16:

X, Y, Z là 3 este đều đơn chức, mạch hở (trong đó Y và Z đều có hai liên kết pi trong phân tử và có đồng phân hình học). Đốt cháy 21,62 gam hỗn hợp E chứa X, Y, Z với oxi vừa đủ, sản phẩm cháy dẫn qua dung dịch Ca(OH)2 dư thấy khối lượng dung dịch giảm 34,5 gam so với trước phản ứng. Mặt khác, đun nóng 21,62 gam E với 300ml dung dịch NaOH 1M (vừa đủ), thu được hỗn hợp F chỉ chứa 2 muối và hỗn hợp gồm 2 ancol kế tiếp thuộc cùng dãy đồng đẳng. Khối lượng của muối có khối lượng phân tử lớn hơn trong hỗn hợp F là

Xem đáp án

Đáp án D

- Đặt nCO2 = x ; nH2O = y nket tua = x mdd giam = mket tua – (mCO2 + mH2O)

100x – (44x + 18y) = 34,5 (1)

- nCOO = nNaOH = 0,3 mol, mE = mC + mH + mO

→ 21,62 = 12x + 2y + 0,3.2.16 = 21,62 (2)

Từ (1), (2) ta có có: x = 0,87 mol; y = 0,79 mol

- X, Y, Z đều đơn chức → nE = nCOO = 0,3 mol → X, Y, Z là 3 este đều đơn chức, mạch hở (trong đó Y và Z đều có hai liên kết (ảnh 1) → X  là HCOOCH3

2 ancol là CH3OH và C2H5OH. Lại có Y và Z có 2π → liên kết π trong gốc axit

→ Y và Z tạo bởi cùng 1 gốc axit

X, Y, Z là 3 este đều đơn chức, mạch hở (trong đó Y và Z đều có hai liên kết (ảnh 2)

Mà Y và Z có đồng phân hình học → chứa CH3CH=CHCOOCH3

→ 2 muối là: 0,08 mol CH3CH=CHCOONa và 0,22 mol HCOONa

Muối có PTK lớn hơn là CH3CH=CHCOONa

→ mmuối có PTK lớn = 0,08.108=8,64g.


Câu 17:

Hợp chất X chứa (C,H,O) có 5 liên kết pi trong phân tử, X tác dụng với NaOH theo tỉ lệ 1 : 3. Đốt cháy hoàn toàn 13,8 gam X cần dùng vừa đủ 15,68 lít khí O2 (đktc), sau phản ứng thu được 5,4 gam nước. Mặt khác, thủy phân hoàn toàn 6,9 gam X trong 100ml dung dịch NaOH 2M thu được dung dịch A. Cô cạn dung dịch A thu được khối lượng chất rắn là

Xem đáp án

→ 13,8 + 0,7.32 = mCO2 + 5,4 → mCO2 = 30,8 g →nCO2 = 30,8/44 = 0,7 mol

Bảo toàn nguyên tố oxi:

nO(X) + 2nO2 = 2nCO2  + nH2O → nO(X) + 2.0,7 = 2.0,7 + 0,3 → nO(X) = 0,3 mol

Gọi công thức của X là CxHyOz 

Ta có: x:y:z = 0,7 : 0,6 : 0,3 = 7 : 6 : 3 

→ Công thức đơn giản nhất của X là C7H6O3

→ Công thức phân tử của X là (C7H6O3)n

Vì X có 5 liên kết p trong phân tử nên  k = (2.7n + 2 - 6n)/2 = 5 → 4n + 1 = 5 → n =1 

→ Công thức phân tử của X là C7H6O3

Vì X phản ứng với NaOH theo tỉ lệ 1: 3

→ Công thức cấu tạo của X là HCOOC6H4OH

Thí nghiệm 2: 6,9 gam X tác dụng với 0,2 mol NaOH:    nX = 6,9/138 = 0,05 mol

 

Hợp chất X chứa (C,H,O) có 5 liên kết pi trong phân tử, X (ảnh 1)

 

→ Chất rắn gồm: HCOONa: 0,05 mol; NaOC6H4ONa: 0,05 mol và NaOH: 0,2–0,05.3 =0,05 mol

→ mrắn = 0,05.68 + 154.0,05 + 40.0,05 = 13,1 g

→ Đáp án B


Câu 18:

Để thuỷ phân hết 7,612 gam hỗn hợp X gồm 2 este đơn chức và 2 este đa chức thì cần dùng vừa hết 80ml dung dịch KOH aM. Sau phản ứng, thu được hỗn hợp Y gồm các muối của các axit cacboxylic và các ancol. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp Y thì thu được K2CO3; 4,4352 lít CO2 (đktc) và 3,168 gam H2O. Vậy a gần với giá trị nào sau đây nhất ?

Xem đáp án

Ta có  nCO2 = 4,4352/22,4 = 0,198 mol;   nH2O = 3,168/18 = 0,176 mol;

nKOH = 0,08a → nCOO = 0,08a; nK2CO3 = 0,04a mol

Bảo toàn nguyên tố:

nC(X) = 0,04 + 0,198 ; nH(X) = 2.0,176 - 0,08a ; nO(X) = 0,08a.2

→ 12(0,04a + 0,198) + 2.0,176 - 0,08a + 0,16a.16 = 7,612

→ a = 1,65

→ Đáp án A


Câu 19:

Cho 1 mol chất X (C9H8O4, chứa vòng benzen) tác dụng hết với NaOH dư, thu được 2 mol chất Y, 1 mol chất Z và 1 mol H2O. Chất Z tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng, thu được chất hữu cơ T. Phát biểu nào sau đây sai?

Xem đáp án

k = (9.2 + 2 - 8)/2 = 6 = 1 vòng benzen + 2πC=O → X không chứa πC=C ngoài vòng benzen.

Dễ thấy X là HCOOC6H4CH2OOCH → Y là HCOONa, Z là NaOC6H4CH2OH.

→ T là HOC6H4CH2OH → C sai vì T tác dụng với NaOH theo tỉ lệ 1 : 1

→ Đáp án C


Câu 20:

Đốt cháy hoàn toàn a mol X (là trieste của glixerol với các axit đơn chức, mạch hở), thu được b mol CO2 và c mol H2O (b - c = 5a). Hiđro hóa m1 gam X cần 6,72 lít H2 (đktc), thu được 89,00 gam Y (este no). Đun nóng m1 gam X với dung dịch chứa 0,45 mol NaOH, cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được m2 gam chất rắn. Giá trị của m2

Xem đáp án

Vì b - c = 5a nên trong X có chứa 6 liên kết pi với 3 liên kết pi ở 3 nhóm –COO và 3 liên kết pi ở mạch C của axit.

Ta có nH2 = 0,3 = 3nX nên  3nX = 0,1 mol 

Bảo toàn khối lượng, ta có mX = meste – mH2 = 89 – 0,3.2 = 88,4g  

Bảo toàn khối lượng, ta có mX + mNaOH = m2 + mC3H5(OH)3  (nglixerol = nX = 0,1 mol)

→ m2 = 88,4 + 0,45.40 – 0,1.92 = 97,2 g.

→ Đáp án D


Bắt đầu thi ngay