Bộ 30 đề thi thử THPT quốc gia môn Sinh năm 2022 (Đề số 6)
-
21313 lượt thi
-
40 câu hỏi
-
50 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Có thể sử dụng hóa chất nào sau đây để phát hiện quá trình hô hấp ở thực vật thải ra khí CO2?
Đáp án B
Có thể sử dụng dung dịch Ca(OH)2 để phát hiện quá trình hô hấp ở thực vật thải ra khí CO2. Nguyên nhân là vì khí CO2 sẽ phản ứng với nước vôi trong (dung dịch Ca(OH)2) để tạo ra muối CaCO3 làm đục nước vôi trong
Câu 2:
Động vật nào sau đây trao đổi khí với môi trường thông qua hệ thống ống khí?
Đáp án A
Côn trùng trao đổi khí với môi trường thông qua hệ thống ống khí.
Trong các loài động vật trên, chỉ có châu chấu thuộc côn trùng. → Đáp án A
Câu 3:
Axit amin là đơn phân cấu tạo nên loại phân tử nào sau đây?
Đáp án D
Axit amin là đơn phân cấu tạo của Protein.
Nucleotit là đơn phân cấu tạo nên các phân tử ADN, ARN (mARN, tARN, rARN).
Câu 4:
Phân tử nào sau đây trực tiếp làm khuôn cho quá trình dịch mã?
Đáp án B
Trong quá trình dịch mã, mARN được sử dụng làm khuôn cho quá trình dịch mã.
ADN không tham gia trực tiếp vào quá trình dịch mã, nó chỉ làm khuôn để tổng hợp nên mARN, chính mARN mới tham gia trực tiếp cho quá trình dịch mã.
tARN mang các bộ ba đối mã đến khớp với bộ ba mã sao trên mARN theo đúng nguyên tắc bổ sung.
rARN là thành phần cấu trúc của riboxom tham gia vào dịch m
Câu 5:
Một phân tử ADN ở vi khuẩn có 10% số nuclêôtit loại A. Theo lí thuyết, tỉ lệ nuclêôtit loại G của phân tử này là bao nhiêu?
Đáp án D
Theo nguyên tắc bổ sung, ta có: %A + %G = 50% → %G = 50% - %A = 40%.
Câu 6:
Một tế bào sinh tinh của cơ thể động vật có kiểu gen AaBb giảm phân tạo ra giao tử có 2 alen trội, biết quá trình giảm phân không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, loại giao tử chứa 2 alen trội chiếm tỉ lệ bao nhiêu?
Đáp án B
Một tế bào sinh tinh giảm phân cho tối đa 2 loại giao tử với tỉ lệ như nhau. Khi đã tạo ra giao tử AB thì sẽ tạo ra giao tử ab và 2 loại giao tử đó có tỉ lệ như nhau, mỗi loại chiếm tỉ lệ = 1/2
Câu 7:
Cho biết gen trội là trội hoàn toàn và không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, phép lai nào sau đây thu được đời con có 100% cá thể mang kiểu hình trội?
Đáp án C
Đáp án C. Đời con có 100% cá thể trội khi cả 2 cặp gen đều có tỉ lệ A-B-.
Phép lai A, có cặp gen Aa × aa không thỏa mãn.
Phép lai B, có cặp gen aa × Aa không thỏa mãn.
Phép lai D, có cặp gen Aa × Aa không thỏa mãn
Câu 8:
Ở ruồi giấm, alen A quy định mắt đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định mắt trắng. Biết rằng không xảy ra đột biến mới. Theo lí thuyết, phép lai: XAXa × XAY cho đời con có kiểu hình phân li theo tỉ lệ
Đáp án D
Phép lai: XAXa × XAY → 1XAXA : 1XAXa : 1XAY : 1XaY.
Kiểu hình: 2 ruồi cái mắt đỏ : 1 ruồi đực mắt đỏ : 1 ruồi đực mắt trắng
Câu 9:
Ở một loài thực vật, khi trong kiểu gen có cả gen A và gen B thì hoa có màu đỏ. Nếu trong kiểu gen chỉ có A hoặc chỉ có B thì hoa có màu vàng. Nếu không có gen A và B thì hoa có màu trắng. Hai cặp gen Aa và Bb nằm trên 2 cặp NST khác nhau. Có bao nhiêu kiểu gen sau đây quy định kiểu hình hoa đỏ?
I. AABB. II. AAbb. III. AaBb.
IV. AABb. V. aaBB. VI. Aabb.
VII. AaBB. VIII. Aabb.
Đáp án A
Có 4 kiểu gen, đó là I, III, IV, VII. → Đáp án A.
Tính trạng màu hoa do 2 cặp gen Aa và Bb quy định nên di truyền theo quy luật tương tác gen.
- Khi có cả A và B thì quy định hoa đỏ, chứng tỏ hai gen A và B di truyền theo kiểu tương tác bổ sung. → Kiểu gen của cây hoa đỏ là: A-B-.
Câu 10:
Một loài thực vật, biết rằng mỗi gen quy định một tính trạng, các alen trội là trội hoàn toàn. Theo lí thuyết, phép lai nào sau đây cho đời con có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 3 : 1?
Đáp án A
Câu 11:
Thế hệ xuất phát của một quần thể có 100% cá thể đực mang kiểu gen AA; 60% số cá thể cái mang kiểu gen Aa, 40% cá thể cái mang kiểu gen aa. Khi quần thể đạt cân bằng di truyền, tần số alen A bằng bao nhiêu?
Đáp án D
Cá thể đực cho 100% giao tử A
Giới cái có cấu trúc: 0,6Aa : 0,4aa → Giảm phân cho (0,3A : 0,7a)
Khi quần thể đạt cân bằng di truyền, tần số alen A = = 0,65. → Đáp án D
Câu 12:
Tiến hành tách phôi bò có kiểu gen AaBbDD thành 10 phôi và 10 phôi này phát triển thành 10 bò con. Nếu không xảy ra đột biến thì bò con có kiểu gen
Đáp án C
Đáp án C. Vì các phôi đều có kiểu gen giống với phôi ban đầu.
→ Kiểu gen là AaBbDD
Câu 14:
Khi nói về đại Tân sinh, phát biểu nào sau đây sai?
Đáp án D
Loài người xuất hiện ở kỉ thứ Tư của đại Tân sinh chứ không phải ở kỉ thứ Ba
Câu 15:
Quan sát số lượng cây cỏ mực ở trong một quần xã sinh vật, người ta thấy được trên bờ mương, mật độ đo được 28 cây/m2. Trong khi đó, ở giữa ruộng mật độ đo được là 8 cây/m2. Số liệu trên cho ta biết được đặc trưng nào của quần thể?
Đáp án C
Sự phân bố cá thể của quần thể. Ở đây các cá thể phân bố tập trung nhiều ở bờ mương nơi có điều kiện thuận lợi và ít tập trung trong khu vực giữa ruộng
Câu 16:
Chấy hút máu của trâu. Mối quan hệ giữa chấy và trâu thuộc dạng nào sau đây?
Đáp án B
Câu 17:
Khi nói về quang hợp, phát biểu nào sau đây đúng?
Đáp án D
Đáp án D.
A sai. Vì AlPG được sử dụng để tổng hợp glucozo và tái tạo Ri1,5diP.
B sai. Vì không có CO2 thì không xảy ra phản ứng cố định CO2, do đó không tạo ra APG.
C sai. Vì không có ánh sáng thì không có NADPH nên không xảy ra phản ứng khử APG thành AlPG.
Câu 18:
Khi nói về cân bằng nội môi, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Bị bệnh hở van tim thì thường dẫn tới làm tăng huyết áp.
II. Nín thở sẽ làm tăng nhịp tim nên sẽ làm tăng độ pH của máu.
III. Hồi hộp, lo âu sẽ làm tăng huyết áp.
IV. Khi lượng đường trong máu tăng thì sẽ làm tăng huyết áp
Đáp án D
Có 2 phát biểu đúng, đó là III và IV. → Đáp án D.
I sai. Vì hở van tim thì sẽ làm cho lượng máu mà tim bơm vào động mạch bị giảm. Do đó sẽ làm giảm huyết áp.
II sai. Vì nín thở thì sẽ tăng lượng CO2 trong máu cho nên sẽ giảm pH máu.
III đúng. Vì hồi hộp thì sẽ tăng nhịp tim nên sẽ tăng huyết áp.
IV đúng. Vì khi đường huyết tăng thì sẽ tăng áp suất thẩm thấu của máu. Tăng áp suất thẩm thấu thì máu sẽ hút nước làm tăng thể tích máu. Cho nên sẽ tăng huyết áp
Câu 19:
Alen A ở vi khuẩn E.coli bị đột biến thành alen a. Biết rằng alen a nhiều hơn alen A 2 liên kết hidro. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Nếu là đột biến điểm thì alen a và alen A có thể có số lượng nuclêôtit bằng nhau.
II. Nếu alen a và alen A có chiều dài bằng nhau và alen a có 500 nucleotit loại T thì alen A có 502 nucleotit loại A.
III. Chuỗi pôlipeptit do alen a và chuỗi pôlipeptit do alen A quy định có thể có trình tự axit amin giống nhau.
IV. Nếu alen a dài hơn alen A 3,4A0 thì chứng tỏ alen a nhiều hơn alen A 1 nucleotit
Đáp án A
Có 2 phát biểu đúng, đó là II và III. → Đáp án A.
I sai. Vì đột biến này làm tăng 2 liên kết hidro nên nếu là đột biến điểm thì chứng tỏ đây là đột biến thêm 1 cặp A-T. → Số lượng nucleotit được tăng lên.
II đúng. Vì nếu 2 alen có chiều dài bằng nhau thì chứng tỏ đây là đột biến thay thế 2 cặp A-T bằng 2 cặp G-X. Suy ra, số nucleotit loại A của alen A = số nucleotit loại A của alen a + 2 = 500 + 2 = 502.
III đúng. Vì nếu đột biến thay thế hai cặp nucleotit làm thay đổi một hoặc 2 côđon nhưng vẫn mã hóa axit amin giống côđon ban đầu (do tính thoái hóa của mã di truyền) thì không làm thay đổi trình tự axit amin.
IV sai. Vì nếu đột biến làm tăng chiều dài 3,4A0 tức là đột biến thêm 1 cặp A-T.
→ Alen a nhiều hơn alen A 2 nucleotit
Câu 20:
Loại đột biến nào sau đây có thể được phát sinh do rối loạn phân li ở tất cả các cặp nhiễm sắc thể trong lần nguyên phân đầu tiên của hợp tử hoặc do rối loạn giảm phân ở cả quá trình phát sinh giao tử đực và cái?
Đáp án A
Câu 21:
Có 4tế bào sinh tinh của cơ thể có kiểu gen giảm phân bình thường, không có đột biến sẽ có tối đa bao nhiêu loại giao tử?
Đáp án A
Đáp án A. Vì mỗi tế bào giảm phân cho 2 loại giao tử liên kết và 2 loại giao tử hoán vị. Có 4 tế bào giảm phân nên tối đa cho 8 loại giao tử hoán vị và 2 loại giao tử liên kết. → Tổng số loại giao tử = 2+8 = 10 loại
Câu 22:
Khi nói về đột biến, phát biểu nào sau đây sai?
Đáp án D
D sai. Vì đột biến gen có thể không làm thay đổi cấu trúc phân tử protein do gen mã hóa
Câu 23:
Trong các đặc điểm sau, kiểu phân bố theo nhóm có bao nhiêu đặc điểm sau đây?
I. Thường gặp khi môi trường có điều kiện sống phân bố đồng đều.
II. Có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể.
III. Giúp sinh vật tận dụng được nguồn sống tiềm tàng có trong môi trường.
IV. Các cá thể quần tụ với nhau để hỗ trợ nhau.
Đáp án D
Có 1 phát biểu đúng, đó là IV. → Đáp án D
I, III là đặc điểm kiểu phân bố ngẫu nhiên.
II là đặc điểm kiểu phân bố đồng đều.
IV là đặc điểm kiểu phân bố theo nhóm
Câu 24:
Khi nói về chuỗi thức ăn và lưới thức ăn trong quần xã sinh vật, phát biểu nào sau đây đúng?
Đáp án B
Câu 25:
Khi nói về cơ chế truyền đạt thông tin di truyền ở cấp phân tử, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Qúa trình nhân đôi ADN được thực hiện theo nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bảo toàn.
II. Quá trình phiên mã là một trong các cơ chế giúp truyền đạt thông tin di truyền từ gen trong ADN thành protein.
III. Enzim ARN polimeraza chỉ hoạt động trong quá trình phiên mã.
IV. Khi dịch mã có nhiều riboxom cùng trượt trên một mARN tạo các chuỗi polipeptit có cấu trúc giống nhau
Đáp án B
Có 2 phát biểu đúng, đó là II và IV. → Đáp án B.
I sai. Qúa trình nhân đôi AND được thực hiện theo nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo toàn.
II đúng. Quá trình phiên mã, dịch mã là các cơ chế giúp truyền đạt thông tin di truyền từ gen trong AND thành protein.
III sai. Enzim ARN polimeraza hoạt động trong quá trình phiên mã và nhân đôi ADN
Câu 26:
Khi nói về nhiễm sắc thể, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Nhiễm sắc thể ở sinh vật nhân thực được cấu tạo bằng ADN và protein histon.
II. Đầu mút NST giúp các NST không bị dính vào nhau.
III. Mỗi loài có bộ NST đặc trưng bởi hình thái, cấu trúc và số lượng gen trên NST.
IV. Ta có thể quan sát hình dạng và kích thước đặc trưng của NST rõ nhất vào kì giữa của nguyên phân
Đáp án B
Có 3 phát biểu đúng, đó là I, II và IV. → Đáp án B.
III sai. Mỗi loài có bộ NST đặc trưng bởi hình thái, cấu trúc và số lượng NST
Câu 27:
Một loài thực vật lưỡng bội, xét 5 cặp gen Aa, Bb, Dd, Ee, Gg quy định 5 cặp tính trạng nằm trên 5 cặp nhiễm sắc thể khác nhau. Trong đó, alen trội là trội hoàn toàn. Quần thể của loài này có tối đa bao nhiêu loại kiểu gen trong các cơ thể bị đột biến thể 3 quy định kiểu hình trội tất cả các tính trạng?
Đáp án C
Đáp án C.
Xét mỗi cặp gen sẽ có 2 kiểu gen lưỡng bội quy định kiểu hình trội; 3 kiểu gen thể 3 quy định kiểu hình trội.
→ Số loại kiểu gen trong các cơ thể bị đột biến thể 3 quy định kiểu hình trội tất cả các tính trạng là:
Câu 28:
Tính trạng chiều cao của một loài thực vật do 3 cặp gen Aa, Bb, Dd nằm trên 3 cặp NST khác nhau và tương tác theo kiểu cộng gộp. Khi trong kiểu gen có thêm 1 alen trội thì cây cao thêm 10 cm; cây đồng hợp gen lặn có chiều cao 120cm. Cho cây cao nhất lai với cây thấp nhất thu được F1. Tiếp tục cho F1 giao phấn ngẫu nhiên, thu được F2. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng về đời F2?
I. Các cây F1 cao 150cm.
II. Cho F1 lai phân tích thu được đời Fa có 25 cây cao 130cm trong tổng số cây 576.
III. Cho các cây cao 150cm ở đời F2 giao phấn thì thu được đời con có cây cao 180cm chiếm tỉ lệ .
IV. Nếu ở F2 có 180 cây cao 130cm thì số cây cao 150cm là 600
Đáp án B
Có 2 phát biểu đúng, đó là I và IV. → Đáp án B.
F1 có kiểu gen AaBbDdcóchiềucaolà 120 + 3.10 = 150cm. (I đúng)
II sai. Cho F1 lai phân tích AaBbDd × aabbddthu được đời Fa có số cây cao 130cm (chứa 1 alen trội) trong tổng số 576 cây là:
III sai. Cho các cây cao 150cm (chứa 3 alen trội) ở đời F2 có tỷ lệ kiểu gen là 1AABbdd : 1AAbbDd : 1AaBBdd : 1aaBBDd : 1AabbDD : 1aaBbDD : 4AaBbDd. Từ các cây này, loại giao tử có 3 alen trội (ABD) chỉ do kiểu gen AaBbDd sinh ra, cho nên giao tử ABD chiếm tỉ lệ = 1/20.
→ đời con có cây cao 180cm (6 alen trội) AABBDD chiếm tỉ lệ là = (1/20)2 = 1/400.
IV đúng. Loại cây cao 130 cm (có 1 alen trội) có tỉ lệ
Loại cây cao 150 cm (có 3 alen trội) có tỉ lệ
Nếu ở F2 có 180 cây cao 130cm thì số cây cao 150cm là:
- Loại cây cao 160 cm (có 3 alen trội) có tỉ lệ = 5/16 có tỉ lệ cao nhất. Vì cây cao 140 cm (có 2 alen trội) có tỉ lệ = = 15/64. Cây cao 120 cm (có 1 alen trội) có tỉ lệ = = 3/32.
- Cây cao 120cm (có 1 alen trội) cho nên sẽ có 3 kiểu gen là Aabbdd, aaBbdd, aabbDd.
- Vì có 3 cặp gen, nên số kiểu hình = 2 × 3 + 1 = 7 kiểu hình
(Ở tương tác cộng gộp, nếu tính trạng do n cặp gen quy định thì số kiểu hình = 2 × n + 1 = 2n + 1).
Câu 29:
Xét 2 quần thể của loài chim sẻ, với 1 gen có 2 alen A, a trội hoàn toàn. Quần thể 1 có 800 cá thể, quần thể 2 có 500 cá thể. Cả hai quần thể đang cân bằng di truyền và tần số alen A của quần thể 1 là 0,4; của quần thể 2 là 0,2. Giả sử có 15% cá thể của quần thể 2 di cư sang quần thể 1 và sau đó quần thể tiếp tục ngẫu phối. Theo lí thuyết, tỷ lệ kiểu hình trội của quần thể 1 là:
Đáp án B
Đáp án B.
Sau khi có di cư, nhập cư thì tần số alen A của quần thể 1 là:
Quần thể 1: A = → a = 1 -
→ tỷ lệ các kiểu gen quy định kiểu hình trội của quần thể 1 là: 1 – aa = 1 -
Câu 30:
Có bao nhiêuphát biểu sau đây đúng?
I. Ổ sinh thái là không gian sinh thái mà tại đó các nhân tố sinh thái nằm trong khoảng thuận lợi cho phép loài tồn tại và phát triển tốt.
II. Các cá thể trong quần thể có thể không giao phối với nhau.
III. Quan hệ hỗ trợ giữa các cá thể trong quần thể làm tăng khả năng khai thác nguồn sống của quần thể.
IV. Kích thước của quần thể chỉ chịu tác động của mức sinh sản và mức tử vong.
Đáp án A
Có 2 phát biểu đúng là II, III → Đáp án A.
I sai. Ổ sinh thái là không gian sinh thái mà tại đó các nhân tố sinh thái nằm trong giới hạn sinh thái.
IV sai. Kích thước của quần thể chịu tác động của mức sinh sản; mức tử vong; mức di cư và mức nhập cư
Câu 31:
Trên tro tàn núi lửa xuất hiện quần xã tiên phong. Quần xã này sinh sống và phát triển làm tăng độ ẩm và làm giàu thêm nguồn dinh dưỡng hữu cơ, tạo thuận lợi cho có thay thế. Theo thời gian, sau có là trảng cây thân thảo, thân gỗ và cuối cùng là rừng nguyên sinh. Theo lí thuyết, khi nói về quá trình này, có bao nhiêu phát biểu đúng?
I. Đây là quá trình diễn thể sinh thái.
II. Song song với sự biến đổi của quần xã là sự biến đổi của môi trường.
III. Lưới thức ăn có xu hướng phức tạp dần trong quá trình biến đổi này.
IV. Sự cạnh tranh giữa các loài quần xã là nguyên nhân duy nhất gây ra quá trình biến đổi này
Đáp án A
Có 3 phát biểu đúng, đó là I, II và III. → Đáp án A.
- Đây là diễn thế sinh thái (vì có sự biến đổi tuần tự của quần xã). Trong diễn thế sinh thái thì luôn có sự biến đổi song song giữa quần xã và môi trường. Đây là diễn thế nguyên sinh nênđộ đa dạng của quần xã tăng dần, lưới thức ăn phức tạp dần.
- Có nhiều nguyên nhân gây ra diễn thế, trong đó sự cạnh tranh giữa các loài chỉ là một nguyên nhân (nhân tố bên trong). → IV sai
Câu 32:
Theo lí thuyết, có bao nhiêu quá trình sau đây sẽ gây ra diễn thế sinh thái?
I. Khai thác các cây gỗ già, săn bắt các động vật ốm yếu ở rừng.
II. Trồng cây rừng lên đồi trọc, thả cá vào ao hồ, đầm lầy.
III. Đổ thuốc sâu, chất độc hoá học xuống ao nuôi cá, đầm nuôi tôm.
IV. Lũ lụt kéo dài làm cho hầu hết các quần thể bị tiêu diệt.
Đáp án D
Các phát biểu II, III, IV đúng → Đáp án D
I sai. Vì khi khai thác cây gỗ già, săn bắt động vật ốm yếu thì không làm ảnh hưởng đến tỉ lệ sinh sản, tỉ lệ tử vong của quần thể, do đó không gây ra biến đổi quần thể nên sẽ không gây ra diễn thế sinh thái.
Khi trồng rừng, thả cá vào ao thì sẽ làm thay đổi thành phần loài trong quần xã nên sẽ dẫn tới làm biến đổi quần xã, gây ra diễn thế sinh thái. → II đúng.
Khi đổ thuốc sâu, chất độc hóa học hoặc khi có lũ lụt kéo dài thì đó là tác động của môi trường lên quần xã, dẫn tới gây ra diễn thế. → III và IV đúng
Câu 33:
Cho biết một đoạn mạch gốc của gen A có 15 nuclêôtit là: 3’AXG GXA AXA TAA GGG5’. Các côđon mã hóa axit amin: 5’UGX3’, 5’UGU3’ quy định Cys; 5’XGU3’, 5’XGX3’ ; 5’XGA3’; 5’XGG3’ quy định Arg; 5’GGG3’, 5’GGA3’, 5’GGX3’, 5’GGU3’ quy định Gly; 5’AUU3’, 5’AUX3’, 5’AUA3’ quy định Ile; 5’XXX3’, 5’XXU3’, 5’XXA3’, 5’XXG3’ quy định Pro; 5’UXX3’ quy định Ser. Đoạn mạch gốc của gen nói trên mang thông tin quy định trình tự của 5 axit amin. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Nếu gen A bị đột biến thay thế cặp A-T ở vị trí thứ 12 của đoạn ADN nói trên bằng cặp G-X thì sẽ làm tăng sức sống của thể đột biến.
II. Nếu gen A bị đột biến thay thế cặp A-T ở vị trí thứ 6 của đoạn ADN nói trên bằng bất kì một cặp nuclêôtit nào cũng không làm thay đổi cấu trúc của chuỗi pôlipeptit.
III. Nếu gen A bị đột biến thay thế cặp G-X ở vị trí thứ 4 của đoạn ADN nói trên bằng cặp A-T thì sẽ làm xuất hiện bộ ba kết thúc sớm.
IV. Nếu gen A bị đột biến thay thế cặp G-X ở vị trí thứ 13 của đoạn ADN nói trên bằng cặp A-T thì sẽ làm cho chuỗi polipeptit bị thay đổi 1 axit amin
Đáp án B
Có 2 phát biểu đúng, đó là II và IV. → Đáp án B.
Mạch gốc của gen A có 3’AXG GXA AXG TAA GGG5’. → Đoạn phân tử mARN là 5’UGX XGU UGU AUU XXX5’.
I sai. Vì đột biến thay thế cặp A-T ở vị trí thứ 12 thành cặp G-X thì sẽ làm thay đổi bộ ba AUU thành AUX. Mà cả hai bộ ba này đều quy định tổng hợp axit amin Ile. Vì vậy không làm thay đổi cấu trúc của protein nên đây là đột biến trung tính.
II đúng. Vì khi đột biến thay thế cặp A-T ở vị trí thứ 6 bằng bất kì một cặp nuclêôtit nào khác thì sẽ làm cho bộ ba XGU trở thành các bộ ba XGX hoặc XGG hoặc XGA. Mà các bộ ba này đều quy định tổng hợp axit amin Arg nên không làm thay đổi cấu trúc của chuỗi pôlipeptit.
III sai. Vì khi gen A bị đột biến thay thế cặp G-X ở vị trí thứ 4 bằng cặp A-T thì sẽ làm cho bộ ba XGU thành bộ ba UGU. Mà UGU không phải là bộ ba kết thúc.
IV đúng. Vì khi gen A bị đột biến thay thế cặp G-X ở vị trí thứ 13 bằng cặp A-T thì sẽ làm thay đổi bộ ba XXX được thay bằng bộ ba UXX. Mà bộ ba XXX quy định Pro còn bộ ba UXX quy định Ser nên chuỗi pôlipeptit sẽ bị thay đổi axit amin Pro thành axit amin Ser
Câu 34:
Giả sử một đoạn nhiễm sắc thể có 5 gen I, II, III, IV, V được phân bố ở 5 vị trí. Các điểm a, b, c, d, e, g là các điểm trên nhiễm sắc thể và gen IV là gen có hại. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Nếu đảo đoạn be thì trật tự sắp xếp của các gen sẽ là I, IV, III, II, V.
II. Nếu gen II phiên mã 5 lần thì gen IV cũng phiên mã 5 lần.
III. Nếu bị mất 1 cặp nuclêôtit ở vị trí d thì sẽ làm thay đổi cấu trúc của toàn bộ các bộ ba ở các gen IV và V.
IV. Nếu đoạn de bị đứt ra và tiêu biến đi thì có thể sẽ làm tăng sức sống của thể đột biến
Đáp án A
Có 2 phát biểu đúng, đó là I và IV. → Đáp án A.
(Cần phân biệt đột biến gen với đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể. Đột biến gen sẽ làm thay đổi cấu trúc của mARN nhưng đột biến cấu trúc NST thì chỉ liên quan tới gen đột biến mà không liên quan tới gen khác).
- I đúng. Vì đảo đoạn be thì sẽ làm thay đổi vị của 3 gen là gen II, gen III, gen IV. → Trật tự là I, IV, III, II, V.
- II sai. Vì các gen khác nhau thì có vùng điều hòa khác nhau nên có số lần phiên mã khác nhau.
- III sai. Vì d là vị trí thuộc vùng liên gen (vùng nối giữa gen III và gen IV). Do đó, nếu mất 1 cặp nucleotit ở vị trí d không làm thay đổi cấu trúc của bất cứ gen nào.
- IV đúng. Vì nếu mật đoạn de thì sẽ làm mất gen IV. Nếu khi gen IV là gen có hại thì việc mất gen IV sẽ làm tăng sức sống cho thể đột biến
Câu 35:
Ở một loài thực vật, A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với a quy định hoa trắng; B quy định quả to trội hoàn toàn so với b quy định quả nhỏ; Hai cặp gen cùng nằm trên một cặp NST. Thực hiện phép lai P: , thu được F1 có kiểu hình hoa trắng, quả nhỏ chiếm tỉ lệ 6%. Biết không xảy ra đột biến nhưng xảy ra hoán vị gen ở hai giới với tần số bằng nhau. Lấy ngẫu nhiên 2 cá thể có kiểu hình hoa đỏ, quả to; xác suất thu được 1 cá thể dị hợp về 2 cặp gen là:
Đáp án D
Đáp án D.
Cây hoa đỏ, quả to gồm 2 tính trạng trội.
→ Xác suất thu được 1 cá thể dị hợp 2 cặp gen = = = .
→ Xác suất thu được 1 cá thể không dị hợp về 2 cặp gen là = 1 - = .
→ Lấy ngẫu nhiên 2 cá thể có kiểu hình hoa đỏ, quả to; xác suất thu được 1 cá thể dị hợp về 2 cặp gen = .
Câu 36:
Một loài động vật có kiểu gen aaBbDdEEHh giảm phân tạo tinh trùng. Biết không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng?
I. Cơ thể trên giảm phân cho tối đa 8 loại tinh trùng.
II. 6 tế bào của cơ thể trên giảm phân cho tối đa 12 loại tinh trùng.
III. Loại tinh trùng chứa 3 alen trội chiếm tỉ lệ là 3/8.
IV. Loại tinh trùng chứa ít nhất 3 alen trội chiếm tỉ lệ là 1/2
Đáp án C
Có 3 phát biểu đúng, đó là I, III và IV. → Đáp án C
I đúng. Cơ thể trên gồm 3 cặp gen dị hợp nên số loại tinh trùng tối đa = 23 = 8 loại.
II sai. Vì mặc dù có 6 tế bào cho tối đa số loại giao tử = 6×2 = 12 loại tinh trùng. Tuy nhiên, cơ thể này có 3 cặp gen dị hợp nên số loại giao tử luôn < 8 loại.
III đúng. Loại tinh trùng chứa 3 alen trội chiếm tỉ lệ = = 3/8. (Vì cặp gen EE luôn cho giao tử chứa E).
IV đúng. Loại tinh trùng chứa ít nhất 3 alen trội thì chỉ chứa 3 alen trội hoặc 4 alen trội = = 3/8 + 1/8 = 1/2
Câu 37:
Một loài động vật, xét 3 gen cùng nằm trên 1 nhiễm sắc thể thường theo thứ tự là gen 1 - gen 2 - gen 3. Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, mỗi gen đều có 2 alen, các alen trội là trội hoàn toàn và không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Cho các cá thể đực mang kiểu hình trội về 2 trong 3 tính trạng lai với các cá thể cái mang kiểu hình lặn về 2 trong 3 tính trạng thì trong loài có tối đa 90 phép lai.
II. Loài này có tối đa 6 loại kiểu gen đồng hợp tử về cả 3 cặp gen.
III. Cho cá thể đực mang kiểu hình trội về 3 tính trạng, dị hợp tử về 2 cặp gen lai với cá thể cái mang kiểu hình lặn về 1 trong 3 tính trạng, có thể thu được đời con có 1 loại kiểu hình.
IV. Cho cá thể đực mang kiểu hình trội về 1 trong 3 tính trạng lai với cá thể cái mang kiểu hình trội về 1 trong 3 tính trạng, có thể thu được đời con có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 2:2:2:1
Đáp án B
Có 2 phát biểu đúng, đó là I và III. → Đáp án B.
Vì 3 gen cùng nằm trên 1 NST thường cho nên:
- Số kiểu gen đồng hợp tử về 3 cặp gen = 23 = 8 kiểu gen.
- Số kiểu gen quy định kiểu hình trội về 3 tính trạng = 14 kiểu gen.
- Số kiểu gen quy định kiểu hình trội về 2 trong 3 tính trạng = C23 × 5 = 15 kiểu gen.
- Số kiểu gen quy định kiểu hình trội về 1 trong 3 tính trạng = C13 × 2 = 6 kiểu gen.
→ Số phép lai giữa cá thể đực mang kiểu hình trội về 2 trong 3 tính trạng lai với các cá thể cái mang kiểu hình lặn về 2 trong 3 tính trạng = 15 × 6 = 90.
- Đực và không có hoán vị gen thì sẽ sinh ra đời con có 4 kiểu gen là ; ; ; . → Chỉ có 1 kiểu gen quy định kiểu hình trội về 2 tính trạng.
- Cá thể đực mang kiểu hình trội về 3 tính trạng, dị hợp tử về 2 cặp gen (có thể có kiểu gen là ) lai với cá thể cái mang kiểu hình lặp về 1 trong 3 tính trạng (Có thể có kiểu gen là ), thì sẽ thu được đời con có 2 loại kiểu gen là ; → Chỉ có 1 kiểu hình.
Cá thể đực mang theo kiểu hình trội về 1 trong 3 tính trạng (có thể có kiểu gen ) lai với cá thể cái mang kiểu hình trội về 1 trong 3 tính trạng (có thể có kiểu gen ), thì sẽ thu được đời con có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 1 : 1 : 1 : 1
Câu 38:
Cho biết mỗi cặp gen quy định một cặp tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn. Phép lai P: × , thu được F1. Biết rằng không xảy ra đột biết, khoảng cách giữa gen A và gen B = 20cM; giữa gen D và gen E = 40cM. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng?
I. Phép lai trên có 64 kiểu tổ hợp giao tử.
II. Đời F1 có 56 loại kiểu gen, 24 loại kiểu hình.
III. Ở F1, loại kiểu hình có 1 tính trạng trội và 3 tính trạng lặn chiếm tỉ lệ 14,5%.
IV. Ở F1, có 9 loại kiểu gen quy định kiểu hình A-B-D-E-.
Đáp án D
Cả 4 phát biểu đúng. → Đáp án D
I đúng. Số kiểu tổ hợp giao tử:
Cơ thể có hoán vị gen cho nên sẽ sinh ra 16 loại giao tử; Cơ thể sẽ sinh ra 4 loại giao tử
→ Số kiểu tổ hợp giao tử = 16 × 4 = 64 loại.
II đúng. Đời F1 có bao nhiêu kiểu gen, bao nhiêu kiểu hình?
- Số loại kiểu gen: × = ( × )( × ) =
= 7 × 8 = 56 loại kiểu gen.
- Số loại kiểu hình:
× = ( × )( × ) = 4 × (4+2) = 24 kiểu hình.
III đúng. Ở F1, loại kiểu hình có 1 tính trạng trội và 3 tính trạng lặn chiếm tỉ lệ bao nhiêu?
Phép lai P: × = ( × )( × )
Loại kiểu hình có 1 tính trạng trội và 3 tính trạng lặn gồm có A-bbddee (+) aaB-ddee (+) aabbD-ee (+) aabbddE- =
Vì × (có hoán vị 20%) sẽ sinh ra kiểu gen đồng hợp lặn có tỉ lệ = 0,4 × 0,5 = 0,2.
Do đó tỉ lệ của các kiểu hình là:
A-bbddee = (0,25 – 0,2) × 0,1 = 0,005.
aaB-ddee = (0,5 – 0,2) × 0,1 = 0,03.
aabbD-ee = 0,2 × 0,4 = 0,08.
aabbddE- = 0,2 × 0,15 = 0,03.
→ Loại kiểu hình có 1 tính trạng trội và 3 tính trạng lặn chiếm tỉ lệ =
0,005 + 0,03 + 0,08 + 0,03 = 0,145 = 14,5%.
IV đúng. Ở F1, số kiểu gen quy định kiểu hình A-B-D-E- = 3 × 3 = 9.
Phép lai P:
có hoán vị gen cho nên sẽ cho đời con có kiểu hình A-B- với 3 loại kiểu gen là , và .
sẽ cho đời con có kiểu hình D-E- với 3 loại kiểu gen quy định là , ,
→ Loại kiểu hình A-B-D-E- sẽ có số loại kiểu gen quy định = 3 × 3 = 9 loại kiểu gen
Câu 39:
Một loài thực vật, tính trạng màu sắc quả do 2 cặp gen Aa và Bb phân li độc lập tương tác bổ sung quy định. Khi trong kiểu gen có cả gen A và B thì quy định quả đỏ, chỉ có A hoặc B thì quy định quả vàng, không có A và B thì quy định quả xanh. Một quần thể đang cân bằng di truyền có tần số A = 0,6; B = 0,2. Biết không xảy ra đột biến, theo lí thuyết có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Số loại kiểu gen của quần thể là 9 kiểu gen.
II. Tỉ lệ kiểu hình của quần thể là 30,24% đỏ : 59,52% vàng : 10,24% xanh.
III. Lấy ngẫu nhiên một cây quả vàng, xác suất thu được cây thuần chủng là 37/93.
IV. Lấy ngẫu nhiên một cây quả đỏ, xác suất thu được cây thuần chủng là 1/21
Đáp án D
Cả 4 phát biểu đúng → Đáp án D.
I đúng. Vì quần thể có 2 cặp gen phân li độc lập cho nên số loại kiểu gen = 9.
II đúng. Kiểu hình quả đỏ (A-B-) có tỉ lệ = (1 - aa) × (1 – bb) = (1 – 0,16) ×(1 – 0,64) = 0,3024=30,24%.
Kiểu hình quả xanh (aabb) = 0,16 x 0,64 = 10,24%
Kiểu hình quả vàng = 100% - (30,24% + 10,24%) = 59,52%
→Tỉ lệ kiểu hình: 30,24% đỏ : 59,52% vàng : 10,24% xanh.
III đúng. Lấy ngẫu nhiên một cây quả vàng, xác suất thu được cây thuần chủng
= = = 37/93.
IV đúng. Lấy ngẫu nhiên một cây quả đỏ, xác suất thu được cây thuần chủng
= = = 1/21
Câu 40:
Sơ đồ phả hệ dưới đây mô tả sự di truyền của 2 bệnh M và N ở người; mỗi bệnh do một trong hai alen của một gen quy định. Hai gen này cùng nằm trên một nhiễm sắc thể và liên kết hoàn toàn. Biết rằng không xảy ra đột biến, người số 5 không mang alen bệnh M, người số 6 mang cả hai loại alen gây bệnh M và N.
Phân tích phả hệ trên, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Có thể xác định được tối đa kiểu gen của 10 người.
II. Tất cả các con của cặp 10-11 đều bị một trong hai bệnh trên.
III. Xác suất sinh con thứ 3 không bị bệnh của cặp 8-9 là 50%.
IV. Hai cặp vợ chồng ở thế hệ thứ hai đều có thể sinh con bị cả hai bệnh
Đáp án B
Có 2 phát biểu đúng, đó là I và III. → Đáp án B.
Cặp số 8-9 không bị bệnh sinh con số 12 là gái bị bệnh M → Bệnh M do gen lặn nằm trên NST thường.
Cặp số 8-9 không bị bệnh sinh con số 13 bị bệnh N → Bệnh N do gen lặn quy định.
Vì bài toán cho biết gen quy định hai bệnh cùng nằm trên một NST → Cả hai bệnh đều do gen lặn nằm trên NST thường.
Quy ước: m quy định bệnh M; n quy định bệnh N; Các alen trội M và N không quy định bệnh.
Theo bài ra, người số 5 có kiểu gen ; người số 6 có kiểu gen hoặc .
→ Người số 11 có kiểu gen hoặc .
Người số 1 có kiểu gen
Người số 8 có kiểu gen →Người số 2 có kiểu gen .
Người số 7 bị bệnh M nên có kiểu gen .
Người số 3 bị bệnh M và có con bị bệnh N nên kiểu gen của người số 3 là .
Người số 10 có kiểu gen .
Người số 9 có kiểu gen .
Người số 12 có kiểu gen .
Người số 13 có kiểu gen .
→ I đúng (Biết được kiểu gen của 10 người, có 3 người chưa biết là 4, 6, 11).
II sai. Vì người số 10 có kiểu gen , người số 11 có kiểu gen hoặc .
→ Cặp 10 -11 có thể sinh con không bị bệnh.
III đúng. Vì người số 8 có kiểu gen ; Người số 9 có kiểu gen . → Sinh con không bị bệnh với xác suất 50%.
IV sai. Vì cặp vợ chồng 8– 9 không thể sinh con bị cả hai bệnh