IMG-LOGO

Bộ 30 đề thi thử THPT quốc gia môn Sinh năm 2022 (Đề số 12)

  • 17749 lượt thi

  • 40 câu hỏi

  • 50 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Ở thực vật, nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu nào sau đây là nguyên tố đại lượng?

Xem đáp án

Đáp án A

Cây hấp thụ các nguyên tố khoáng dưới dạng ion hòa tan. Vì vậy, trong các chất nói trên, chỉ có ion Ca2+ thì cây mới hấp thụ được → Đáp án A.


Câu 2:

Ở động vật có ống tiêu hoá, quá trình tiêu hoá hoá học diễn ra chủ yếu ở cơ quan nào sau đây?

Xem đáp án

Đáp án C

Tiêu hoá hoá học diễn ra ở miệng, ở dạ dày, ở ruột non nhưng chủ yếu diễn ra ở ruột non. Vì chỉ ở ruột non thì mới có đủ các loại enzim để tiêu hoá các loại chất hữu cơ có trong thức ăn. → Đáp án C


Câu 3:

Quá trình nào sau đây sử dụng axit amin làm nguyên liệu?

Xem đáp án

Đáp án C

Quá trình tổng hợp protein sử dụng axit amin làm nguyên liệu. Quá trình tổng hợp ARN, ADN sử dụng nucleotit làm nguyên liệu


Câu 4:

Theo nguyên tắc dịch mã, anticôđon khớp bổ sung với côđon 5'AUG3' là.

Xem đáp án

Đáp án A

Anticôđon (bộ ba đối mã) khớp bổ sung và ngược chiều với côđon (bộ ba mã sao). → Bộ ba 3'UAX5' sẽ khớp bổ sung với 5'AUG3'. → Đáp án A


Câu 5:

Trong các mức cấu trúc siêu hiển vi của NST ở sinh vật nhân thực, sợi nhiễm sắc có đường kính khoảng

Xem đáp án

Đáp án B

Đơn vị cấu tạo nên NST là nuclêôxôm, mỗi nuclêôxôm gồm có lõi là 8 phân tử histon và được một đoạn ADN chứa 146 cặp nucleotit quấn quanh 134 vòng. Giữa hai nuclêôxôm liên tiếp là một đoạn ADN và một phân tử histon. Chuỗi nuclêôxôm tạo thành sợi cơ bản có đường kính 11nm, sợi cơ bản cuộn xoắn bậc hai tạo thành sợi nhiễm sắc có đường kính 30nm, sợi nhiễm sắc lại được cuộn xoắn lần nữa tạo thành sợi siêu xoắn có đường kính 300nm, cuối cùng sợi siêu xoắn được xoắn tiếp một lần nữa tạo thành cromatit có đường kính 700nm. Ở kì giữa NST ở trạng thái kép gồm 2 cromatit nên đường kính của NST có thể đạt tới 1400nm. Như vậy sợi nhiễm sắc có đường kính khoảng 30nm = 300 A0


Câu 6:

Tiến hành lai giữa hai loài cỏ dại có kiểu gen lần lượt là AaBb và DdEE, sau đó đa bội hóa sẽ thu được một thể dị đa bội (đa bội khác nguồn). Kiểu gen nào sau đây KHÔNG phải là kiểu gen của thể đột biến được tạo ra từ phép lai này?

Xem đáp án

Đáp án B

- Lai xa giữa hai loài A và B sẽ sinh ra đời con có bộ NST n của loài A với n của loài B. Bộ NST của con lai là đơn bội vì các NST không tồn tại thành cặp tương đồng.

- Tiến hành đa bội hóa cơ thể F1 thì sẽ thu được dạng lưỡng bội (song nhị bội) có tất cả các NST đều tồn tại ở dạng tương đồng và đặc biệt là tất cả các gen đều ở dạng đồng hợp (thuần chủng). Do vậy con lai được sinh ra do lai xa và đa bội hóa thì sẽ có kiểu gen thuần chủng về tất cả các cặp gen.

- Ở bài toán này, dễ dàng nhận ra cơ thể có kiểu gen AaBbDdEE là cơ thể không thuần chủng nên không được sinh ra nhờ lai xa và đa bội hóa


Câu 8:

Một cá thể đực có kiểu gen BDbd, biết không xay ra đột biến và các gen liên kết hoàn toàn. Cơ thể này giảm phân bình thường sẽ cho các loại giao tử với tỉ lệ

Xem đáp án

Đáp án C

Khi không có hoán vị thì cơ thể có kiểu gen BDbd giảm phân sẽ tạo ra 2 loại giao tử với tỉ lệ bằng nhau. Tế bào có kiểu gen BDbd giảm phân sẽ tạo ra 2 loại giao tử là 1BD : 1 bd


Câu 9:

Ở một loài thực vật, khi trong kiểu gen có cả gen A và gen B thì hoa có màu đỏ. Nếu trong kiểu gen chỉ có A hoặc chỉ có B thì hoa có màu vàng. Nếu không có gen A và B thì hoa có màu trắng. Hai cặp gen Aa và Bb nằm trên 2 cặp NST khác nhau. Biết không xảy ra hiện tượng đột biến. Theo lí thuyết, tỉ lệ kiểu hình của phép lai AaBb × AaBb là

Xem đáp án

Đáp án B

Tính trạng màu hoa do 2 cặp gen Aa và Bb quy định nên di truyền theo quy luật tương tác gen.

Khi có cả A và B thì quy định hoa đỏ, chứng tỏ hai gen A và B di truyền theo kiểu tương tác bổ sung.

AaBb × AaBb = (Aa × Aa)(Bb × Bb).

Aa × Aa → đời con có 3A- : 1aa.

Bb × Bb → đời con có 3B- : 1bb.

AaBb × AaBb = (Aa × Aa)(Bb × Bb) = (3A-: 1aa)(3B-: 1bb).

9 A-B- : 3A-bb : 3aaB- : 1 aabb.

Kiểu hình: 9 cây hoa đỏ : 6 cây hoa vàng : 1 cây hoa trắng


Câu 10:

Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, gen trội là trội hoàn toàn. Quá trình giảm phân không xảy ra đột biến. Phép lai AAXBXb × AaXbY cho đời con có bao nhiêu loại kiểu gen, bao nhiêu loại kiểu hình?

Xem đáp án

Đáp án C

Phép lai AAXBXb × AaXbY = (AA× Aa)( XBXb × XbY).

AA× Aa→ 1AA : 1Aa. Số loại kiểu gen: 2, số loại kiểu hình: 1.

XBXb × XbY→ 1XBXb: 1XbXb: XBY : 1XbY.

Số loại kiểu gen: 4. Số loại kiểu hình 4 (giới XX có 2 loại kiểu hình, giới XY có 2 loại kiểu hình)

→ Số loại kiểu gen = 2× 4 = 8. Số loại kiểu hình = 1× 4 =4


Câu 11:

Ở một quần thể động vật ngẫu phối, xét một gen nằm trên nhiễm sắc thể thường gồm 2 alen, alen A trội hoàn toàn so với alen a. Dưới tác động của chọn lọc tự nhiên, những cá thể có kiểu hình lặn bị đào thải hoàn toàn ngay sau khi sinh ra. Thế hệ xuất phát (P) của quần thể này có cấu trúc di truyền là 0,6AA : 0,4Aa. Cho rằng không có tác động của các nhân tố tiến hoá khác. Theo lí thuyết, thế hệ F3 của quần thể này có tần số alen a là

Xem đáp án

Đáp án C

- Khi aa bị đào thải hoàn toàn (bị chết ở giai đoạn phôi) thì tần số alen a ở thế hệ Fn được tính theo công thức qn=q01+n.q0. Trong đó q0 là tần số alen a ở thế hệ xuất phát; n là số thế hệ.

- Thế hệ xuất phát có tần số alen a = 0,2.

- Ở thế hệ F3, tần số alen a=0,21+3.0,2=18 


Câu 12:

Loại tế bào nào sau đây được gọi là tế bào trần?

Xem đáp án

Đáp án B


Câu 13:

Nhân tố tiến hóa nào sau đây làm xuất alen mới trong quần thể?

Xem đáp án

Đáp án C


Câu 14:

Khi nói về hoá thạch, phát biểu nào sau đây sai?

Xem đáp án

Đáp án C

Vì hoá thạch cung cấp cho chúng ta những bằng chứng trực tiếp về lịch sử phát triển của sinh giới


Câu 15:

Trong quần thể, thường không có kiểu phân bố nào sau đây?

Xem đáp án

Đáp án B

Trong quần thể, các cá thể phân bố ngẫu nhiên, đồng đều, hoặc theo nhóm

Kiểu phân bố phân tầng là kiểu phân bố của các quần thể trong quần xã → Đáp án B


Câu 16:

Trong các quần xã sinh vật sau đây, quần xã nào thường có sự phân tầng mạnh nhất?

Xem đáp án

Đáp án A


Câu 17:

Khi nói về quang hợp, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Chất APG được sử dụng để tái tạo chất nhận Ri1,5DiP.

II. Nếu không có CO2 thì lục lạp sẽ tích lũy nhiều Ri1,5DiP.

III. Nếu không có ánh sáng thì lục lạp sẽ tích lũy nhiều APG.

IV. Nếu không có NADPH thì AlPG không được chuyển thành APG

Xem đáp án

Đáp án D

Có 2 phát biểu đúng, đó là II và III. → Đáp án D.

I sai. Vì chất APG được khử thành AlPG; Sau đó thì AlPG mới được dùng để tái tạo Ri1,5diP.

II đúng. Vì không có CO2 thì không xảy ra phản ứng cố định CO2, do đó sẽ tích lũy Ri1,5diP.

III đúng. Vì không có ánh sáng thì sẽ không có NADPH nên không xảy ra phản ứng khử. Vì không xảy ra phản ứng khử nên APG không được chuyển hóa thành AlPG.

IV sai. Vì APG chuyển thành AlPG chứ không phải là AlPG được chuyển thành APG


Câu 18:

Khi nói về chuyển hóa vật chất và năng lượng ở động vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Tất cả các loài có hệ tuần hoàn kép đều diễn ra trao đổi khí ở phế nang.

II. Tất cả các loài có cơ quan tiêu hóa dạng ống đều có hệ tuần hoàn kín.

III. Tất cả các loài có hệ tuần hoàn kép đều trao đổi khí bằng phổi.

IV. Tất cả các loài có hệ tuần hoàn hở đều thực hiện trao đổi khí bằng ống khí

Xem đáp án

Đáp án D

Có 1 phát biểu đúng, đó là III. → Đáp án D.

I sai. Vì các loài chim mặc dù có hệ tuần hoàn kép nhưng phổi không có phế nang.

II sai. Vì các loài côn trùng mặc dù có cơ quan tiêu hóa dạng ống nhưng có hệ tuần hoàn hở.

III đúng. Vì tuần hoàn kép thì đều có phổi.

IV sai. Vì các loài như trai sống có hệ tuần hoàn hở nhưng vẫn có trao đổi khí bằng mang


Câu 19:

Dạng đột biến nào sau đây không làm thay trình tự sắp xếp của các gen trên nhiễm sắc thể?

Xem đáp án

Đáp án B

Đột biến gen không làm thay đổi trình tự sắp xếp của các gen trên nhiễm sắc thể. Nó chỉ làm thay đổi, trình tự, số lượng các nucleotit trong một gen nào đó


Câu 20:

Cho biết cơ thể tứ bội giảm phân chỉ sinh ra giao tử lưỡng bội, các giao tử lưỡng bội có khả năng thụ tinh bình thường. Theo lí thuyết, đời con của phép lai P: AAAa × AAaa, có tối đa bao nhiêu loại kiểu gen, bao nhiêu loại kiểu hình?

Xem đáp án

Đáp án A

Số kiểu gen = 2 + 3 – 1 = 4 kiểu gen; Số kiểu hình = 1 kiểu hình. Vì cơ thể AAAa luôn sinh giao tử mang alen A nên đời con luôn có kiểu hình trội


Câu 21:

Một loài thực vật, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp; alen B quy định quả ngọt trội hoàn toàn so với alen b quy định quả chua. Cho cây thân cao, quả ngọt (P) tự thụ phấn, thu được F1 gồm 4 loại kiểu hình, trong đó có 54% số cây thân cao, quả ngọt. Biết rằng không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, phát biểu nào sau đây đúng?

Xem đáp án

Đáp án D

F1 gồm 4 loại kiểu hình → P dị hợp 2 cặp gen.

F1 có 54% số cây thân cao, quả ngọt (A-B-) → ab/ab có tỉ lệ = 0,54 – 0,5 = 0,04.

Vì ab/ab = 0,04 nên giao tử ab = 0,2. → HVG 40%. → B sai.

- Vì có HVG ở cả hai giới và P dị hợp 2 cặp gen nên F1 có 10 kiểu gen. → A sai.

- Cây thấp, quả ngọt (aaB-) có 2 kiểu gen. → C sai.

- Trong số các cây thân thấp, quả ngọt ở F1, số cây có kiểu gen đồng hợp tử về cả 2 cặp gen có tỉ lệ =0,50,040,5+0,04  = 3/7. → D đúng


Câu 22:

Theo quan niệm tiến hóa hiện đại, nhân tố có vai trò định hướng quá trình tiến hóa là

Xem đáp án

Đáp án C


Câu 23:

Kiểu phân bố nào sau đây chỉ có trong quần xã sinh vật?

Xem đáp án

Đáp án C

A sai. Vì phân bố đều là sự phân bố các các thể trong quần thể

B sai. Vì phân bố theo nhóm là sự phân bố các các thể trong quần thể (là kiểu phân bố phổ biến nhất).

C đúng. Vì phân bố theo chiều thẳng đứng và phân bố theo mặt phẳng ngang là kiểu phân bố của các loài trong quần xã.

D sai. Vì phân bố ngẫu nhiên là sự phân bố các các thể trong quần thể


Câu 24:

Khi nói về bậc dinh dưỡng trong hệ sinh thái, phát biểu nào sau đây đúng?

Xem đáp án

Đáp án A

Đáp án A đúng.

B sai vì bậc dinh dưỡng cấp một thường là thực vật.

C sai vì sinh vật có bậc dinh dưỡng thấp nhất là mắt xích khởi đầu chuỗi thức ăn.

D sai vì trong lưới thức ăn thì một loài mới có thể thuộc nhiều bậc dinh dưỡng khác nhau


Câu 25:

Khi nói về đột biến gen, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Đột biến thay thế một cặp nuclêôtit có thể làm cho chuỗi pôlipeptit mất đi nhiều axit amin.

II. Đột biến mất một cặp nuclêôtit ở cuối gen có thể làm cho gen mất khả năng phiên mã.

III. Đột biến thêm một cặp nuclêôtit có thể làm giảm tổng liên kết hidro của gen.

IV. Đột biến thay thế hai cặp nuclêôtit có thể chỉ làm thay đổi cấu trúc của một bộ ba

Xem đáp án

Đáp án B

Có 2 phát biểu đúng, đó là I và IV. → Đáp án B.

I đúng. Vì đột biến thay thế một cặp nu có thể làm xuất hiện bộ ba kết thúc sớm. → làm mất đi các axit amin từ vị trí đột biến đến cuối gen.

II sai. Vì đột biến ở cuối gen thì không lien quan đến vùng điều hòa của gen nên không ảnh hưởng đến sự phiên mã của gen.

III sai. Vì đột biến them cặp nucleotit luôn dẫn tới làm tang số liên kết hidro của gen.

IV đúng. Vì nếu thay thế 2 cặp nucleotit ở trong một bộ ba thì chỉ làm thay đổi cấu trúc của một bộ ba ở vị trị đột biến.


Câu 26:

Giả sử một đoạn nhiễm sắc thể có 5 gen I, II, III, IV, V được phân bố ở 5 vị trí. Các điểm a, b, c, d, e, g là các điểm trên nhiễm sắc thể. Theo lí thuyết, phát biểu nào sau đây sai?

Giả sử một đoạn nhiễm sắc thể có 5 gen I, II, III, IV, V được phân (ảnh 1)

Xem đáp án

Đáp án C

- A đúng. Vì để xác định vị trí tương đối của các gen trên NST thì các nhà khoa học đã sử dụng phương pháp xác định tần số hoán vị gen giữa các gen (1cM = 1% hoán vị gen).

- B đúng. Vì ở sinh vật nhân thực, mối gen có một vùng điều hòa riêng nên sự hoạt động của mỗi gen không giống nhau.

- C sai. Vì ở sinh vật nhân thực, chiều dài mỗi mARN trưởng thành còn tùy thuộc vào độ dài và số lượng mỗi đoạn exon được gắn kết.

- D đúng. Nếu gen III là gen đã biểu hiện tính trạng có hại thì đột biến chuyển đoạn cd có thể làm cho gen III chuyển đến vị trí không hoạt động nên sẽ làm tăng sức sống của cá thể


Câu 27:

Một loài động vật, biết mỗi cặp gen quy định một cặp tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn và không xảy ra đột biến. Phép lai P: AabbDdEe × AaBbDdee, thu được F1. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. F1 có 64 kiểu tổ hợp giao tử.

II. Ở F1, loại kiểu hình có 1 tính trạng trội và 3 tính trạng lặn chiếm tỉ lệ 12,5%.

III. Ở F1, loại kiểu hình có 2 tính trạng trội và 2 tính trạng lặn chiếm tỉ lệ 11/32.

IV. Ở F1, có 4 kiểu gen quy định kiểu hình A-B-D-E-.

Xem đáp án

Đáp án D

Cả 4 phát biểu trên đều đúng. → Đáp án D.

I đúng. Vì:

Cơ thể AaBbDdEe giảm phân cho 24 = 16 loại giao tử.

Cơ thể AabbDdee giảm phân cho 22 = 4 loại giao tử.

→ Số kiểu tổ hợp giao tử = 16 × 4 = 64 kiểu.

II đúng. Vì loại kiểu hình có 1 tính trạng trội, 3 tính trạng lặn gồm các kí hiệu:

A-bbddee + aaB-ddee + aabbD-ee + aabbddee.

AaBbDdEe × AabbDdee = (Aa × Aa)(Bb × bb)(Dd × Dd)(Ee × ee)

A-bbddee có tỉ lệ = 3/4 × 1/2 × 1/4 × 1/2 = 3/64.

aaB-ddee có tỉ lệ = 1/4 × 1/2 × 1/4 × 1/2 = 1/64.

aabbD-ee có tỉ lệ = 1/4 × 1/2 × 3/4 × 1/2 = 3/64.

aabbddee có tỉ lệ = 1/4 × 1/2 × 1/4 × 1/2 = 1/64.

→ Loại kiểu hình có 1 tính trạng trội, 3 tính trạng lặn chiếm tỉ lệ = 3/64+1/64+3/64+1/64 = 8/64 = 0,125 = 12,5%.

III đúng. Vì ở phép lai này, đời con luôn có kiểu hình D-. Do đó loại kiểu hình có 2 tính trạng trội và 2 tính trạng lặn gồm các kiểu hình gồm các kí hiệu là:

A-B-ddee + A-bbD-ee + A-bbddE- + aaB-D-ee + aaB-ddE- + aabbD-E-

AaBbDdEe × AabbDdee = (Aa × Aa)(Bb × bb)(Dd × Dd)(Ee × ee)

A-B-ddee có tỉ lệ = 3/4 × 1/2 × 1/4 × 1/2 = 3/64.

A-bbD-ee có tỉ lệ = 3/4 × 1/2 × 3/4 × 1/2 = 9/64.

A-bbddE- có tỉ lệ = 3/4 × 1/2 × 1/4 × 1/2 = 3/64.

aaB-D-ee có tỉ lệ = 1/4 × 1/2 × 3/4 × 1/2 = 3/64.

aaB-ddE- có tỉ lệ = 1/4 × 1/2 × 1/4 × 1/2 = 1/64.

aabbD-E- có tỉ lệ = 1/4 × 1/2 × 3/4 × 1/2 = 3/64.

→ Loại kiểu hình có 2 tính trạng trội và 2 tính trạng lặn chiếm tỉ lệ = 3/64 + 9/64+3/64+3/64+1/64+3/64 = 22/64 = 11/32.

IV đúng.

Aa × Aa sẽ cho đời con có kiểu hình A- với 2 loại kiểu gen quy định là AA và Aa.

Bb × bb sẽ cho đời con có kiểu hình B- với 1 loại kiểu gen quy định là Bb.

Dd × Dd sẽ cho đời con có kiểu hình D- với 2 loại kiểu gen quy định là DD và Dd.

Ee × ee sẽ cho đời con có kiểu hình E- với 1 loại kiểu gen quy định là Ee.

→ Loại kiểu hình A-B-D-E- sẽ có số loại kiểu gen quy định = 2 × 1 × 2 × 1 = 4 loại kiểu gen.


Câu 29:

Một quần thể sinh vật ngẫu phối, xét một gen có hai alen, alen A trội hoàn toàn so với alen a. Giả sử dưới tác động của chọn lọc tự nhiên, cấu trúc di truyền của quần thể này ở các thế hệ như sau:

Thế hệ

Cấu trúc di truyền

P

0,50AA + 0,30Aa + 0,20aa = 1

F1

0,45AA + 0,25Aa + 0,30aa = 1.

F2

0,40AA + 0,20Aa + 0,40aa = 1

F3

0,30AA + 0,15Aa + 0,55aa = 1

F4

0,15AA + 0,10Aa + 0,75aa = 1

Phát biểu nào sau đây đúng về tác động của chọn lọc tự nhiên đối với quần thể này?

Xem đáp án

Đáp án B

Đối với loại bài toán có sự biến đổi cấu trúc di truyền (tỉ lệ kiểu gen) qua các thế hệ của quần thể thì chúng ta cần phải đánh giá sự biến đổi tần số alen của quần thể.

Ở quần thể này, tần số A qua các thế hệ như sau:

Thế hệ

Cấu trúc di truyền

Tần số

P

0,50AA + 0,30Aa + 0,20aa = 1

A = 0,65

F1

0,45AA + 0,25Aa + 0,30aa = 1.

A = 0,575

F2

0,40AA + 0,20Aa + 0,40aa = 1

A = 0,5

F3

0,30AA + 0,15Aa + 0,55aa = 1

A = 0,425

F4

0,15AA + 0,10Aa + 0,75aa = 1

A = 0,2

Như vậy, chọn lọc tự nhiên đang chống lại alen trội A.

Trong 4 phương án mà bài toán đưa ra, chỉ có phương án B là chọn lọc đang chống lại alen trội (đào thải kiểu hình trội). → Đáp án B


Câu 30:

Khi nói về mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể sinh vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Quan hệ cạnh tranh làm cho số lượng và sự phân bố của các cá thể duy trì ở mức độ phù hợp, đảm bảo sự tồn tại và phát triển.

II. Quan hệ hỗ trợ giúp quần thể khai thác tối ưu nguồn sống của môi trường, làm tăng khả năng sống sót và sinh sản của các cá thể.

III. Cạnh tranh xảy ra khi mật độ cá thể của quần thể tăng lên quá cao dẫn đến quần thể bị diệt vong.

IV. Cạnh tranh cùng loài góp phần nâng cao khả năng sống sót và thích nghi của quần thể

Xem đáp án

Đáp án C

Có 3 phát biểu đúng, đó là (I), (II) và (IV) → Đáp án C.

(III) sai. Vì cạnh tranh cùng loài không bao giờ làm cho quần thể diệt vong. Cạnh tranh chỉ xảy ra khi mật độ cá thể của quần thể tăng lên quá cao. Khi mật độ quá cao thì xảy ra cạnh tranh cùng loài làm giảm mật độ quần thể. Khi mật độ quần thể giảm đến mức phù hợp thì không xảy ra cạnh tranh cùng loài. Vì vậy, sự cạnh tranh cùng loài không xảy ra đến tận cùng (nó chỉ diễn ra khi mật độ cá thể quá cao).


Câu 31:

Khi nói về thành phần cấu trúc của hệ sinh thái, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Tất cả các loài sinh vật dị dưỡng đều được xếp vào nhóm sinh vật tiêu thụ.

II. Tất cả các loài vi tảo đều được xếp vào nhóm sinh vật sản xuất.

III. Một số thực vật cộng sinh cũng được xếp vào nhóm sinh vật tiêu thụ.

IV. Xác chết của sinh vật được xếp vào thành phần hữu cơ của môi trường

Xem đáp án

Đáp án D

Các phát biểu II, IV đúng → Đáp án D

I sai. Vì sinh vật dị dưỡng có thể là dị dưỡng tiêu hóa, dị dưỡng hoại sinh, dị dưỡng kí sinh. Nếu dị dưỡng hoại sinh thì được xếp vào sinh vật phân giải.

III sai. Vì thực vật cộng sinh được xếp vào nhóm sinh vật sản xuất


Câu 33:

Cho biết bộ ba 5’GXU3’ quy định tổng hợp axit amin Ala; bộ ba 5’AXU3’ quy định tổng hợp axit amin Thr. Một đột biến điểm xảy ra ở giữa alen làm cho alen A thành alen a, trong đó phân tử mARN của alen a bị thay đổi cấu trúc ở một bộ ba dẫn tới axit amin Ala được thay bằng axit amin Thr. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Alen a có thể có chiều dài lớn hơn chiều dài của alen A.

II. Đột biến này có thể là dạng thay thế cặp A-T bằng cặp T-A.

III. Nếu alen A có 150 nuclêôtit loại A thì alen a sẽ có 151 nuclêôtit loại A.

IV. Nếu alen A phiên mã một lần cần môi trường cung cấp 200 nuclêôtit loại X thì alen a phiên mã 2 lần cũng cần môi trường cung cấp 400 nuclêôtit loại X

Xem đáp án

Đáp án D

Chỉ có 2 phát biểu đúng, đó là III và IV. → Đáp án D.

- Theo bài ra, đột biến đã làm làm cho G của mARN được thay bằng A của ARN. Do đó, đây là đột biến thay thế cặp G-X bằng cặp A-T. → I và II sai.

- Vì đột biến thay cặp G-X bằng cặp A-T cho nên alen a sẽ nhiều hơn alen A 1 cặp A-T. → Nếu alen A có 150A thì alen a sẽ có 151A.

- Vì đột biến làm cho G của mARN được thay bằng A của mARN nên khi alen A phiên mã 1 lần cần môi trường cung cấp 100X thì alen a phiên mã 2 lần sẽ cần môi trường cung cấp 200X. → IV đúng


Câu 34:

Ở một loài thực vật, A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với a quy định hoa trắng. Sử dụng hóa chất cônsixin tác động lên quá trình giảm phân tạo giao tử đực và cái của thế hệ P. Thực hiện phép lai P: ♀Aa × ♂aa, thu được F1. Các cây F1 giao phấn ngẫu nhiên, thu được F2. Biết rằng chỉ phát sinh đột biến trong quá trình giảm phân 1 tạo ra giao tử 2n, thể tam bội không có khả năng sinh sản. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. F1 có tối đa 5 loại kiểu gen.

II. F2 có tối đa 9 loại kiểu gen.

III. F1 có 100% kiểu hình hoa đỏ.

IV. F2 có 6 loại kiểu gen quy định kiểu hình hoa đỏ

Xem đáp án

Đáp án C

Có 3 phát biểu đúng, đó là I, II và IV. → Đáp án C.

- Kiểu gen của các cây F1.

Quá trình gây đột biến không thể đạt hiệu suất 100%, cho nên Aa sẽ cho 3 loại giao tử là Aa, A và a; aa sẽ cho 2 loại giao tử là aa và a.

 

Aa

A

a

aa

Aaaa

Aaa

aaa

a

Aaa

Aa

aa

→ Phép la P: ♀Aa × ♂aa sẽ có 5 loại kiểu gen là Aaaa, Aaa, aaa, Aa, aa. → I đúng; III sai.

- Số loại kiểu gen của các cây F2.

Vì thể tam bội không có khả năng tạo giao tử, cho nên khi F1 giao phấn ngẫu nhiên thì sẽ có 3 loại sơ đồ lai là: Tứ bội lai với tứ bội: Aaaa × Aaaa. → Có 3 kiểu gen.

Tứ bội lai với lưỡng bội: Aaaa × Aa; Aaaa × aa. → Có 3 kiểu gen.

Lưỡng bội lai với lưỡng bội: Aa × Aa; Aa × aa; aa × aa. → Có 3 kiểu gen.

→ II đúng, IV đúng.


Câu 35:

Trên một cặp nhiễm sắc thể, xét 6 gen được sắp xếp theo trật tự ABCDEG, mỗi gen quy định một tính trạng; mỗi gen có 2 alen, alen trội là trội hoàn toàn. Biết không xảy ra đột biến và không xét phép lai thuận nghịch, nếu có hoán vị gen thì tần số hoán vị bé hơn 50%. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Có tối đa 32 kiểu gen dị hợp về cả 6 cặp gen nói trên.

II. Cho 2 cá thể đều dị hợp về 6 cặp gen giao phấn ngẫu nhiên, sẽ có tối đa 528 sơ đồ lai.

III. Cho một cá thể dị hợp về 1 cặp gen tự thụ phấn, sẽ có tối đa 192 sơ đồ lai.

IV. Cho một cá thể dị hợp về hai cặp gen tự thụ phấn, có thể thu được đời con có tỉ lệ 9 : 3 : 3 : 1

Xem đáp án

Đáp án B

Có 3 phát biểu đúng, đó là I, II và III. → Đáp án B.

I đúng. Vì 6 căp gen dị hợp thì số trường hợp đổi vị trí = 25 = 32.

II đúng. Vì Dị hợp 6 cặp gen có 32 kiểu gen. Do đó số sơ đồ lai = 31×(32+1)/2 = 528.

III đúng. Vì kiểu hình dị hợp 1 cặp gen có số loại kiểu gen = C16 × 25 = 6×32 = 196. Có 196 kiểu gen thì sẽ có 196 sơ đồ lai.

IV sai. Vì hoán vị gen bé hơn 50% nên khi cơ thể dị hợp 2 cặp gen tự thụ phấn thì đời con không thể có tỉ lệ kiểu hình là 9:3:3:1


Câu 36:

Ở một loài thực vật, tính trạng màu hoa do 2 cặp gen Aa và Bb nằm trên 2 cặp NST khác nhau quy định. Kiểu gen có cả A và B thì quy định hoa tím; kiểu gen chỉ có A thì quy định hoa đỏ; chỉ có B thì quy định hoa vàng; kiểu gen đồng hợp lặn thì quy định hoa trắng; Tính trạng hình dạng quả do cặp gen Dd nằm trên cặp nhiễm sắc thể thường khác quy định, trong đó DD quy định quả tròn, dd quy định quả dài, Dd quy định quả bầu dục. Biết không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Có 2 loại kiểu gen khác nhau quy định kiểu hình hoa vàng, quả tròn.

II. Cho các cây hoa đỏ, quả bầu dục giao phấn với nhau thì có tối đa 6 loại kiểu hình.

III. Nếu cho các cây hoa vàng, quả dài giao phấn ngẫu nhiên với nhau thì có tối đa 3 sơ đồ lai.

IV. Lấy ngẫu nhiên 1 cây hoa đỏ, quả tròn cho lai phân tích thì có thể thu được đời con có số cây hoa đỏ, quả bầu dục chiếm 50%

Xem đáp án

Đáp án B

Cả 4 phát biểu đúng. → Đáp án B.

Quy ước gen: A-B- quy định hoa tím; A-bb quy định hoa đỏ; aaB- quy định hoa vàng; aabb quy định hoa trắng; DD quy định quả tròn, Dd quy định quả bầu dục, dd quy định quả dài.

I đúng. Vì kí hiệu kiểu gen của cây hoa vàng là aaB- → Có 2 kiểu gen quy định hoa vàng; Kiểu hình quả tròn có 1 kiểu gen là DD → Có số KG = 2×1 = 2 kiểu gen.

II đúng. Vì cây hoa đỏ, quả bầu dục có kí hiệu kiểu gen A-bbD- nên số kiểu hình ở đời con = 2 × 3 = 6 kiểu hình.

III đúng. Vì cây hoa vàng, quả dài có kí hiệu kiểu gen aaB-dd nên sẽ có 2 loại kiểu gen. Có 2 loại kiểu gen thì sẽ có số sơ đồ lai = 2(2+1)/2 = 3 sơ đồ lai.

IV đúng. Vì nếu cây hoa đỏ, quả tròn có kiểu gen AabbDD thì khi lai phân tích sẽ có 50% số cây AabbDd.


Câu 37:

Ở một loài thú, tính trạng màu lông do một gen có 4 alen nằm trên nhiễm sắc thể thường quy định. Alen A1 quy định lông đen trội hoàn toàn so với các alen A2, A3, A4; Alen A2 quy định lông xám trội hoàn toàn so với alen A3, A4; Alen A3 quy định lông vàng trội hoàn toàn so với alen A4 quy định lông trắng. Biết không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Cho cá thể lông xám giao phối với cá thể lông đen, thu được F1 có tối đa 4 loại kiểu gen, 3 loại kiểu hình.

II. Cho 1 cá thể lông đen giao phối với 1 cá thể lông vàng, đời con có thể có tỉ lệ kiểu hình là 2 con lông đen : 1 con lông vàng : 1 lông trắng.

III. Cho 1 cá thể lông đen giao phối với 1 cá thể lông trắng, đời con có thể có tỉ lệ kiểu hình là 1 con lông đen : 1 con lông xám.

IV. Cho 1 cá thể lông vàng giao phối với 1 cá thể lông vàng, đời con có thể có tỉ lệ kiểu hình là 3 con lông vàng : 1 con lông trắng

Xem đáp án

Đáp án D

Cả 4 phát biểu đúng. → Đáp án D.

I đúng. Ví dụ khi bố mẹ có kiểu gen là: A2A3 × A1A3. Thì đời con có 4 loại kiểu gen là: 1A1A2 : 1A1A3 : 1A2A3 : 1A3A3. Và có 3 loại kiểu hình là: 2 Lông đen (1A1A2 và A1A3); 1 lông xám (1A2A3); 1 Lông vàng (1A3A3).

II đúng. Vì nếu cá thể lông đen có kiểu gen là A1A4 thì khi lai với cá thể lông vàng (A3A4) thì sẽ thu được đời con có tỉ lệ kiểu gen: 1A1A3 : 1A1A4 : 1A3A4 : 1A4A4. Và có 3 loại kiểu hình là: 2 Lông đen (1A1A3 và A1A4); 1 lông vàng (1A3A4); 1 Lông trắng (1A4A4).

III đúng. Vì nếu cá thể lông đen có kiểu gen là A1A2 thì khi lai với cá thể lông trắng (A4A4) thì sẽ thu được đời con có tỉ lệ 1A1A4 : 1A2A4. → Có 1 lông đen : 1 lông xám.

IV đúng. Vì nếu cá thể lông xám có kiểu gen là A2A4 và cá thể lông vàng có kiểu gen A3A4 thì khi lai với nhau (A2A4 × A3A4) thì sẽ thu được đời con có tỉ lệ 1A2A3 : 1A2A4 : 1A3A4 : 1A4A4. → Có tỉ lệ kiểu hình là 2 cá thể lông xám : 1 cá thể lông vàng : 1 cá thể lông trắng


Câu 39:

Một quần thể động vật giao phối, màu sắc cánh do 1 gen gồm 5 alen nằm trên nhiễm sắc thể thường quy định. Trong đó, alen A1 quy định cánh đen trội hoàn toàn so với alen A2, alen A3, A4 và alen A5; Alen A2 quy định cánh xám trội hoàn toàn so với alen A3, A4 và alen A5; Alen A3 quy định cánh tím trội hoàn toàn so với alen A4 và alen A5. Alen A4 quy định cánh vàng trội hoàn toàn so với alen A5 quy định cánh trắng. Một quần thể đang ở trạng thái cân bằng di truyền có 51% con cánh đen; 13% con cánh xám; 20% con cánh tím; 12% con cánh vàng; 4% con cánh trắng. Biết không xảy ra đột biến. Hãy xác định:

I. Tần số các alen A1, A2, A3, A4, A5 lần lượt là 0,3; 0,1; 0,2; 0,2; 0,2.

II. Nếu loại bỏ toàn bộ các cá thể đen, sau đó cho các cá thể còn lại giao phối ngẫu nhiên thì sẽ thu được đời con có số cá thể cánh xám thuần chủng chiếm tỉ lệ là 16/2401.

III. Nếu loại bỏ toàn bộ các cá thể cánh xám, sau đó cho các cá thể còn lại giao phối ngẫu nhiên thì sẽ thu được đời con có số cá thể cánh xám thuần chủng chiếm tỉ lệ là 1/841.

IV. Nếu loại bỏ toàn bộ các cá thể cánh xám và cánh đen, sau đó cho các cá thể còn lại giao phối ngẫu nhiên thì sẽ thu được đời con có số cá thể cánh tím thuần chủng chiếm tỉ lệ là 1/9

Xem đáp án

Đáp án C

Có 3 phát biểu đúng, đó là I, III và IV. → Đáp án C.

I. Tần số các alen A1, A2, A3, A4, A5.

Quần thể đang cân bằng di truyền và có 4% con cánh trắng → A5 = 0,04 = 0,2.

Tổng tỉ lệ cá thể cánh trắng + tỉ lệ cá thể cánh vàng = 4% + 12% = 16% = 0,16.

→ A5 + A4 = 0,16  = 0,4. Vì A5 = 0,2. → A4 = 0,4 – 0,2 = 0,2.

Tổng tỉ lệ cá thể cánh trắng + tỉ lệ cá thể cánh vàng + cánh tím = 4% + 12% + 20% = 36% = 0,36.

→ A5 + A4 + A3 = 0,36 = 0,6. Vì A5 = 0,2, A4 = 0,2. → A3 = 0,6 – (0,2 + 0,2) = 0,2.

Tổng tỉ lệ cá thể cánh trắng + tỉ lệ cá thể cánh vàng + cánh tím + cánh xám = 4% + 12% + 20% + 13% = 49% = 0,49.

→ A5 + A4 + A3 + A2 = 0,49 = 0,7. Vì A5 = 0,2, A4 = 0,2, A3 =0,2 → A2 = 0,7 – (0,2 + 0,2 + 0,2) = 0,1.

→ Tần số alen A1 = 1 – (0,2 + 0,2 + 0,2 + 0,1) = 0,3.

Vậy, tần số các alen là 0,3A1, 0,1A2, 0,2A3, 0,2A4, 0,2A5 → Đúng.

II. Nếu loại bỏ toàn bộ các cá thể cánh đen, thì trong số các cá thể còn lại, tần số của A2 = 0,1×0,70,49=17.

→ Cá thể cánh trắng thuần chủng chiếm tỉ lệ = 172=149 → Sai.

III. Nếu loại bỏ toàn bộ các cá thể cánh xám, sau đó cho các cá thể còn lại giao phối ngẫu nhiên thì sẽ thu được đời con có số cá thể cánh xám thuần chủng chiếm tỉ lệ bao nhiêu?

Khi loại bỏ toàn bộ các cá thể cánh xám thì quần thể còn lại các kiểu gen A1A1; A1A2, A1A3, A1A4; A3A3, A3A4, A3A5; A4A4, A4A5, A5A5. Vì vậy, trong số các cá thể còn lại thì tần số của A2 = 0,3×0,11- 0,3×0,110,13=129.

→ Cá thể cánh xám thuần chủng chiếm tỉ lệ =1292=1841  → Đúng.

IV. Nếu loại bỏ toàn bộ các cá thể cánh xám và cánh đen, sau đó cho các cá thể còn lại giao phối ngẫu nhiên thì sẽ thu được đời con có số cá thể cánh xám thuần chủng chiếm tỉ lệ bao nhiêu?

Khi loại bỏ toàn bộ các cá thể cánh xám và cánh đen thì quần thể còn lại các kiểu gen A3A3, A3A4, A3A5; A4A4, A4A5, A5A5. Vì vậy, trong số các cá thể còn lại thì tần số của A3 =0,20,060,0210,64=13

→ Cá thể cánh tím (A3A3) thuần chủng chiếm tỉ lệ = 132=19 → Đúng


Câu 40:

Ở người, bệnh A và bệnh B là hai bệnh do đột biến gen lặn nằm ở vùng không tương đồng trên nhiễm sắc thể giới tính X quy định, khoảng cách giữa hai gen là 16cM. Người bình thường mang gen A và B, hai gen này đều trội hoàn toàn so với gen lặn tương ứng. Cho sơ đồ phả hệ sau:

Ở người, bệnh A và bệnh B là hai bệnh do đột biế (ảnh 1)

Biết không phát sinh các đột biến mới ở tất cả các cá thể trong phả hệ. Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng về phả hệ này?

I. Biết được chính xác kiểu gen của 9 người.

II. Người số 1, số 3 và số 11 có thể có kiểu gen giống nhau.

III. Nếu người số 13 có vợ không bị bệnh nhưng bố của vợ bị cả hai bệnh thì xác suất sinh con gái bị bệnh là 29%.

IV. Cặp vợ chồng III11 – III12 trong phả hệ này sinh 2 con, xác suất chỉ có 1 đứa bị cả hai bệnh là gần bằng 14%

Xem đáp án

Đáp án A

Cả 4 phát biểu đúng. → Đáp án A.

Giải thích:

(I) đúng. Vì chỉ có 9 người biết được KG, đó là 8 người nam và người nữ số 5.

Người nữ số 5 không bị bệnh, sinh con bị cả hai bệnh nên người số 5 phải có alen a và b. Mặt khác người số 5 là con của người số 2 có kiểu gen XABY nên người số 5 phải có kiểu gen XABXab.

Người số 7 sinh con bị cả hai bệnh nên người số 7 có thể có kiểu gen XABXab hoặc XAbXaB.

(II) đúng. Vì 3 người này chưa biết kiểu gen nên kiểu gen của họ có thể giống nhau.

(III) đúng. Vì người số 13 có kiểu gen XabY, vợ của người này có kiểu gen XABXab nên xác suất sinh con gái bị bệnh = 0,5 - xác suất sinh con gái không bị bệnh. Con gái không bị bệnh có kiểu gen XABXab có tỉ lệ = 0,5 × 0,42 = 0,21. → Xác suất sinh con gái bị bệnh = 0,5 – 0,21 = 0,29.

(IV) đúng. Vì: Người số 5 có kiểu gen XABXab, người số 6 có kiểu gen XABY nên người số 11 có kiểu gen XABXAB hoặc XABXab hoặc XABXAb hoặc XABXaB với tỉ lệ = 0,42XABXAB : 0,42XABXab : 0,08XABXAb : 0,08XABXaB.

Xác suất = 0,42×C12 × 0,21×0,79 = 0,139356 = 14%.


Bắt đầu thi ngay