Thứ sáu, 15/11/2024
IMG-LOGO

Bộ 30 đề thi thử THPT quốc gia môn Sinh năm 2022 (Đề số 17)

  • 20860 lượt thi

  • 40 câu hỏi

  • 50 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Ở cây xương rồng, nước chủ yếu được thoát qua cơ quan nào sau đây?

Xem đáp án

Đáp án B

Vì lá bị tiêu giảm và biến thành gai cho nên ở xương rồng, nước chủ yếu được thoát qua thân. → Đáp án B.


Câu 2:

Loài động vật nào sau đây trao đổi khí qua bề mặt cơ thể?

Xem đáp án

Đáp án C


Câu 3:

Côđon nào sau đây không có anticôđon tương ứng?

Xem đáp án

Đáp án A


Câu 4:

Gen là một đoạn phân tử ADN có chức năng

Xem đáp án

Đáp án C


Câu 5:

Khi nói về NST, nhận định nào sau đây sai?

Xem đáp án

Đáp án B

NST được cấu tạo từ ADN và Protein loại histon.

ADN và Protein histon → nucleoxome → cuộn xoắn → sợi cơ bản 11nm → sợi nhiễm sắc 30nm → siêu xoắn 300 nm → chromatide 700 nm.

NST có vai trò lưu giữ bảo quản và truyền đạt thông tin di truyền.

NST của các loài khác nhau không chỉ khác nhau về số lượng hình thái mà cả các gen trên đó


Câu 6:

Loại đột biến nào sau đây thường không làm thay đổi số lượng và thành phần gen trên một nhiễm sắc thể?

Xem đáp án

Đáp án B

Đáp án B. Vì đảo đoạn chỉ làm thay đổi vị trí của các gen ở NST bị đảo mà không làm thay đổi thành phần và số lượng gen trên NST


Câu 7:

Phép lai nào sau đây cho đời con có 3 kiểu gen?

Xem đáp án

Đáp án C


Câu 8:

Trong trường hợp không xảy ra đột biến, nếu các cặp alen nằm trên các cặp nhiễm sắc thể tương đồng khác nhau thì chúng

Xem đáp án

Đáp án B

Các cặp alen nằm trên các cặp nhiễm sắc thể tương đồng khác nhau thì chúng phân li độc lập trong quá trình giảm phân hình thành giao tử


Câu 9:

Một cá thể có kiểu gen Aa BD/bd (tần số hoán vị gen giữa hai gen B và D là 20%). Tỉ lệ loại giao tử aBD là bao nhiêu?

Xem đáp án

Đáp án B

Vì tần số hoán vị 20% cho nên BD/bd sẽ sinh ra giao tử BD = 0,4.

Tỉ lệ loại giao tử aBD = 0,5 a × 0,4 BD = 0,2 = 20%


Câu 10:

Ở một loài thực vật, cho cây hoa đỏ thuần chủng lai với cây hoa trắng thuần chủng thu được F1 toàn cây hoa đỏ. Cho F1 tự thụ phấn được F2 có 245 cây hoa trắng: 315 cây hoa đỏ. Hãy chọn kết luận đúng về số loại kiểu gen của thế hệ F2

Xem đáp án

Đáp án A

F2 có tỉ lệ 245 cây hoa trắng: 315 cây hoa đỏ = 9 hoa đỏ : 7 hoa trắng.

→ F1 có kiểu gen AaBb.

F1 tự thụ phấn: AaBb × AaBb = (Aa× Aa) (Bb × Bb) = (1AA : 2Aa : 1aa)(1BB:2Bb:1bb)

Tỉ lệ kiểu gen ở F2 là 9A-B- : 3A-bb : 3aaB- : 1aabb.

Số loại kiểu gen = 3 × 3 = 9 loại.

Số kiểu gen quy định kiểu hình hoa đỏ A-B- = 4 loại. Số kiểu gen quy định kiểu hình hoa trắng = 5 loại


Câu 12:

Phép lai nào sau đây được sử dụng để tạo ra ưu thế lai?

Xem đáp án

Đáp án A

Phép lai khác dòng được sử dụng để tạo ra ưu thế lai. → Đáp án A


Câu 14:

Từ thí nghiệm của Milơ và Urây (năm 1953) cho phép rút ra phát biểu nào sau đây?

Xem đáp án

Đáp án D


Câu 15:

Trong quần thể, sự phân bố đồng đều có ý nghĩa

Xem đáp án

Đáp án C

Phân bố đều thường gặp khi điều kiện sống phân bố một cách đồng đều trong môi trường và khi có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể của quần thể.

Ý nghĩa: Làm giảm mức độ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể.

Ví dụ: Cây thông trong rừng thông...chim hải âu làm tổ...


Câu 16:

Sinh quyển là

Xem đáp án

Đáp án A

- Sinh quyển là một quyển của Trái Đất, trong đó có toàn bộ sinh vật sinh sống.

- Phạm vi của sinh quyển:

+ Gồm tầng thấp của khí quyển, toàn bộ thủy quyển và phần trên của thạch quyển.

+ Ranh giới phía trên là tiếp xúc với tầng ô dôn; phía dưới đến đáy đại dương nơi sâu nhất trên 11km, trên lục địa đáy của lớp vỏ phong hóa


Câu 18:

Khi nói về chuyển hóa vật chất và năng lượng ở động vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Tất cả các loài có hệ tuần hoàn kép đều có trao đổi khí qua phế nang của phổi.

II. Tất cả các loài hô hấp bằng ống khí đều có hệ tuần hoàn hở.

III. Tất cả các loài động vật đa bào đều có hệ tuần hoàn.

IV. Tất cả các loài có ống tiêu hóa đều có hệ tuần hoàn kín

Xem đáp án

Đáp án D

Chỉ có II đúng. → Đáp án D.

I sai. Vì phổi của các loài chim không có phế nang.

II đúng. Vì chỉ có côn trùng mới có hô hấp bằng ống khí và côn trùng có tuần hoàn hở.

III sai. Vì các loài thuộc nhóm ruột khoang (ví dụ thủy tức) chưa có hệ tuần hoàn.

IV sai. Vì các loài thân mềm, côn trùng đều có ống tiêu hóa nhưng hệ tuần hoàn hở


Câu 19:

Một gen có 2700 liên kết hidro và có 300A. Tỉ lệ A+TG+X của gen là bao nhiêu?

Xem đáp án

Đáp án C

Vì 2A + 3G = 2700 nên số nucleotit loại G =2700-2×3003  = 700.

→ Tỉ lệ A+TG+X của gen =300700  = 3/7. → Đáp án C


Câu 20:

Cà độc dược có 2n = 24. Một thể đột biến có 25 nhiễm sắc thể. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Thể đột biến này là thể tam bội.

II. Thể đột biến này có thể được phát sinh do rối loạn nguyên phân.

III. Thể đột biến này thường sinh trưởng nhanh hơn dạng lưỡng bội.

IV. Thể đột biến này có thể trở thành loài mới.

Xem đáp án

Đáp án C

Có 2 phát biểu đúng, đó là II và IV. → Đáp án C.

I sai. Vì có 25 NST nên sẽ là 2n+1 → Thể ba.

II đúng. Vì đây là thể lệch bội nên có thể được phát sinh trong nguyên phân hoặc trong giảm phân.

III sai. Vì đột biến lệch bội thường sinh trưởng kém và nhiều trường hợp bị chết.

IV đúng. Vì tất cả các thể đột biến đều có thể trở thành loài mới


Câu 21:

Một nhóm học sinh đem trồng một giống hoa cẩm tú cầu vào các chậu đất khác nhau. Ở mỗi chậu thí nghiệm, nhóm học sử dụng nước cốt chanh hoặc nước xà phòng để pH đất khác nhau. Kết quả thí nghiệm được tóm tắt như sau:

Chậu

1

2

3

4

5

pH đất

5

5,5

6

6,5

7

Màu hoa

Xanh

Xanh tím

Tím

Tím hồng

Hồng

Biết rằng các cây đem trồng đều có chung kiểu gen, khi nói về kết quả thí nhiệm, phát biểu nào sau đây sai?

Xem đáp án

Đáp án C

Đáp án C.

- A, B, D đúng vì đều nói về sự tương tác giữa kiểu gen và môi trường đến kiểu hình màu hoa, cụ thể là ở đây với cùng kiểu gen, những loại đất có pH khác nhau cho kiểu hình khác nhau.

C sai, vì đây là thường biến, không phải đột biến


Câu 22:

Theo thuyết tiến hóa hiện đại, khi nói về các con đường hình thành loài, phát biểu nào sau đây đúng?

Xem đáp án

Đáp án A

Đáp án A.

- A đúng, vì quá trình hình thành loài bằng con đường địa lý diễn ra chậm chạp, trải qua nhiều giai đoạn trung gian chuyển tiếp.

- B sai, đột biến đảo đoạn/chuyển đoạn cũng có thể hình thành loài mới mà không làm thay đổi lượng NST.

- C sai, bất kì quá trình hình thành loài nào trong tự nhiên cũng cần có CLTN sàng lọc.

- D sai, hình thành quần thể thích nghi mới có thể không hình thành loài mới, bằng chứng là có những loài có nhiều quần thể phân bố ở những nơi xa nhau, thích nghi với những điều kiện khác nhau.


Câu 23:

Kích thước của một quần thể sinh vật tại một thời điểm nào đó được tính theo công thức: Nt = N0 + B – D + I – E; trong đó N0 là kích thước ban đầu, B, D, I, E lần lượt là tỉ lệ sinh, tử, nhập cư, xuất cư của quần thể sau quãng thời gian t. Phát biểu nào sau đây đúng?

Xem đáp án

Đáp án B

Đáp án B.

- A, C, D sai vì Nt phụ thuộc vào giá trị của cả 4 đại lượng B, D, I, E. Cho nên khi xét một tình huống cụ thể, ta cần quan tâm đến cả 4 chỉ số, do vậy chỉ có B đúng


Câu 25:

Một mARN của virus có chiều dài 8160 AO và có tỉ lệ các loại nucleotide A : U : G : X = 4 : 2 : 1 : 3. mARN này được phiên mã ngược bình thường lại thành ADN thì theo lý thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đúng?

I. ADN dài 816 nm.                                               

II. Mạch bổ sung của ADN có 240G.

III. Mạch gốc của ADN có 480T .     

IV. ADN có tỉ lệ A/G = 4/1

Xem đáp án

Đáp án A

Có 2 phát biểu đúng là I và II → Đáp án A.

mARN dài 8160 AO→ rN = 2400 Nu, lúc này rA = 960, rU = 480, rG = 240, rX = 720.

- I đúng, vì khi phiên mã ngược thì LADN = LmARN.

- II đúng, vì tỉ lệ rA : rU : rG : rX bằng đúng tỉ lệ A : T : G : X trên mạch bổ sung nên suy ra Gbs = 1/10 x N/2 = 240.

- III sai, vì Tg = rA = 4 x 240 = 960.

- IV sai, vì A : G = (rA + rU) : (rG + rX) = 6/4 = 3/2


Câu 26:

Một loài thực vật, xét 2 cặp gen Aa và Bb phân ly độc lập. Người ta tách 1 nhóm gồm 50 cây có kiểu gen AaBb và 90 cây có kiểu gen AAaaBBbb và theo dõi quá trình tạo giao tử. Biết rằng quá trình giảm phân bình thường, thể tứ bội chỉ sinh ra giao tử lưỡng bội có sức sống. Nếu chọn ngẫu nhiên mỗi cây 1000 giao tử, theo lý thuyết, số giao tử có ít nhất 1 alen trội là

Xem đáp án

Đáp án B

Cả 4 phát biểu đúng. → Đáp án B.

Giao tử không mang alen trội = giao tử mang toàn alen trội (AABB, AB) có số lượng = 1/36×90×1000 + 1/4×50×1000 = 15000.

→ Tỉ lệ giao tử mang ít nhất 1 alen trội = 50 x 1000 + 90 x 1000 – 15000 = 125000 giao tử


Câu 27:

Một loài thực vật, xét một tính trạng do một cặp gen nằm trên NST thường quy định, trong đó alen trội là trội hoàn toàn. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng khi nói về đời con của các phép lai?

I. Nếu bố mẹ đồng tính thì con thuần chủng 100%.

II. Nếu đời con có tỉ lệ kiểu gen thuần chủng bằng 50% thì đời con có 2 loại kiểu hình.

III. Nếu đời con có 2 loại kiểu hình thì đời con có ít nhất 2 loại kiểu gen.

IV. Nếu có con có 1 loại kiểu hình thì đời con có nhiều nhất 2 loại kiểu gen.

Xem đáp án

Đáp án B

Có 2 phát biểu đúng là III và IV. → Đáp án B.

Giả sử cặp gen đang xét là A > a, ta có:

- I sai, ví dụ bố mẹ giống nhau AA x Aa thì con 50% AA : 50% Aa.

- II sai, ví dụ AA x Aa; Aa x aa; Aa x Aa cho đời con có 50% thuần chủng nhưng chỉ có 2 phép lai cho 2 loại KH.

- III đúng, vì kiểu hình trội có 2 kiểu gen là AA và Aa nên nếu có 2 loại kiểu hình thì chắc chắn có ít nhất 2 loại KG.

- IV đúng, tương tự ở trên, vì kiểu hình trội có 2 kiểu gen AA và Aa


Câu 28:

Một loài thực vật, hoa đỏ (A) trội hoàn toàn so với hoa trắng (a); thân cao (B) trội hoàn toàn so với thân thấp (b). Cho cây hoa đỏ, thân cao tự thụ phấn, thu được F1 có 10 loại kiểu hình, trong đó các dòng thuần chủng chiếm tổng cộng 26%. Theo lý thuyết, nếu không có đột biến, có bao nhiêu phát biểu sau đúng?

I. Cơ thể P đã hoán vị với tần số 40%.

II. Nếu F1 có 1000 cây thì sẽ có 540 cây hoa đỏ, thân cao.

III. Chọn 1 cây hoa đỏ, thân cao F1 lai phân tích, có thể thu được đời con có 20% hoa trắng, thân cao.

IV. Ở F1, tỉ lệ cây có kiểu gen mang 2 alen trội chiếm nhiều nhất 44%.

Xem đáp án

Đáp án A

Có 3 phát biểu đúng là I, III và IV. → Đáp án A.

(P) A-B- tự thụ phấn → F1 có 10 loại kiểu gen chứng tỏ có hoán vị xảy ra.

Gọi x, y là tỉ lệ giao tử hoán vị và giao tử liên kết của P,

Ta có tỉ lệ thuần chủng của F1 = 2x2 + 2y2 = 0,26 và x + y = 0,6.

→ x = 0,2 và y = 0,3.

- I đúng, tần số hoán vị = 2x = 40%.

- II sai, vì nếu P có kiểu gen AbaB thì tỉ lệ A-B- ở F1 = 0,5 + 0,04 = 0,54 = 54%, tức nếu có 1000 cây thì sẽ có 540 cây hoa đỏ, thân cao.

- III đúng, nếu cây hoa đỏ, thân cao có kiểu gen ABab thì đời con có tỉ lệ hoa trắng, thân cao aBab = 0,2 x 1 = 20%.

- IV đúng,

• Nếu P là ABab thì tỉ lệ kiểu gen mang 2 alen trội = ABab + AbaB + AbAb + aBaB = 2y2 + 2x2 + x2 + x2 = 0,34 = 34%.

• Nếu P là AbaB thì tỉ lệ kiểu gen mang 2 alen trội = ABab + AbaB + AbAb + aBaB = 2x2 + 2y2 + y2 + y2 = 0,44 = 44%.


Câu 29:

Một quần thể thực vật có tỉ lệ kiểu gen qua các thế hệ được thể hiện ở bảng sau:

 

P

F1

F2

F3

F4

AA

6/10

81/100

5/10

49/100

100/169

Aa

3/10

18/100

4/10

42/100

60/169

aa

1/10

1/100

1/10

9/100

9/169

Cho rằng qua mỗi thế hệ, có tối đa 1 nhân tố tiến hóa tác động đến quần thể. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Từ P sang F1, quần thể không chịu tác động của nhân tố tiến hóa nào.

II. Kích thước quần thể đã có sự biến động lớn trong giai đoạn từ F1 sang F2.

III. Từ F2 sang F3, tỉ lệ aa giảm xuống chứng tỏ chọn lọc tự nhiên đã chống lại alen lặn.

IV. Nếu từ F4 sang F5, nhân tố tiến hóa tác động giống như ở giải đoạn từ F3 sang F4, quần thể có 39/128 cá thể dị hợp.

Xem đáp án

Đáp án C

Có 3 phát biểu đúng là I, II và IV. → Đáp án C.

- I đúng, vì F1 cân bằng và tần số alen giống với P.

- II đúng, vì F2 có tần số alen và tỉ lệ các kiểu gen đều biến thiên với lượng lớn, chứng tỏ do tác động của yếu tố ngẫu nhiên hoặc di – nhập gen với số lượng lớn.

- III sai, F3 có tần số cân bằng chứng tỏ F2 sang F3, quần thể ngẫu phối và không có nhân tố tiến hóa nào tác động.

- IV đúng, từ F3 sang F4, quần thể không cân bằng và tỉ lệ a giảm xuống theo tỉ lệ 3/10 → 3/13, nhưng tỉ lệ kiểu gen vẫn đúng theo công thức Hardy – Wernbeg chứng tỏ quần thể ngẫu phối và chọn lọc theo hướng aa không sinh sản.

Do vậy, sang đến F5, tần số a = 0,3 : (1 + 2 x 0,3) = 3/16 → Aa5 = 2 x 3/16 x 13/16 = 39/128


Câu 30:

Sơ đồ cho biết quá trình diễn thế sinh thái xảy ra ở rừng lim Hữu Lũng, Lạng Sơn.

Sơ đồ cho biết quá trình diễn thế sinh thái xảy ra ở rừng lim (ảnh 1)

Dựa vào hình, hãy cho biết có bao nhiêu kết luận sau đây là đúng?

I. Quá trình này là diễn thế thứ sinh diễn ra dưới tác động của con người.

II. Trong qua trình diễn thế, điều kiện môi trường càng ngày càng bất lợi cho quần xã sinh vật.

III. Giai đoạn cuối đã hình thành nên trảng cỏ là quần xã đỉnh cực.

IV. Khả năng quần xã tự hình thành trở lại rừng lim ban đầu là rất thấp

Xem đáp án

Đáp án C

Có 3 phát biểu đúng là I, II và IV. → Đáp án C.

- I đúng, con người phá hủy rừng lim có sẵn nên đây là diễn thế thứ sinh.

- II đúng, các quần xã theo hướng độ đa dạng giảm dần chứng tỏ điều kiện môi trường càng ngày càng bất lợi.

- III sai, trảng cỏ là quần xã bất ổn, kém đa dạng.

- IV đúng, nếu không có bàn tay con người thì khả năng khôi phục lại rừng lim là gần như không có


Câu 32:

Một lưới thức gồm có 9 loài được mô tả như hình bên. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

Một lưới thức gồm có 9 loài được mô tả như hình bên A (ảnh 1)

I. Loài K tham gia vào 4 chuỗi thức ăn.

II. Có 12 chuỗi thức ăn, trong đó chuỗi dài nhất có 7 mắt xích.

III. Nếu loài H và C bị tuyệt diệt thì lưới thức ăn này chỉ có tối đa 6 loài.

IV. Tổng sinh khối của loài A sẽ lớn hơn tổng sinh khối của các loài còn lại

Xem đáp án

Đáp án D

Chỉ có III và IV đúng. → Đáp án D.

I sai. Vì loài K tham gia vào 5 chuỗi thức ăn.

II sai. Vì có 13 chuỗi thức ăn.

Chuỗi thức ăn dài nhất có 7 mắt xích, đó là: A → I → K → H → C → D → E.

III đúng. Vì nếu loài H và C bị tuyệt diệt thì loài D cũng bị tuyệt diệt. Khi đó, nếu các loài còn lại vẫn tồn tại bình thường thì lưới thức ăn này chỉ có 6 loài. Còn nếu vì loài H và loài C, loài D bị tuyệt diệt làm xảy ra diễn thế sinh thái dẫn tới tuyệt diệt nhiều loài khác thì lưới thức ăn chỉ có không đến 6 loài.

IV đúng. Vì do hiệu suất sinh thái chỉ đạt khoảng 10% cho nên tổng sinh khối của bậc 1 luôn cao hơn tổng sinh khối của các bậc còn lại. Trong đó, bậc 1 chỉ có loài A.


Câu 33:

Một loài động vật, xét 3 gen nằm trên 3 cặp nhiễm sắc thể, mỗi gen quy định một tính trạng và alen trội là trội hoàn toàn, trong đó gen 1 chỉ có 1 alen, các gen còn lại mỗi gen có 2 alen. Do đột biến, trong loài đã xuất hiện các dạng thể một tương ứng với các cặp nhiễm sắc thể. Theo lí thuyết, khi nói về kiểu gen và kiểu hình về các gen đang xét, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Trong loài này có tối đa 24 kiểu gen.

II. Các cây mang kiểu hình trội về cả 3 tính trạng có tối đa 12 kiểu gen.

III. Các cây mang kiểu hình lặn về hai trong 3 tính trạng có tối đa 4 loại kiểu gen.

IV. Khi giảm phân, trong loài này có tối đa 24 loại giao tử về các gen đang xét

Xem đáp án

Đáp án C

Có 3 phát biểu đúng, đó là I, II và IV. → Đáp án C.

I đúng. Vì số kiểu gen của 2n = 9 kiểu gen. Số kiểu gen của các thể một (2n-1) gồm

9 + 3 + 3 = 15. → Có 24 kiểu gen.

II đúng. Vì kiểu hình A-B-D- có số kiểu gen = 4 + 4 + 2 + 2 = 12 kiểu gen. → III sai.

- Nếu gen A chỉ có 1 alen là alen trội thì kiểu hình lặn về 2 tính trạng chỉ có 1 kiểu hình A-bbdd gồm có số kiểu gen: Ở các thể lưỡng bội có 1 kiểu gen; ở các thể lệch bội có 3 kiểu gen. → Tổng số kiểu gen = 1 + 1 + 1 + 1 = 4.

- Nếu gen A chỉ có 1 alen là alen lặn thì kiểu hình lặn về 2 tính trạng có 2 kiểu hình là aaB-dd và aabbD-. Ở các thể lưỡng bội có 4 kiểu gen; Ở các thể lệch bội thể một có số kiểu gen = 4 + 2 + 2 = 8 kiểu gen.

→ Tổng số kiểu gen = 4 + 8 = 12 kiểu gen.

IV đúng. Vì có 4 loại giao tử đơn bội và 20 loại giao tử lệch bội (n+1).


Câu 34:

Khi nói về đột biến nhiễm sắc thể, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Đột biến chuyển đoạn không bao giờ làm thay đổi số lượng gen có trong tế bào.

II. Đột biến đảo đoạn không làm thay đổi số lượng gen trên nhiễm sắc thể.

III. Đột biến thể ba làm tăng số lượng nhiễm sắc thể có trong tế bào.

IV. Ở các đột biến đa bội chẵn, số lượng nhiễm sắc thể luôn là số chẵn

Xem đáp án

Đáp án A

Có 3 phát biểu đúng, đó là II, III và IV. → Đáp án A.

I sai. Vì chuyển đoạn không tương hổ sẽ làm thay đổi số lượng gen trên NST. Qua thụ tinh thì sẽ tạo ra hợp tử bị thay đổi số lượng gen.

II đúng. Vì đảo đoạn chỉ làm thay đổi vị trí sắp xếp của gen.

III đúng. Vì đột biến thể ba sẽ làm tăng số lượng NST có trong tế bào.

IV đúng. Vì đa bội chẵn (4n, 6n, 8n, ...) luôn có số lượng NST là số chẵn


Câu 35:

Một loài thực vật, xét hai cặp gen cùng nằm trên NST thường, mỗi gen quy định một tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn. Biết không xảy ra đột biến. Cho 2 cơ thể dị hợp về 2 cặp gen giao phấn với nhau, thu được F1. Biết không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. F1 có tối đa 10 kiểu gen.

II. Nếu các gen liên kết hoàn toàn thì F1 có tối đa 3 kiểu hình.

III. Nếu tần số hoán vị gen nhỏ hơn 20% thì F1 có kiểu hình trội về 2 tính trạng luôn chiếm trên 50%.

IV. Nếu hoán vị gen chỉ xảy ra trong quá trình phát sinh giao tử đực thì F1 có tối đa 7 loại kiểu gen.

Xem đáp án

Đáp án C

Có 3 phát biểu đúng, đó là I, II và IV. → Đáp án C.

I đúng. Vì nếu 2 cặp gen cùng nằm trên một cặp NST và có hoán vị gen thì F1 sẽ có 10 kiểu gen.

II đúng. Vì khi liên kết hoàn toàn thì chỉ có 3 kiểu hình hoặc 2 kiểu hình.

III sai. Vì kiểu hình A-B- luôn = 0,5 + đồng hợp lặn. Nếu không xảy ra hoán vị gen thì kiểu hình đồng hợp lặn = 0. → Kiểu hình A-B- = 50%.

IV đúng. Vì P dị hợp 2 cặp gen, hoán vị gen ở một giới tính thì F1 có 7 kiểu gen


Câu 36:

Một loài thực vật, mỗi gen quy định một tính trạng. Cho cây hoa đỏ, quả tròn giao phấn với cây hoa trắng, quả dài (P), thu được F1 có 100% cây hoa hồng, quả bầu dục. Cho cây F1 giao phấn với cây N, thu được F2 có tỉ: lệ 1 cây hoa đỏ, quả bầu dục : 1 cây hoa hồng, quả tròn : 1 cây hoa hồng, quả dài : 1 cây hoa trắng, quả bầu dục. Biết không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Cây F1 và cây N đều dị hợp về 2 cặp gen.

II. Nếu F1 tự thụ phấn thì F2 có tỉ lệ kiểu hình 3 : 1.

III. Nếu tất cả F2 tự thụ phấn thì F3 có 12,5% hoa đỏ, quả tròn.

IV. Nếu cây N tự thụ phấn thì đời con có tỉ lệ kiểu hình 1 : 2 : 1

Xem đáp án

Đáp án C

Có 3 phát biểu đúng, đó là I, III và IV. → Đáp án C.

F1 có kiểu hình trung gian. → Tính trạng trội không hoàn toàn.

Quy ước: A hoa đỏ; a hoa trắng; B quả tròn; b quả dài.

F1 có kiểu gen AaBb. Cây F1 giao phấn với cây N, thu được F2 có tỉ lệ 1 : 1 : 1 : 1.

Trong đó đỏ : hồng : trắng = 1 : 2 : 1. → Cây N là Aa;

Trong đó tròn : bầu dục : dài = 1 : 2 : 1. → Cây N là Bb;

Như vậy, cây N dị hợp 2 cặp gen; cây F1 cũng dị hợp 2 cặp gen mà đời con có tỉ lệ 1 : 1 : 1 : 1. → Có hiện tượng liên kết gen hoàn toàn. Ở đời con, có kiểu hình hoa hồng, quả dài (Aa/bb) → Kiểu gen là Ab¯ab.

Khi liên kết gen thì cây F1 có kiểu gen là AB¯ab. → Cây N phải có kiểu gen là Ab¯aB. → I đúng.

F1 tự thụ phấn AB¯ab×AB¯ab thì tỉ lệ kiểu hình là: 1 AB¯AB : 2 AB¯ab : 1 ab¯ab. → II sai.

F1 lai với cây N AB¯ab×Ab¯aB thì tỉ lệ kiểu gen ở F2 là: 1 AB¯Ab : 1 AB¯aB : 1 Ab¯ab : 1 aB¯ab.

→ Khi F2 tự thụ phấn thì kiểu hình hoa đỏ, quả tròn chiếm tỉ lệ

= 1/4 × 1/4 + 1/4 × 1/4 = 1/8 = 12,5%. → III đúng.

Nếu cây N Ab¯aB tự thụ phấn thì tỉ lệ kiểu gen ở đời con là 1 Ab¯Ab : 2 Ab¯aB : 1 aB¯aB. → Tỉ lệ kiểu hình là 1 : 2 : 1. → IV đúng.


Câu 37:

Một loài thực vật, tính trạng màu hoa do 2 cặp gen Aa và Bb phân li độc lập quy định. Khi trong kiểu gen có A thì quy định hoa đỏ; khi kiểu gen aaB thì quy định hoa vàng; kiểu gen aabb quy định hoa trắng. Biết rằng không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Cho cây dị hợp về 2 cặp gen tự thụ phấn, thu được F1 có 6,25% số cây hoa trắng.

II. Nếu cho cây hoa đỏ giao phấn với cây hoa vàng thì có thể thu được đời con có 100% số cây hoa đỏ.

III. Nếu cho 2 cây đều có hoa đỏ giao phấn với nhau thì có thể thu được đời con có 12,5% số cây hoa vàng.

IV. Nếu cho 2 cây đều có hoa vàng giao phấn với nhau thì có thể thu được đời con có 25% số cây hoa trắng.

Xem đáp án

Đáp án D

Cả 4 phát biểu đúng. → Đáp án D.

Quy ước: A-B- hoặc A-bb quy định hoa đỏ; aaB- quy định hoa vàng; aabb quy định hoa trắng.

I đúng. Vì cây dị hợp 2 cặp gen tự thụ phấn thì đời con có 6,25% aabb (hoa trắng).

II đúng. Vì nếu cây hoa đỏ có kiểu gen AAbb thì đời con luôn có 100% cây hoa đỏ.

III đúng. Vì nếu cây hoa đỏ đem lai là Aabb × AaBb thì đời con có kiểu hình aaB- chiếm tỉ lệ 1/8.

IV đúng. Vì nếu cây hoa vàng có kiểu gen dị hợp (aaBb) thì đời con có 25% aabb.


Câu 38:

Một loài động vật, xét 2 cặp gen Aa và Bb nằm trên nhiễm sắc thể thường, trong đó alen A quy định lông dài trội hoàn toàn so với alen a quy định lông ngắn, alen B quy định lông đen trội hoàn toàn so với alen b quy định lông trắng. Biết không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Cho con đực dị hợp 2 cặp gen giao phối với con cái lông dài, màu đen. Nếu đời con có 12,5% số cá thể lông dài, màu trắng thì 2 cặp gen phân li độc lập với nhau.

II. Cho con đực lông dài, màu trắng giao phối với con cái lông ngắn, màu đen, thu được F1 có 25% số cá thể lông ngắn, màu đen thì chứng tỏ F1 có 4 kiểu gen.

III. Cho con đực dị hợp 2 cặp gen giao phối với con cái đồng hợp lặn, thu được F1 có 6,25% số cá thể lông ngắn, màu trắng thì chứng tỏ hai gen cách nhau 12,5cM.

IV. Cho con đực dị hợp 2 cặp gen giao phối với con cái dị hợp 2 cặp gen thì trong các kiểu hình thu được ở đời con, kiểu hình lông ngắn, trắng luôn có tỉ lệ thấp nhất

Xem đáp án

Đáp án D

Có 2 phát biểu đúng, đó là II và III. → Đáp án D.

I sai. Vì AaBb lai với A-B- thì khi xuất hiện lông dài, màu trắng (aa/bb) có tỉ lệ = 12,5% thì chứng tỏ hai cặp gen này không phân li độc lập.

II đúng. Vì A-bb x aaB- mà thu được đời con có 25%aaB- thì chứng tỏ có 4 kiểu gen, 4 kiểu hình và P dị hợp 2 cặp gen.

III đúng. Vì Dị hợp 2 cặp gen lai phân tích mà đời con có 6,25% aa/bb.

→ Giao tử ab = 0,0625 → Tần số hoán vị = 2×0,0625 = 0,125 = 12,5%.

IV sai. Vì khi P dị hợp 2 cặp gen và có hiện tượng hoán vị gen thì kiểu hình đồng hợp lặn ở đời con có thể sẽ có tỉ lệ lớn hơn kiểu hình có một tính trạng trội.


Câu 39:

Ở cừu, kiểu gen DD quy định có sừng, kiểu gen dd quy định không sừng, kiểu gen Dd quy định có sừng ở con đực và không sừng ở con cái. Trong một quần thể cân bằng di truyền có 30% số cừu có sừng. Biết rằng số cá thể cừu đực bằng số cá thể cừu cái và không xảy ra đột biến. Theo lý thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Tần số alen d trong quần thể này là 0,7.

II. Nếu cho các cá thể không sừng trong quần thể ngẫu phối với nhau thì đời con chỉ xuất hiện các cá thể không sừng.

III. Nếu cho các cá thể có sừng trong quần thể giao phối ngẫu nhiên với nhau thì tỉ lệ cừu có sừng ở đời con là 27/34.

IV. Lấy ngẫu nhiên một cặp đực cái trong quần thể đều không sừng cho giao phối với nhau sinh được 1 con non, xác suất thu được cá thể có sừng là 3/26.

Xem đáp án

Đáp án A

Có 3 phát biểu đúng, đó là I, III và IV. → Đáp án A.

I đúng. Vì tỉ lệ có sừng là 30%. → Tần số d = 0,3 → Tần số D = 0,7.

II sai. Vì trong số các cừu không sừng thì vẫn có alen D. Do đó, đời con vẫn sinh ra cá thể có sừng.

III đúng. Vì các cá thể có sừng gồm có: Đực có 0,09DD và 0,42Dd → 3/17DD : 14/17Dd; Cái có 0,09DD. → Cái chỉ cho 1 loại giao tử là D; Đực cho 2 loại giao tử là 10/17D và 7/17d. → Ở đời con có 10/17DD và 7/17Dd. → Số cừu có sừng chiếm tỉ lệ = 10/17 + 7/34 = 27/34.

IV đúng. Vì cừu đực không sừng có kiểu gen dd nên luôn cho giao tử d; Cừu cái không sừng có tỉ lệ kiểu gen 0,42Dd : 0,49dd → 6/13Dd : 7/13dd. → Cừu cái cho 2 loại giao tử với tỉ lệ là 3/13D và 10/13d. → F1 có tỉ lệ kiểu gen 3/13Dd : 10/13dd. → Xác suất = 3/26


Câu 40:

Sự di truyền bệnh P ở người do 1 trong 2 alen quy định và được thể hiện qua sơ đồ phả hệ dưới đây. Các chữ cái cho biết các nhóm máu tương ứng của mỗi người. Biết rằng bệnh P di truyền độc lập với tính trạng nhóm máu và không xảy ra đột biến.

Sự di truyền bệnh P ở người do 1 trong 2 alen quy định (ảnh 1)

Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Xác định được chính xác kiểu gen của 6 người.

II. Có tối thiểu 3 người mang kiểu gen đồng hợp về nhóm máu.

III. Xác suất sinh 2 con đều có máu O và bị bệnh P của cặp 7-8 là 1/576.

IV. Xác suất sinh con trai có máu A và không bị bệnh P của cặp 7-8 là 5/72

Xem đáp án

Đáp án C

Có 3 phát biểu đúng, đó là I, III và IV. → Đáp án C.

I đúng. Vì có 3 người chưa biết KG, đó là 5, 7, 8. → Chỉ biết được kiểu gen của 6 người.

II sai. Vì người 5, 9 luôn có kiểu gen đồng hợp; Người 8 có thể có kiểu gen đồng hợp hoặc dị hợp. → Có tối thiểu 2 người có kiểu gen đồng hợp.

III đúng. Người số 7 có kiểu gen IAIO và 2/3Pp; Người số 8 có kiểu gen 2/3IBIO và Pp.

→ Sinh 2 con có máu O = 2/3 × (1/4)2 = 1/24; Sinh 2 con bị bệnh P = 2/3 × (1/4)2= 1/24.

→ Xác suất = 1/24 × 1/24 = 1/576.

IV đúng. Sinh con có máu A = 1/2 × 1/3 = 1/6; Sinh con không bị bệnh P = 5/6; Sinh con trai = 1/2.

→ Xác suất = 1/6 × 5/6 × 1/2 = 5/72.


Bắt đầu thi ngay