Thứ sáu, 03/05/2024
IMG-LOGO

Bộ 30 đề thi thử THPT quốc gia môn Sinh năm 2022 (Đề số 25)

  • 17847 lượt thi

  • 40 câu hỏi

  • 50 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Ở thực vật sống trên cạn, loại tế bào nào sau đây điều tiết quá trình thoát hơi nước ở lá?

Xem đáp án

Đáp án D

Tế bào khí khổng (tế bào hạt đậu) làm nhiệm vụ điều tiết đóng mở khí khổng nên sẽ điều tiết quá trình thoát hơi nước.


Câu 2:

Loài động vật nào sau đây có hệ tuần hoàn hở?

Xem đáp án

Đáp án A

Châu chấu có hệ tuần hoàn hở. Cá sấu, mèo rừng, cá chép đều có hệ tuần hoàn kín


Câu 5:

Hợp tử được hình thành trong trường hợp nào sau đây có thể phát triển thành thể đa bội lẻ?

Xem đáp án

Đáp án D

D. đúng vì 2n x n tạo ra hợp tử 3n 


Câu 6:

Theo lí thuyết, cơ thể có kiểu gen aaBB giảm phân tạo ra loại giao tử aB chiếm tỉ lệ

Xem đáp án

Đáp án D

Vì cơ thể aaBB là cơ thể thuần chủng. Do đo, khi giảm phân chỉ cho 1 loại giao tử là aB nên giao tử này chiếm 100%.


Câu 8:

Theo lí thuyết, phép lai nào sau đây cho đời con có 1 loại kiểu gen?

Xem đáp án

Đáp án B

Trong các phép lai trên, chỉ có phép lai B cho đời con có kiểu gen phân li theo tỉ lệ 1Aa : 1aa. Phép lai A cho đời con 100%AA Phép lai C cho đời con có kiểu gen phân li theo tỉ lệ 1AA : 2Aa : 1aa. Phép lai D cho đời con 100%Aa


Câu 9:

Theo lí thuyết, phép lai nào sau đây cho đời con có kiểu gen phân li theo tỉ lệ 1 : 1?

Xem đáp án

Đáp án B

Trong các phép lai trên, chỉ có phép lai B cho đời con có kiểu gen phân li theo tỉ lệ 1Aa : 1aa.

Phép lai A cho đời con 100%AA

Phép lai C cho đời con có kiểu gen phân li theo tỉ lệ 1AA : 2Aa : 1aa.

Phép lai D cho đời con 100%Aa


Câu 10:

Cho biết alen D quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen d quy định hoa trắng. Theo lí thuyết, phép lai giữa các cây có kiểu gen nào sau đây tạo ra đời con có 2 loại kiểu hình?

Xem đáp án

Đáp án A

Phép lai A cho đời con có 2 loại kiểu hình phân li theo tỉ lệ 3 Đỏ : 1 Trắng

Phép lai B, D cho đời con chỉ có 1 loại kiểu hình hoa đỏ

Phép lai C cho đời con chỉ có 1 loại kiểu hình hoa trắng.


Câu 12:

Phép lai nào sau đây được sử dụng để tạo ra những cơ thể lai có nguồn gen rất khác xa nhau?

Xem đáp án

Đáp án A

Lai tế bào (dung hợp tế bào trần) là hiện tượng tế bào của 2 loài thực vật hòa hợp vào nhau tạo nên tế bào lai. Do đó, tế bào lai luôn có bộ en của 2 loài. Vì vậy, phương pháp lai tế bào sẽ cho phép tạo ra cơ thể mang bộ gen của 2 loài khác xa nhau.

Lai phân tích, lai thuận nghịch, lai khác dòng đều là các phép lai giữa 2 cá thể cùng loài. Do đó, không thể tạo ra sinh vật có nguồn gen khác xa nhau.


Câu 13:

Trong tự nhiên, tiêu chuẩn quan trọng nhất để phân biệt các loài sinh sản hữu tính là

Xem đáp án

Đáp án D

Trong tự nhiên, tiêu chuẩn quan trọng nhất để phân biệt các loài sinh sản hữu tính là cách li sinh sản.

Cách li sinh sản có 2 dạng:

+ Cách li trước hợp tử Những trở ngại ngăn cản các cá thể giao phối với nhau để sinh hợp tử được gọi là cách li trước hợp tử.

+ Cách li sau hợp tử : Những trở ngại ngăn cản việc tạo ra con lai hoặc ngăn cản tạo ra con lai hữu thụ, thực chất là cách li di truyền, do không tương hợp giữa 2 bộ NST của bố mẹ về số lương, hình thái, cấu trúc.


Câu 14:

Khi nói về sự phát triển của sinh giới qua các đại địa chất, phát biểu nào sau đây sai?

Xem đáp án

Đáp án C

Vì ở kỉ Than đá, bò sát cổ và cây hạt trần ngự trị, thực vật có hạt xuất hiện, dương xỉ phát triển mạnh


Câu 15:

Trong quần thể, sinh vật thường phân bố theo kiểu nào sau đây?

Xem đáp án

Đáp án B

Phân bố theo nhóm là kiểu phân bố phổ biến nhất, các cá thể của quần thể tập trung theo từng nhóm ở những nơi có điều kiện sống tốt nhất. Phân bố theo nhóm xuất hiện ở nhiều loài sinh vật, đặc biệt khi chúng sống thành bầy đàn, khi chúng trú đông, ngủ đông, di cư..


Câu 16:

Trong các quần xã sinh vật sau đây, quần xã nào thường có sự phân tầng mạnh nhất?

Xem đáp án

Đáp án A

Trong 4 loại quần xã mà đề bài đưa ra thì quần xã rừng lá rộng ôn đới có độ đa dạng cao nhất. → .

Tuy nhiên, nếu so với quần xã rừng mưa nhiệt đới thì độ đa dạng của rừng mưa nhiệt đới cao hơn rất nhiều so với độ đa dạng của rừng lá rộng ôn đới; và độ phân tầng của quần xã rừng mưa nhiệt đới cũng có nhiều tầng hơn so với rừng lá rộng ôn đới.


Câu 17:

Để phát hiện hô hấp ở thực vật, một nhóm học sinh đã tiến hành thí nghiệm như sau: Dùng 4 bình cách nhiệt giống nhau đánh số thứ tự 1, 2, 3 và 4. Cả 4 bình đều đựng hạt của một giống lúa: bình 1 chứa 1kg hạt mới nhú mầm, bình 2 chứa 1kg hạt khô, bình 3 chứa 1kg hạt mới nhú mầm đã luộc chín và bình 4 chứa 0,5kg hạt mới nhú mầm. Đậy kín nắp mỗi bình rồi để trong 2 giờ. Biết rằng các điều kiện khác ở 4 bình là như nhau và phù hợp với thí nghiệm. Theo lí thuyết, có bao nhiêu dự đoán sau đây đúng về kết quả thí nghiệm?

I. Nhiệt độ ở cả 4 bình đều tăng.

II. Nhiệt độ ở bình 1 cao nhất.

III. Nồng độ CO2 ở bình 2 giảm.

IV. Nồng độ CO2 ở bình 3 không thay đổi.

Xem đáp án

Đáp án B

Có 2 phát biểu đúng, đó là II và IV. → .

Quá trình hô hấp sẽ tạo ra nhiệt, thải CO2 và thu lấy O2. Hạt đã luộc chín không xảy ra hô hấp; Hạt khô có cường độ hô hấp rất yếu; Hạt đang nhú mầm có cường độ hô hấp rất mạnh; Số lượng hạt đang nảy mầm càng nhiều thì cường độ hô hấp càng tăng.

Ở bình 3 chứa hạt đã luộc chín nên không xảy ra hô hấp. Do đó, trong bình 3 sẽ không thay đổi lượng khí CO2. → I sai, IV đúng.

Bình 1 có chứa lượng hạt đang nhú mầm nhiều nhất (1kg) cho nên cường độ hô hấp mạnh nhất.

Bình 1 và bình 4 đều có hạt đang nhú mầm cho nên đều làm cho lượng khí CO2 trong bình tăng lên


Câu 20:

Khi nói về thể dị đa bội, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Lai xa kèm đa bội hóa có thể tạo ra thể dị đa bội có kiểu gen đồng hợp tử về tất cả các gen.

II. Ở thực vật có hoa, thể dị đa bội luôn tạo quả không hạt.

III. Từ thể dị đa bội có thể hình thành nên loài mới.

IV. Thể dị đa bội có thể được tạo ra bằng cách áp dụng kĩ thuật dung hợp tế bào trần kết hợp với nuôi cấy tế bào.

Xem đáp án

Đáp án D

Có 3 phát biểu đúng, đó là I, III và IV. → .

I đúng. Vì khi đa bội hóa thì tất cả các gen đều được gấp đôi thành đồng hợp.

II sai. Vì thể dị đa bội có bộ nhiễm sắc thể song nhị bội nên thường có khả năng sinh sản hữu tính bình thường.

III đúng. Vì thể dị đa bội có bộ NST mới nên bị cách li sinh sản với dạng bố mẹ nên có thể trở thành loài mới.

IV đúng. Vì dung hợp tế bào trần khác loài sẽ tạo nên tế bào song nhị bội. Tế bào song nhị bộ này được nuôi cấy trong điều kiện phù hợp thì sẽ phát triển thành cơ thể song nhị bội.


Câu 21:

Có 6 tế bào sinh tinh của cơ thể có kiểu gen AB¯abDE¯deHm¯hM giảm phân bình thường, không có đột biến và nếu có hoán vị gen thì mỗi tế bào chỉ có hoán vị ở 1 cặp NST. Sẽ có tối đa bao nhiêu loại giao tử?

Xem đáp án

Đáp án A

Vì mỗi tế bào giảm phân cho 2 loại giao tử liên kết và 2 loại giao tử hoán vị. Có 6 tế bào giảm phân nên tối đa cho 12 loại giao tử hoán vị và 12 loại giao tử liên kết. Tuy nhiên, vì chỉ có 3 cặp NST nên số loại giao tử liên kết tối đa là 8 loại. → Tổng số loại giao tử = 12+8 = 20 loại.


Câu 22:

Khi nói về chọn lọc tự nhiên, phát biểu nào sau đây sai?

Xem đáp án

Đáp án C

Trong các nhận xét nói trên thì nhận xét C là sai, các nhận xét khác đều đúng. → .

- CLTN loại bỏ những kiểu gen không thích nghi nên CLTN làm giảm tính đa dạng di truyền của quần thể.

- Cạnh tranh cùng loài dẫn tới loại bỏ những kiểu gen kém thích nghi nên cạnh tranh cùng loài là một hình thức của CLTN.

- Chọn lọc tự nhiên làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen theo một hướng nên nó quy định chiều hướng tiến hóa.


Câu 23:

Trong các đặc điểm sau, kiểu phân bố ngẫu nhiên có bao nhiêu đặc điểm ?

I. Thường gặp khi môi trường có điều kiện sống phân bố đồng đều.

II. Có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể.

III. Giúp sinh vật tận dụng được nguồn sống tiềm tàng có trong môi trường.

IV. Các cá thể quần tụ với nhau để hỗ trợ nhau.

Xem đáp án

Đáp án A

Có 2 phát biểu đúng, đó là I, III →

Kiểu phân bố ngẫu nhiên có các đặc điểm :

- Thường gặp khi môi trường có điều kiện sống phân bố đồng đều.

- Giúp sinh vật tận dụng được nguồn sống tiềm tàng có trong môi trường

- Không có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể.


Câu 24:

Khi nói về chuỗi thức ăn và lưới thức ăn trong quần xã sinh vật, phát biểu nào sau đây đúng?

Xem đáp án

Đáp án B


Câu 25:

Khi nói về đột biến gen, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Đột biến điểm có thể không làm thay đổi số lượng nucleotit mỗi loại của gen.

II. Nếu đột biến không làm thay đổi chiều dài của gen thì cũng không làm thay đổi tổng số axit amin của chuỗi polipeptit.

III. Nếu đột biến điểm làm tăng chiều dài của gen thì chứng tỏ sẽ làm tăng liên kết hidro của gen.

IV. Đột biến mất một cặp nucleotit có thể không làm thay đổi cấu trúc của chuỗi polipeptit

Xem đáp án

Đáp án C

Có 3 phát biểu đúng, đó là I, III và IV.  → . <br>

I đúng. Vì nếu đột biến thay thế cặp A-T thành cặp T-A hoặc thay thế cặp G-X thành cặp X-G thì không làm thay đổi số nucleotit mỗi loại của gen. <br>

II sai. Đột biến không làm thay đổi chiều dài của gen nhưng nếu làm xuất hiện bộ ba kết thúc sớm thì có thể sẽ làm mất đi nhiều axit amin. <br>

III đúng. Vì đột biến làm tăng chiều dài của gen thì chứng tỏ đột biến thêm 1 cặp nucleotit. Khi thêm 1 cặp nucleotit thì sẽ làm tăng 2 liên kết hidro hoặc 3 liên kết hidro. <br>

IV đúng. Vì đột biến mất một cặp nucleotit ở vị trí intron hoặc ở vị trí không thuộc vùng mã hóa của gen thì không làm thay đổi cấu trúc của mARN trưởng thành nên không làm thay đổi cấu trúc của chuỗi polipeptit.


Câu 26:

Khi nói về đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể làm mất cân bằng gen trong hệ gen của tế bào.

II. Tất cả các đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể đều làm thay đổi số lượng gen trên nhiễm sắc thể.

III. Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể có thể không làm thay đổi hàm lượng ADN trong nhân tế bào.

IV. Tất cả các đột biến chuyển đoạn nhiễm sắc thể đều làm thay đổi độ dài của ADN.

Xem đáp án

Đáp án C

Có 2 phát biểu đúng, đó là I và III. → .

I đúng. Vì đột biến cấu trúc sẽ làm thay đổi cấu trúc của NST, do đó sẽ làm thay đổi số lượng gen, thay đổi vị trí sắp xếp của các gen cho nên sẽ làm mất cân bằng gen trong tế bào.

II sai. Vì đột biến đảo đoạn, chuyển đoạn trên 1 NST không làm thay đổi số lượng gen.

III đúng. Vì đột biến đảo đoạn không làm thay đổi hàm lượng ADN.

IV sai. Vì đột biến chuyển đoạn trên một NST không làm thay đổi độ dài của ADN.


Câu 28:

Tính trạng chiều cây của một loài thực vật do 3 cặp gen Aa, Bb, Dd nằm trên 3 cặp NST khác nhau và tương tác theo kiểu cộng gộp. Khi trong kiểu gen có thêm 1 alen trội thì cây cao thêm 20 cm; cây đồng hợp gen lặn có chiều cao 100cm. Cho cây cao nhất lai với cây thấp nhất thu được F1. Tiếp tục cho F1 giao phấn ngẫu nhiên, thu được F2. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng về đời F2?

I. Loại cây cao 160cm chiếm tỉ lệ cao nhất.

II. Có 3 kiểu gen quy định kiểu hình cây cao 120cm.

III. Cây cao 140cm chiếm tỉ lệ 15/64.

IV. Có 6 kiểu hình và 27 kiểu gen.

Xem đáp án

Đáp án C

Có 3 phát biểu đúng, đó là I, II và III. → .

F1 có kiểu gen AaBbDd. Vì vậy, ở F2:

- Loại cây cao 160 cm (có 3 alen trội) có tỉ lệ C6326 = 5/16 có tỉ lệ cao nhất. Vì cây cao 140 cm (có 2 alen trội) có tỉ lệ = C6226 = 15/64. Cây cao 120 cm (có 1 alen trội) có tỉ lệ = C6126 = 3/32.

- Cây cao 120cm (có 1 alen trội) cho nên sẽ có 3 kiểu gen là Aabbdd, aaBbdd, aabbDd.

- Vì có 3 cặp gen, nên số kiểu hình = 2 × 3 + 1 = 7 kiểu hình

(Ở tương tác cộng gộp, nếu tính trạng do n cặp gen quy định thì số kiểu hình

= 2 × n + 1 = 2n + 1).


Câu 32:

Một loài thực vật, xét 2 cặp gen phân li độc lập quy định 2 tính trạng, các alen trội là trội hoàn toàn. Cho 2 cây (P) có kiểu hình khác nhau về 2 tính trạng giao phấn với nhau, thu được F1. Theo lí thuyết, phát biểu nào sau đây sai về F1.

Xem đáp án

Đáp án A

Hai cây P có kiểu hình khác nhau có thể có các trường hợp sau:

- A-B- × aabb

- A-bb × aaB-

A sai vì tỷ lệ kiểu gen 1:2:1 = (1:2:1).1 chỉ xuất hiện khi có 1 cặp gen đời P dạng Aa × Aa hoặc Bb × Bb.


Câu 33:

Ở ruồi giấm, alen A quy định thân xám trội hoàn toàn so với alen a quy định thân đen; alen B quy định cánh dài trội hoàn toàn so với alen b quy định cánh cụt; alen D quy định mắt đỏ trội hoàn toàn so với alen d quy định mắt trắng. Phép lai: P: ABabXDdd×ABabXDY thu được F1. Ở F1 có tổng số ruồi thân xám, cánh dài, mắt đỏ và ruồi thân xám, cánh cụt, mắt trắng chiếm 53,75%. Theo lí thuyết, F1 có số ruồi đực thân xám, cánh dài, mắt đỏ chiếm tỉ lệ bao nhiêu?

Xem đáp án

Đáp án A

Phép lai ABabXDXd×ABabXDY thu được F1 có thân xám, cánh dài, mắt đỏ A-B-D- + thân xám, cánh cụt, mắt trắng A-bbXdY = 53,75%.

Gọi tỷ lệ ab/ab ở F1 là m%.

Ta có: A-B-D- + A-bbXdY = (0,5 + abab).3/4 + (0,25 -abab ).1/4 = 0,5375 →abab  = 0,2

→ Ruồi đực thân xám, cánh dài, mắt đỏ F1 A-B-XDY = (0,5 + abab).1/4 = 0,175


Câu 34:

Cho biết các côdon mã hóa một số loại axit amin như sau:

Codon

5’GAU3’; 5’GAX3’

5’UAU3’; 5’UAX3’

5’GUA3’; 5’AGX3’

5’XAU3’; 5’XAX3’

aa

Aspatic

Tirôzin

Xêrin

Histinđin

Một đoạn mạch làm khuôn tổng hợp mARN của alen M có trình tự nuclêootit là 3'TAX XTA GTA ATG TXA...ATX5'. Alen M bị đột biến điểm tạo ra 4 alen có trình tự nuclêôtit ở đoạn mạch này như sau:

I. Alen M1: 3'TAX XTG GTA ATG TXA...ATX5'.

II. Alen M2: 3'TAX XTA GTG ATG TXA...ATX5'.

III. Alen M3: 3'TAX XTA GTA GTG TXA...ATX5'.

IV. Alen M4: 3'TAX XTA GTA ATG TXG...ATX5'.

Theo lí thuyết, trong 4 alen trên, có bao nhiêu alen mã hóa chuỗi pôlipeptit có thành phần axit amin bị thay đổi so với chuỗi pôlipeptit do alen M mã hóa?

Xem đáp án

Đáp án C

Alen M1 có triplet XTG (côđon GAX của mARN) bị đổi so với alen M là XTA (côđon GAU mARN) cùng mã hóa cho Asp. Nên chuỗi polipeptit không đổi.

Alen M2 có triplet GTG (côđon là XAX) bị đổi so với alen M là GTA (côđon là XAU) cùng mã hóa cho His. Nên chuỗi polipeptit không đổi.

Alen M3 có triplet GTG (côđon là XAX mARN) mã hóa cho His bị đổi so với alen M là ATG (côđon UAX) mã hóa cho Tir. Nên chuỗi polipeptit bị thay đổi aa.

Alen M4 có triplet TXG (côđon là AGX) bị đổi so với alen M là TXA (côđon là AGU) cùng mã hóa cho Xer. Nên chuỗi polipeptit không đổi.

Như vậy chỉ có chuỗi polipetit do alen M3 mã hóa bị thay đổi so với chuỗi polieptit do alen M quy định.


Câu 35:

Một loài thực vật, xét 2 tính trạng, mỗi tính trạng do 1 gen có 2 alen quy định, các alen trội là trội hoàn toàn. Cho 2 cây (P) đều có kiểu hình trội về 2 tính trạng giao phấn với nhau, thu được F1 có tổng tỉ lệ các loại kiểu gen đồng hợp 2 cặp gen quy định kiểu hình trội về 1 tính trạng chiếm 50%. Cho các phát biểu sau:

I. F1 có 1 loại kiểu gen quy định kiểu hình trội về 2 tính trạng.

II. F1 có 3 loại kiểu gen.

III. F1 có tổng tỉ lệ các loại kiểu gen đồng hợp 2 cặp gen nhỏ hơn tỉ lệ kiểu gen dị hợp 2 cặp gen.

IV. F1 có số cây có kiểu hình trội về 2 tính trạng chiếm tỉ lệ nhỏ hơn mỗi loại kiểu hình còn lại.

Theo lí thuyết, trong các phát biểu trên, có bao nhiêu phát biểu đúng?

Xem đáp án

Đáp án C

Có 2 ý đúng là I, II. → .

P có kiểu hình trội về 2 tính trạng mà đời con xuất hiện tổng tỷ lệ kiểu gen đồng hợp 2 cặp quy định kiểu hình trội về một tính trạng (AA, bb + aa, BB) là 50% (khác 2/16 của phân li độc lập)→ P mang 2 cặp gen dị hợp liên kết với nhau.

P: Aa, Bb x Aa, Bb → F1 có: A-bb + aaB- = 0,5 – ab/ab mà AA, bb + aa, BB = 50% → Hai cặp gen liên kết hoàn toàn, kiểu gen đời P là: AbaB×AbaB.

I đúng. F1 có 1 kiểu gen quy định kiểu hình 2 tính trạng trội là AbaB

II đúng. F1 có 3 kiểu gen là: AbaB;AbAb;aBaB

III, IV sai. F1 có tỷ lệ các kiểu gen là: AbaB=AbAb+aBaB


Câu 36:

Một quần thể ngẫu phối, nghiên cứu 1 gen nằm trên NST thường có 3 alen là A1, A2 và A3. Ở thế hệ P, quần thể đạt trạng thái cân bằng di truyền có các kiểu gen A1A2, A1A3 và A2A3 với tần số bằng nhau. Biết rằng quần thể không chịu tác động của các nhân tố tiến hóa. Cho các phát biểu sau:

I. Tổng tần số các loại kiểu gen dị hợp luôn gấp đôi tổng tần số các loại kiểu gen đồng hợp.

II. Thế hệ P có tỉ lệ các loại kiểu gen là 2 : 2 : 2 : 1 : 1 : 1.

III. Nếu alen A1 trội hoàn toàn so với alen A2 và alen A3 thì kiểu hình do alen A1 quy định luôn chiếm tỉ lệ lớn nhất.

IV. Nếu tất cả các cá thể có kiểu gen đồng hợp không có khả năng sinh sản thì thành phần kiểu gen của quần thể ở F1 không thay đổi so với thế hệ P.

Theo lí thuyết, trong các phát biểu trên, có bao nhiêu phát biểu đúng?

Xem đáp án

Đáp án B

Cả 4 ý đúng. → .

Ta có: 2A1.A2 = 2A1.A3 = 2A2.A3 → tần số 3 alen bằng nhau A1 = A2 = A3 = 1/3

I đúng: Tần số các kiểu gen dị hợp gấp đôi tần số các kiểu gen đồng hợp:

(2A1.A2 = 2A1.A3 = 2A2.A3) = 2.(A12 = A22 = A32)

II đúng. Tỷ lệ các kiểu gen là 1 A1A1 : 1A2A2 : 1A3A3 : 2A1A2 : 2A2A3 : 2A1A3

III đúng. Nếu A1 trội so với A2, A3 thì kiểu hình do A1 quy định là:

A1(A1, A2, A3) = 5/9 > A2A2 + A2A3 + A3A3 = 4/9

IV đúng. Nếu các kiểu gen đồng hợp không sinh sản thì tỷ lệ các kiểu gen sinh sản là A1A2 = A1A3 = A2A3 → tỷ lệ các loại giao tử là A1 = A2 = A3 = 1/3 → Tỷ lệ các kiểu gen F1 cũng đạt giống đời P.


Câu 37:

Cơ thể thực vật có bộ NST 2n = 16, trên mỗi cặp NST xét 2 cặp gen dị hợp. Giả sử quá trình giảm phân ở cơ thể này đã xảy ra hoán vị gen ở tất cả các cặp NST nhưng ở mỗi tế bào chỉ xảy ra hoán vị gen nhiều nhất ở 1 cặp NST tại các cặp gen đang xét. Theo li thuyết, số loại giao tử tối đa về các gen đang xét được tạo ra là

Xem đáp án

Đáp án C

Có bộ NST 2n = 16 tức là có 8 cặp NST.

Mỗi tế bào tối đa có hoán vị tại 1 điểm của các gen đang xét ở 1 cặp.

Ta có số loại giao tử mà cơ thể này có thể tạo ra là:

- Giao tử liên kết là 28

- Giao tử hoán vị tại 1 cặp NST nào đó là 2×27 mà có 8 cặp NST → Tổng số giao tử hoán vị có thể tạo ra là: 8.2.27 (hoán vị ở cặp này thì sẽ không hoán vị ở cặp khác)

→ Tổng số loại giao tử có thể tạo thành là: 9×28 = 2304.


Câu 38:

Một loài thực vật, xét 2 cặp gen phân li độc lập, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp; alen B quy định khả năng chịu mặn trội hoàn toàn so với alen b quy định không có khả năng chịu mặn; cây có kiểu gen bb không có khả năng sống khi trồng trong đất ngập mặn và hạt có kiểu gen bb không nảy mầm trong đất ngập mặn. Để nghiên cứu và ứng dụng trồng rừng phòng hộ ven biển, người ta cho 2 cây (P) dị hợp 2 cặp gen giao phấn với nhau để tạo ra các cây F1 ở vườn ươm không nhiễm mặn; sau đó chọn tất cả các cây thân cao F1 đem trồng ở vùng đất ngập mặn ven biển, các cây này giao phấn ngẫu nhiên tạo ra F2. Theo lí thuyết, trong tổng số cây F2 ở vùng đất này, số cây thân cao, chịu mặn chiếm tỉ lệ bao nhiêu?

Xem đáp án

Đáp án C

Ta có: P: AaBb × AaBb → F1: (1AA:2Aa:1aa)(1BB:2Bb:1bb)

Chọn các cây thân cao A- đem trồng ở đất ngập mặn (chỉ có các cây B- là sống được) thì tỉ lệ kiểu gen các cây sống được là: (1AA:2Aa)(1BB:2Bb)

→ Tỷ lệ kiểu gen các hạt F2 thu được là: (4AA:4Aa:1aa)(4BB:4Bb:1bb) → Tỷ lệ kiểu gen các cây F2 sống được ở vùng đất mặn này là: (4AA:4Aa:1aa)(1BB:1Bb)

→ Trong số cây F2 sống ở vùng đất này thì cây thân cao chịu mặn A-B- chiếm tỷ lệ là 8/9


Câu 39:

Cho cây hoa đỏ (P) có kiểu gen AaBbDd tự thụ phấn, thu được F1 có tỉ lệ 27 cây hoa đỏ : 37 cây hoa trắng. Theo lí thuyết, trong tổng số cây hoa đỏ ở F1, số cây đồng hợp 1 cặp gen chiếm tỉ lệ

Xem đáp án

Đáp án B

Cho cây AaBbDd tự thụ phấn thu được cây hoa đỏ = 2764=34×34×34 → Cây hoa đỏ có kiểu gen dạng A-B-D-; còn những kiểu gen còn lại đều quy định hoa trắng.

→ Trong tổng số cây hoa đỏ A-B-D- F1 số cây đồng hợp 1 cặp gen AABbDd + AaBBDd + AaBbDD chiếm tỷ lệ là: 3×14×12×122764=49.


Câu 40:

Phả hệ ở hình bên mô tả sự biểu hiện 2 bệnh ở 1 dòng họ. Biết rằng: alen H quy định bị bệnh N trội hoàn toàn so với alen h quy định không bị bệnh N; kiểu gen Hh quy định bị bệnh N ở nam, không bị bệnh N ở nữ; bệnh M do 1 trong 2 alen của 1 gen quy định; 2 cặp gen này nằm trên 2 cặp NST thường và mẹ của người số 3 bị bệnh N.

Phả hệ ở hình bên mô tả sự biểu hiện 2 bệnh ở 1 dòng họ (ảnh 1)

Cho các phát biểu sau về phả hệ này:

I. Bệnh M do alen lặn quy định.

II. Có tối đa 7 người chưa xác định được chính xác kiểu gen.

III. Có tối đa 5 người dị hợp 2 cặp gen.

IV. Xác suất sinh con gái đầu lòng không bị bệnh M, không bị bệnh N đồng hợp 2 cặp gen của cặp 10 – 11 là 7/150.

Theo lí thuyết, trong các phát biểu trên, có bao nhiêu phát biết đúng?

Xem đáp án

Đáp án B

Có 2 ý đúng là I, IV. → .

Cặp vợ chồng 1, 2 không bị bệnh sinh con gái số 5 bị bệnh M → Bệnh M do gen lặn (m) nằm trên NST thường quy định (I đúng), kiểu gen của những người 1, 2 là Mm.

- Xét bệnh M ta có kiểu gen của những người trong phả hệ là:

1 Mm, 2 Mm, 3 bị bệnh mm, 4 M-; 5 bị bệnh mm; 6 không bị bệnh (là con của 1, 2) 1/3MM : 2/3 Mm; 7 không bị bệnh (là con của 3) Mm → 10 không bị bệnh (là con của 6, 7) 2/5MM : 3/5 Mm.

12 bị bệnh mm, 8 và 9 không bị bệnh (sinh con số 12) Mm; 11 và 13 không bị bệnh (là con của 8, 9) 1/3MM : 2/3 Mm.

- Xét bệnh N ta có kiểu gen của những người trong phả hệ là:

2 nam giới không bị bệnh hh, 5 nữ giới không bị bệnh (là con của 2) Hh; 6 nam giới bị bệnh (là con của 2) Hh; 1 nữ giới không bị bệnh (là mẹ của 5, 6) Hh.

3 nữ giới không bị bệnh (có mẹ bị bệnh HH) Hh; 4 nam giới không bị bệnh hh; 7 nữ giới không bị bệnh (là con của 3, 4) 1/2Hh : 1/2hh.

6 Hh × 7 (1/2Hh : 1/2hh) → 10: nam giới bị bệnh: 1/5HH : 4/5Hh.

9 nam giới không bị bệnh hh, 8 nữ giới bị bệnh HH; 11, 12 và 13 đều có kiểu gen Hh.

II đúng. Có 7 người chưa xác định được kiểu gen là 4, 5, 6, 7, 10, 11, 13.

III sai. Có tối đa 6 người có thể có kiểu gen dị hợp 2 cặp là 1, 6, 7, 10, 11, 13.

- Xác suất sinh con không bị bệnh M có kiểu gen đồng hợp của cặp vợ chồng 10, 11 là: (2/5MM : 3/5 Mm) × (1/3MM : 2/3 Mm) → MM = 7/10 × 2/3 = 14/30.

Xác suất sinh con gái không bị bệnh N có kiểu gen đồng hợp của cặp vợ chồng 10, 11 là: (1/5HH : 4/5Hh) × Hh → hh XX = 2/5 × 1/2 × 1/2 = 1/10

→ Xác suất sinh con gái không bị bệnh N, M có kiểu gen đồng hợp của cặp vợ chồng 10, 11 là: MMhhXX = 14/30 × 1/10 = 7/150 (IV đúng)

 


Bắt đầu thi ngay