Bộ 30 đề thi thử THPT quốc gia môn Sinh năm 2022 (Đề số 22)
-
20871 lượt thi
-
40 câu hỏi
-
50 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 4:
Loại enzim nào sau đây xúc tác tổng hợp đoạn mồi trong quá trình nhân đôi ADN?
Đáp án C
- Trong quá trình nhân đôi enzim ARN –polimeraza hoạt động tổng hợp đoạn mồi.
- enzim ligaza chỉ có chức năng nối các nucleotit với nhau, enzim restritaza là enzim cắt giới hạn, emzimADN – polimeraza thực hiện chức năng tổng hợp, sửa sai mạch mới của ADN và cắt bỏ đoạn mồi
Câu 5:
Nếu hàm lượng ADN trong nhân của tế bào sinh dưỡng lưỡng bội ở pha G1 là m, thì hàm lượng ADN trong nhân của tế bào này ở kì giữa của quá trình nguyên phân là bao nhiêu?
Đáp án A
Ở kì giữa quá trình nguyên phân tế bào chứa 2n NST kép nên có hàm lượng ADN là 2m
Câu 6:
Loại đột biến nào sau đây có thể làm tăng hoặc giảm sự biểu hiện của tính trạng?
Đáp án A
Câu 7:
Phép lai nào sau đây cho đời con có số kiểu gen nhiều nhất?
Đáp án D
A và B cho đời con có 4 kiểu gen; C cho đời con có 3 kiểu gen; D cho đời con có 6 kiểu gen
Câu 8:
Trong trường hợp không xảy ra đột biến, nếu các gen không alen cùng nằm trên một cặp nhiễm sắc thể tương đồng khác nhau thì chúng
Đáp án A
Câu 9:
Một cá thể có kiểu gen Aa khi giảm phân có 68% số tế bào xảy ra trao đổi chéo. Tỉ lệ loại giao tử mang toàn alen trội là bao nhiêu?
Đáp án A
Tỉ lệ loại giao tử ABD = 0,5 A × (0,68:4) BD = 0,085 = 8,5%.
Câu 10:
Ở một loài thực vật, cho cây hoa đỏ thuần chủng lai với cây hoa trắng thuần chủng thu được F1 toàn cây hoa đỏ. Cho F1 tự thụ phấn được F2 có 245 cây hoa trắng: 315 cây hoa đỏ. Theo lí thuyết, phát biểu nào sau đây đúng?
Đáp án A
F2 có tỉ lệ 245 cây hoa trắng: 315 cây hoa đỏ = 9 hoa đỏ : 7 hoa trắng. → F1 có kiểu gen AaBb.
F1 tự thụ phấn: AaBb × AaBb = (Aa× Aa) (Bb × Bb) = (1AA : 2Aa : 1aa)(1BB:2Bb:1bb)
Kiểu gen chiếm tỷ lệ lớn nhất ở đời F2 có tỷ lệ là AaBb = 25%. (D đúng)
Cho F1 lai phân tích AaBb × aabb sẽ thu được đời con có tỉ lệ kiểu gen ở Fa là 1A-B- : 1A-bb : 1aaB- : 1aabb. (1 cây hoa đỏ : 3 cây hoa trắng) (B sai)
Số loại kiểu gen tối đa có thể có của 2 cặp gen này là = 3 × 3 = 9 loại. (A sai)
Số kiểu gen quy định kiểu hình hoa đỏ A-B- = 4 loại. Số kiểu gen quy định kiểu hình hoa trắng = 5 loại. (C sai)
Câu 11:
Trong các quần thể dưới đây, có bao nhiêu quần thể đang ở trạng thái cân bằng di truyền
Quần thể 1: 0,5AA + 0,5aa = 1. Quần thể 2: 100% Aa.
Quần thể 3: 0,49AA + 0,42Aa + 0,09aa = 1.
Quần thể 4: 0,36AA + 0,48Aa + 0,16aa = 1.
Quần thể 5: 0,64AA + 0,32Aa + 0,04aa = 1
Đáp án C
Quần thể cân bằng là quần thể có cấu trúc 100%AA hoặc 100%aa
Với quần thể có dạng xAA : yAa : zaa. Quần thể cân bằng khi x.z = (y/2)2
Trong các quần thể trên, chỉ có quần thể 3, 4, 5 cân bằng → Đáp án C
Câu 12:
Thành tựu nào sau đây là của công nghệ tế bào?
Đáp án B
A và D là của công nghệ gen; C là của gây đột biến
Câu 14:
Các bằng chứng cổ sinh vật học cho thấy: Trong lịch sử phát triển sự sống trên Trái Đất, thực vật có hoa xuất hiện ở
Đáp án C
Đối với loại câu hỏi liên quan đến các kỉ, các đại thì rất khó nhớ. Tuy nhiên, chúng ta cần nắm một số vấn đề cơ bản như sau:
- Ở đại Trung sinh đã bắt đầu xuất hiện cây có hóa, thú. Đại Tân sinh bắt đầu xuất hiện bộ khỉ.
- Các nhóm sinh vật bao giờ cũng xuất hiện ở đại trước rồi mới phát triển ưu thế ở đại tiếp theo.
- Trong 4 kỉ nói trên thì kỉ Krêta là giai đoạn xuất hiện thực vật có hoa. → Đáp án C
Câu 15:
Nhân tố sinh thái nào sau đây là nhân tố hữu sinh?
Đáp án C
Ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm là những nhân tố hữu sinh
Câu 16:
Chim sáo mỏ đỏ và linh dương có mối quan hệ sinh thái nào sau đây?
Đáp án D
Đáp án D. Chim sáo bắt các con chấy rận ở trên cơ thể linh dương. Do đó, cả chim sáo và linh dương đã hợp tác với nhau để cùng tiêu diệt chấy rận; cả hai loài này cùng có lợi
Câu 17:
Khi nói về quang hợp ở thực vật, phát biểu nào sau đây đúng?
Đáp án D
A và B sai. Vì hai pha phụ thuộc lẫn nhau. Sản phẩm của pha này là nguyên liệu của pha kia. C sai. Vì pha sáng phụ thuộc pha tối nên quá trình quang phân li nước cũng phụ thuộc pha tối. D đúng. Vì hai pha có quan hệ biện chứng với nhau. Pha sáng cung cấp NADPH và ATP cho pha tối; pha tối cung cấp NADP+ và ADP, Pi cho pha sáng. Do đó, chất độc làm ức chế pha tối sẽ không có NADP+ để cung cấp cho pha sáng, do đó pha sáng cũng bị ức chế
Câu 18:
Khi nói về đặc điểm tiêu hóa ở động vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Tất cả các loài thú ăn thực vật đều có dạ dày 4 ngăn.
II. Ở thú ăn thịt, thức ăn là thịt được tiêu hóa cơ học và hóa học trong dạ dày giống như ở người.
III. Ruột non ở thú ăn thịt ngắn hơn so với ruột non ở thú ăn thực vật.
IV. Ở động vật có ống tiêu hóa, thức ăn được tiêu hóa nội bào.
Đáp án A
Có 2 phát biểu đúng, đó là II và III. → Đáp án A.
I sai. Vì thú ăn thực vật vẫn có loại dạ dày 1 ngăn, ví dụ như ngựa, thỏ.
II đúng. Vì thú ăn thịt và người đều có cơ chế tiêu hóa giống nhau.
III đúng. Vì thú ăn thực vật có nguồn thức ăn thô, nghèo dinh dưỡng nên thời gian tiêu hóa dài, dẫn tới ruột thường dài.
IV sai. Vì các loài có ống tiêu hóa thì chỉ có tiêu hóa ngoại bào.
Câu 19:
Khi nói về đột biến gen, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Trong quần thể, giả sử gen A có 5 alen và có tác nhân 5BU tác động vào quá trình nhân đôi của gen A thì quần thể sẽ có 6 alen.
II. Tác nhân 5BU tác động gây đột biến gen thì có thể sẽ làm tăng chiều dài của gen.
III. Gen trong tế bào chất bị đột biến thì chỉ có thể được di truyền cho đời sau qua sinh sản vô tính.
IV. Đột biến thay thế một cặp nuclêôtit vẫn có thể làm tăng số axit amin của chuỗi polipeptit.
Đáp án C
Chỉ có IV đúng. → Đáp án C.
I sai. Vì có thể gây đột biến nhưng lại tạo ra alen trùng lặp với 5 alen có sẵn trong quần thể. Do đó có thể không làm phát sinh alen mới.
II sai. Vì 5BU gây đột biến thay thế một cặp nucleotit cho nên không thay đổi chiều dài của gen.
III sai. Vì không chỉ di truyền qua sinh sản vô tính mà có thể di truyền cả qua sinh sản hữu tính.
IV đúng. Vì đột biến thay thế 1 cặp nucleotit có thể làm cho bộ ba kết thúc thành bọ ba mã hóa axit amin nên sẽ làm kéo dài chuỗi polipeptit.
Câu 20:
Một loài thực vật có bộ nhiễm sắc thể 2n = 24 đã xuất hiện thể đột biến có 25 nhiễm sắc thể. Thể đột biến này có thể được phát sinh nhờ bao nhiêu cơ chế sau đây?
I. Rối loạn giảm phân, một cặp nhiễm sắc thể không phân li.
II. Rối loạn nguyên phân, một cặp nhiễm sắc thể không phân li.
III. Tiếp hợp và trao đổi chéo không cân giữa 2 cromatit cùng nguồn gốc.
IV. Rối loạn giảm phân, tất cả các cặp nhiễm sắc thể không phân li.
Đáp án C
Có 2 trường hợp, đó là I và II. → Đáp án C.
- Đột biến lệch bội có thể được phát sinh trong giảm phân hoặc trong nguyên phân.
- III sai. Vì trao đổi chéo không cân thì sẽ làm phát sinh đột biến cấu trúc NST.
- IV sai. Vì tất cả các cặp NST không phân li thì sẽ phát sinh đột biến đa bội.
Câu 21:
Ở một loài thực vật, alen A quy định lá nguyên trội hoàn toàn so với alen a quy định lá xẻ; alen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định hoa trắng. Cho cây lá nguyên, hoa đỏ giao phấn với cây lá nguyên, hoa trắng (P), thu được F1 gồm 4 loại kiểu hình trong đó số cây lá nguyên, hoa đỏ chiếm 40%. Biết rằng không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Gen A cách gen B 40 cM.
II. F1 có 10% số cây lá nguyên, hoa trắng thuần chủng.
III. F1 có 10% số cây lá xẻ, hoa đỏ.
IV. F1 có 3 kiểu gen quy định kiểu hình lá nguyên, hoa trắng.
Đáp án D
Có 3 phát biểu đúng, đó là I, II, III. → Đáp án D.
Phép lai P: Lá nguyên, hoa đỏ (A-B-) × Lá nguyên, hoa trắng (A-bb).
F1 gồm 4 loại kiểu hình trong đó số cây lá nguyên, hoa đỏ chiếm tỉ lệ 40% nên P có kiểu gen (Aa, Bb) × (Aa, bb) và A, B liên kết với nhau.
Vậy, lá nguyên, hoa đỏ (A-B-) = 40% thì lá xẻ, hoa đỏ (aaB-) = 10%. → (II) đúng.
Lá xẻ, hoa đỏ + Lá xẻ, hoa trắng = tỉ lệ của tính trạng lá xẻ = 25%.
→ Lá xẻ, hoa trắng ( ) = 25% - 10% = 15% = 0,15.
Ở thế hệ P, cây lá nguyên, hoa trắng có kiểu gen luôn cho 0,5ab và 0,5Ab.
→ 0,15 = 0,5ab × 0,3ab .
→ Tần số hoán vị = 1 – 2 × 0,3 = 0,4 = 40%. → (I) đúng.
- Cây lá nguyên, hoa trắng thuần chủng ( ) có tỉ lệ = 0,2Ab × 0,5Ab = 10%. → (III) đúng.
- F1 có hai loại kiểu gen quy đinh lá nguyên, hoa trắng là , . → (IV) sai.
Câu 22:
Nhân tố nào sau đây góp phần duy trì sự khác biệt về tần số alen và thành phần kiểu gen giữa các quần thể?
Đáp án C
Trong các nhân tố nói trên thì Cách li địa lý là nhân tố góp phần duy trì sự khác biệt về tần số alen và thành phần kiểu gen giữa các quần thể. Vì cách li địa lý có vai trò ngăn ngừa sự giao phối tự do giữa các quần thể nên có tác dụng cũng cố và tăng cường sự phân hóa vốn gen giữa các quần thể. → Đáp án C.
Câu 23:
Khi nói về kích thước của quần thể sinh vật, phát biểu nào sau đây sai?
Đáp án B
B sai vì nếu kích thước quần thể vượt mức tối đa thì bị điều chỉnh về trạng thái ổn định nhờ các hiện tượng khống chế sinh học. Do đó thường không bị diệt vong. → Đáp án B
Câu 24:
Một trong những điểm khác nhau của hệ sinh thái nhân tạo so với hệ sinh thái tự nhiên là
Đáp án A
Đáp án A.
B sai. Vì hệ sinh thái nhân tạo ít có khả năng tự điều chỉnh trước các tác động mạnh mẽ của điều kiện tự nhiên.
C sai. Vì hệ nhân tạo bị con người loại bỏ đi rất nhiều loài không có lợi cho con người cho nên mặc dù có bổ sung thêm một số loài có lợi nhưng hệ sinh thái nhân tạo luôn có số lượng loài ít hơn hệ sinh thái tự nhiên.
D sai. Vì tất cả các hệ sinh thái đều là hệ mở.
Câu 25:
Alen A ở vi khuẩn E.coli bị đột biến thành alen a. Biết rằng alen A ít hơn alen a 2 liên kết hiđro. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Nếu alen a và alen A có chiều dài bằng nhau thì đây là đột biến điểm.
II. Nếu đây là đột biến điểm và alen A có 500 nuclêôtit loại A thì alen a sẽ có 499 nuclêôtit loại T.
III. Chuỗi pôlipeptit do alen a và chuỗi pôlipeptit do alen A quy định có thể có tổng số axit amin bằng nhau.
IV. Nếu alen a có 400 nuclêôtit loại X và 500 nuclêôtit loại T thì alen A có thể có chiều dài 306,34nm
Đáp án B
Có 2 phát biểu đúng, đó là III và IV. → Đáp án B.
I sai. Vì đột biến này làm tăng 2 liên kết hidro nên nếu là đột biến không làm thay đổi chiều dài của gen thì chứng tỏ đây là đột biến thay 2 cặp A-T bằng 2 cặp G-X.
→ Không phải là đột biến điểm.
II sai. Vì nếu đây là đột biến điểm thì chứng tỏ đây là đột biến thêm 1 cặp A-T. Suy ra, số nucleotit loại T của alen a = số nucleotit loại A của alen A + 1 = 500 + 1 = 501.
III đúng. Vì nếu đột biến có thể sẽ không làm thay đổi tổng số axit amin của chuỗi pôlipeptit.
IV đúng. Vì alen a có tổng số 1800 nucleotit nên có chiều dài = 306nm. Đây là đột biến làm tăng 2 liên kết hidro cho nên có thể là đột biến mất 1 cặp A-T và thay 4 cặp A-T bằng 4 cặp G-X. Do đó alen a có chiều dài 306nm thì alen A có thể có chiều dài 306,34nm (Đột biến mất 1 cặp A-T và thay 4 cặp).
Câu 26:
Ở thực vật, alen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen b qui định hoa trắng. Trong một phép lai giữa cây hoa đỏ thuần chủng với cây hoa trắng (P), thu được đời con có phần lớn các cây hoa đỏ và một vài cây hoa trắng. Biết rằng sự biểu hiện màu sắc hoa không phụ thuộc vào điều kiện môi trường, không xảy ra đột biến gen và đột biến cấu trúc NST. Cây hoa trắng này có thể thuộc bao nhiêu thể đột biến sau đây?
I. Thể một. II. Thể ba.
III. Đột biến gen. IV. Mất đoạn.
Đáp án C
Phép lai BB × bb mà đời con sinh ra cây hoa trắng thì chứng tỏ có đột biến gen (làm co B thành b) hoặc đột biến mất đoạn (đoạn mất chứa gen B) hoặc đột biến thể một (Mất NST mang gen B). Vì bài toán nói rằng không có đột biến gen, không có đột biến cấu trúc NST nên chỉ còn đột biến lệch bội. → Đáp án C.
Câu 27:
Ở một loài thực vật, alen A quy định hoa vàng trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa đỏ. Cho cây hoa đỏ giao phấn với cây hoa vàng, thu được F1. Các cây F1 giao phấn ngẫu nhiên, thu được F2 có tỉ lệ 9 cây hoa đỏ : 7 cây hoa vàng. Lấy ngẫu nhiên 2 cây hoa vàng ở F2, xác suất để trong 2 cây này chỉ có 1 cây thuần chủng là
Đáp án D
Đáp án D. - Quy ước: A quy định hoa vàng; a quy định hoa đỏ.
- Đời F2 có tỉ lệ 9 cây hoa đỏ : 7 cây hoa vàng. → cây aa có tỉ lệ = 9/16.
→ Giao tử a = 3/4; Giao tử A = 1/4.
- Cây hoa vàng F2 gồm có AA, Aa.
→ Cây thuần chủng chiếm tỉ lệ =
- Lấy ngẫu nhiên 2 cây hoa vàng ở F2, xác suất để trong 2 cây được lấy chỉ có 1 cây thuần chủng là = .
Câu 28:
Một loài thú, cho con đực mắt trắng, đuôi dài giao phối với con cái mắt đỏ, đuôi ngắn (P), thu được F1 có 100% con mắt đỏ, đuôi ngắn. Cho F1 giao phối với nhau, thu được F2 có kiểu hình phân li theo tỉ lệ: 50% con cái mắt đỏ, đuôi ngắn; 23% con đực mắt đỏ, đuôi ngắn; 23% con đực mắt trắng, đuôi dài; 2% con đực mắt trắng, đuôi ngắn; 2% con đực mắt đỏ, đuôi dài. Biết không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Đời F2 có 8 loại kiểu gen.
II. Tất cả các cá thể F1 đều xảy ra hoán vị gen với tần số 8%.
III. Lấy ngẫu nhiên 1 cá thể cái mắt đỏ, đuôi ngắn ở F2, xác suất thu được cá thể cái thuần chủng là 46%.
IV. Nếu cho con đực F1 lai phân tích thì sẽ thu được Fa có số cá thể cái mắt đỏ, đuôi ngắn chiếm 50%.
Đáp án A
Có 3 phát biểu đúng, đó là I, III và IV. → Đáp án A.
- Tỉ lệ phân li kiểu hình ở giới đực khác với giới cái nên gen liên kết giới tính.
- Tỉ lệ phân li kiểu hình ở giới đực là 23 : 23 : 2 : 2 → Có hoán vị gen.
I đúng. Vì có liên kết giới tính và có hoán vị gen cho nên XABXab × XABY sẽ cho đời con có 8 kiểu gen.
II sai. Vì cơ thể đực XABY không có hoán vị gen.
III đúng. Vì xác suất thuần chủng = = 46%.
IV đúng. Vì con đực XABY nên khi lai phân tích thì sẽ thu được Fa có XABY có tỉ lệ = 50%.
Câu 29:
Một quần thể thực vật, AA quy định hoa đỏ; Aa quy định hoa vàng; aa quy định hoa trắng. Thế hệ xuất phát của quần thể có 0,25AA : 0,5Aa : 0,25aa. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Nếu chỉ các cây có cùng màu hoa mới giao phấn với nhau thì sẽ làm thay đổi tỉ lệ kiểu hình của quần thể.
II. Nếu chỉ có hạt phấn của cây hoa vàng không có khả năng thụ tinh thì sẽ làm thay đổi tần số alen của quần thể.
III. Nếu ở F2, quần thể có tỉ lệ kiểu gen: 3Aa : 0,7aa thì có thể đã chịu tác động của các yếu tố ngẫu nhiên.
IV. Nếu chọn lọc tự nhiên chống lại kiểu hình hoa trắng thì sẽ làm thay đổi tần số alen của quần thể.
Đáp án B
Có 3 phát biểu đúng, đó là I, III và IV. → Đáp án B.
I đúng. Vì các cây cùng màu hoa giao phấn với nhau thì đấy là giao phấn không ngẫu nhiễn nên sẽ làm thay đổi tỉ lệ kiểu gen của quần thể, dẫn tới làm thay đổi tỉ lệ kiểu hình.
II sai. Vì nếu hạt phấn của cây hoa vàng không có khả năng thụ tinh thì chọn lọc đang chống lại Aa. Trong trường hợp thế hệ xuất phát có tần số alen A = a = 0,5 thì chọn lọc chống lại kiểu hình trung gian không làm thay đổi tần số alen của quần thể.
III đúng. Vì khi tần số alen và thành phần kiểu gen thay đổi một cách đột ngột thì có thể do tác động của các yếu tố ngẫu nhiên.
IV đúng. Vì nếu chọn lọc chống lại hoa trắng (aa) thì sẽ làm thay đổi tần số alen theo hướng tăng tần số alen A và giảm tần số alen a.
Câu 30:
Khi nói về quan hệ cạnh tranh giữa các cá thể sinh vật cùng loài, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Tất cả các hình thức cạnh tranh đều dẫn tới có lợi cho loài.
II. Cạnh tranh về mặt sinh sản sẽ dẫn tới làm tăng khả năng sinh sản.
III. Nếu nguồn thức ăn vô tận thì sẽ không xảy ra cạnh tranh cùng loài.
IV. Cạnh tranh là phương thức duy nhất để quần thể duy trì số lượng cá thể ở mức độ phù hợp với sức chứa môi trường.
Đáp án A
Có 1 phát biểu đúng, đó là I. → Đáp án A.
I đúng. Vì cạnh tranh cùng loài thì luôn tạo động lực thúc đẩy loài tiến hóa nên có lợi cho loài.
II sai. Vì cạnh tranh về mặt sinh sản thì dẫn tới làm hại nhau nên làm giảm tỉ lệ sinh sản của quần thể.
III sai. Vì khi thức ăn vô tận thì không xảy ra cạnh tranh về dinh dưỡng nhưng sẽ cạnh tranh về sinh sản, nơi ở,...
IV sai. Vì ngoài cạnh tranh thì còn có các cơ chế duy trì ổn định số lượng cá thể, đó là dịch bệnh, vật ăn thịt, …
Câu 31:
Khi nói về chu trình sinh địa hóa, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Chu trình sinh địa hóa là chu trình trao đổi các chất trong tự nhiên.
II. Cacbon đi vào chu trình dưới dạng cacbon monoxit (CO).
III. Trong chu trình nitơ, thực vật hấp thụ nitơ dưới dạng NH4+ và NO3-.
IV. Không có hiện tượng vật chất lắng đọng trong chu trình sinh địa hóa
Đáp án A
Có 2 phát biểu đúng, đó là I và III. → Đáp án A.
II sai. Vì CO2 đi vào chu trình thông qua quang hợp của thực vật.
IV sai. Vì chu trình sinh địa hóa thường gắn liền với sự lắng đọng một phần vật chất vào lòng Trái Đất.
Câu 32:
Một lưới thức gồm có 9 loài được mô tả như hình bên. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Có 10 chuỗi thức ăn, trong đó chuỗi dài nhất có 7 mắt xích.
II. Nếu loài K bị tuyệt diệt thì lưới thức ăn này chỉ có tối đa 7 loài.
III. Loài H tham gia vào 10 chuỗi thức ăn.
IV. Chuỗi thức ăn ngắn nhất chỉ có 3 mắt xích.
Đáp án D
(II) và (IV) đúng. → Đáp án D.
I và III sai. Vì lưới này có 11 chuỗi thức ăn và loài H tham gia vào 9 chuỗi thức ăn.
Chuỗi thức ăn dài nhất có 7 mắt xích, đó là: A → I → K → H → C → D → E.
Chuỗi thức ăn ngắn nhất có 3 mắt xích, đó là: A → H → E.
Nếu loài K bị tuyệt diệt thì loài M cũng bị tuyệt diệt. Do đó chỉ còn lại 7 loài. → IV đúng
Câu 33:
Một loài thực vật, xét 6 gen mã hóa 6 chuỗi pôlipeptit nằm trên đoạn không chứa tâm động của một nhiễm sắc thể. Từ đầu mút nhiễm sắc thể, các gen này sắp xếp theo thứ tự: M, N, P, Q, S, T. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Đột biến mất 1 cặp nuclêôtit ở giữa gen M sẽ làm thay đổi trình tự côđon của các phần tử mARN được phiên mã từ các gen N, P, Q, S và T.
II. Nếu xảy ra đột biến chuyển đoạn nhiễm sắc thể làm cho gen N chuyển vào vị trí giữa gen S và gen T thì có thể làm thay đổi mức độ hoạt động của gen N.
III. Nếu xảy ra đột biến lặp đoạn nhiễm sắc thể chứa gen N và gen P thì luôn có hại cho thể đột biến.
IV. Nếu xảy ra đột biến điểm ở gen S thì có thể không làm thay đổi thành phần các loại nuclêôtit của gen này.
Đáp án D
Có 2 phát biểu đúng, đó là II và IV. → Đáp án D.
- Đột biến đảo đoạn thì không làm thay đổi nhóm gen liên kết; không được sử dụng để chuyển gen. Đảo đoạn có thể sẽ làm thay đổi mức độ hoạt động của gen bị thay đổi vị trí.
- Đột biến chuyển đoạn giữa 2 NST sẽ làm thay đổi cụm gen trong nhóm gen liên kết; Đột biến chuyển đoạn được sử dụng để chuyển gen.
- Đột biến gen chỉ có thể làm thay đổi cấu trúc của mARN, cấu trúc của chuỗi polipeptit của gen đột biến chứ không làm thay đổi mARN của các gen khác.
- Tất cả các đột biến đề có thể có lợi, có hại, hoặc trung tính (vì vậy, nếu đề bài nói LUÔN có lợi hoặc luôn có hại thì đó là phát biểu sai). Đột biến mất đoạn thường gây hậu quả nghiêm trọng hơn đột biến lặp đoạn.
- Tất cả mọi đột biến đều là nguyên liệu của tiến hóa, chọn giống (Nếu đề bài bảo rằng đột biến có hại nên không phải là nguyên liệu là SAI).
- Đột biến gen cũng có thể không làm thay đổi thành phần, số lượng nucleotit của gen. Ví dụ, đột biến thay thế cặp A-T bằng cặp T-A hoặc đột biến thay thế cặp G-X bằng cặp X-G.
- Đột biến lặp đoạn làm cho 2 alen của cùng một gen được nằm trên một NST và đột biến lặp đoạn tạo điều kiện để hình thành gen mới.
Vận dung các gợi ý ở trên, chúng ta dễ dàng suy ra những phát biểu nào đúng.
Câu 34:
Trong quá trình giảm phân của cơ thể đực, ở một số tế bào có cặp nhiễm sắc thể mang cặp gen Bb không phân li trong giảm phân I, giảm phân II bình thường; các tế bào còn lại giảm phân bình thường. Cơ thể cái giảm phân bình thường. Xét phép lai P: ♂ AaBbDd ×♀ AaBbdd, thu được F1. Biết không xảy ra đột biến gen. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng về F1 của phép lai trên?
I. Có tối đa 18 loại kiểu gen không đột biến và 24 loại kiểu gen đột biến.
II. Có thể tạo ra thể ba có kiểu gen AabbbDd.
III. Có tối đa 48 kiểu tổ hợp giao tử.
IV. Có thể tạo ra thể một có kiểu gen aabdd.
Đáp án B
Có 2 phát biểu đúng, đó là I và IV. → Đáp án B.
- Phép lai ♂ AaBbDd ×♀ AaBbdd sẽ có số kiểu gen không đột biến = 3 × 3 × 2 = 18 kiểu gen. Số kiểu gen đột biến = 3 × 4 × 2 = 24 kiểu gen.
- Vì Bb không phân li ở giảm phân I cho nên sẽ tạo ra giao tử Bb. Do vậy, qua thụ tinh không thể tạo nên thể ba có kiểu gen bbb.
- Số kiểu tổ hợp giao tử bằng tích số loại giao tử đực với số loại giao tử cái = 16 × 4 = 64.
Cơ thể đực có 3 cặp gen dị hợp sẽ cho 8 loại giao tử không đột biến và 8 loại giao tử đột biến.
Cơ thể cái có 2 cặp gen dị hợp sẽ cho 4 loại giao tử.
- Vì Bb không phân li ở giảm phân I cho nên sẽ tạo giao tử không mang b. Vì vậy có thể tạo ra thể một có kiểu gen aabdd.
Câu 35:
Một loài động vật, tính trạng màu mắt do 1 gen có 4 alen nằm trên nhiễm sắc thể thường quy định.
Thực hiện hai phép lai, thu được kết quả sau:
- Phép lai 1: Cá thể đực mắt đỏ lai với cá thể cái mắt lâu (P), thu được F1 có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 1 cá thể mắt đỏ : 2 cá thể mắt nâu : 1 cá thể mắt vàng.
- Phép lai 1: Cá thể đực mắt vàng lai với cá thể cái mắt vàng (P), thu được F1 có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 3 cá thể mắt vàng : 1 cá thể mắt trắng.
Cho biết không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Ở loài này, kiểu hình mắt nâu được quy định bởi nhiều loại kiểu gen nhất.
II. Ở loài này, cho cá thể đực mắt nâu giao phối với các cá thể cái có kiểu hình khác, có tối đa 6 phép lai đều thu được đời con gồm toàn cá thể mắt nâu.
III. F1 của phép lai 1 có kiểu gen phân li theo tỉ lệ 1 : 1 : 1 : 1.
IV. Cho cá thể đực mắt đỏ ở P của phép lai 1 giao phối với cá thể cái mắt vàng ở P của phép lai 2, có thể thu được đời con có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 1 : 2 : 1.
Đáp án A
Có 3 phát biểu đúng, đó là I, II và III. → Đáp án A.
Ở dạng bài toán này, chúng ta dạ vào kết quả của 2 phép lai để xác định thứ tự trội lặn, sau đó mới tiến hành làm các phát biểu.
- Từ kết quả của phép lai 1 suy ra nâu trội so với đỏ, đỏ trội so với vàng.
- Từ kết quả của phép lai 2 suy ra vàng trội so với trắng.
Quy ước: A1 nâu; A2 đỏ; A3 vàng; A4 trắng (A1 > A2 > A3 > A4).
- Vì mắt nâu là trội nhất cho nên kiểu hình mắt nâu do nhiều loại kiểu gen quy định (có 4 kiểu gen).
- Các kiểu hình mắt đỏ có 3 kiểu gen (A2A2; A2A3; A2A4); mắt vàng có 2 kiểu gen (A3A3; A2A4); mắt trắng có 1 kiểu gen (A4A4).
- Cá thể đực mắt nâu giao phối với các cá thể cái có kiểu hình khác, thu được đời con gồm toàn cá thể mắt nâu thì chứng tỏ cá thể đực mắt nâu phải có kiểu gen A1A1; Các kiểu hình khác gồm đỏ, vàng, trắng có số kiểu gen = 3+2+1 = 6. → Số phép lai = 6×1 = 6.
- Phép lai 1 sơ đồ lai là P: A1A3 × A2A3 nên đời F1 có kiểu gen phân li theo tỉ lệ 1 : 1 : 1 : 1.
- Đực mắt đỏ ở P của phép lai 1 (có kiểu gen A2A3) giao phối với cá thể cái mắt vàng ở P của phép lai 2 (có kiểu gen A3A4), sẽ thu được đời con có kiểu gen là 1A2A3; 1A2A4; 1A3A3; 1A3A4 nên kiểu hình phân li theo tỉ lệ 1 đỏ : 1 vàng.
Câu 36:
Một loài thú, cho con đực mắt trắng, đuôi dài giao phối với con cái mắt đỏ, đuôi ngắn (P), thu được F1 có 100% con mắt đỏ, đuôi ngắn. Cho F1 giao phối với nhau, thu được F2 có: 50% cá thể cái mắt đỏ, đuôi ngắn; 21% cá thể đực mắt đỏ, đuôi ngắn; 21% cá thể đực mắt trắng, đuôi dài; 4% cá thể đực mắt trắng, đuôi ngắn; 4% cá thể đực mắt đỏ, đuôi dài. Biết mỗi cặp tính trạng do một cặp gen quy định và không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Đời F2 có 8 loại kiểu gen.
II. Quá trình giảm phân của cơ thể cái đã xảy ra hoán vị gen với tần số 16%.
III. Lấy ngẫu nhiên 1 cá thể cái ở F2, xác suất thu được cá thể thuần chủng là 20%.
IV. Nếu cho cá thể cái F1 lai phân tích thì sẽ thu được Fa có các cá thể đực mắt đỏ, đuôi dài chiếm 4%.
Đáp án A
Có 3 phát biểu đúng, đó là (I), (II) và (IV). → Đáp án A.
Trước hết, chúng ta xác định quy luật di truyền chi phối phép lai và tìm kiểu gen của F1, sau đó mới đi xác định những phát biểu nào đúng.
- Ở F2, toàn bộ con cái đều có mắt đỏ, đuôi ngắn; còn con đực có nhiều kiều hình. → Tính trạng di truyền liên kết giới tính. Ở F2 có tỉ lệ kiểu hình của hiện tượng hoán vị gen.
→ Kiểu gen của F1 là XABXab × XABY. → F2 có 8 loại kiểu gen. → (I) đúng.
- Khi tính trạng liên kết giới tính thì tần số hoán vị gen = = 16%.
→ (II) đúng.
- Lấy ngẫu nhiên 1 cá thể cái ở F2, xác suất thuần chủng = = 0,42 = 42%. (Giải thích: Vì cá thể cái thuần chủng có kiểu gen XABXAB có tỉ lệ luôn bằng tỉ lệ của cá thể đực XABY. Ở bài toán này, đực XABY có tỉ lệ = 21%). → (III) sai.
Cái F1 có kiểu gen XABXab lai phân tích thì sẽ thu được cá thể đực mắt đỏ, đuôi dài (XAbY) chiếm tỉ lệ = 0,08 XAb × 0,5Y = 0,04 = 4%. → (IV) đúng.
Câu 37:
Một loài thực vật, cho cây thân cao, hoa đỏ giao phấn với cây thân thấp, hoa trắng (P), thu được F1 có 100% cây thân cao, hoa đỏ. Cho F1 tự thụ phấn, thu được F2 có 4 loại kiểu hình gồm 2000 cây, trong đó 320 cây có kiểu hình cây thân thấp, hoa trắng. Biết mỗi cặp tính trạng do một cặp gen quy định và trội hoàn toàn, không xảy ra đột biến nhưng xảy ra hoán vị gen ở cả 2 giới với tần số như nhau. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Tần số hoán vị gen ở F1 là 30%.
II. Ở F2, có 180 cây mang kiểu hình thân cao, hoa trắng.
III. Ở F2, có 320 cây mang kiểu hình thân cao, hoa đỏ thuần chủng.
IV. Ở F2, có 180 cây mang kiểu hình thân thấp, hoa đỏ.
Đáp án C
Có 3 phát biểu đúng, đó là II, III và IV. → Đáp án C
F1 chứa 100% thân cao, hoa đỏ → F1 dị hợp 2 cặp gen.
Gọi A là gen quy định thân cao, a là gen quy định thân thấp (A>>a).
B là gen quy định hoa đỏ, b là gen quy định hoa trắng (B>>b).
F1 tự thụ phấn thu được F2 có 4 loại kiểu hình, trong đó kiểu hình cây thân thấp, hoa trắng chiếm tỉ lệ = = 16%. hoán vị gen ở cả 2 giới với tần số như nhau → = 16% = 0,16 = 0,4 ab × 0,4 ab → ab là giao tử liên kết → Giao tử hoán vị = 0,5 – 0,4 = 0,1
→ Tần số hoán vị = 2 × 0,1 = 0,2 = 20%.
I. Tần số hoán vị gen ở F1 là 30% → Sai.
Vận dụng công thức giải nhanh ta có
II. Ở F2, cây thân cao, hoa trắng = 0,25 – 0,16 = 0,09 = 9% × 2000 = 180 cây. → II đúng.
III. Ở F2, số cây thân cao, hoa đỏ thuần chủng = thân thấp, hoa trắng = 320 cây. → III đúng.
IV. Ở F2, có 180 cây mang kiểu hình thân thấp, hoa đỏ. Vì số cây mang kiểu hình thân thấp, hoa đỏ = số cây mang kiểu hình thân cao, hoa trắng. → IV đúng.
Câu 38:
Ở một loài thực vật, tính trạng hình dạng quả do hai cặp gen A, a và B, b phân li độc lập quy định. Khi trong kiểu gen có mặt đồng thời cả hai alen trội A và B quy định quả dẹt; khi chỉ có một trong hai alen trội A hoặc B quy định quả tròn; khi không có alen trội nào quy định quả dài. Tính trạng màu sắc hoa do cặp gen D, d quy định; alen D quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen d quy định hoa trắng. Cho cây quả dẹt, hoa đỏ (P) tự thụ phấn, thu được F1 có kiểu hình phân li theo tỉ lệ: 6 cây quả dẹt, hoa đỏ : 5 cây quả tròn, hoa đỏ : 3 cây quả dẹt, hoa trắng : 1 cây quả tròn, hoa trắng : 1 cây quả dài, hoa đỏ. Biết rằng không xảy ra đột biến và không có hoán vị gen. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Cây P có thể có kiểu gen là Bb.
II. Trong số các cây quả tròn, hoa đỏ ở F1, cây thuần chủng chiếm 20%.
III. Ở F1, có 3 kiểu gen quy định kiểu hình quả tròn, hoa đỏ.
IV. Cho P lai phân tích thì đời con có 4 loại kiểu hình.
Đáp án B
Có 3 phát biểu đúng, đó là II, III và IV. → Đáp án B.
I sai. Vì Cây A-B-D- có tỉ lệ = 6/16 thì gen trội liên kết gen lặn. → Kiểu gen của P là hoặc .
II đúng. Ở F1, cây quả tròn, hoa đỏ có 5 tổ hợp. Trong đó cây thuần chủng có 1 tổ hợp là 1 . → Xác suất thu được cây thuần chủng là = 20%.
III đúng. Cây quả tròn, hoa đỏ có kí hiệu kiểu gen là A-bb; D- (gồm 1 kiểu gen ) hoặc aaB-; D- (gồm và ). → Có 3 kiểu gen.
(Có HS cho rằng phải có 6 kiểu gen. Vì có thể có trường hợp A liên kết với d hoặc B liên kết với d. Tuy nhiên, đối với mỗi loài sinh vật thì chỉ có một trật tự sắp xếp các gen trên NST. Vì vậy nếu A liên kết với d thì không còn xảy ra trường hợp B liên kết với d).
IV đúng. Cây P lai phân tích ( ), thì sẽ thu được đời con có 4 loại kiểu hình với tỉ lệ 1:1:1:1.
Câu 39:
Ở người, alen A quy định da bình thường trội hoàn toàn so với alen a quy định da bạch tạng. Quần thể 1 có cấu trúc di truyền: 0,25AA : 0,5Aa : 0,25aa; Quần thể 2 có cấu trúc di truyền: 0,16AA : 0,48Aa : 0,36aa. Một cặp vợ chồng đều có da bình thường, trong đó người chồng thuộc quần thể 1, người vợ thuộc quần thể 2. Biết không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Xác suất cặp vợ chồng trên sinh ra 1 đứa con gái dị hợp là 11/48.
II. Xác suất cặp vợ chồng trên sinh ra 2 đứa trong đó có 1 đứa bình thường và 1 đứa bị bệnh là 3/16.
III. Xác suất cặp vợ chồng trên sinh ra 2 đứa đều có kiểu gen dị hợp là 11/48.
IV. Xác suất cặp vợ chồng trên sinh ra 2 đứa đều có kiểu gen đồng hợp là 5/16.
Đáp án D
Cả 4 phát biểu đúng. → Đáp án D.
Khi bài toán chỉ yêu cầu tính xác suất 1 người con thì sử dụng phương pháp tính tần số alen để làm bài toán. Khi yêu cầu tính xác suất 2 người con trở lên thì phải tính xác suất kiểu gen bố mẹ, sau đó tính cho từng trường hợp.
- Quần thể 1 có cấu trúc di truyền 0,25AA : 0,5Aa : 0,25aa → Người có da bình thường sẽ có kiểu gen AA hoặc Aa. → Tần số A = ; tần số a = .
Quần thể 2 có cấu trúc di truyền 0,16AA : 0,48Aa : 0,36aa. → Người có da bình thường sẽ có kiểu gen AA hoặc Aa. → Tần số A = ; tần số a = .
- Xác suất sinh ra 1 đứa con dị hợp = × + × = .
→ Xác suất sinh ra 1 đứa con gái dị hợp =. → (I) đúng.
- Xác suất cặp vợ chồng trên sinh ra 2 đứa trong đó có 1 đứa bình thường và 1 đứa bị bệnh.
→ Cả vợ và chồng đều có kiểu gen dị hợp =
→ Xác suất = . → (II) đúng.
- Xác suất cặp vợ chồng trên sinh ra 2 đứa đều có kiểu gen dị hợp
+ Trường hợp 1: vợ Aa × chồng Aa =
+ Trường hợp 2: vợ AA × chồng Aa =
+ Trường hợp 3: vợ Aa × chồng AA =
→ Xác suất =
. → (III) đúng.
- Xác suất cặp vợ chồng trên sinh ra 2 đứa đều có kiểu gen đồng hợp
+ Trường hợp 1: vợ Aa × chồng Aa =
+ Trường hợp 2: vợ AA × chồng Aa =
+ Trường hợp 3: vợ Aa × chồng AA =
+ Trường hợp 4: vợ AA × chồng AA = ×1
. → (IV) đúng.
Câu 40:
Phả hệ ở hình dưới đây mô tả sự di truyền 2 bệnh ở người: Bệnh P do một trong hai alen của một gen quy định; bệnh M do một trong hai alen của một gen nằm ở vùng không tương đồng trên nhiễm sắc thể giới tính × quy định. Biết rằng không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Người số 4 không mang alen quy định bệnh P.
II. Người số 13 có kiểu gen dị hợp tử về ít nhất một cặp gen.
III. Xác suất sinh con thứ nhất chỉ bị bệnh P của cặp 12 - 13 là 7/48.
IV. Xác suất sinh con thứ nhất là con trai và chỉ bị bệnh P của cặp 12 - 13 là 1/16.
Đáp án A
Có 3 phát biểu đúng, đó là (II), (III) và (IV) → Đáp án A.
Cặp vợ chồng số 6-7 đều không bị bệnh P nhưng sinh con gái số 11 bị bệnh P.
→ Bệnh P do gen lặn nằm trên NST thường quy định.
Bệnh P: A quy định bình thường, a quy định bị bệnh.
Bệnh M: M quy định bình thường, m quy định bị bệnh
Ta có:
- Người số 4 sinh con số 8 bị bệnh P. → người số 4 mang alen quy định bệnh P. → (I) sai.
- Người số 8 bị bệnh P nên sẽ truyền gen bệnh cho người số 13. → Người số 13 có kiểu gen dị hợp về bệnh P.
→ (II) đúng.
- Xác suất sinh con của cặp 12-13:
+ Bệnh P: Xác suất KG của người 12 là 1/3 AA; 2/3 Aa. Kiểu gen của người 13 là Aa.
→ Sinh con bị bệnh P = 1/6 ; Sinh con không bị bệnh P = 5/6.
+ Bệnh M: người số 12 có kiểu gen XBY ; Người số 13 có kiểu gen 1/2XBXB : 1/2XBXb.
→ Xác suất sinh con bị bệnh M = 1/2 × 1/4 = 1/8 ; Không bị bệnh M = 7/8.
→Xác suất sinh con thứ nhất chỉ bị bệnh P = 7/8 × 1/6 = 7/48. → (III) đúng.
→ Xác suất sinh con thứ nhất là trai và chỉ bị bệnh P = 3/8 × 1/6 = 1/16. → (IV) đúng.