Bộ 30 đề thi thử THPT quốc gia môn Sinh năm 2022 (Đề số 5)
-
20852 lượt thi
-
40 câu hỏi
-
50 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Giả sử nồng độ Ca2+ ở trong tế bào lông hút của rễ cây là 0,03M. Rễ cây sẽ không thể hấp thụ thụ động ion Ca2+ khi cây sống trong môi trường có nồng độ Ca2+ nào sau đây?
Đáp án C
Rễ cây sẽ hút khoáng thụ động nếu nồng độ ion khoáng ở trong dung dịch đất cao hơn nồng độ ion khoáng ở trong tế bào lông hút.
→ Đáp án C. Do vậy, các nồng độ thấp hơn nồng độ ion khoáng trong cây thì cây sẽ không hấp thụ thụ động được
Câu 2:
Động vật nào sau đây có manh tràng phát triển?
Đáp án B
Trong 4 loài nói trên thì chỉ có thỏ là có manh tràng phát triển thực hiện chức năng tiêu hoá thức ăn thực vật. Bò có dạ cỏ nên manh tràng ít phát triển, Gà và gấu không có manh tràng mà chỉ có ruột tịt là vết tích của manh tràng. → Đáp án B
Câu 3:
Côđon nào sau đây làm nhiệm vụ kết thúc dịch mã?
Đáp án A
Có 3 côđon làm nhiệm vụ kết thúc dịch mã, đó là 5’UAA3’; 5’UAG3’; 5’UGA3’.
→ Đáp án A
Câu 4:
Loại enzim nào sau đây có khả năng làm tháo xoắn đoạn phân tử ADN, tách 2 mạch của ADN và xúc tác tổng hợp mạch polilnucleotit mới bổ sung với mạch khuôn?
Đáp án C
Đáp án C.
- Trong 4 enzim trên thì enzim ARNpolimeraza có khả năng làm tháo xoắn mạch ADN, tách 2 mạch của ADN và xúc tác tổng hợp mạch polilnucleotit mới bổ sung với mạch khuôn.
- Enzim ADN polimeraza có chức năng tổng hợp mạch mới bổ sung với mạch gốc chứ không tham gia tháo xoắn mạch ADN.
- Enzim ligaza có chức năng nối các đoạn Okazaki lại với nhau đồng thời tạo liên kết phosphodieste làm liền mạch ADN.
- enzim restrictaza là enzim cắt giới hạn sử dụng trong kỹ thuật di truyền
Câu 5:
Ở các loài sinh sản hữu tính, bộ NST của loài được duy trì ổn định nhờ những cơ chế nào sau đây?
Đáp án B
Câu 6:
Một nuclêôxôm có cấu trúc gồm
Đáp án A
Chọn đáp án A
Một nucleoxome gồm một đoạn ADN dài 146 cặp nucleotide quấn 1 (3/4) vòng quanh 1 khối cầu gồm 8 phân tử protein loại histon
Câu 7:
Cho biết quá trình giảm phân không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, phép lai Aa × aa cho đời con có tỉ lệ kiểu gen là
Đáp án A
Đáp án A.
Phép lai Aa × aa → 1Aa : 1aa
Câu 8:
Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn, quá trình giảm phân không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, phép lai AaBbDdEe × aaBBDdee cho đời con có
Đáp án A
Đáp án A.
AaBbDdEe × aaBBDdee = (Aa × aa) (Bb × BB) (Dd × Dd) (Ee × ee).
= (1Aa : 1aa) (1Bb : 1BB) (1DD : 2Dd : 1Dd) (1Ee : 1ee).
Số loại kiểu gen = 2 × 2 × 3 × 2 = 24.
Số loại kiểu hình = 2 × 1 × 2 × 2 = 8
Câu 9:
Cho biết alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp; alen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định hoa trắng. Khoảng cách giữa hai gen A và B là 40 cM. Cho phép lai P:♂ ×♀ thu được F1. Biết không xảy ra hiện tượng đột biến nhưng xảy ra hoán vị gen ở cả 2 giới với tần số như nhau. Theo lí thuyết, tỉ lệ cây thân cao, hoa trắng F1 chiếm tỉ lệ là
Đáp án B
Tần số hoán vị gen là 40% → tỉ lệ giao tử ab = 0,2 → Kiểu gen = (0,2)2 = 0,04.
Tỉ lệ cây thân cao hoa trắng (A-, bb) = 0,25 – 0,04 = 0,21 = 21%.
Câu 10:
Ở một loài thực vật, khi trong kiểu gen có cả gen A và gen B thì hoa có màu đỏ. Nếu trong kiểu gen chỉ có A hoặc chỉ có B thì hoa có màu vàng. Nếu không có gen A và B thì hoa có màu trắng. Hai cặp gen Aa và Bb nằm trên 2 cặp NST khác nhau. Cho cây dị hợp về 2 cặp gen nói trên tự thụ phấn được F1. Theo lí thuyết, trong số các cây hoa màu đỏ ở F1, tỉ lệ kiểu gen là
Đáp án D
Đáp án D.
F1 tự thụ phấn: AaBb × AaBb = (Aa× Aa) (Bb × Bb) = (1AA : 2Aa : 1aa)(1BB:2Bb:1bb)
Hoa đỏ A-B- = (1AA : 2Aa)(1BB:2Bb) = 1 : 2 : 2 : 4
Câu 11:
Một loài thực vật, A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với a quy định hoa trắng. Một quần thể ngẫu phối có cấu trúc di truyền ở thế hệ xuất phát là: 0,15AA : 0,5Aa : 0,35aa. Ở thế hệ F2, cây hoa đỏ chiếm tỉ lệ bao nhiêu?
Đáp án A
Tần số các alen là: A = 0,15 + 0,25 = 0,4; a = 0,6
Ở thế hệ F2 quần thể đạt cân bằng di truyền
→ cây hoa đỏ chiếm tỉ lệ A- = 1- aa = 1 – 0,62 = 0,64
Câu 13:
Một alen trội có lợi nào đó có thể bị loại bỏ hoàn toàn khỏi quần thể do nhân tố tiến hóa nào sau đây?
Đáp án D
Câu 14:
Khi nói về sự phát triển của sinh giới, phát biểu nào sau đây sai?
Đáp án B
Ở kỉ Silua, động vật tiến hóa lên cạn
Câu 17:
Trong quá trình quang hợp ở thực vật, hợp chất nào sau đây tách khỏi chu trình Canvin tham gia tổng hợp chất hữu cơ?
Đáp án C
Câu 18:
Khi nói về tuần hoàn ở người, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Máu trong động mạch phổi là máu giàu CO2.
II. Huyết áp ở mao mạch là thấp nhất.
III. Trong một chu kì tim thì tâm nhĩ phải co trước tiên.
IV. Tâm nhĩ phải nhận máu từ tĩnh mạch phổi
Đáp án C
Có 2 phát biểu đúng, đó là I và III
- II sai. Huyết áp ở tĩnh mạch chủ là thấp nhất.
- IV sai. Tâm nhĩ phải nhận máu từ tĩnh mạch chủ
Câu 19:
Khi nói về đột biến số lượng nhiễm sắc thể, phát biểu nào sau đây đúng?
Đáp án C
A sai. Nếu một bên bố hoặc mẹ bị đột biến tất cả NST không phân li trong giảm phân I hoặc giảm phân II còn cơ thể còn lại bình thường sẽ làm phát sinh đột biến đa bội lẻ.
B sai. Đột biến đa bội không làm mất cân bằng hệ gen.
D sai. Thể dị đa bội được hình thành do cơ chế lai xa kết hợp đa bội hóa
Câu 20:
Cơ thể đời P bị đột biến trong giảm phân, tất cả các cặp NST không phân li trong giảm phân I, giảm phân II diễn ra bình thương. Kết quả sẽ hình thành nên tối đa bao nhiêu dạng đột biến sau đây?
I. Thể một. II. Thể ba. III. Thể tứ bội. IV. Thể tam bội.
Đáp án C
Có 2 dạng, đó là III và IV.
Nếu một bên P đột biến sẽ tạo đột biến tam bội 3n, nếu cả 2 đột biến sẽ tạo đột biến tứ bội
Câu 21:
Một cơ thể đực có kiểu gen AaBb tiến hành giảm phân tạo giao tử. Biết không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Nếu chỉ có 1 tế bào giảm phân không có hoán vị thì chỉ sinh ra 2 loại giao tử.
II. Nếu chỉ có 2 tế bào giảm phân thì tối thiểu sẽ cho 2 loại giao tử.
III. Nếu chỉ có 3 tế bào giảm phân thì có thể sẽ sinh ra 4 loại giao tử với tỉ lệ 2:2:1:1.
IV. Nếu chỉ có 4 tế bào giảm phân tạo ra 4 loại giao tử thì mỗi loại giao tử luôn chiếm tỉ lệ 25%.
Đáp án A
Có 1 tế bào sinh tinh có kiểu gen AaBb giảm phân cho 2 giao tử AB và ab hoặc Ab và aB.
I đúng. Nếu chỉ có 1 tế bào giảm phân không có hoán vị thì chỉ sinh ra 2 loại giao tử AB và ab hoặc Ab và aB.
II đúng. Nếu chỉ có 2 tế bào giảm phân thì tối thiểu sẽ cho 2 loại giao tử trong trường hợp 2 tế bào này cho các giao tử hệt nhau
III đúng. Nếu chỉ có 3 tế bào giảm phân thì có thể sinh ra 3AB và 3ab hoặc (3Ab và 3aB) hoặc: (2AB : 2ab : 1Ab : 1aB) hoặc (2Ab : 2aB : 1AB : 1ab)
IV sai. Vì nếu chỉ có 4 tế bào giảm phân tạo ra 4 loại giao tử thì có thể xảy ra các trường hợp: (3AB: 3ab : 1Ab : 1aB) hoặc (3Ab : 3aB : 1AB : 1ab) hoặc (1AB : 1aB : 1Ab : 1ab) trong đó 2 trường hợp đầu các loại giao tử đều khác 25%
Câu 22:
Khi nói về sự hình thành loài mới bằng con đường địa lí, phát biểu nào sau đây đúng?
Đáp án C
Xét các phát biểu của đề bài:
A sai. Vì hình thành loài mới bằng con đ¬ường địa lí xảy ra ở cả động vật và thực vật (động vật có khả năng di chuyển, thực vật có khả năng phát tán bào tử)
B sai. Điều kiện địa lí là nguyên nhân gián tiếp gây ra những biến đổi trên cơ thể sinh vật. Nó chỉ làm cho sự khác biệt vốn gen của quần thể với quần thể gốc càng sâu sắc.
C đúng.
D sai. Vì loài mới và loài gốc sống ở 2 khu vực địa lý khác nhau
Câu 23:
Trong khu bảo tồn đất ngập nước có diện tích là 1000 ha. Người ta theo dõi số lượng của quần thể chim cồng cộc, vào cuối năm thứ nhất ghi nhận được mật độ cá thể trong quần thể là 1,25 cá thể/ha. Đến cuối năm thứ hai, đếm được số lượng cá thể là 1350 cá thể. Biết quần thể có tỉ lệ tử vong là 3%/năm. Trong điều kiện không có di - nhập cư, quần thể có tỉ lệ sinh sản là bao nhiêu?
Đáp án C
Tỉ lệ sinh sản = số cá thể mới được sinh ra/ tổng số cá thể ban đầu.
- Số cá thể vào cuối năm thứ nhất là: 1,25.1000 = 1250 cá thể
- Số cá thể vào cuối năm thứ hai là: 1350 cá thể
- Gọi tỉ lệ sinh sản là x%. Ta có:
- Số lượng cá thể vào cuối năm thứ 2 là: 1250 + 1250.x - 1250.3% = 1350 → x = 11% → Đáp án C đúng
Câu 24:
Diễn thế thứ sinh có đặc điểm nào sau đây?
Đáp án B
A sai. Vì diễn thế thứ sinh bắt đầu từ môi trường đã có sinh vật sinh sống.
B đúng. Diễn thế thứ sinh mang đầy đủ các đặc điểm của quá trình diễn thế nói chung
C sai. Vì quá trình diễn thé không gắn liền với sự phá hoại môi trường
D sai. Vì kết quả của diễn thế thứ sinh không phải lúc nào cũng hình thành quần xã đỉnh cực
Câu 25:
Cho biết: 5’XGU3’, 5’XGX3’ ; 5’XGA3’; 5’XGG3’ quy định Arg; 5’GGG3’, 5’GGA3’, 5’GGX3’, 5’GGU3’ quy định Gly. Một đột biến điểm xảy ra ở giữa alen làm cho alen A thành alen a, trong đó chuỗi mARN của alen a bị thay đổi cấu trúc ở một bộ ba dẫn tới axit amin Arg được thay bằng axit amin Gly. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Nếu alen a có chiều dài 408nm thì alen A cũng có chiều dài 408nm.
II. Nếu alen A phiên mã một lần cần môi trường cung cấp 150 U thì alen a phiên mã 1 lần cũng cần môi trường cung cấp 150U.
III. Nếu alen A phiên mã một lần cần môi trường cung cấp 200 X thì alen a phiên mã 1 lần sẽ cần môi trường cung cấp 199 X.
IV. Nếu alen A nhân đôi một lần cần môi trường cung cấp 600 X thì alen a nhân đôi 1 lần cũng cần môi trường cung cấp 600 X
Đáp án C
Cả 4 phát biểu đúng. → Đáp án C.
I và IV đều đúng. Vì đột biến thay thế cặp G-X thành cặp X-G nên không làm thay đổi thành phần, số lượng nucleotit.
II đúng. Vì đột biến này không liên quan đến cặp A-T nên khi phiên mã, số nucleotit loại A mà môi trường cùng cấp cho alen A cũng giống như số nucleotit loại A mà môi trường cung cấp cho alen a.
III đúng. Vì đột biến đã làm cho X của mARN được thay bằng G của mARN nên ban đầu cần 200X thì bây giờ cần 199X
Câu 26:
Một loài thực vật, cặp nhiễm sắc thể số 1 chứa cặp gen Aa; cặp nhiễm sắc thể số 3 chứa cặp gen Bb. Nếu ở tất cả các tế bào, cặp NST số 1 không phân li trong giảm phân 2, cặp NST số 3 phân li bình thường thì cơ thể có kiểu gen AaBb giảm phân sẽ tạo ra các loại giao tử có kiểu gen:
Đáp án A
Cặp gen Aa không phân li trong giảm phân II sẽ tạo ra giao tử AA, aa, O.
Cặp gen B, b phân li bình thường sẽ tạo ra giao tử B, b
→ Các loại giao tử tạo ra là:
(AA, aa, O)(B : b)
→ Có 6 loại giao tử là: AAB, AAb, aaB, aab, B, b
Câu 27:
Một loài thực vật, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp. Cơ thể tứ bội giảm phân chỉ sinh ra giao tử lưỡng bội, các giao tử lưỡng bội có khả năng thụ tinh bình thường. Thực hiện phép lai P: AAaa × aaaa thu được F1. Tiếp tục cho F1 lai phân tích thu được Fa. Theo lí thuyết, Fa có tỉ lệ kiểu hình:
Đáp án B
Cơ thể AAAa giảm phân cho giao tử 1/6AA : 4/6Aa : 1/6aa
Cơ thể aaaa giảm phân cho giao tử aa
P: AAaa × aaaa → F1: 1/6AAaa : 4/6Aaaa : 1/6aaaa
Cho F1 lai phân tích ta có tỉ lệ giao tử aa ở các loại kiểu gen của F1 là 1/36 + 2/6 + 1/6 = 19/36.
→ Ở đừi Fa, cây thân thấp có tỉ lệ = 19/36. → Đáp án B
Câu 28:
Ở một loài thực vật lưỡng bội, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân; alen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định hoa trắng, các gen phân li độc lập. Biết không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Cho cây aaBb lai phân tích thì đời con có 2 loại kiểu hình, trong đó cây thân thấp, hoa trắng chiếm 50%.
II. Cho cây thân cao, hoa trắng tự thụ phấn, nếu đời F1 có 2 loại kiểu hình thì chứng tỏ F1 có 3 loại kiểu gen.
III. Cho cây thân cao, hoa đỏ (P) tự thụ phấn, thu được F1. Nếu F1 có thân thấp, hoa trắng thì chứng tỏ F1 có 9 loại kiểu gen.
IV. Tất cả các cây thân thấp, hoa đỏ giao phấn ngẫu nhiên thì đời con có ít nhất 3 kiểu gen
Đáp án B
Cả 4 phát biểu đúng → Đáp án B.
I đúng. Vì aaBb lai phân tích thì đời con có 1aaBb và 1aabb → 1 cây thấp, hoa đỏ : 1 cây thấp, hoa trắng.
II. đúng. Vì cây thân cao, hoa trắng có kí hiệu kiểu gen là A-bb. Khi cây A-bb tự thụ phấn, sinh ra đời con có 2 loại kiểu hình thì chứng tỏ cây A-bb có kiểu gen Aabb. → Cây Aabb tự thụ phấn thì đời con có 3 loại kiểu gen.
III đúng. Vì cây thân cao, hoa đỏ có kí hiệu kiểu gen A-B-. Cây này tự thụ phấn mà đời con có kiểu hình cây thấp, hoa trắng (aabb) thì chứng tỏ cây A-B- có kiểu gen AaBb. → Đời con có 9 loại kiểu gen.
IV đúng. Vì các cây thân thấp, hoa đỏ có kiểu gen là aaBB và aaBb nên đời con sẽ có 3 loại kiểu gen
Câu 29:
Ở một loài thực vật, AA quy định quả đỏ, Aa quy định quả vàng, aa quy định quả xanh, khả năng sinh sản của các cá thể là như nhau. Thế hệ xuất phát của một quần thể ngẫu phối có tần số kiểu gen là 0,36AA : 0,48Aa : 0,16aa. Giả sử bắt đầu từ thế hệ F1, chọn lọc tự nhiên tác động lên quần thể theo hướng loại bỏ hoàn toàn cây aa ở giai đoạn bắt đầu ra hoa. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Ở tuổi sau sinh sản của thế hệ F1, cây Aa chiếm tỉ lệ 4/7.
II. Ở giai đoạn mới nảy mầm của thế hệ F2, cây aa chiếm tỉ lệ 4/49.
III. Ở giai đoạn mới nảy mầm của thế hệ F4, alen a có tần số 2/13.
IV. Ở tuổi sau sinh sản của thế hệ F3, kiểu gen AA chiếm tỉ lệ 7/11
Đáp án C
Quần thể ngẫu phối có cấu trúc: 0,36AA : 0,48Aa : 0,16aa.
Tần số tương đối của các alen trong quần thể ở thế hệ xuất phát là: A = 0,36 + 0,48/2 = 0,6; a = 1 – 0,6 = 0,4
Quần thể cân bằng nên ở thế hệ F1, cấu trúc của quần thể vẫn là: 0,36AA : 0,48Aa : 0,16aa.
Xét các phát biểu của đề bài:
I đúng. Ở tuổi sau sinh sản của thế hệ F1, quần thể có cấu trúc: 0,36AA : 0,48Aa hay 3/7AA : 4/7Aa → cây Aa chiếm tỉ lệ 4/7.
II đúng. Tần số tương đối của alen a ở giai đoạn sau tuổi sinh sản F1 là: 4/7 : 2 = hay
Vì quần thể ngẫy phối nên ở giai đoạn mới nảy mầm của thế hệ F2, cây aa chiếm tỉ lệ =
III sai. Vì ở giai đoạn tuổi sau sinh sản F3 có tần số alen = tần số alen ở giai đoạn mới nảy mầm F4.
Tần số alen a ở giai đoạn tuổi sau sinh sản F3 là:
IV – Đúng. Giai đoạn mới nảy mầm F2 có cấu trúc: AA : Aa : aa
Giai đoạn tuổi sau sinh sản F2 là: 5/9AA : 4/9Aa
Giai đoạn mới nảy mầm F3: 49/81AA : 28/81Aa : 4/81aa
Giai đoạn tuổi sau sinh sản F3: 7/11AA : 4/11Aa
Câu 30:
Xét 4 quần thể của cùng một loài sống ở 4 hồ cá tự nhiên. Tỉ lệ % cá thể của mỗi nhóm tuổi ở mỗi quần thể như sau:
Quần thể |
Tuổi trước sinh sản |
Tuổi sinh sản |
Tuổi sau sinh sản |
Số 1 |
40% |
40% |
20% |
Số 2 |
65% |
25% |
10% |
Số 3 |
16% |
39% |
45% |
Số 4 |
25% |
50% |
25% |
Theo suy luận lí thuyết, phát biểu nào sau đây đúng?
Đáp án C
Đáp án C.
Để dự đoán xu hướng phát triển của quần thể, người ta so sánh tỉ lệ nhóm tuổi trước sinh sản với tỉ lệ nhóm tuổi sinh sản.
- Quần thể 1 có tỉ lệ nhóm tuổi trước sinh sản bằng tỉ lệ nhóm tuổi sinh sản. → Quần thể ổn định.
- Quần thể 2 có tỉ lệ nhóm tuổi trước sinh sản lớn hơn nhóm tuổi sinh sản. → Quần thể phát triển (tăng số lượng cá thể), cho nên sẽ tăng kích thước quần thể.
- Quần thể 3 có tỉ lệ nhóm tuổi trước sinh sản bé hơn tỉ lệ nhóm tuổi sinh sản. → Quần thể suy thoái (mật độ cá thể đang giảm dần).
- Quần thể 4 có tỉ lệ nhóm tuổi trước sinh sản bé hơn tỉ lệ nhóm tuổi sinh sản. → Quần thể suy thoái
Câu 31:
Một quần thể cá chép ở một hồ cá tự nhiên có tỉ lệ nhóm tuổi là: 73% trước sinh sản; 25% sau sinh sản. Biết rằng nguồn sống của môi trường đang được giữ ổn định, phát biểu nào sau đây đúng?
Đáp án A
Đáp án A. Vì trong một quần thể, nếu tỉ lệ nhóm tuổi trước sinh sản chiếm đa số thì chứng tỏ ở quần thể đó đang bị khai thác quá mức hoặc nguồn sống bổng dung được tăng lên. Ở bài này, đề raddax nói rõ là môi trường sống đang được duy trì ổn định, có nghĩa là nguồn sống không được tang lên
Câu 32:
Trong giờ thực hành, một bạn học sinh đã mô tả ngắn gọn quan hệ sinh thái giữa các loài trong một vường xoài như sau: Cây xoài là thức ăn của sâu đục thân, sâu hại quả, chim ăn quả, côn trùng cánh cứng ăn vỏ cây và loài động vật ăn rễ cây. Chim sâu ăn côn trùng cánh cứng, sâu đục thân và sâu hại quả. Chim sâu và chim ăn quả đều là thức ăn của chim ăn thịt cỡ lớn. Động vật ăn rễ cây là thức ăn của rắn, thú ăn thịt và chim ăn thịt cỡ lớn. Từ các mô tả này, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Chuỗi thức ăn dài nhất trong lưới thức ăn này có tối đa 4 mắt xích.
II. Nếu số lượng động vật ăn rễ cây bị giảm mạnh thì sự cạnh tranh giữa chim ăn thịt cỡ lớn và rắn gay gắt hơn so với sự cạnh tranh giữa rắn và thú ăn thịt.
III. Chim ăn thịt cỡ lớn có thể là động vật tiêu thụ bậc 2, cũng có thể là động vật tiêu thụ bậc 3.
IV. Các loài sâu đục thân, sâu hại quả, động vật ăn rễ cây và côn trùng cánh cứng có ổ sinh thái trùng nhau hoàn toàn
Đáp án A
Có 2 phát biểu đúng, đó là I và III. → Đáp án A.
Giải thích: Dựa vào mô tả nói trên, chúng ta vẽ được lưới thức ăn:
I đúng. Vì chuỗi thức ăn dài nhất là chuỗi:
Cây → côn trùng cánh cứng → chim sâu → chim ăn thịt cở lớn. (có 4 mắt xích).
II sai. Vì khi đông vật ăn rễ cây giảm số lượng thì rắn và thú ăn thịt sẽ thiếu thức ăn nghiêm trọng, khi đó chúng cạnh tranh gay gắt hơn. Còn chim ăn thịt cở lớn sử dụng nhiều nguồn thức ăn, cho nên thiếu động vật ăn rễ cây thì không ảnh hưởng lớn đến nó.
III đúng. Vì chim ăn thịt cỡ lớn có thể là bậc dinh dưỡng cấp 3 hoặc cấp 4.
IV sai. Vì các loài sâu đục thân, sâu hại quả, động vật ăn rễ cây và côn trùng cánh cứng đều sử dụng cây làm thức ăn nhưng có sự phân hóa ổ sinh thái (mỗi loài ăn một bộ phận khác nhau của cây).
Câu 33:
Alen B1 ở vùng nhân của sinh vật nhân sơ bị đột biến điểm thành alen B2. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Alen B1 và alen B2 có thể có số lượng nuclêôtit bằng hoặc hơn kém nhau 2 nuclêôtit.
II. Nếu protein do alen B2 quy định có chức năng thay đổi so với protein do alen B1 quy định thì cá thể mang alen B2 gọi là thể đột biến.
III. Chuỗi polipeptit do alen B1 và chuỗi polipeptit do alen B2 quy định tổng hợp có thể hoàn toàn giống nhau về số lượng, thành phần và trật tự axit amin.
IV. Phân tử protein do alen B2 quy định tổng hợp có thể mất chức năng
Đáp án D
Cả 4 phát biểu đúng.
I đúng. Vì đột biến điểm chỉ liên quan tới một cặp nucleotit nên alen đột biến có thể nhiều hơn hoặc ít hơn 1 cặp nucleotit.
II đúng. Vì vi khuẩn có bộ NST đơn bội nên mỗi gen chỉ có 1 alen. Do đó, gen đột biến luôn được biểu hiện thành kiểu hình đột biến.
III đúng. Vì nếu đột biến này làm xuất hiện bộ ba mới nhưng cùng quy định axit amin cũ thì không làm thay đổi trình tự các axit amin.
IV đúng. Vì khi hình thành protein mới thì protein mới có thể bị mất chức năng sinh học hoặc có thể hình thành chức năng mới
Câu 34:
Một loài có 2n = 24, tế bào sinh dưỡng của một thể đột biến có 36 NST và gồm 12 nhóm, mỗi nhóm có 3 NST.
Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Thể đột biến này có thể sẽ trở thành loài mới nếu có khả năng sinh sản.
II. Thể đột biến này thường tạo quả có nhiều hạt hơn so với quả của dạng lưỡng bội.
III. Thể đột biến này có kích thước cơ thể to hơn dạng lưỡng bội.
IV. Có thể được phát sinh do đột biến đa bội hóa từ hợp tử F1
Đáp án B
Có 2 phát biểu đúng, đó là I và III. → Đáp án B.
II sai. Vì đây là dạng đột biến 3n cho nên thường không có khả năng sinh sản hữu tính. Vì thường không sinh sản hữu tính cho nên thường không có hạt.
IV sai. Vì 3n thì không thể được tứ bội hóa từ F1
Câu 35:
Một loài có bộ NST 2n = 18, trên mỗi cặp nhiễm sắc thể xét 2 cặp gen dị hợp tử. Giả sử trong quá trình giảm phân ở một cơ thể không xảy ra đột biến nhưng vào kì đầu của giảm phân I, ở mỗi tế bào có hoán vị gen ở nhiều nhất là 1 cặp NST tại các cặp gen đang xét. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Số loại giao tử tối đa được tạo ra là 5120.
II. Có tối đa 4608 loại giao tử hoán vị.
III. Một cặp NST tạo ra tối đa 4 loại giao tử.
IV. Mỗi cặp NST tạo ra tối đa 2 loại giao tử hoán vị
Đáp án B
Có 4 phát biểu đúng. → Đáp án B
Câu 36:
Một loài thực vật, cây khi trong kiểu gen có A, B và D quy định hoa đỏ, các kiểu gen còn lại quy định hoa trắng. Phép lai P: AaBbDd × AaBbDd, thu được F1 có 1280 cây. Biết không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Ở F1 có 740 cây hoa trắng.
II. Ở F1 có 120 cây hoa đỏ dị hợp tử 1 cặp gen.
III. Ở F1 có 240 cây hoa đỏ dị hợp tử 2 cặp gen.
IV. Ở F1 có 360 cây hoa trắng đồng hợp tử 1 cặp gen
Đáp án A
Có 3 phát biểu đúng, đó là I, II và III. → Đáp án A.
Theo bài ra ta có: A-B-D- quy định thân cao; còn lại thân thấp.
I đúng. Vì P dị hợp 3 cặp gen cho nên cây hoa trắng có tỉ lệ = 1 – cây hoa đỏ = 1 – 27/64 = 37/64. → Số cây hoa trắng = 37/64 × 1280 = 740.
II đúng. Vì cây hoa đỏ (A-B-D-) dị hợp 1 cặp gen chiếm tỉ lệ = = 3/32. (Có 3 cặp gen mà dị hợp 1 cặp gen thì 2 cặp gen còn lại đồng hợp. Vì vậy, trong 3 cặp có 1 cặp dị hợp thì C13 và cặp đồng hợp có hệ số 1 ; cặp dị hợp có hệ số 2).
→ Số cây = 3/32 × 1280 = 120 cây.
III đúng. Vì cây hoa đỏ (A-B-D-) dị hợp 2 cặp gen chiếm tỉ lệ = = 3/16. (Có 3 cặp gen mà dị hợp hai cặp gen thì 1 cặp gen còn lại đồng hợp. Vì vậy, trong 3 cặp có 2 cặp dị hợp thì C23 và cặp đồng hợp có hệ số 1 ; cặp dị hợp có hệ số 2).
→ Số cây = 3/16 × 1280 = 240 cây.
IV sai. Vì cây hoa trắng đồng hợp tử 1 cặp gen chiếm tỉ lệ = = 9/32. → Số cây = 9/32 × 1280 = 360 cây
Câu 37:
Một loài thực vật, xét 2 tính trạng là chiều cao thân và màu sắc hoa, mỗi tính trạng do 1 gen quy và alen trội là trội hoàn toàn. Cho 2 cây (P) đều có thân cao, hoa đỏ dị hợp 2 cặp gen giao phấn với nhau, thu được F1. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng về F1?
I. Tỉ lệ kiểu gen đồng hợp 2 cặp gen luôn bằng tỉ lệ kiểu gen dị hợp 2 cặp gen.
II. Kiểu hình thân cao, hoa đỏ luôn chiếm tỉ lệ lớn nhất.
III. Nếu F1 có 4 loại kiểu gen thì kiểu hình thân cao, hoa đỏ chỉ có 1 kiểu gen quy định.
IV. Nếu F1 có 3 kiểu gen thì kiểu hình thân cao, hoa đỏ có thể chỉ do 2 kiểu gen quy định
Đáp án C
Có 3 phát biểu đúng, đó là I, II và IV. → Đáp án C.
III sai. Vì F1 có 4 kiểu gen thì chứng tỏ P không có hoán vị gen. Khi đó P là thì F1 có 4 kiểu gen và kiểu hình A-B- có 2 kiểu gen quy định, đó là và .
Câu 38:
Ở một loài thú, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp; alen B quy định lông đen trội hoàn toàn so với alen b quy định lông trắng; Alen D quy định có sừng trội hoàn toàn so với alen d quy định không sừng. Thực hiện phép lai , thu được F1 có tổng số cá thể thân cao, lông đen, có sừng và cá thể thân cao, lông trắng, không sừng chiếm 46,75%. Biết không xảy ra đột biến và có hoán vị gen ở cả hai giới với tần số bằng nhau. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Trong tổng số con cái thân cao, lông đen, có sừng ở F1, số cá thể đồng hợp tử 3 cặp gen chiếm tỉ lệ 3/56.
II. Ở F1 có số cá thể thân cao, lông đen, không sừng chiếm tỉ lệ 14%.
III. Ở F1 có số cá thể đực thân cao, lông đen, có sừng chiếm tỉ lệ 14%.
IV. Trong tổng số cá thể thân cao, lông đen, có sừng ở F1, số cá thể cái đồng hợp tử 3 cặp gen chiếm tỉ lệ 1/28.
Đáp án D
Có 4 phát biểu đúng. → Đáp án D.
Phép lai = ( )( )
F1 có 46,75% số cá thể thân cao, lông đen, có sừng (A-B-D-) và cá thể thân cao, lông trắng, không sừng (A-bbdd)
Ta có: (0,5 + ) × 0,75 + (0,25 - ) × 0,25 = 0,25 × (1,5 + 0,25 + 2. ) = 0,4675.
Giải ra ta được = (0,4675: 0,25 – 1,75) : 2 = 0,06.
cho đời con có 0,06 = 0,3ab × 0,2ab.
I. Trong tổng số con cái thân cao, lông đen, có sừng ở F1, số cá thể đồng hợp tử 3 cặp gen chiếm tỉ lệ = = = 3/56.
II. Ở F1 có số cá thể thân cao, lông đen, không sừng (A-B-dd) chiếm tỉ lệ = 0,56×1/4 = 0,14 = 14%.
III. Ở F1 có số cá thể đực thân cao, lông đen, có sừng (A-B-XDY) chiếm tỉ lệ = 0,56×1/4 = 0,14 = 14%.
IV. Trong tổng số cá thể thân cao, lông đen, có sừng (A-B-D-) ở F1, số cá thể cái đồng hợp tử 3 cặp gen chiếm tỉ lệ = = = 1/28
Câu 39:
Một quần thể thực vật lưỡng bội, có AA quy định hoa đỏ, aa quy định hoa trắng, Aa quy định hoa hồng. Thế hệ xuất phát P của quần thể có đủ 3 loại kiểu hình. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Dựa vào số lượng hoa hồng, có thể tính được tần số alen A và a
II. Nếu số lượng 3 loại kiểu hình bằng nhau thì quần thể đạt trạng thái cân bằng di truyền.
III. Trong quần thể, tỉ lệ các loại kiểu hình luôn bằng tỉ lệ các loại kiểu gen.
IV. Nếu quần thể đạt cân bằng di truyền và tần số A = 0,5 thì cây hoa hồng có tỉ lệ cao nhất
Đáp án B
Cả 2 phát biểu đúng, đó là III và IV. → Đáp án B.
I sai. Vì cây hoa hồng là cây Aa. Vì vậy, khi dựa vào Aa thì không thể biết được tần số A và a.
II sai. Vì số lượng 3 loại kiểu hình bằng nhau thì khi đó Aa = AA = aa = 1/3 thì quần thể không cân bằng di truyền.
III đúng. Vì trội không hoàn toàn nên mỗi kiểu hình chỉ do 1 kiểu gen quy định. Khi đó quần thể luôn có tỉ lệ kiểu hình bằng tỉ lệ kiểu gen.
IV đúng. Vì khi A = 0,5 thì kiểu gen Aa = 2×0,5×0,5 = 0,5 = 50% nên chiếm tỉ lệ cao nhất
Câu 40:
Phả hệ sau đây mô tả sự di truyền của 2 bệnh phân li độc lập.
Biết rằng người số 6 không mang alen gây bệnh 1, người số 8 mang alen bệnh 2 và không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Có 10 người chưa xác định được chính xác kiểu gen.
II. Cặp 14-15 sinh con gái mang alen bệnh với xác suất 71/240.
III. Cặp 14-15 sinh con chỉ bị bệnh 2 với xác suất 3/32.
IV. Cặp 14-15 sinh con chỉ mang alen bệnh 1 với xác suất 7/120.
Đáp án C
Có 3 phát biểu đúng, đó là II, III và IV. → Đáp án C.
- Số 1 và 2 không bị bệnh P nhưng sinh con gái số 5 bị bệnh 2. Do đó, bệnh P do alen lặn quy định và không liên kết giới tính.
- Người số 6 không mang alen gây bệnh 1 nhưng sinh con trai số 12 bị bệnh 1. Điều này chứng tỏ bệnh 1 do alen lặn quy định và gen nằm trên X.
Quy ước gen: a quy định bệnh 1, b quy định bệnh 2.
- Về bệnh 1, xác định được kiểu gen của số 1 (XAY), số 2 (XAXa), số 4 (XaY), số 5 (XAXa), số 6 (XAY), số 8 (XAY), số 9 (XAXa), số 10 (XAY), số 12 (XaY), số 15 (XAY).
Về bệnh 2, xác định được kiểu gen của số 1 (Bb), số 2 (Bb), số 5 (bb), số 6 (Bb), số 8 (Bb), số 9 (Bb), số 10 (Bb), số 11 (bb), số 12 (Bb), số 16 (bb).
Như vậy, xét chung cả 2 bệnh thì biết được kiểu gen của 8 người, đó là 1, 2, 5, 6, 8, 9, 10, 12. → Có 9 người chưa biết được kiểu gen. → I sai.
Kiểu gen của người 14, 15:
Bệnh 1: Số 7 có xác suất kiểu gen 1/2XAXA : 1/2XAXa. Số 8 có kiểu gen XAY nên con gái số 14 có thành phần kiểu gen là: 3/4XAXA : 1/4XAXa. Số 15 có kiểu gen XAY cho nên cặp 14-15 sinh con có tỉ lệ kiểu gen là 7/16XAXA : 1/16XAXa : 7/16XAY : 1/16XaY.
Bệnh 2: Số 7 có kiểu gen 1/3BB : 2/3Bb; Số 8 có kiểu gen Bb cho nên số 14 có kiểu gen 2/5BB : 3/5Bb. Số 15 có kiểu gen 1/3BB : 2/3Bb. Sinh con có tỉ lệ kiểu gen là 7/15BB : 13/30Bb : 1/10bb.
- Cặp 14-15 sinh con gái mang alen gây bệnh với xác suất = 1/2 – con gái không mang alen bệnh = 1/2 – 7/16×7/15 = 71/240.
- Cặp 14-15 sinh con chỉ bị bệnh 2 với xác suất = 1/10×15/16 = 3/32.
- Cặp 14-15 sinh con chỉ mang alen bệnh 1 với xác suất = 1/8×7/15 = 7/120