Thứ sáu, 22/11/2024
IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 12 Hóa học 100 câu trắc nghiệm Cacbohidrat cơ bản

100 câu trắc nghiệm Cacbohidrat cơ bản

100 câu trắc nghiệm Cacbohidrat cơ bản (P3)

  • 1300 lượt thi

  • 20 câu hỏi

  • 20 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Tính chất nào sau đây là không phải của glucozơ?

Xem đáp án

Đáp án C

Glucozơ không tham gia phản ứng thủy phân


Câu 2:

Phát biểu nào sau đây không đúng?

Xem đáp án

Chọn đáp án B

+ Phát biểu A đúng. Vì fructozơ hòa tan được Cu(OH)trong môi trường kiềm.

2C6H12O6 + Cu(OH)2 →  (C6H11O6)2Cu + 2H2O

+ Phát biểu B sai. Thủy phân (xúc tác H+, to) saccarozơ axit tạo glucozơ và fructozơ.

C12H22O11 + H2O H+,  t° C6H12O6 (glucozơ) + C6H12O6 (fructozơ)

Thủy phân (xúc tác H+, to) mantozơ chỉ tạo ra glucozơ

C12H22O11 + H2O H+,  t° 2C6H12O6 (glucozơ)

+ Phát biểu C đúng vì sản phẩm thủy phân xenlulozơ (xúc tác H+, to ) tạo glucozơ mà glucozơ có thể tham gia phản ứng tráng gương

(C6H10O5)n + nH2O H+,  t° nC6H12O6

+ Phát biểu D đúng. Dung dịch mantozơ tác dụng với Cu(OH)2/OH- khi đun nóng cho kết tủa Cu2O.


Câu 3:

Tinh bột và xenlulozơ khác nhau ở điểm nào sau đây?

Xem đáp án

Chọn đáp án C

A. Đúng.

Tinh bột và xenlulozơ có cùng dạng công thức phân tử là (C6H10O5)n

Tinh bột và xenlulozơ khác nhau ở cấu trúc mạch phân tử: Tinh bột gồm nhiều mắt xích α – glucozơ liên kết với nhau tạo thành 2 dạng amilozơ và amilopectin còn xenlulozơ gồm nhiều mắt xích β – glucozơ liên kết với nhau tạo thành mạch kéo dài.

B. Đúng. Mantozơ tham gia phản ứng tráng gương còn saccarozơ thì không.

C. Sai vì fructozơ và glucozơ có cùng công thức phân tử (C6H12O6) nhưng có công thức cấu tạo khác nhau.

D. Đúng.  Phân tử xenlulozơ có cấu tạo mạch không phân nhánh và có khối lượng phân tử rất lớn.

Xenlulozơ (C6H10O5)n là một polisaccarit, phân tử gồm nhiều gốc -glucozơ liên kết với nhau thành mạch kéo dài, có phân tử khối rất lớn, vào khoảng 2000000 đvC.


Câu 4:

Phát biểu nào sau đây là đúng?

Xem đáp án

Đáp án D

Xenlulozơ và tinh bột đều có phân tử khối rất lớn, nhưng phân tử khối của xenlulozơ lớn hơn nhiều so với tinh bột.


Câu 5:

Saccarozơ và mantozơ sẽ tạo sản phẩm giống nhau khi tham gia phản ứng:

Xem đáp án

Đáp án D

Saccarozơ và mantozơ sẽ tạo sản phẩm giống nhau khi tham gia phản ứng đốt cháy hoàn toàn: C12H22O11 + 12O2t°12CO2 + 11H2O


Câu 6:

Thuốc thử phân biệt hai dung dịch mất nhãn đựng một trong các chất glucozơ, fructozơ là

Xem đáp án

Đáp án A

Glucozơ có nhóm –CHO còn fructozơ thì không nên phản ứng với Br2 là phản ứng đặc trưng để phân biệt 2 chất này.

HOCH2-(CHOH)4-CHO + Br2 + H2O → HOCH2-(CHOH)4-COOH +2HBr


Câu 7:

HNO3/ H2SO4Phương án nào dưới đây có thể phân biệt được saccarozơ, tinh bột và xenlulozơ ở dạng bột?

Xem đáp án

Đáp án C

Bước 1:  Hòa tan các chất vào nước lạnh, xenlulozo tinh bột không tan (nhóm I), saccarozo tan → nhận ra saccarozo

Bước 2:  Sau đó đun nóng các chất ở nhóm I, tinh bột ngậm nước tạo thành dung dịch hồ tinh bột.

Bước 3: Để nguội rồi cho I2 vào, hồ tinh bột có màu xanh tím.


Câu 8:

Dùng thuốc thử AgNO3/NH3 đun nóng có thể phân biệt được cặp chất nào sau đây?

Xem đáp án

Đáp án B

Glucozơ có phản ứng tạo kết tủa bạc, glixerol không phản ứng.

CH2OH(CHOH)4–CHO + 2AgNO3 + 3NH3 +H2O t°CH2OH(CHOH)4COONH4  + 2Ag↓ + 2NH4NO3.


Câu 9:

Để tráng 1 lớp bạc lên ruột phích, người ta cho chất X phản ứng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, đun nóng. Chất X là

Xem đáp án

Chọn đáp án B

Để tráng 1 lớp bạc lên ruột phích, người ta cho chất X phản ứng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, đun nóng. Chất X là glucozơ

Phương trình phản ứng tráng bạc của glucozơ

CH2OH[CHOH]4CHO + 2AgNO3 + 3NH3 + H2t°  CH2OH[CHOH]4COONH4 + 2Ag↓ + 2NH4NO3

Lưu ý: Anđehit cũng có phản ứng tráng bạc như glucozơ nhưng trong thực tế người ta dùng glucozơ để tráng ruột phích thay vì dùng anđehit vì glucozơ không có độc tính như các anđehit.


Câu 10:

Trong nước tiểu của người bị bệnh tiểu đường có chứa một lượng nhỏ glucozơ. Phản ứng nào sau đây để nhận biết sự có mặt glucozơ có trong nước tiểu?

Xem đáp án

Đáp án D

- Glucozơ có tính chất đặc trưng của ancol đa chức → phản ứng với Cu(OH)2 tạo thành phức đồng có màu xanh lam.

2C6H12O6 + Cu(OH)2  (C6H11O6)2Cu          +  2H2O

Glucozơ                            phức đồng glucozơ

- Glucozơ có phản ứng tráng bạc → xuất hiện kết tủa bạc màu trắng

CH2OH[CHOH]4CHO + 2[Ag(NH3)2]OH t° CH2OH[CHOH]4COONH4 + 2Ag↓ + 3NH3 + H2O

→ Phản ứng với Cu(OH)2 hay [Ag(NH3)2]OH nhận biết được sự có mặt glucozơ có trong nước tiểu.


Câu 14:

Tinh bột có phân tử khối từ 200000 đến 1000000 đvC. Số mắt xích trong phân tử tinh bột ở vào khoảng:

Xem đáp án

Đáp án D

Tinh bột có dạng (C6H10O5)n

Ta có:

 200000162n1000000200000162n10000001621234,6n6172,8


Câu 15:

Khi thủy phân hợp chất hữu cơ X (không có phản ứng tráng bạc) trong môi trường axit rồi trung hòa axit thì dung dịch thu được có phản ứng tráng bạc. X là:

Xem đáp án

Đáp án C

X saccarozơ

- Thủy phân saccarozơ:

C12H22O11 H++H2OC6H12O6 (glucozơ) + C6H12O6 (fructozơ)

- Phản ứng tráng bạc của sản phẩm:

C6H12O6 + 2[Ag(NH3)2]OH t° CH2OH[CHOH]4COONH4 + 2Ag↓ + 3NH3 + H2O


Câu 16:

Đun nóng dung dịch chứa m gam glucozơ vi lượng dư AgNO3/NH3 đến khi phn ứng hoàn toàn dược 10,8 gam Ag. Giá trị của m là?

Xem đáp án

Đáp án B

C6H12O6  2Ag 

Ta có:

  nAg=10,8108=0,1 molnC6H12O6=12.nAg=0,05 mol 

→ m = 0,05.180 = 9 gam


Câu 17:

Thủy phân hoàn toàn 34,2 gam saccarozơ rồi lấy sản phẩm cho tác dụng với lượng dư AgNO3 trong dung dịch NH3 thu được m gam bạc (phản ứng xảy ra hoàn toàn). Giá trị của m là

Xem đáp án

Đáp án C

C12H22O11 H+,t°+H2O C6H12O6 (glucozơ) + C6H12O6 (fructozơ) AgNH3OH 4Ag

Ta có:

nAg = 4nsaccaro =34,2342.4=0,4 mol → m = 0,4.108 = 43,2 gam.


Bắt đầu thi ngay