Thứ sáu, 22/11/2024
IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 12 Hóa học 150 câu trắc nghiệm Crom - Sắt - Đồng cơ bản

150 câu trắc nghiệm Crom - Sắt - Đồng cơ bản

150 câu trắc nghiệm Crom - Sắt - Đồng cơ bản (P1)

  • 1065 lượt thi

  • 30 câu hỏi

  • 30 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Trong các cặp kim loại sau: (1) Mg, Fe ; (2) Fe, Cu ; (3) Fe, Ag . Cặp kim loại khi tác dụng với dung dịch HNO3 có thể tạo ra dung dịch chứa tối đa 3 muối (không kể trường hợp tạo NH4NO3) là:

Xem đáp án

Đáp án B

(1) Phản ứng với HNO3 thì Mg phản ứng trước, sau đến sắt, nếu dư sắt thì 3 muối

(2) Phản ứng với HNO3 thì Fe phản ứng trước nếu Fe và Cu dư thì có thể tạo 3 muối.

(3) Không có trường hợp nào do Ag+ có tính oxi hóa mạnh hơn Fe3+... hơn nữa chỉ tạo ra Fe3+


Câu 3:

Cho bột sắt dư vào dung dịch H2SO4 loãng thu được V lít H2 (đktc) và dung dịch có chứa m1 gam muối. Mặt khác, cho bột sắt dư vào dung dịch H2SO4 đặc, nóng thu được V lít SO2 (đktc) và dd có chứa m2 gam muối. So sánh m1m2.

Xem đáp án

Đáp án C

Cho Fe dư + H2SO4 → m1 gam muối + V lít H2

Fe + 2H+ → Fe2+ + H2

nFe2+ = nH2 = V/22,4 → m1 = mFeSO4 = V/22,4 × 152 gam.

- Cho Fe + H2SO4 đặc, nóng → m2 gam muối + V lít SO2

2Fe + 6H2SO4 → Fe2(SO4)3 + 3SO2↑ + 6H2O

nFe2(SO4)3 = 1/3 × nSO2 = 1/3 × V/22,4 mol

→ m2 = mFe2(SO4)3 = 1/3 × V/22,4 × 400 gam

→ m1 > m2


Câu 4:

Biết rằng ion Pb2+ trong dung dịch oxi hóa được Sn. Khi nhúng hai thanh kim loại Pb và Sn được nối với nhau bằng dây dẫn điện vào một dung dịch chất điện li thì

Xem đáp án

Đáp án D

Sn có tính khử lớn hơn Pb nên chỉ có Sn bị ăn mòn điện hóa


Câu 5:

Hòa tan hết cùng 1 lượng Fe trong dd H2SO4 loãng(1), và H2SO4 đặc nóng (2) thì thể tích khí sinh ra trong cùng điều kiện là:

Xem đáp án

Đáp án C

Hòa tan hết cùng 1 lượng Fe (x mol) trong dung dịch H2SO4 loãng(1) và H2SO4 đặc, nóng (2):
Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2

→ VH2 = 22,4x lít.
2Fe + 6H2SO4 đ  Fe2(SO4)3 + 3SO2 + 6H2O

VSO2 = 3/2.x.22,4 = 33,6x lít

=> Thể tích khí sinh ra trong cùng điều kiện (2) gấp rưỡi (1)


Câu 6:

Để làm sạch một loại thuỷ ngân có lẫn tạp chất là Zn, Sn, Pb cần khuấy loại thuỷ ngân này trong:

Xem đáp án

Đáp án D

Để làm sạch một loại thủy ngân có lẫn tạp chất Zn, Sn, Pb cần khuấy loại thủy ngân này trong Hg(NO3)2:
Zn  + Hg(NO3)2 → Zn(NO3)2  +  Hg↓
Sn  + Hg(NO3)2 → Sn(NO3)2  +  Hg↓
Pb  + Hg(NO3)2 → Pb(NO3)2  +  Hg↓


Câu 7:

Cho ít bột Fe vào dung dịch AgNO3 dư. Kết thúc phản ứng được dung dịch X. Dung dịch X gồm muối :

Xem đáp án

Đáp án  C

Cho một ít bột Fe vào AgNO3 dư:
Fe + 2AgNO3 → Fe(NO3)2 + 2Ag↓
Fe(NO3)2 + AgNO3 dư → Fe(NO3)3 + Ag↓
→ Dung dịch X gồm Fe(NO3)3, AgNO3


Câu 8:

Trong các hợp chất, những nguyên tố nào dưới đây có số oxi hóa đặc trưng là +2 ?

Xem đáp án

Đáp án B

Trong các hợp chất:
- Đáp án A sai vì Au có số oxi hóa đặc trưng là +3.
- Đáp án B đúng.
- Đáp án C sai vì Ag có số oxi hóa đặc trưng là +1; Au có số oxi hóa đặc trưng là +3.
- Đáp án D sai vì K có số oxi hóa đặc trưng là +1; Cr có số oxi hóa đặc trưng là +2, +3.


Câu 9:

Cho Fe dư tác dụng với dung dịch HNO3 sau phản ứng dung dịch thu được chứa những chất tan nào ?

Xem đáp án

Đáp án C

Cho Fe dư tác dụng với dung dịch HNO3
Fe + 4HNO3 → Fe(NO3)3 + NO + 2H2O
Fe + 2Fe(NO3)3 → 3Fe(NO3)2
→ Sau phản ứng thu được Fe(NO3)2


Câu 11:

Khi để lâu trong không khí ẩm một vật bằng sắt tây (sắt tráng thiếc) bị sây sát sâu tới lớp sắt bên trong, sẽ xảy ra quá trình:

Xem đáp án

Đáp án A

Do Fe có tính khử lớn hơn Sn, đủ điểu kiện để xảy ra ăn mòn điện hóa nên Fe sẽ bị ăn mòn điện hóa.


Câu 12:

Ngâm một miếng sắt kim loại vào dung dịch H2SO4 loãng. Nếu thêm vào vài giọt dung dịch CuSO4 thì sẽ có hiện tượng gì:

Xem đáp án

Đáp án C

Khi ngâm một miếng sắt kim loại vào dung dịch H2SO4 loãng. Nếu thêm vào vài giọt dung dịch CuSO4 thì:

- Ban đầu, Fe tiếp xúc trực tiếp với ion H+ 

của axit, sắt bị ăn mòn hóa học theo phản ứng:

Fe + 2H+ → Fe2+ + H2

Khi H2 sinh ra bám vào bề mặt là sắt,

ngăn cản tiếp xúc giữa Fe và H+, giảm tốc độ phản ứng.

- Khi thêm vài giọt CuSO4 vào, vì tính oxi hóa Cu2+ vào,

vì tính oxi hóa Cu2+ > H+, nên có phản ứng:

Fe + Cu2+ → Fe2+ + Cu.

Cu tạo ra bám vào Fe tạo thành hai điện cực (pin điện) và Fe bị ăn mòn điện hóa,

vì tính khử Fe > Cu: Cực âm (Fe): Fe → Fe2+ + 2e,

Cực dương (Cu): 2H+ + 2e → H2

Khí thoát ra ở cực Cu, nên Fe bị ăn mòn nhanh hơn.


Câu 13:

Khi điều chế Zn từ dung dịch ZnSO4 bằng phương pháp điện phân với điện cực trơ, ở anot xảy ra quá trình

Xem đáp án

Đáp án C

Điện phân ZnSO4
- Anot: oxi hóa nước: 2H2 4H+ + O2 +4e

- Catot: khử Zn2+  : Zn2+ + 2e  Zn


Câu 14:

Nhúng 1 lá sắt nhỏ vào dung dịch chứa 1 trong các chất sau: FeCl3, AlCl3, CuSO4, Pb(NO3)2, NaCl, HCl, HNO3, H2SO4 (đặc, nóng), NH4NO3. Số trường hợp phản ứng tạo muối Fe(II) là

Xem đáp án

Đáp án D

Nhúng 1 lá sắt nhỏ vào dung dịch chứa 1 trong các chất sau: FeCl3, AlCl3, CuSO4, Pb(NO3)2, NaCl, HCl, HNO3, H2SO4 (đặc, nóng), NH4NO3.
Fe + 2FeCl3 → 3FeCl2
Fe + AlCl3 → không phản ứng.
Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu↓
Fe + Pb(NO3)2 → Fe(NO3)2 + Pb↓
Fe + 2HCl → FeCl2 + H2
Fe + 4HNO3 → Fe(NO3)3 + NO + 2H2O
2Fe + 6H2SO4 → Fe2(SO4)3 + 3SO2↑ + 6H2
Fe + NH4NO3 → không phản ứng.
→ Số trường hợp tạo muối Fe(II) là 4.


Câu 15:

Bạc có lẫn đồng kim loại, dùng phương pháp hoá học nào sau đây để thu được bạc tinh khiết ?

Xem đáp án

Đáp án A

• Bạc có lẫn đồng kim loại, để thu được bạc tinh khiết ta ngâm hỗn hợp Ag và Cu trong dung dịch AgNO3.
Cu + 2AgNO3 → Cu(NO3)2 + 2Ag↓
→ Đáp án đúng là đáp án A.
• Nếu ta ngâm trong HCl hoặc Cu(NO3)2 thì không có tác dụng gì.
Nếu ngâm trong H2SO4 đặc, nóng thì cả hai kim loại sẽ bị tan hết.


Câu 16:

Cấu hình electron của ion Cu2+ và Cr3+ lần lượt là

Xem đáp án

Đáp án C

- Cu có Z = 29. Cấu hình e của Cu

 

1s22s22p63s23p63d104s1,

 

viết gọn là [Ar]3d104s1 → Cu2+ 

 

có cấu hình e là [Ar]3d9.

 

- Cr có Z = 24. Cấu hình e của Cr

 

1s22s22p63s23p63d54s1,

 

viết gọn là [Ar]3d54s1 → Cr3+ 

 

có cấu hình e là [Ar]3d3


Câu 17:

Tính chất vật lí nào dưới đây không phải là tính chất của Fe kim loại?

Xem đáp án

Đáp án B

Sắt là kim loại f
- Có màu trắng, dẻo, dễ rèn → Đáp án B sai.
- Có khối lượng lớn 7,9g/cm3, nóng chảy ở nhiệt độ 1540oC → kim loại nặng, khó nóng chảy.
- Có tính dẫn điện, dẫn nhiệt tốt.
- Có tính nhiễm từ.


Câu 18:

Những kim loại nào sau đây có thể điều chế từ oxit kim loại bằng phương pháp nhiệt luyện nhờ chất khử CO ?

Xem đáp án

Đáp án C

Cơ sở của phương pháp nhiệt luyện là khử những ion kim loại trong các hợp chất ở nhiệt độ cao bằng các chất khử mạnh như: C, CO, H2 hoặc kim loại Al, kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ.
- Phương pháp nhiệt luyện được ứng dụng rộng rãi trong công nghiệp để điều chế những kim loại có độ hoạt động trung bình như Zn, Fe, Sn, Pb,...
- Đáp án A sai vì Al không điều chế bằng phương pháp nhiệt luyện.
- Đáp án B sai vì Mg không điều chế bằng phương pháp nhiệt luyện.
- Đáp án C đúng.
- Đáp án D sai vì Al không điều chế bằng phương pháp nhiệt luyện.


Câu 19:

Sắt có Z = 26. Cấu hình electron của Fe2+ là:

Xem đáp án

Đáp án B

Cấu hình của nguyên tố sắt Z = 26:

 

1s22s22p63s23p63d64s2 

 


Fe → Fe2+ + 2e 

 


Fe2+ có cấu hình:

 

1s22s22p63s23p63d6 

 

→ [Ar]3d6


Câu 20:

Hiện tượng gì xảy ra khi cho từ từ dung dịch NH3 vào dung dịch CuSO4?

Xem đáp án

Đáp án B

 


Câu 21:

Phát biểu nào sau đây là sai ?

Xem đáp án

Đáp án A

Đáp án B, C, D đúng.

- Đáp án A sai vì độ dẫn điện tốt Ag > Cu > Au > Al > Fe


Câu 22:

Nhận định nào không đúng về khả năng phản ứng của sắt với nước?

Xem đáp án

Đáp án B

Ở nhiệt độ thường, sắt không tác dụng với nước.

Ở nhiệt độ cao, sắt khử được hơi nước:

3Fe + 4H2O   Fe3O4 + 4H2

Fe + H2O  FeO + H2

→ Ở nhiệt độ lớn hơn 1000oC, sắt tác dụng với H2O tạo ra FeO


Câu 23:

Thiếc được điều chế tốt nhất bằng

Xem đáp án

Đáp án B

Thiếc là kim loại trung bình nên phương pháp điều chế tốt nhất là phương pháp nhiệt luyện


Câu 24:

Nhỏ từ từ dung dịch NH3 vào dung dịch CuSO4 cho tới dư. Hiện tượng quan sát được là

Xem đáp án

Đáp án B

Nhỏ từ từ dung dịch NH3 vào dung dịch CuSO4 cho tới dư:

CuSO4 + 2NH3 + 2H2O → Cu(OH)2↓ + (NH4)2SO4

Cu(OH)2↓ + 4NH3 → [Cu(NH3)4](OH)2

→ Hiện tượng quan sát được là xuất hiện ↓ màu xanh nhạt, lượng ↓ tăng dần đến không đổi. Sau đó ↓ giảm dần cho tới khi tan hết thành dung dịch màu xanh đậm


Câu 25:

Phát biểu nào sau đây không đúng ?

Xem đáp án

Đáp án  B

B sai do PbCl2 ít tan bao ngoài Pb làm cho Pb không tiếp xúc được axit dẫn đến phản dừng lại ngay


Câu 26:

Từ dung dịch FeSO4 có thể điều chế được Fe bằng phương pháp nào ? (các hóa chất và phương tiện có đủ)

Xem đáp án

Đáp án D

Từ dung dịch FeSO4 có thể điều chế được Fe bằng phương pháp:
- Thủy luyện: Mg + FeSO4 → MgSO4 + Fe↓
- Nhiệt luyện: FeSO4 + 2NaOH → Fe(OH)2↓ + Na2SO4
2Fe(OH)2 + 1/2O2 Fe2O3 + 2H2
Fe2O3 + 3CO 2Fe + 3CO2
- Điện phân: 2FeSO4 + 2H22Fe + O2 + 2H2SO4
→ Cả 3 phương pháp đều điều chế được Fe từ FeSO4


Câu 27:

Phản ứng nào sau đây chứng tỏ hợp chất Fe(II) có tính khử?

Xem đáp án

Đáp án D


Câu 28:

Hiện tượng xảy ra khi cho từ từ dung dịch NaOH vào dung dịch ZnSO4 đến dư ?

Xem đáp án

Đáp án B

Hiện tượng xảy ra khi cho từ từ dung dịch NaOH vào dung dịch ZnSO4 đến dư

2NaOH + ZnSO4 → Zn(OH)2↓ + Na2SO4

2NaOH + Zn(OH)2 → Na2ZnO2 + 2H2O

→ Hiện tượng: đầu tiên xuất hiện ↓ trắng, sau đó ↓ tan dần và dung dịch trở lại trong suốt.


Câu 29:

Phát biểu nào sau đây không đúng?

Xem đáp án

Đáp án A

-  Crom (VI) oxit là oxit bazơ không đúng vì: CrO3 là oxit axit.

- Ancol etylic bốc cháy khi tiếp xúc với CrO3: đúng vì CrO3 có tính oxi hóa mạnh.

Khi phản ứng với dung dịch HCl, kim loại Cr bị oxi hóa thành ion Cr2+ đúng vì dung dịch HCl không có tính oxi hóa trong khi đó Cr có 3 số oxi hóa phổ biến +2, +3, +6.

Vậy: Crom (VI) oxit là oxit bazơ là sai.


Câu 30:

Phản ứng nào sau đây sai?

Xem đáp án

Đáp án A

Fe không phản ứng với H2SO4 đặc nguội.


Bắt đầu thi ngay