150 câu trắc nghiệm Crom - Sắt - Đồng cơ bản (P3)
-
1103 lượt thi
-
30 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Cho các chất sau (Fe, Fe2O3, Al, axit HCl, dung dịch NaOH) tác dụng với nhau từng đôi một, số phản ứng xảy ra là:
Đáp án C
1, Fe + 2HCl → FeCl2 + H2
2, Fe2O3 + 6HCl → 2FeCl3 + 3H2O
3, Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2
4, Al + NaOH + H2O → NaAlO2 + 3/2H2
5, HCl + NaOH → NaCl + H2O
Câu 2:
Hỗn hợp kim loại nào sau đây tất cả đều tham gia phản ứng trực tiếp với muối sắt (III) trong dung dịch ?
Đáp án B
Nhận thấy các kim loại Na, Ba, K khi tác dụng vào các dung dịch muối sắt (III) sẽ phản ứng với nước trước tạo hidroxit, sau đó hidroxit mới phản ứng với muối sắt (III).
Câu 3:
Cho một miếng Fe vào cốc đựng H2SO4 loãng. Bọt khí H2 sẽ bay ra nhanh hơn khi thêm vào cốc trên dung dịch nào trong các dung dịch sau:
Đáp án A
Ban đầu, Fe tiếp xúc trực tiếp với ion H+ của axit,
sắt bị ăn mòn hóa học theo phản ứng:
Fe + 2H+ → Fe2+ + H2↑
Khi H2 sinh ra bám vào bề mặt là sắt, ngăn cản tiếp xúc
giữa Fe và H+, giảm tốc độ phản ứng
• Khi thêm vài giọt HgSO4 vào, vì tính oxi hóa Hg2+ vào, vì tính oxi hóa
Hg2+ > H+, nên có phản ứng:
Fe + Hg2+ → Fe2+ + Hg.
Hg tạo ra bám vào Fe tạo thành hai điện cực
(pin điện) và Fe bị ăn mòn điện hóa, vì tính khử Fe > Hg:
Cực âm (Fe): Fe → Fe2+ + 2e,
Cực dương (Hg): 2H+ + 2e → H2↑
Khí thoát ra ở cực Hg, nên Fe bị ăn mòn nhanh hơn
Câu 4:
Hỗn hợp X gồm Ag, Fe, Cu. Ngâm X trong dd chỉ chứa một chất tan Y, khuấy kỹ để pư xảy ra hoàn toàn, thấy còn lại một kim loại có khối lượng không đổi so với ban đầu. Biết Y tạo kết tủa với dd BaCl2. Chất Y là
Đáp án B
Nếu Y là AgNO3 thì thu được kim loại Ag sẽ có khối lượng lớn hơn khối lượng ban đầu
Nếu là Fe2( SO4)3 thì Fe, Cu tan, còn Ag không tan, có khối lượng không đổi
Nếu là HCl, H2SO4 thì cả Cu và Ag đều không tan nên sẽ thu được 2 kim loại
Câu 5:
Dung dịch HI có thể khử được ion nào sau đây ?
Đáp án B
Ion I- có tính khử mạnh có khả năng phản ứng
với Fe3+ có tính oxi hóa hình thành Fe2+
2I- + Fe3+ → Fe2+ + I2. Đáp án B.
I- không có khả năng khử Fe2+, Cu2+, Al3+ về Fe, Cu, Al.
Câu 6:
Phát biểu nào sau đây không đúng?
Đáp án D
Fe + 4HNO3 (loãng) Fe(NO3)3 + NO + 2H2O
Câu 7:
Cho biết số hiệu nguyên tử của Zn là 30. Cho biết vị trí của Zn trong bảng tuần hoàn:
Đáp án C
Zn: [Ar] 3d104s2 ở ô 30, chu kì 4, nhóm IIB
Câu 8:
Chọn câu trả lời đúng. Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học, vị trí của nguyên tố Fe là
Đáp án C
Cấu hình của nguyên tố sắt Z = 26:
1s22s22p63s23p63d64s2
→ Sắt có số thứ tự 26, chu kỳ 4.
Sắt có 8e hóa trị, e cuối cùng điền vào phần lớp d
→ Sắt thuộc nhóm VIIIB, là nguyên tố kim loại nhóm B
Câu 9:
Chất rắn X phản ứng với dung dịch HCl được dung dịch Y. Cho từ từ dung dịch NH3 đến dư vào dung dịch Y, ban đầu xuất hiện kết tủa xanh, sau đó kết tủa tan, thu được dung dịch màu xanh thẫm. Chất X là:
Đáp án C
- Rắn X phản ứng với dd HCl:
FeO + 2HCl → FeCl2 + H2O
Fe + 2HCl → FeCl2 + H2
CuO + 2HCl → CuCl2 + H2O
Cu + HCl → không xảy ra
- Dung dịch X:
FeCl2 + 2NH3 + 2H2O → Fe(OH)2 + 2NH4Cl
Fe(OH)2 + NH3 → không xảy ra
CuCl2 + 2NH3 + 2H2O → Cu(OH)2 + 2NH4Cl
Cu(OH)2 + 4NH3 → [Cu(NH3)4](OH)2
[Cu(NH3)4](OH)2: Dung dịch màu xanh thẫm
Câu 10:
Cho các phản ứng:
(1) Cu2O + Cu2S →
(2) Cu(NO3)2 →
(3) CuO + CO →
(4) CuO + NH3 →
Số phản ứng tạo ra kim loại Cu là:
Đáp án B
(1): 2Cu2O + Cu2S → 6Cu + SO2
(2): Cu(NO3)2 CuO + 2NO2 + ½ O2
(3): CuO + CO Cu + CO2
(4): 3CuO+ 2NH3 3Cu + N2 + 3H2O
Câu 11:
Muối sắt được dùng làm chất diệt sâu bọ có hại cho thực vật là
Đáp án C
Muối FeSO4 được dùng làm chất diệt sâu bọ có hại cho thực vật, pha chế sơn, mực và dùng trong kĩ thuật nhuộm vải.
• Muối FeCl3 được dùng làm chất xúc tác trong một số phản ứng hữu cơ.
• Fe2(SO4)3có trong phèn sắt-amoni, tức muối kép sắt(III) amoni sunfat (NH4)2SO4.Fe2(SO4)3.24H2O.
• Fe2O3 được dùng để pha chế sơn chống gỉ.
Câu 12:
Trong các phản ứng sau phản ứng nào sai:
Đáp án C
Các Đáp án A, B, D đúng.
Đáp án C sai vì 2Fe + 3Cl2 → 2FeCl3
Câu 13:
Có các cặp chất sau: Cu và dung dịch FeCl3; H2S và dung dịch CuSO4; H2S và dung dịch FeCl3; dung dịch AgNO3 và dung dịch FeCl3. Số cặp chất xảy ra phản ứng ở điều kiện thường là:
Đáp án C
Các cặp chất xảy ra phản ứng
Cu + 2FeCl3 → CuCl2 + 2FeCl2
H2S +CuSO4 → CuS +H2SO4
H2S + 2FeCl3 → 2FeCl2 +S + 2HCl
3AgNO3 + FeCl3 → 3AgCl + Fe(NO3)3
Câu 14:
Trong các cặp kim loại sau, cặp kim loại nào gồm hai nguyên tố không thuộc cùng một nhóm trong bảng tuần hoàn ?
Đáp án A
Cu và Au cùng thuộc nhóm IB
Sn và Pb cùng thuộc nhóm VIA
Cu và Ag cùng thuộc nhóm IB
Ni thuộc nhóm VIIIB, Zn thuộc nhóm IIB
Câu 15:
Phát biểu nào sau đây không đúng?
Đáp án B
- Trong môi trường kiềm, muối Cr (III) có tính khử và bị các chất oxi hóa mạnh chuyển thành muối Cr (VI) → đáp án A đúng.
Ví dụ: 2CrCl3 + 3Cl2 + 16NaOH → 2Na2CrO4 + 12NaCl + 8H2O
- Pb2+/Pb đứng trước 2H+/H2 trong dãy điện hóa nên Pb phản ứng được vơi dung dịch HCl loãng nguội, giải phóng khí H2. Nhưng PbCl2 sinh ra ít tan bao phía ngoài Pb nên thực tế phản ứng không xảy ra. → Đáp án B sai.
- CuO nung nóng khi tác dụng với NH3 hoặc CO, đều thu được Cu → Đáp án C đúng.
3CuO+ 2NH3 3Cu + N2 + 3H2O
CuO + CO Cu + CO2
- Ag không phản ứng với dung dịch H2SO4 loãng nhưng phản ứng với dung dịch H2SO4 đặc nóng → Đáp án D đúng.
2Ag + 2H2SO4 Ag2SO4 + SO2 + 2H2O
Câu 16:
Thực hiện các phản ứng sau:
(1) Fe + dung dịch HCl
(2) Fe + Cl2
(3) dung dịch FeCl2 + Cl2
(4) Fe3O4 + dung dịch HCl
(5) Fe(NO3)2 + HCl
(6) dung dịch FeCl2 + KI
Các phản ứng có thể tạo thành FeCl3 là:
Đáp án B
Fe+ 2HCl → FeCl2 + H2 (1)
2Fe + 3Cl2dư → 2FeCl3 (2)
2FeCl2 + Cl2 → 2FeCl3 (3)
Fe3O4 + 8HCl → FeCl2 + 2FeCl3 + 4H2O (4)
9Fe(NO3)2 + 12HCl→ 4FeCl3 + 5Fe(NO3)3 + 3NO + 6H2O (5)
FeCl2 + KI → không xảy ra phản ứng.
Câu 17:
Nhúng các thanh Fe giống nhau lần lượt vào các dung dịch: AgNO3 (1), Al(NO3)3 (2), Cu(NO3)2 (3), Fe(NO3)3 (4). Các dung dịch có thể phản ứng với Fe là
Đáp án C
Fe + 3AgNO3 (dư) → Fe(NO3)3 + 3Ag↓
Fe + Al(NO3)3 → không phản ứng.
Fe + Cu(NO3)2 → Fe(NO3)2 + Cu↓
Fe + 2Fe(NO3)3 → 3Fe(NO3)2
→ Fe có thể phản ứng với các dung dịch (1), (3), (4)
Câu 18:
Đồng không tan được trong những dung dịch nào dưới đây?
Đáp án C
Chú ý: Chỉ có Cu(OH)2 mới tan trong dung dịch NH3 dư do tạo phức còn Cu và CuO thì không phản ứng.
Câu 19:
Trong các kim loại sau, kim loại nào có tính dẻo cao nhất ?
Đáp án C
Tính dẻo giảm dần:Au, Ag, Al, Cu, Sn,... Người ta có thể dát được những lá vàng mỏng tới 1/20 micromet, ánh sáng có thể đi qua được.
Câu 20:
Hòa tan một oxit sắt vào dung dịch H2SO4 loãng dư được dung dịch X. Chia dung dịch X làm 2 phần bằng nhau:
- Phần 1: Cho một ít vụn Cu vào thấy tan ra và cho dung dịch có màu xanh
- Phần 2: Cho một vài giọt dung dịch KMnO4 vào thấy bị mất màu.
Oxit sắt là
Đáp án B
Dung dịch X phản ứng được với Cu
→ dung dịch X chứa ion Fe3+
Dung dịch X phản ứng với KMnO4
→ dung dịch X chứa ion Fe2+
Vậy oxit sắt có công thức Fe3O4.
Câu 21:
Cho phản ứng: a Fe + b HNO3 → c Fe(NO3)3 + d NO + e H2O
Các hệ số a, b, c, d, e là những số nguyên, đơn giản nhất. Tổng (a + b) bằng:
Đáp án A
Fe + 4HNO3 → Fe(NO3)3 + NO + 2H2O
→ a + b = 5
Câu 22:
Cho hỗn hợp có a mol Zn tác dụng với dung dịch chứa b mol Cu(NO3)2 và c mol AgNO3. Kết thúc phản ứng thu được dung dịch X và chất rắn Y. Biết a = b + 0,5c. Ta có :
Đáp án C
a = b+ 0,5c => 2a = 2b + c
Như vậy, lượng Zn vừa đủ phản ứng với các chất trong dung dịch
Tóm lại, trong dung dịch X chỉ còn muối Zn(NO3)2 và trong Y có 2 kim loại là Cu và Ag
Câu 23:
Chọn câu trả lời đúng. Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học, vị trí của nguyên tố Fe là
Đáp án C
Cấu hình của nguyên tố sắt Z = 26:
1s22s22p63s23p63d64s2
→ Sắt có số thứ tự 26, chu kỳ 4.
Sắt có 8e hóa trị, e cuối cùng điền vào phần lớp d
→ Sắt thuộc nhóm VIIIB, là nguyên tố kim loại nhóm B
Câu 24:
Người Mông Cổ rất thích dùng bình làm bằng Ag để đựng sữa ngựa. Bình bằng bạc bảo quản được sữa ngựa lâu không bị hỏng là do
Đáp án C
Ion Ag+ có khả năng diệt trùng, diệt khuẩn nên thích hợp dùng làm bình đựng sữa
Câu 25:
Cho sơ đồ phản ứng sau: Fe → FeCl2 → Fe(OH)2 → Fe(OH)3 → Fe2O3 → Fe → FeCl3
Mỗi mũi tên là một phản ứng, hãy cho biết có bao nhiêu phản ứng là phản ứng oxi hoá khử
Đáp án B
Các phản ứng oxi hóa khử gồm : (1), (3), (5), (6)
Câu 26:
Hòa tan hỗn hợp gồm Fe và Cu vào dung dịch HNO3 loãng, sau phản ứng thu được chất rắn và dung dịch. Vậy trong dung dịch có các muối là:
Đáp án B
Do sau phản ứng vẫn còn chất rắn nên Fe và Cu hoặc cả Fe và Cu đều còn. Khi Fe hoặc Cu còn thì Fe3+ đã chuyển hoàn toàn thành Fe2+.
Câu 27:
Nhỏ từ từ đến dư dung dịch FeSO4 đã được axit hóa bằng H2SO4 vào dung dịch KMnO4. Hiện tượng quan sát được là
Đáp án A
10FeSO4 + 8H2SO4 + 2KMnO4 → 5Fe2(SO4)3 + 2MnSO4 + 8H2O + K2SO4.
Chú ý: muối Fe2(SO4)3 và FeCl3 có màu vàng
Câu 28:
Hòa tan Fe3O4 vào dung dịch HCl được dung dịch X. Chia X làm 3 phần:
- Thêm NaOH dư vào phần 1 được kết tủa Y. Lấy Y để ngoài không khí.
- Cho bột Cu vào phần 2.
- Sục Cl2 vào phần 3.
Trong các quá trình trên có số phản ứng oxi hoá - khử là
Đáp án B
Fe3O4 + 8HCl → FeCl2 + 2FeCl3 + 4H2O (1)
Phần 1: FeCl2 + 2NaOH → Fe(OH)2 + 2NaCl (2)
FeCl3 + 3NaOH → Fe(OH)3 + 3NaCl (3)
4Fe(OH)2 + O2 + 2H2O → 4Fe(OH)3 (4)
Phần 2: 2FeCl3 + Cu → 2FeCl2 + CuCl2 (5)
Phần 3: 2FeCl2 + Cl2 → 2FeCl3 (6)
Các phản ứng oxi hóa khử là : (4), (5), (6).
Câu 29:
Phản ứng nào sau đây đã được viết không đúng?
Đáp án C
Nhận thấy các đáp án A, B, D đúng.
Fe khi phản ứng với I2 không tạo ra được Fe(III) mà I2 chỉ có thể oxh Fe lên Fe(II) do I2 có tính oxh nhưng không mạnh bằng các halogen khác như Cl2, Br2:
Fe + I2 FeI2
Câu 30:
Cho sơ đồ chuyển hóa quặng đồng thành đồng:
CuFeS2 X Y Cu.
Hai chất X, Y lần lượt là:
Đáp án D
=> Hai chất X, Y lần lượt là Cu2S và Cu2O.