150 câu trắc nghiệm Crom - Sắt - Đồng nâng cao (P1)
-
1607 lượt thi
-
25 câu hỏi
-
25 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Trộn 5,6 gam bột sắt với 2,4 gam bột lưu huỳnh rồi nung nóng (trong điều kiện không có không khí), thu được hỗn hợp rắn M. Cho M tác dụng với lượng dư dung dịch HCl, giải phóng hỗn hợp khí X và còn lại một phần không tan G. Để đốt cháy hoàn toàn X và G cần vừa đủ V lít khí O2 (ở đktc). Giá trị của V là:
Đáp án A
Có 3 chất thay đổi số oxi hóa là Fe, S và Oxi
Bảo toàn e: 4nO2 = 2nFe + 4nSO2 = 2. 0,1 + 4. 0,75= 0,5 mol
=> nO2 = 0,125 mol => V=2,8lít
Câu 2:
Một oxit sắt có khối lượng 25,52 gam. Để hòa tan hết lượng oxit sắt này cần dùng vừa đủ 220 ml dung dịch H2SO4 2M (loãng). Công thức của oxit sắt này là:
Đáp án A
25,52 gam FexOy + 0,44 mol H2SO4.
Giả sử oxit sắt gồm FeO a mol và Fe2O3 b mol.
FeO + H2SO4 → FeSO4 + H2O
Fe2O3 + 3H2SO4 → Fe2(SO4)3 + 3H2O
Lập hpt:
→ Oxit sắt là Fe3O4 (Fe3O4 = FeO.Fe2O3)
Câu 3:
Hỗn hợp bột X gồm Cu, Zn. Nếu cho 0,25 mol X phản ứng với một lượng dư dung dịch KOH loãng nóng, thì thu được 3,36 lít khí H2 (đktc). Phần trăm khối lượng của Cu trong X là:
Đáp án C
nZn = nH2 = 0,15 => nCu = 0,1 mol
=> %Cu = 0,1 . 64 /( 0,1 . 64 + 0,15 . 65) = 39,63%
Câu 4:
Cho m (g) Fe vào dung dịch chứa 1,38 mol HNO3, đun nóng đến kết thúc phản ứng còn 0,75m (g) chất rắn không tan và có 0,38 mol hỗn hợp khí NO, NO2 thoát ra ở (dktc). Giá trị của m là:
Đáp án D
Sau phản ứng Fe dư nên chỉ tạo muối Fe(NO3)2.
Áp dụng sự bảo toàn khối lượng (số mol) N ta có:
Hay:
Vậy: mFe = 0,5.56 = m - 0,75m → m = 112 (g)
Câu 5:
Cho 0,1 mol FeCl3 vào dung dịch Na2CO3 có dư, độ giảm khối lượng dung dịch là:
Đáp án C
2FeCl3 + 3Na2CO3 + 3H2O → 2Fe(OH)3↓ + 3CO2↑ + 6NaCl
nFe(OH)3 = 0,1 mol; nCO2 = 0,1 × 3/2 = 0,15 mol.
Độ giảm khối lượng dung dịch:
mFe(OH)3 + mCO2 = 0,1 × 107 + 0,15 × 44 = 17,3 gam
Câu 6:
Ngâm 15 gam hỗn hợp Fe và Cu trong dung dịch CuSO4 dư. Phản ứng xong thu được 16 gam chất rắn. Thành phần phần trăm khối lượng của mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu tương ứng là:
Đáp án B
Phương trình phản ứng:
m tăng = (64-56).a = 1 ⇒a=0,125 mol
nFe = 0,125 ⇒nCu = (15-56.0,125)/64 = 0,125 mol
Thành phần phần trăm theo khối lượng:
%mFe= 46,67%
⇒ % mCu = 53,33
Câu 7:
Cho 0,01 mol Fe vào 50ml dung dịch AgNO3 1M khi phản ứng kết thúc khối lượng AgNO3 thu được là:
Đáp án B
nAg+ = 0,05.1 = 0,05 mol
⇒nAg+ dư →nAg = 0,03 mol
⇒mAg = 3,24g
Câu 8:
Cho 9,12 gam hỗn hợp gồm FeO, Fe2O3, Fe3O4 tác dụng với dung dịch HCl dư. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y thu được 7,62 gam FeCl2 và m gam FeCl3. Giá trị của m là:
Đáp án A
Xem Fe3O4 là FeO.Fe2O3
Ta có:
Câu 9:
Cho luồng khí CO đi qua ống sứ đựng m gam Fe2O3 ở nhiệt độ cao một thời gian, người ta thu được 6,72 gam hỗn hợp gồm 4 chất rắn khác nhau. Đem hòa tan hoàn toàn hỗn hợp rắn này vào dung dịch HNO3 dư tạo thành 0,448 lít khí NO (đktc). Giá trị của m là:
Đáp án C
CO + m gam Fe2O3 → 6,72 gam hỗn hợp gồm 4 chất rắn khác nhau.
m gam hỗn hợp + HNO3 dư → 0,02 mol NO
Bản chất của phản ứng là quá trình nhường nhận electron:
C+2 → C+4 + 2e
N+5 + 3e → N+2
Theo bảo toàn electron 2 × nCO = 3 × nNO → nCO = 3 × 0,02 : 2 = 0,03 mol.
CO + Fe2O3 → 6,72 gam hỗn hợp + CO2
nCO2 = nCO = 0,03 mol.
Theo bảo toàn khối lượng:
mFe2O3 = mhỗn hợp + mCO2 - mCO = 6,72 + 0,03 × 44 - 0,03 × 28 = 7,2 gam
Câu 10:
Ngâm một kim loại có khối lượng 50 gam trong dung dịch HCl, sau một thời gian thu dược 4,368 lit khí H2 (đktc) và khối lượng kim loại giảm 3,51 gam. Kim loại đã dùng là:
Đáp án B
Phản ứng:
Bảng biện luận:
Vậy kim loại M là nhôm (Al)
Câu 11:
Cho bột Cu dư vào 2 cốc đựng V1 (lít) dung dịch HNO3 4M và V2 (lít) dung dịch hỗn hợp HNO3 3M và H2SO4 1M đều thu được V lít (đktc) khí NO duy nhất thoát ra. Mối quan hệ giữa V1 và V2 là:
Đáp án D
nH+ (1) = nH+ (2) ⇒ 4V1 = V2 (3+1.2) ⇒V1 = 1,25V2
Câu 12:
Cho 16,8 gam bột sắt vào V lít dung dịch HNO3 0,5 M thu được 8,4 gam kim loại dư . Tính thể tích khí thu được.
Đáp án A
nFe phản ứng = (16,8 – 8,4)/56 = 0,15 mol
Vì kim loại dư nên chỉ tạo thành muối sắt II
→ Tổng số mol Fe phản ứng : 3/2x = 0,15 → x = 0,1 mol
→ Thể tích khí thu được : 2,24 lít
Câu 13:
Hòa tan hết m gam hỗn hợp X gồm FeO, Fe2O3, Fe3O4 bằng HNO3 đặc nóng thu được 4,48 lít khí NO (đktc). Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 145,2 gam muối khan. Giá trị của m là:
Đáp án C
Khối lượng muối thu được chỉ chứa Fe(NO3)3 → nFe(NO3)3 = 145,2 : 242= 0,6 mol
Coi hỗn hợp X chứa Fe: 0,6 mol và O: x mol
Bảo toàn electron : → 0,6×3= 2x+ 0,2 ×3 → x = 0,6 mol
→ m= mFe + mO = 0,6×56 + 0,6×16 = 43,2 gam
Câu 14:
Hòa tan m(g) hỗn hợp Fe và Cu, trong đó Fe chiếm 40% khối lượng bằng dung dịch HNO3 thu được dung dịch X; 0,448 lít NO duy nhất (đktc) và còn lại 0,65m (g) kim loại. Khối lượng muối trong dung dịch X là:
Đáp án A
Ta có: mFe = 40%.m = 0,4m (g) → mCu = m - 0,4m = 0,6m (g)
Sau phản ứng còn 0,65m (g) kim loại > mCu = 0,6m (g)
Khối lượng Fe còn dư: 0,65m - 0,6m = 0,05m (g)
Vậy: mFe phản ứng = 0,4m - 0,05m = 0,35m (g)
Do Fe còn dư sau phản ứng nên tạo thành muối Fe2+
Quá trình nhường electron:
Quá trình nhận electron:
Áp dụng định luật bảo toàn electron, ta có:
Ta có:
Câu 15:
Cho x mol Fe tan hoàn toàn trong dung dịch chứa y mol H2SO4 (tỉ lệ x : y = 2 : 5), thu được một sản phẩm khử duy nhất và dung dịch chỉ chứa muối sunfat. Số mol electron do lượng Fe trên nhường khi bị hòa tan là:
Đáp án B
Do H2SO4 chưa biết nồng độ nên xét 2 trường hợp:
TH1: H2SO4 loãng:
Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2
x y
⇒Loại vì x = y
TH2: H2SO4 đặc nóng
Ta có:
Do Fe dư nên tiếp tục xảy ra phản ứng:
Vậy Fe hết
S + 2e → SO2
y y/2
Áp dụng định luật bảo toàn electron ta có: 2x = y
Câu 16:
Khử m gam Fe3O4 bằng khí H2 thu được hỗn hợp X gồm Fe và FeO, hỗn hợp X tác dụng vừa hết với 3 lít dung dịch H2SO4 0,2M (loãng). Giá trị của m là:
Đáp án D
m gam Fe3O4 + H2 → hỗn hợp X gồm Fe, FeO.
Hỗn hợp X + 0,6 mol H2SO4.
Ta có : Fe + 2H+ → Fe2+ + H2↑
FeO + 2H+ → Fe2+ + H2O
nFe + nFeO = nH+ : 2 = 0,6 × 2 : 2 = 0,6 mol
→ nFe3O4 = 1/3 × (nFe + nFeO) = 1/3 × 0,6 = 0,2 mol
→ mFe3O4 = 0,2 × 232 = 46,4 gam
Câu 17:
Hoà tan 3,24 gam Ag bằng V ml dung dịch HNO3 0,7M thu được khí NO duy nhất và V ml dung dịch X trong đó nồng độ mol của HNO3 dư bằng nồng độ mol của AgNO3. Giá trị của V là:
Đáp án B
0,03 mol Ag + V ml AgNO3 0,7M → NO↑
CM AgNO3 = CM HNO3 dư
3Ag + 4HNO3 → 3AgNO3 + NO + 2H2O
nHNO3phản ứng = 0,03 : 3 × 4 = 0,04 mol.
Vì V không thay đổi nên nHNO3 dư = nAgNO3 = 0,03 mol
→ ∑nHNO3 = 0,04 + 0,03 = 0,07 mol
→ VHNO3 = 0,07 : 0,7 = 0,1 lít = 100 ml
Câu 18:
Cho 19,2 gam một kim loại M tác dụng với dung dịch HNO3 loãng, dư thu được 4,48 lít khí duy nhất No (đktc). Kim loại M là kim loại nào sau đây:
Đáp án B
Số mol NO là:
→ n = 2; M = 64 → M: Cu
Câu 19:
Cho 23,52 gam hỗn hợp X gồm Mg, Fe, Cu vào 200ml dung dịch HNO3 3,4M. Khuấy đều thấy thoát ra khí NO (sản phẩm khử duy nhất), trong dung dịch còn dư một kim loại chưa tan hết; đổ tiếp từ từ dung dịch Y (H2SO4 5M) vào, chất khí trên lại thoát ra cho đến khi kim loại vừa tan hết thì cần vừa hết 44ml, thu được dung dịch Y. Lấy 1/2 dung dịch Y, cho dung dịch NaOH dư vào, lọc lấy kết tủa, nung trong không khí đến khối lượng không đổi được chất rắn Z nặng 15,6 gam. Số mol Fe có trong hỗn hợp X là:
Đáp án B
nMg = a ; nFe =b ; nCu = c
⇒mX =24a+ 56b + 64c =23,52 (1)
nH+ = 0,2 . 3,4 + 0,044 .5.2 = 1,12
Do lần đầu, 1 kim loại dư nên Cu sẽ dư, dung dịch Y có: Mg2+, Cu2+, Fe2+
Ở lần hai, khi thêm H2SO4, do Cu có tính khử mạnh hơn Fe2+ nên khi Cu tan hết thì Fe2+ vẫn không phản ứng nên dung dịch Y cuối cùng sẽ có: Mg2+ , Cu2+ ; Fe2+
nH+ = 8/3 nMg2+ + 8/3 nFe2+ + 8/3 nCu2+ ⇒ 8/3 a + 8/3 b + 8/3 c = 1,12 (2)
mOxit = mMgO + mFe2O3 + mCuO ⇒ 40a +80b + 80c =15,6 .2 = 31,2 (3)
Từ (1), (2), (3) ⇒ a = 0,06; b=0,12 ; c =0,24 ⇒ nFe = 0,12 mol.
Câu 20:
Dung dịch X có 0,1 mol Fe2(SO4)3, 0,1 mol FeSO4 và 0,1 mol CuSO4. Cho khí H2S lội qua dung dịch X đến dư thì thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là:
Đáp án C
nCuS = 0,1 mol; Theo bảo toàn electron: 2 × nS = 1 × nFe3+
→ nS = 0,1 × 2 : 2 = 0,1 mol.
→ m↓ = mS + mCuS = 0,1 × 32 + 0,1 × 96 = 12,8 gam
Câu 21:
Nhiệt phân hoàn toàn hỗn hợp gồm x mol AgNO3 và y mol Cu(NO3)2 được hỗn hợp khí có M = 42,5 đvC. Tỉ số x/y là:
Đáp án A
Tổng số NO2 và O2 thu được:
nNO2 = x +2y
nO2 = 0,5x + 0,5y
Câu 22:
Hòa tan 1 gam một mẫu quặng chứa Au vào hỗn hợp cường thủy có dư, sau khi vàng hòa tan hoàn toàn thấy tiêu tốn 0,002 mol . Khối lượng Zn tối thiểu cần dùng để thu hồi lượng Au từ dung dịch thu được là:
Đáp án A
Bản chất của phản ứng là quá trình oxi hóa, khử:
N+5 + 3e → N+2
Zn → Zn+2 + 2e
Au + nước cường toan thì N trong HNO3 chuyển hết về NO → nNO = 0,002 mol.
Theo bảo toàn e: 3 × nNO = 2 × nZn → nZn = 0,002 × 3/2 = 0,003 mol
→ mZn = 0,003 × 65 = 0,195 gam
Câu 23:
X là hỗn hợp gồm Fe và hai oxit của sắt. Hòa tan hết 15,12 gam X trong dung dịch HCl dư, sau phản ứng thu được 16,51 gam muối Fe (II) và m gam muối Fe (III). Mặt khác, khi cho 15,12 gam X phản ứng hoàn toàn với dung dịch acid nitric loãng dư thì giải phóng 1,568 lít NO (sản phẩm khử duy nhất, đo ở đktc). Thành phần % về khối lượng của Fe trong X là:
Đáp án C
Có hỗn hợp X gồm Fe và O với số mol lần lượt là a,b(mol)
⇒ mX = 56a + 16b = 15,12
BT e: 3nFe = 2nO + 3nNO ⇒3a = 2b + 3. 0,07
⇒ a=b=0,21
nFeCl2 = 16,51/127 = 0,13 ⇒ nFeCl3 = 0,21 - 0,13 = 0,08 mol
nH+ = nCl- = 0,13.2 + 0,08.3 = 0,5 mol
nH+ = 2nO + 2nH2 ⇒nH2 = (0,5 – 0,21 . 2) /2 = 0,04 mol
nFe = nH2 = 0,04 mol
%Fe = 0,04 .56 /15,12 = 14,81%
Câu 24:
Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp X (gồm x mol Fe, y mol Cu, z mol Fe2O3 và t mol Fe3O4) trong dung dịch HCl không thấy có khí bay ra khỏi bình, dung dịch thu được chỉ chứa 2 muối. Mối quan hệ giữa số mol các chất có trong hỗn hợp X là:
Đáp án A
Câu 25:
Nung nóng 16,8 gam hỗn hợp Au, Ag, Cu, Fe, Zn với một lượng dư khí O2, đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 23,2 gam chất rắn X. Thể tích dung dịch HCl 2M vừa đủ để phản ứng với chất rắn X là:
Đáp án D
Theo ĐL bảo toàn khối lượng:
→nO = 6,4/16 = 0,4 mol
Phản ứng của HCl với chất rắn X có thể được biểu diễn với sơ đồ:
O2- + 2H+ → H2O
0,4 0,8
VHCl = 0,8 : 2 = 0,4 (lít) = 400ml