Thứ sáu, 22/11/2024
IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 11 Hóa học 40 bài tập về hidroxit lưỡng tính nâng cao có lời giải

40 bài tập về hidroxit lưỡng tính nâng cao có lời giải

40 bài tập về hidroxit lưỡng tính nâng cao có lời giải (P1)

  • 839 lượt thi

  • 20 câu hỏi

  • 30 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Hoà tan 0,54 gam Al trong 0,5 lít dung dịch H2SO4 0,1M thu được dung dịch A. Thêm V lít dung dịch NaOH 0,1 M cho đến khi kết tủa tan trở lại một phần. Nung kết tủa thu được đến khối lượng không đổi ta được chất rắn nặng 0,51 gam. ( Al = 27, Na = 23, O = 16, S = 32, H = 1) V có giá trị là

Xem đáp án

2Al + 3H2SO4 → Al2(SO4)3 + H2


nAl = 0,02 mol , nH2SO4 = 0,05 mol

Vậy dung dịch A gồm : Al3+ 0,02mol và H+dư : 0,04 mol

Khi cho NaOH đến khi kết tủa tan trở lại một phần xảy ra các phương trình sau:

H+ + OH- → H2O

0,04 --->0,04

Al3+ + 3OH- → Al(OH)3

0,01---->0,03----->0,01

Al3+ + 4OH- → Al(OH)4-

0,01----->0,04

Nung kết tủa Al(OH)3 tạo Al2O3 :0,005 mol → nAl(OH)3 = 0,01 mol

Vậy nOH- = 0,04 + 0,03 + 0,04 = 0,11 → V=1,1 lít.

Đáp án A


Câu 3:

Cho từ từ đến hết 150ml dung dịch NaOH 2M vào một cốc đựng 100ml dung dịch AlCl3 nồng độ x mol/l, sau khi phản ứng hoàn toàn thấy trong cốc có 0,1 mol chất kết tủa. Thêm tiếp 100ml dung dịch NaOH 2M vào cốc, sau khi phản ứng hoàn toàn thấy trong cốc có 0,14 mol chất kết tủa. Giá trị của x là:

Xem đáp án

Ta thấy tỉ lệ số mol NaOH và số mol kết tủa không bằng nhau

Như vậy, phản ứng đầu chưa có kết tủa bị tan, ở phản ứng sau có kết tủa bị hòa tan

Phản ứng sau: nAl(OH)4-=0,25 . 2-0,14. 34=0,02nAlCl3=0,02 + 0,14 = 0,16x =1,6

Đáp án A


Câu 6:

Hoà tan hoàn toàn m gam hỗn hợp Na2O, Al2O3 vào nước được dung dịch trong suốt X. Thêm dần dần dung dịch HCl 1M vào dung dịch X nhận thấy khi bắt đầu thấy xuất hiện kết tủa thì thể tích dung dịch HCl 1M đã cho vào là 100ml còn khi cho vào 200ml hoặc 600ml dung dịch HCl 1M thì đều thu được a gam kết tủa. Giá trị của a và m lần lượt là

Xem đáp án

Bắt đầu xuất hiện kết tủanHCl = nNaOH(du)=0,1S mol HCl sau khi phn ng vi NaOHnHCl(1)=0,2 -0,1=0,1; nHCl(2)=0,6 -0,1=0,5

Do khi cho vào 200ml hoặc 600ml HCl thì đều thu được cùng một lượng kết tủa nên ở TN1 kết tủa chưa tan, ở TN2 kết

tủa tan 1 phần

 

 


Câu 7:

Thêm 240ml dung dịch NaOH 1M vào một cốc thuỷ tinh đựng 100ml dung dịch AlCl3 nồng độ x mol/l, khuấy đều đến phản ứng hoàn toàn thấy trong cốc có 0,08 mol chất kết tủa. Thêm tiếp 100ml dung dịch NaOH 1M vào cốc, khuấy đều đến phản ứng hoàn toàn thấy trong cốc có 0,06 mol chất kết tủa. Nồng độ x là

Xem đáp án

Phản ứng đầu không có kết tủa bị hòa tan, phản ứng sau có kết tủa bị hòa tan (nếu cả 2 phản ứng đều có kết tủa bị hòa tan thì số mol NaOH chênh lệch giữa 2 lần phải bằng số mol kết tủa chênh lệch của 2 lần)


Lần 2:

nAl(OH)3=0,06 nAl(OH)=0,34 - 0,06.34=0,04nAlCl3 = 0,06 + 0,04=0,1x =1

Đáp án B


Câu 11:

Dung dịch X là dung dịch NaOH C%. Lấy 36 gam dung dịch X trộn với 400 ml dung dịch AlCl3 0,1M thì lượng kết tủa bằng khi lấy 148 gam dung dịch X trộn với 400 ml dung dịch AlCl3 0,1M. Giá trị của C là

Xem đáp án

Gọi lượng Al(OH)3 kết tủa là x mol


Trong 36 gam:nNaOH=3x

Suy ra, số mol NaOH trong 148 gam:

nNaOH=148.3x36=37.3x9nAl(OH)4=0,04 - x37.3x9=3x +4(0,04 - x)x=0,012C=0,012.3.4036=4%

Đáp án D


Câu 13:

Hòa tan 47,4 gam phèn chua KAl(SO4)2.12H2O vào nước được dung dịch X. Thêm dần đến hết 300ml dung dịch Ba(OH)2 1M vào X thì được a gam kết tủa và dung dịch Y. Lọc bỏ kết tủa rồi sục khí CO2 dư vào dung dịch nước lọc thấy tạo ra b gam kết tủa. Giá trị của a và b lần lượt là

Xem đáp án

Khi cho 0,6 mol OH- vào 0,1 mol Al3+ thì sẽ thu được 0,1 mol Al(OH)4- và 0,2 mol OH-


Như vậy, kết tủa chỉ có 0,2 mol BaSO4

a =233.0,2 =46,6

Khi cho thêm CO2 dư thì CO2 phản ứng với OH- tạo HCO3- (không tạo kết tủa với Ba2+) và CO2 phản ứng với Al(OH)4- tạo Al(OH)3 kết tủa

b = 0,1.78 =7,8Đáp án C


Câu 15:

Khi cho V ml hay 3V ml dung dịch NaOH 2M tác dụng với 400ml dung dịch AlCl3 nồng độ x mol/l đều thu được 7,8 gam kết tủa. Giá trị của x là

Xem đáp án

Từ dữ kiện đề bài suy ra ở lần 1 kết tủa không tan,  dư, NaOH hết, còn ở lần 2 kết tủa tan 1 phần

AlCl3, NaOH hết

nNaOH=3nkt=0,3V =0,15

 nNaOH=0,45nAlCl3=0,1 + (0,45 -0,1*3)=0,25[AlCl3]=0,0625M

Đáp án B


Câu 16:

X là dung dịch AlCl3, Y là dung dịch NaOH 1M. Cho 240ml dung dịch Y vào cốc chứa 100ml dung dịch X, khuấy đều tới phản ứng hoàn toàn thấy trong cốc có 6,24 gam kết tủa. Thêm tiếp vào cốc 100ml dung dịch Y, khuấy đều đến khi kết thúc phản ứng thấy trong cốc có 4,68 gam kết tủa. Nồng độ mol của dung dịch X là

Xem đáp án

Nhận thấy, ở lần 1 thì chưa có kết tủa tan còn lần 2 đã có kết tủa tan (nếu ở trường hợp cả 2 lần đều có kết tủa tan thì chênh lệch số mol kết tủa sẽ bằng chênh lệch số mol NaOH cho vào)


Lần 2:

 


Câu 19:

Hoà tan hoàn toàn m gam AlCl3 vào nước được dung dịch X. Nếu cho 480 ml dung dịch NaOH 1M vào X thì thu được 4a gam kết tủa. Mặt khác, nếu cho 170 ml dung dịch NaOH 3M vào X thì thu được 3a gam kết tủa. Giá trị của m là

Xem đáp án

TH1: Khi cho 0,48 mol NaOH thì chỉ tạo 1 phần kết tủa, khi cho 0,51 mol NaOH thì tạo kết tủa tối đa vào 1 phần bị tan


Trường hợp cho 0,51 mol NaOH

TH2: cả 2 lần đều tạo kết tủa tối đa và hòa tan 1 phần

Chênh lệch số mol kết tủa ở 2 trường hợp:4a78 - 3a78 =0,51 - 0,48=a78=0,03

Trường hợp cho 0,48 mol NaOH

 

=>Đáp án C


Câu 20:

Dung dịch X gồm 0,1 mol H+, z mol Al3+, t mol NO3 và 0,02 mol SO42-. Cho 120 ml dung dịch Y gồm KOH 1,2M và Ba(OH)2 0,1M vào X, sau khi các phản ứng kết thúc, thu được 3,732 gam kết tủa. Giá trị của z, t lần lượt là

Xem đáp án

Bảo toàn điện tích : 0,1 + 3z = t + 0,02.2 → t-3z = 0,06


Nhận thấy kết tủa gồm BaSO4 : 0,012 mol, Al(OH)3: 0,012 mol

Ta có 3×nkết tủa + nH+ = 0,136 mol < nOH- = 0,168 mol → Xảy ra trường hợp hòa tan kết tủa

H+ + OH- → H2O

0,1 ------> 0,1

Al3+ + 3OH- → Al(OH)3

0,012---0,036 ------> 0,012

Al3+ + 4OH- → Al(OH)4-

0,008----> 0,032

Vậy z= 0,012 + 0,008 =0,02 → t= 0,12. Đáp án B


Bắt đầu thi ngay