40 bài tập về hidroxit lưỡng tính nâng cao có lời giải (P2)
-
857 lượt thi
-
20 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Thêm m gam kali vào 300ml dung dịch chứa Ba(OH)2 0,1M và NaOH 0,1M thu được dung dịch X. Cho từ từ dung dịch X vào 200ml dung dịch Al2(SO4)3 0,1M thu được kết tủa Y. Để thu được lượng kết tủa Y lớn nhất thì giá trị của m là
Nhận thấy kết lớn nhất khi BaSO4: 0,03 mol, Al(OH)3: 0,04 mol
Vậy nOH-= 3×nAl3+ = 0, 12 mol
nK = 0,12 - 2×nBa(OH)2- nNaOH = 0,03 mol → mK = 1,17
Đáp án B
Câu 2:
Cho 200ml dung dịch Al2(SO4)3 1M vào 700ml dung dịch Ba(OH)2 1M. Phản ứng kết thúc thu được kết tủa nung kết tủa tới khối lượng không đổi thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là
Nhận thấy 3 < nOH- : nAl3+ = 1,4 : 0,4 < 4 → xảy ra quá trình hòa tan kết tủa
Al3+ + 3OH- → Al(OH)3↓
x------3x
Al3+ + 4OH- → Al(OH)4-
y-------4y
Ba2+ + SO42- → BaSO4↓
0,7-----0,6------->0,6
Ta có hệ
Vậy kết tủa gồm nAl(OH)3 = 0,2 mol, nBaSO4 = 0,6 mol
Nung kết tủa đến khối lượng không đổi: Al2O3: 0,1 mol và nBaSO4 = 0,6 mol → mchất rắn = 150 gam.
Đáp án A
Câu 3:
Hòa tan a gam hỗn hợp Al và Mg trong dung dịch HCl loãng dư thu được 1344 cm3 khí (đktc). Nếu cũng cho a gam hỗn hợp trên tác dụng với NaOH dư thì sau phản ứng còn lại 0,6 gam chất rắn. Thành phần % khối lượng Al là
Al, Mg 0,6 gam chất rắn không tan
Thấy Mg không tan trong NaOH nên mMg = 0,6 gam → nMg= 0,025 mol
Al, Mg 0,06 mol H2
Bảo toàn electron → nAl = (2×nH2- 2×nMg):3= → mAl = 0,63 gam
%Al = ×100% = 51,22%.
Đáp án A
Câu 4:
Cho 16,7 gam hỗn hợp Al, Fe, Zn tác dụng với NaOH dư thấy thoát ra 5,04 lít khí (đktc) và một phần chất rắn không tan. Lọc lấy phần không tan hòa tan hết bằng dung dịch HCl dư (không có không khí) thấy thoát ra 2,24 lít (đktc). % khối lượng Al trong hỗn hợp là
Khi cho hỗn hợp Al, Fe, Zn vào dung dịch NaOH dư thì chỉ có Zn và Al tham gia phản ứng tạo H2(0,225 mol), phần chất rắn không tan là Fe
Cho Fe phản ứng với lượng dư HCl tạo ra 0,1 mol khí → nFe = nH2 = 0,1 mol → mAl + mZn= 16,7- 5,6 = 11,1
Gọi số mol của Al và Zn lần lượt là x, y
Ta có hệ
→ %Al = ×100% = 8,08 %.
Đáp án D
Câu 5:
Hòa tan hoàn toàn 9 gam hỗn hợp bột gồm Mg và Al bằng H2SO4 loãng thu được khí X và dung dịch Y. Thêm từ từ dung dịch NaOH vào Y sao cho kết tủa đạt giá trị lớn nhất thì dừng lại lọc kết tủa nung tới khối lượng không đổi thu được 16,2 gam chất rắn. Thể tích khí X thu được (đktc) là
Gọi số mol của Al và Mg lần lượt là x, y
Ta có hệ :
Bảo toàn electron → nH2 = (0,2×3 + 0,15×2):2= 0,45 mol → V= 10,08 lit.
Đáp án A
Câu 6:
Hòa tan hoàn toàn 0,54 gam Al trong 0,5 lít dung dịch H2SO4 0,1M được dung dịch X. Thêm V lít dung dịch NaOH 0,1M cho đến khi kết tủa tan trở lại một phần. Nung kết tủa đến khối lượng không đổi ta được chất rắn nặng 0,51 gam. Giá trị của V là
2Al + 3H2SO4 → Al2(SO4)3 + H2↑
nAl = 0,02 mol , nH2SO4 = 0,05 mol
Vậy dung dịch A gồm : Al3+ 0,02mol và H+dư : 0,04 mol
Khi cho NaOH đến khi kết tủa tan trở lại một phần xảy ra các phương trình sau:
H+ + OH- → H2O
0,04 --->0,04
Al3+ + 3OH- → Al(OH)3↓
0,01---->0,03----->0,01
Al3+ + 4OH- → Al(OH)4-
0,01----->0,04
Nung kết tủa Al(OH)3 tạo Al2O3 :0,005 mol → nAl(OH)3 = 0,01 mol
Vậy nOH- = 0,04 + 0,03 + 0,04 = 0,11 → V=1,1 lít.
Đáp án B
Câu 7:
Cho 200 ml dung dịch hỗn hợp gồm MgCl2 0,3M, AlCl3 0,45 M và HCl 0,55M tác dụng hoàn toàn với V lít dung dịch hỗn hợp gồm NaOH 0,02M và Ba(OH)2 0,01M. Giá trị của V để được kết tủa lớn nhất và lượng kết tủa nhỏ nhất lần lượt là
Nhận thấy kết tủa lớn nhất khi có Mg(OH)2 : 0,06 mol và Al(OH)3 : 0,09 mol
nOH- = nH+ + 2×nMg2+ + 3×nAl3+ = 0,11 + 2×0,06 + 3×0,09 = 0,5 mol
→ 0,02V + 0,02V= 0,5 → V= 12,5 lít
Kết tủa nhỏ nhất khi chỉ có Mg(OH)2 : 0,06 mol
nOH- = nH+ + 2×nMg2+ + 4×nAl3+ = 0,11 + 2×0,06 + 4×0,09 = 0,59 mol
→ 0,02 V + 0,02V = 0,59 → V= 14,75 lit
Đáp án C
Câu 8:
Hoà tan hoàn toàn m gam hỗn hợp Na2O, Al2O3 vào nước được dung dịch trong suốt X. Thêm dần dần dung dịch HCl 1M vào dung dịch X nhận thấy khi bắt đầu thấy xuất hiện kết tủa thì thể tích dung dịch HCl 1M đã cho vào là 100 ml còn khi cho vào 200 ml hoặc 600 ml dung dịch HCl 1M thì đều thu được a gam kết tủa. Giá trị của a và m lần lượt là
Hoà tan hoàn toàn hỗn hợp Na2O, Al2O3 vào nước được dung dịch trong suốt X (NaOH dư,NaAlO2)
Chú ý thứ tự các phản ứng khi thêm dung dịch HCl vào dung dịch X
HCl + NaOH → NaCl + H2O (1)
NaAlO2+ HCl+ H2O → NaCl + Al(OH)3 (2)
Al(OH)3 + 3HCl → AlCl3 + 3H2O (3)
Khi thêm 0,1 mol HCl thì bắt đầu xuất hiện kết tủa → nNaOH dư = 0,1 mol (xảy ra (1))
Khi thêm 0,2 mol HCl thì xảy ra (1), (2) ( lượng AlO2- trong pt (2)dư )
→ nkết tủa = nH+ phản ứng (2) = 0,2 - 0,1 = 0,1 mol → a = 7,8 gam. Loại B,D
Khi thêm 0,6 mol HCl xảy ra hiện tượng hòa tan kết tủa (xảy ra cả 3 phương trình)
→ 4×nAlO2- = 3nkết tủa + (nH+ -0,1) → nAlO2- = 0,2 mol
Vậy NaAlO2 0,2 mol, NaOH dư 0,1 mol → m= mAl2O3 + mNa2O = 0,1×102 + 0,15×62 = 19,5 gam
Đáp án A
Câu 9:
Thêm 240 ml dung dịch NaOH 1M vào một cốc thuỷ tinh đựng 100ml dung dịch AlCl3 nồng độ x mol/l, khuấy đều đến phản ứng hoàn toàn thấy trong cốc có 0,08 mol chất kết tủa. Thêm tiếp 100 ml dung dịch NaOH 1M vào cốc, khuấy đều đến phản ứng hoàn toàn thấy trong cốc có 0,06 mol chất kết tủa. Giá trị của x là
Nhận thấy khi thêm dung dịch NaOH thì khối lượng kết tủa giảm đi → xảy ra sự hòa tan kết tủa
→ 4×nAlCl3 = nNaOH + nkết tủa = 0,34 + 0,06 = 0,4 mol → nAlCl3 = 0,1 mol
→ x = 1 M.
Đáp án A
Câu 10:
Dung dịch X chứa m gam KOH và 40,2 gam K[Al(OH)4]. Cho 500 ml dung dịch HCl 2M vào dung dịch X thu được 15,6 gam kết tủa. Giá trị của m là
Nhận thấy nkết tủa = 0,2 mol < nK[Al(OH)4] =0,3 mol → Xảy ra 2 trường hợp
- TH1: không xảy ra sư hòa tan kết tủa :
KOH+ HCl → KCl + H2O
x----> x
K[Al(OH)4] + HCl → Al(OH)3 + KCl + H2O
0,3---------> 0,2---------> 0,2
Ta có x+ 0,2 = 1 → x= 0,8 mol → m= 44,8 gam
- TH2: xảy ra sự hòa tan kết tủa
KOH+ HCl → KCl + H2O
x----> x
K[Al(OH)4] + HCl → Al(OH)3 + KCl + H2O
0,2---------> 0,2---------> 0,2
K[Al(OH)4] + 4HCl → AlCl3+ KCl + H2O
0,1---------->0,4
Ta có x+ 0,2 + 0,4 = 1 → x= 0,4 → m = 22,4 gam.
Đáp án A
Câu 11:
Hoà tan hoàn toàn 19,5 gam hỗn hợp Na2O, Al2O3 vào nước được 500ml dung dịch trong suốt X. Thêm dần dần dung dịch HCl 1M vào dung dịch X đến khi bắt đầu thấy xuất hiện kết tủa thì dừng lại nhận thấy thể tích dung dịch HCl 1M đã cho vào là 100ml. Tính nồng độ mol của các chất tan trong dung dịch
Gọi số mol Na2O và Al2O3 lần lượt là x, y
Nhận thấy khi thêm 0,1 mol HCl vào dung dịch X thì thấy xuất hiện kết tủa
→ Trong dung dịch X chứa NaAlO2 a mol và NaOH :0,1 mol
Bảo toàn nguyên tố → nNa2O = (nNaOH + nNaAlO2):2 = (0,1 + a): 2
nAl2O3 = nNaAlO2 : 2 = a:2
Ta có phương trình : [(0,1 + a): 2 ]×62 + (a:2)×102 = 19,5→ → a= 0,2 mol
CMNaOH = 0,2M, CMNaAlO2 = 0,4M
Đáp án C
Câu 12:
Thêm dần dần Vml dung dịch Ba(OH)2 vào 150ml dung dịch gồm MgSO4 0,1M và Al2(SO4)3 0,15M thì thu được lượng kết tủa lớn nhất. Tách kết tủa, nung đến khối lượng không đổi thu được m gam chất rắn. Tính m
Lượng kết tủa lớn nhất khi Mg(OH)2 : 0,015 mol, Al(OH)3 : 0,045 mol, BaSO4: 0,0825 mol
Chú ý nOH- = 2× nMg(OH)2 + 3× nAl(OH)3 = 0,165 mol → nBa2+ = nSO42- = 0,0825 mol
Nung kết tủa tạo ra : Al2O3 : 0,025 mol, BaSO4 : 0,0825 mol, MgO: 0,015 mol
→ m= 22,1175 gam 22,12 gam.
Đáp án A
Câu 13:
Thêm m gam Na vào 300ml dung dịch chứa Ba(OH)2 0,1M và NaOH 0,1M thu được dung dịch X. Thêm từ từ dung dịch X vào 200ml dung dịch Al2(SO4)3 0,1M thu được kết tủa Y. Để thu được lượng Y lớn nhất thì giá trị của m là
Nhận thấy kết lớn nhất khi BaSO4: 0,03 mol, Al(OH)3: 0,04 mol
Vậy nOH-= 3×nAl3+ = 0, 12 mol
nNa = 0,12 - 2×nBa(OH)2- nNaOH = 0,03 mol → mNa = 0,69.
Đáp án D
Câu 14:
Cho dung dịch X chứa 0,05 mol Na[Al(OH)4] và 0,1 mol NaOH tác dụng với dung dịch HCl 2M. Thể tích dung dịch HCl 2M lớn nhất cần cho vào dung dịch X để thu được 1,56 gam kết tủa là
Nhận thấy nkết tủa = 0,02 mol < nNa[Al(OH)4] → Xảy ra 2 trường hợp,
Để thể tích dung dịch HCl là lớn nhất thì xảy ra quá trình hòa tan kết tủa
NaOH + HCl → NaCl + H2O
0,1 ----> 0,1
Na[Al(OH)4] + HCl → Al(OH)3 + H2O
0,02-----------> 0,02-------> 0,02
Na[Al(OH)4] + 4HCl → AlCl3 + 2H2O
0,03-------- ->0,12
Vậy nHCl = 0,1 + 0,02 + 0,12 = 0,24 mol → V= 0,12 lít.
Đáp án C
Câu 15:
Khi cho 200 ml dung dịch NaOH aM vào 500 ml dung dịch AlCl3 bM thu được 15,6 gam kết tủa. Mặt khác, nếu cho 400 ml dung dịch NaOH aM vào 500 ml dung dịch AlCl3 bM thì thu được 23,4 gam kết tủa. Các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn. Giá trị của a và b lần lượt là
Nhận thấy khi lượng NaOH tăng lên, lượng AlCl3 không đổi thì lượng kết tủa tăng lên → thí nghiệm 1 thì NaOH hết, AlCl3 còn dư ; thí nghiệm 2 cả NaOH và AlCl3 đều hết (xảy ra hiện tượng hòa tan kết tủa)
Thí nghiệm 1: Ta có 3× nkết tủa = nOH- = 0,6 mol → 0,2a= 0,6 → a= 3
Thí nghiệm 2:Ta có 4×nAl3+ = nOH- + nkết tủa → 4×0,5b= 0,4×3 + 0,3 → b= 0,75
Đáp án A
Câu 16:
Cho 150 ml dung dịch KOH 1,2M tác dụng với 100 ml dung dịch AlCl3 nồng độ x mol/l, thu được dung dịch Y và 4,68 gam kết tủa. Loại bỏ kết tủa, thêm tiếp 175 ml dung dịch KOH 1,2M vào Y, thu được 2,34 gam kết tủa. Giá trị của x là
AlCl3 + KOH : 0,18 mol→ 0,06 mol Al(OH)3 + dd Y
DD Y + KOH : 0,21 mol → 0,03 mol Al(OH)3
Nhận thấy khi thêm KOH vào dung dịch Y lại tạo kết tủa
→ trong dung dịch Y còn AlCl3 còn dư : (0,1x- 0,06) mol
Vì 3×nKOH = 0,09 <nKOH = 0,21 mol → xảy ra hiện tượng hòa tan kết tủa
4nAlCl3 dư = nkết tủa + nKOH → nAlCl3 = (0,03 +0,21):4= 0,06 → 0,1x-0,06 = 0,06 → x= 1,2
Đáp án A
Câu 17:
Thêm từ từ 300 ml dung dịch gồm Ba(OH)2 0,5M và KOH x mol/lít vào 50 ml dung dịch Al2(SO4)3 1M. Sau khi kết thúc các phản ứng thu được 36,9 gam kết tủa. Giá trị của x là
Nhận thấy 36,9 gam kết tủa gồm BaSO4 : 0,15 mol và Al(OH)3 : 0,025 mol
Vì nAl(OH)3 = 0,025 mol < <nOH- = 0,3 + 0,3x mol → xảy ra hiện tượng hòa tan kết tủa
Al3+ + 3OH- → Al(OH)3
Al3+ + 4OH- → Al(OH)4-
Luôn có 4nAl3+ = nOH- + nAl(OH)3 → nOH- = 0,3 + 0,3x = 4×0,1 -0,025= 0,375 mol → x= 0,25 mol
→ Đáp án B
Câu 18:
Trộn lẫn 100 ml dung dịch HCl 1M với 200 ml dung dịch Al2(SO4)3 0,1M thu được dung dịch X. Thêm từ từ 0,125 mol Ba(OH)2 vào dung dịch X thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
• 0,1 mol HCl + 0,02 mol Al2(SO4)3 → ddX
ddX + 0,125 mol Ba(OH)2 → ↓
• 2HCl + Ba(OH)2 → BaCl2 + 2H2O (*)
Al2(SO4)3 + 3Ba(OH)2 → 2Al(OH)3↓ + 3BaSO4↓ (**)
2Al(OH)3 + Ba(OH)2 → Ba(AlO2)2 + 4H2O (***)
Theo (*) nBa(OH)2 = 0,1 : 2 = 0,05 mol.
Theo (**) nBa(OH)2 = 0,02 × 3 = 0,06 mol; nAl(OH)3 = 0,04 mol; nBaSO4 = 0,06 mol.
Theo (***) nBa(OH)2 = 0,125 - 0,05 - 0,06 = 0,015 mol → nAl(OH)3 = 0,04 - 0,015 × 2 = 0,01 mol.
→ m↓ = mBaSO4 + mAl(OH)3 = 0,06 × 233 + 0,01 × 78 = 14,76 gam
→ Đáp án đúng là đáp án C
Câu 19:
Cho 200 ml dung dịch chứa KOH 0,9M và Ba(OH)2 0,2M vào 100 ml dung dịch H2SO4 0,3M và Al2(SO4)3 0,3M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng kết tủa thu được là
→ m↓ = mAl(OH)3 + mBaSO4 = 0,04 × 78 + 0,04 × 233 = 12,44 gam
→ Đáp án đúng là đáp án D
Câu 20:
Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp Na2O, Al2O3 vào nước được dung dịch trong suốt X. Thêm từ từ dung dịch HCl 1M vào dung dịch X nhận thấy khi bắt đầu xuất hiện kết tủa thì thể tích dung dịch HCl 1M đã cho vào là 100 ml. Còn khi cho 250 ml hoặc 650 ml dung dịch HCl 1M vào dung dịch X thì sẽ thu được lượng kết tủa như nhau. Giá trị m là
Gọi số mol của Na2O là x, Al2O3 là y mol
Nhận thấy khi thêm 0,1 mol HCl mới bắt đầu tạo kết tủa → Trong dung dịch X chứa NaAlO2 và NaOH dư → nNaOH dư = 0,1 mol
Khi thêm 0,25 mol hoặc 0,65 mol HCl thì lượng kết tủa như nhau → khi thêm 0,25 mol HCl thì lượng HCl hết lượng NaAlO2 còn dư
→ nHCl = nNaOH dư + nAl(OH)3 → 0,25 = 0,1 + nAl(OH)3 → nAl(OH)3 = 0,15 mol
Khi thêm 0,65 mol thì HCl và NaAlO2 đều hết
→ 4nNaAlO2 = (nHCl -nNaOH dư)+ 3nAl(OH)3 → 8y = (0,65-0,1) + 3.0,15 → y = 0,125 mol
Bảo toàn nguyên tố Na → nNa2O = (nNaOH dư + nNaAlO2) :2 = (0,1 + 0,25 ):2 = 0,175mol
→ m= 0,125.102 +0,175.62 = 23,6 gam.
Đáp án B