Bài tập Ankađien cơ bản cực hay có lời giải (P1)
-
589 lượt thi
-
22 câu hỏi
-
22 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Kết luận nào sau đây là đúng ?
Đáp án A
Đáp án B sai vì các hiđrocacbon có công thức phân tử dạng CnH2n - 2 có thể là ankin.
Đáp án C sai vì một hợp chất của ankađien là CH2=CH-CH=CH-CH3 có đồng phân hình học.
Đáp án D sai vì trong phân tử có 2 liên kết π trong phân tử nên có khả năng tham gia phản ứng cộng (cộng Br2)
Câu 2:
Kết luận nào sau đây là không đúng ?
Đáp án C
Đáp án C sai vì những hợp chất có khả năng cộng hợp hai phân tử hiđro thuộc loại ankađien, ankin và một số hợp chất hữu cơ khác
Câu 3:
Kết luận nào sau đây là không đúng ?
Đáp án B
Đáp án B sai vì các hiđrocacbon có công thức dạng CxH2x - 2 với x ≥ 3 có thể là ankađien hoặc ankin
Câu 4:
Công thức phân tử của buta-1,3-đien (đivinyl) và isopren (2-metylbuta-1,3-đien) lần lượt là
Đáp án C
CTCT của buta-1,3-đien là CH2=CH-CH=CH2 → CTPT của buta-1,3-đien là C4H6.
CTCT của isopren là CH2=C(CH3)C-CH=CH2 → CTPT của isopren là C5H8
Câu 5:
Ankađien là đồng phân cấu tạo của
Đáp án C
Ankađien và ankin đều có CTC là CnH2n - 2 nên là đồng phân cấu tạo của nhau
Câu 6:
Số đồng phân cấu tạo ankađien có công thức phân tử C5H8 là:
Đáp án A
CH2=C=CH-CH2-CH3
CH2=CH-CH=CH2-CH3
CH2=CH-CH2-CH=CH3
CH3-C(CH3)= C=CH2
CH2 = C(CH3) -CH= CH2
Câu 7:
Hợp chất nào trong số các chất sau có 9 liên kết xích ma và 2 liên kết π ?
Đáp án A
CH2=CH-CH=CH2 có số liên kết σ là 6 + 3 = 9, số liên kết π = 2.
CH2=CH-CH=CH-CH3 có số liên kết σ = 8 + 4 = 12, số liên kết π = 2.
C6H5CH=CH2 có số liên kết σ = 8 + 8 = 16, số liên kết π = 3 + 1 = 4.
CH2=CH-C≡CH có số liên kết σ = 4 + 3 = 7, số liên kết π = 1 + 2 = 3.
Câu 8:
Hợp chất nào trong số các chất sau có 7 liên kết xích ma và 3 liên kết π ?
Đáp án D
CH2=CH-CH=CH2 có số liên kết σ là 6 + 3 = 9, số liên kết π = 2.
C6H5CH3 có số liên kết σ = 8 + 7 = 15, số liên kết π = 3.
C6H5CH=CH2 có số liên kết σ = 8 + 8 = 16, số liên kết π = 3 + 1 = 4.
CH2=CH-C≡CH có số liên kết σ = 4 + 3 = 7, số liên kết π = 1 + 2 = 3.
Câu 9:
Isopren tham gia phản ứng với dung dịch Br2 theo tỉ lệ mol 1:1 tạo ra tối đa bao nhiêu sản phẩm?
Đáp án A
→ Isopren tham gia phản ứng với Br2 theo tỉ lệ 1 : 1 → tối đa 4 sản phẩm
Câu 10:
Isopren tham gia phản ứng với dung dịch HBr theo tỉ lệ mol 1:1 tạo ra tối đa bao nhiêu sản phẩm cộng?
Đáp án C
→ Isopren tham gia phản ứng với HBr theo tỉ lệ 1 : 1 tạo ra tối đa 7 sản phẩm cộng
Câu 11:
Chất nào sau đây không phải là sản phẩm cộng giữa dung dịch brom và isopren (theo tỉ lệ mol 1:1) ?
Đáp án C
→ Isopren tham gia phản ứng với Br2 theo tỉ lệ 1 : 1 không tạo ra CH2BrCH=CHCH2CH2Br
Câu 12:
Ankađien X + brom (dd) → CH3C(CH3)BrCH=CHCH2Br. Vậy X là
Đáp án C
2-metylpenta-2,4-đien là tên gọi sai vì ta ưu tiên nối đôi rồi mới đến mạch nhánh. Tên gọi đúng là
4-metylpenta-1,3-đien
→ Ankađien X + Br2 theo tỉ lệ 1 : 1 tạo ra CH3C(CH3)BrCH=CHCH2Br là 4-metylpenta-1,3-đien
Câu 13:
Ankađien X + Cl2 → CH2ClC(CH3)=CH-CHCl-CH3. Vậy X là
Đáp án A
4-metylpenta-2,4-đien là tên gọi sai vì ta đánh số từ đầu mạch có nối đôi và có nhánh gần nhất → tên gọi đúng là 2-metylpenta-1,3-đien.
4-metylpenta-2,3-đien là tên gọi sai vì ta đánh số từ đầu mạch có nối đôi và có nhánh gần nhất → tên gọi đúng nhất là 2-metylpenta-2,3-đien.
→ Ankađien X + Cl2 tạo ra CH2C(CH3)=CH-CH2Cl-CH3. Vậy X là CH2=C(CH3)-CH=CH-CH3
(2-metylpenta-1,3-đien)
Câu 14:
Cho 1 Ankađien X + brom(dd) →1,4-đibrom-2-metylbut-2-en. Vậy X là
Đáp án A
Mạch chính của sản phẩm có 4C → Loại C và D.
3-metylbuta-1,3-đien là tên gọi sai vì ta đánh số từ đầu mạch có nối đôi và mạch nhánh gần nhất
Câu 15:
Trùng hợp đivinyl tạo ra cao su Buna có cấu tạo là ?
Đáp án B
Trùng hợp đivinyl: nCH2=CH-CH=CH2 -(-CH2-CH=CH-CH2-)n-
Cao su Buna là -(-CH2-CH=CH-CH2-)n-
Câu 16:
Đồng trùng hợp đivinyl và stiren thu được cao su buna-S có công thức cấu tạo là
Đáp án A
Đồng trùng hợp đivinyl và stiren:
nCH2=CH-CH=CH2 + nC6H5CH=CH2 -(-CH2-CH=CH-CH2-CH(C6H5)-CH2-)n-
→ Cao su buna-S là -(-CH2-CH=CH-CH2-CH(C6H5)-CH2-)n-
Câu 17:
Đồng trùng hợp đivinyl và acrylonitrin (vinyl xianua) thu được cao su buna-N có công thức cấu tạo là
Đáp án D
Đồng trùng hợp đivinyl và acrylonitrin:
nCH2=CH-CH=CH2 + nCH2=CH-CN -(-CH2-CH=CH-CH2-CH(CN)-CH2-)n-
→ Cao su buna-N có công thức cấu tạo là -(-CH2-CH=CH-CH2-CH(CN)-CH2-)n-
Câu 18:
Trùng hợp isopren tạo ra cao su isopren có cấu tạo là
Đáp án C
Trùng hợp isopren: nCH2=C(CH3)-CH=CH2 -(-CH2-C(CH3)=CH-CH2-)n-
→ Cao su isopren có cấu tạo là -(-CH2-C(CH3)=CH-CH2-)n-
Câu 19:
Cho phản ứng giữa buta-1,3-đien và HBr ở -80oC (tỉ lệ mol 1:1), sản phẩm chính của phản ứng là
Đáp án A
Quy tắc cộng của ankađien: Ở nhiệt độ thấp thì ưu tiên tạo thành sản phẩm cộng 1,2; ở nhiệt độ cao thì ưu tiên tạo ra sản phẩm cộng 1,4. Nếu dùng dư tác nhân (Br2, Cl2...) thì chúng có thể cộng vào cả hai liên kết C=C.
Do đó: CH2=CH-CH=CH2 CH3-CHBr-CH=CH2
Câu 20:
Cho phản ứng giữa buta-1,3-đien và HBr ở 40oC (tỉ lệ mol 1:1), sản phẩm chính của phản ứng là
Đáp án B
Quy tắc cộng của ankađien: Ở nhiệt độ thấp thì ưu tiên tạo thành sản phẩm cộng 1,2; ở nhiệt độ cao thì ưu tiên tạo ra sản phẩm cộng 1,4. Nếu dùng dư tác nhân (Br2, Cl2...) thì chúng có thể cộng vào cả hai liên kết C=C.
Do đó: CH2=CH-CH=CH2CH3-CH=CH-CH2Br
Câu 21:
1 mol buta-1,3-đien có thể phản ứng tối đa với bao nhiêu mol brom?
Đáp án C
1 mol buta-1,3-đien có thể phản ứng tối đa với 2 mol Br2 vì buta-1,3-đien có 2 nối đôi nên sẽ cộng được với 2 phân tử Br2, nói cách khác tỉ lệ phản ứng là 1 : 2
Câu 22:
V18.Khi trùng hợp một ankađien X thu được polime M có cấu tạo như sau:
...– CH2CH=CHCH2CH2CH=CHCH2CH2CH=CHCH2–...
Công thức phân tử của monome X ban đầu là
Đáp án B
Polime M có cấu tạo như sau: ...-CH2CH=CHCH2CH2CH=CHCH2CH2CH=CHCH2-... .
Ta thấy polime M có đoạn -CH2CH=CHCH2- lặp lại 3 lần
→ Monome X ban đầu là CH2=CH-CH=CH2 → CTPT của monome X ban đầu là C4H6