Bài tập tổng hợp pH (P5)
-
1699 lượt thi
-
24 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Hai dung dịch có pH bằng nhau là: NaOH aM và Ba(OH)2 bM. Quan hệ giữa a và b là:
Đáp án D
2 dung dịch có pH bằng nhau ⇒ nOH-- / NaOH = nOH-- / Ba(OH)2 ⇒ a = 2b
Đáp án D
Câu 2:
Có V1 ml HCl ( pH = 2 ). Cần thêm V2 ml H2O để được dd HCl mới có pH = 3. Quan hệ V1 và V2 là :
Đáp án A
pH lúc sau = 3 ⇒ [H+] đầu = 10[H+]M lúc sau
⇒ V2 + V1 = 10V1 ⇒ V2 = 9V1
Đáp án A.
Câu 3:
Trộn dung dịch HCl 0,2M và dung dịch Ba(OH)2 0,2M có V bằng nhau. pH của dung dịch thu được là:
Đáp án C
2 dung dịch có thể tích bằng nhau ⇒ nOH-/ Ba(OH)2 = 2nH+/ HCl
H+ + OH- → H2O
0,2V 0,4V (mol)
Phản ứng : 0,2V → 0,2V (mol)
⇒ Trong dung dịch thu được có OH- dư
Trộn 2 dung dịch có cùng thể tích ⇒ [OH-] dư = 0,2 : 2 = 0,1M
⇒ pH = 13.
Đáp án C.
Câu 4:
Trộn Vml dung dịch NaOH 0,01M với Vml dung dịch HCl 0,03M được dung dịch có pH là:
Đáp án B
NaOH + HCl → NaCl + H2O
0,01V 0,03V (mol)
Phản ứng: 0,01V 0,01V (mol)
HCl dư ; 0,02V mol
Dung dịch sau khi trộn có thể tích = 2V.
⇒ [H+] = 0,02 : 2 = 0,01 ⇒ pH = 2.
Câu 5:
Cho 40ml dung dịch HCl 0,85M vào 160ml dung dịch gồm Ba(OH)2 0,08M ; KOH 0,04M . pH của dung dịch thu được bằng
Đáp án A
nOH-- = 0,032 , nH+ = 0,034
H+ dư = 0,034 – 0,032 = 0,002 mol
⇒ [H+] = 0,002 : 0,2 = 0,01⇒ pH = 2.
Đáp án A.
Câu 6:
Trộn 20ml dd KCl 0,05Mvới 20ml dd H2SO4 0,075M. Nếu coi thể tích sau khi pha trộn bằng thể tích của hai dung dịch đầu thì pH của dung dịch thu được là:
Đáp án B
nH+ = 0,003; Vdd trộn = 20 + 20 = 40ml ⇒ [H+] = 0,075 ⇒ pH = -log10[H+] ≈ 1,12.
Câu 7:
Trộn 300ml H2SO4 có pH = 2 với 200ml H2SO4 có pH =3 thì pH của dung dịch sau khi trộn là:
Đáp án D
Trong dung dịch sau khi trộn có nH+ = 0,3.0,01 + 0,2.0,001 = 0,0032
Vdd trộn = 300 + 200 = 500ml
⇒ [H+] = 0,0064 ⇒ pH = -log10[H+] ≈ 2,2.
Đáp án D.
Câu 8:
Cho hai dung dịch: dung dịch A chứa H2SO4 0,1M và HCl 0,2M và dung dịch B chứa NaOH 0,2M và KOH 0,3M. Trộn 100ml dung dịch A với Vml dung dịch B thu được dung dịch C có pH =7. Giá trị đúng của V là:
Đáp án D
Dung dịch C có pH =7 ⇒ nH+ = nOH- ⇒ 0,1.0,1.2 + 0,2.0,1 = 0,2V + 0,3V
⇒ V =0,08l = 80 ml
Đáp án D.
Câu 9:
Trộn 100 ml dung dịch có pH = 1 gồm HCl và HNO3 với 100 ml dung dịch NaOH nồng độ a (mol/l) thu được 200 ml dung dcó pH = 12. Giá trị của a là :
Đáp án D
nH+ = 0,1.0,1= 0,01
Trong dụng dịch sau phản ứng có nOH- = 0,01 .0,2=0,002
⇒ nOH- ban đầu = n H+ + n OH-dư = 0,01+0,002=0,012
⇒ a = 0,012 ÷ 0,1 =0,12
Đáp án D.
Câu 10:
Dung dịch A chứa H2SO4 aM và HCl 0,2M ; dung dịch B chứa NaOH 0,5M và Ba(OH)2 0,25M. Biết trộn 100ml dung dịch A với 120ml dung dịch B thì thu được dung dịch có pH =7. Giá trị của a là:
Đáp án B
Dung dịch sau khi trộn có pH =7 ⇒ nOH- = nH+
⇒ 2a.0,1 + 0,2.0,1 = 0,5.0,12 + 0,25.2.0,12
⇒ a = 0,5
Đáp án B.
Câu 11:
Khi trộn 1 lít dung dịch Ba(OH)2 0,01M với 200ml dung dịch HCl 0,04M, rồi pha loãng dung dịch thu được 10 lần được dung dịch B. Dung dịch B có giá trị pH bằng
Đáp án D
nOH- = 0,01.2 = 0,02
nH+ = 0,2 . 0,04 = 0,008
⇒ Trong dung dịch B có nOH- = 0,02 – 0,008 = 0,012
VB = 1,2 . 10 = 12l ⇒ [OH-] = 0,001
⇒ pH = 11
Câu 12:
Trộn 100 ml dung dịch gồm H2SO4 0,05M vào HCl 0,1M với 100 ml dung dịch gồm NaOH 0,2M và Ba(OH)2 0,1M. Tìm pH của dung dịch thu được sau phản ứng là:
Đáp án B
nH+ = 0,1 .2.0,05 + 0,1.0,1 =0,02
nOH- = 0,1.0,2 + 0,1.0,1.2 = 0,04
⇒ Trong dung dịch sau phản ứng có nOH- dư = 0,04 – 0,02 = 0,02 mol
V dd thu = 100 + 100 = 200ml
⇒ [OH-] = 0,1 ⇒ pH = 13
Đáp án B.
Câu 13:
Dung dịch H2SO4 có pH =2 . Lấy 0,2 lít dung dịch này cho tác dụng với 100ml dung dịch Ba(OH)2 có pH =13. Tìm khối lượng kết tủa tối đa thu được:
Đáp án A
nH+ = 0,01.0,2 =0,002 ⇒ nH2SO4 = 0,001
nOH- = 0,1 . 0,1 = 0,01 ⇒ nBa(OH)2 =0,005
⇒ Ba(OH)2 dư
⇒ nBaSO4 = n H2SO4 = 0,001 ⇒ m↓ = 0,233g
Đáp án A.
Câu 14:
Thêm 25 ml dung dịch NaOH 2M vào 100 ml dung dịch H2SO4. Đem dung dịch thu được cho tác dụng với dung dịch NaHCO3 dư thu được 5,6 lít CO2 (đktc). Nồng độ mol/lít của dung dịch H2SO4 ban đầu là:
Đáp án A
2NaOH + H2SO4 → Na2SO4 + 2H2O
0,05 → 0,025 ( mol)
nCO2 =0,25 mol
H2SO4 + 2NaHCO3 → Na2SO4 + 2H2O + 2CO2
0,125 ← 0,25 (mol)
⇒ nH2SO4 ban đầu = 0,025 + 0,125 =0,15mol
⇒ CM H2SO4 ban đầu = 1,5
Đáp án A.
Câu 15:
Hấp thụ lượng SO2 vừa đủ vào V ml dung dịch KMnO4 5.10-3M. Dung dịch X thu được có pH bằng
Đáp án D
5SO2 + 2KMnO4 + 2H2O = 2MnSO4 + K2SO4 + 2H2SO4
nH2SO4 = nKMnO4 ⇒ [H+] = 5.10-3 . 2 = 0,01
⇒ pH = 2
Đáp án D
Câu 16:
Cho m gam Na vào 10 lít dung dịch HCl 10-3M được dung dịch A có pH =11. Vậy m có giá trị bằng :
Đáp án B
nH+ = 0,01
dung dịch A có pH =11 ⇒ nOH-/A = 0,01
⇒ nNa = nOH- ban đầu = n H+ + n OH-/A = 0,02
⇒ m =0, 46g
Đáp án B.
Câu 17:
Cho m gam Ba vào 100 ml dung dịch H2SO4 0,05M rồi pha loãng dung dịch thu được 10 lần được dung dịch X có pH =12 . Khối lượng Ba đã dùng là:
Đáp án A
nH+ = 2.0,1.0,05 = 0,01 mol
dung dịch X có pH =12 ⇒ nOH-/X = 0,01
⇒ nOH- ban đầu = n H+ + n OH-/X = 0,02
⇒ nBa =1/2 nOH- ban đầu = 0,01
⇒ mBa = 1,37g
Đáp án A.
Câu 18:
Cho m gam Ba vào 100ml dung dịch chứa HCl và HNO3 (tỉ lệ mol 2:1) có pH=2 được dung dịch X có pH=12 và V ml H2 (đktc). Vậy m và V nhận các giá trị tương ứng là:
Đáp án B
nH+ = 0,1.0,01 = 0,001
dung dịch X có pH=12 ⇒ nOH-/X = 0,001
⇒ nOH- ban đầu = n H+ + n OH-/X = 0,002
⇒ nBa = ½ nOH- ban đầu = 0,001
⇒ mBa = 0,137g
Ba + 2H2O → Ba(OH)2 + H2
⇒ nH2 = nBa = 0,001mol ⇒ V = 22,4ml
Đáp án B.
Câu 19:
Trộn 3 dung dịch H2SO4 0,1M, HCl 0,2M; HNO3 0,3M với thể tích bằng nhau được dung dịch A . Cho 300ml dung dịch A tác dụng với V ml dung dịch B chứa NaOH 0,2 M và Ba(OH)2 0,1M được dung dịch C có pH=1. Giá trị của V là:
Chọn đáp án B
\(\sum {{n_{{H^ + }}} = 2.{n_{{H_2}S{O_{4\,}}}}\, + {n_{HCl}} + {n_{HN{O_3}}}} \)= 2.0,1.0,1 + 0,1.0,2 + 0,1.0,3 = 0,07 mol
\(\sum {{n_{O{H^ - }}} = {n_{NaOH}} + {n_{Ba{{(OH)}_2}}}} \)= 0,2V.10-3 + 2.0,1V.10-3 = 4.10-4.V mol
Dung dịch thu được có pH = 1 ⇒ axit dư
⇒ \({n_{{H^ + }}}\)dư = 0,07 - 4.10-4.V mol (1)
Lại có: [H+] dư = 10-1M ⇒ \({n_{{H^ + }}}\)dư = 0,1.10-1 = 0,01 mol (2)
⇒ 0,3 + V.10-3 = \(\frac{{0,07 - {{4.10}^{ - 4}}V}}{{{{10}^{ - 1}}}}\)
⇒ V = 80 ml = 0,08 lít
Câu 20:
Trộn 100 ml dung dịch (gồm Ba(OH)2 0,1M và NaOH 0,1M) với 400 ml dung dịch (gồm H2SO4 0,0375M và HCl 0,0125M), thu được dung dịch X. Giá trị pH của dung dịch X là
Đáp án B
nOH- = 0,1.2.0,1 + 0,1.0,1 = 0,03
nH+ = 0,4.2.0,0375 + 0,4.0,0125 = 0,035
⇒ Trong X có H+ dư
⇒ nH+/X =0,035 – 0,03 = 0,005; VX = 100 + 400 = 500ml
⇒ [H+] = 0,01 ⇒ pH = 2.
Câu 21:
Trộn 200ml dung dịch HCl 0,1M và H2SO4 0,05M với 300ml dung dịch Ba(OH)2 aM thu được m gam kết tủa và 500ml dung dịch có pH =13. Vậy a và m có giá trị lần lượt là:
Chọn đáp án A
= 0,3a mol
⇒ = 0,6a mol
Dung dịch thu được có pH = 13 ⇒ bazơ dư
pOH = 14 – 13 = 1
⇒ [OH-] dư = 0,1M
Phản ứng trung hòa ⇒ phản ứng = = 0,04 mol
⇒ dư = 0,6a – 0,04 (mol)
[OH-] dư = 0,1M = ⇒ a = 0,15
= 0,3a = 0,3.0,15 = 0,045 mol >
= = 0,01 mol
⇒ = m = 0,01.233 = 2,33 gam
Câu 22:
Dung dịch HCl và CH3COOH có cùng nồng độ. pH của hai dung dịch này tương ứng là x và y. Cứ 100 phân tử CH3COOH thì có 1 phân tử phân li. Quan hệ giữa x và y là:
Đáp án D
Cứ 100 phân tử CH3COOH thì có 1 phân tử phân li
⇒ nH+/HCl = 100nH+/ CH3COOH
Mà dung dịch HCl và CH3COOH có cùng nồng độ
⇒ [H+/HCl] = 100[H+/ CH3COOH]
⇒ -log[H+/HCl] = -2 - log[H+/ CH3COOH]
⇒ x = -2 + y ⇒ y = x + 2
Đáp án D.
Câu 23:
Hoà tan 2,64 gam gồm NaOH và KOH vào nước được 500ml dung dịch X. Trung hoà hết X bằng dung dịch HCl được 3,565gam muối . Dung dịch X có pH bằng
Đáp án D
Đặt nNaOH = a , nKOH =b.
Thu được 2 muối là : NaCl (a mol) và KCl (b mol)
Có hệ
nOH- = a + b = 0,05 ⇒ [OH-] = 0,05 : 0,5 = 0,1 ⇒ pH = 13.
Đáp án D.
Câu 24:
Trộn 40 ml dung dịch HCl aM với 60 ml dung dịch NaOH 0,15M thì dung dịch thu được có pH bằng 2. Tìm a :
Đáp án C
nOH- ban đầu = 0,009
nH+ ban đầu = 0,04a
V sau = 40 + 60 = 100 ml = 0,1 lít
Dung dịch thu được có pH bằng 2 ⇒ nH+ lúc sau = 0,1.0,01 = 0,001
n H+ ban đầu = n OH- + nH+ lúc sau
⇒ 0,04a = 0,009 + 0,001 ⇒ a = 0,25
Đáp án C.