IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 11 Hóa học Giải SGK Hóa 11 Cánh diều Bài 2: Sự điện li trong dung dịch nước. Thuyết Br∅nsted – Lowry về acid - base có đáp an

Giải SGK Hóa 11 Cánh diều Bài 2: Sự điện li trong dung dịch nước. Thuyết Br∅nsted – Lowry về acid - base có đáp an

Giải SGK Hóa 11 Cánh diều Bài 2: Sự điện li trong dung dịch nước. Thuyết Br∅nsted – Lowry về acid - base có đáp an

  • 133 lượt thi

  • 13 câu hỏi

  • 45 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Quan sát Hình 2.1, em hãy nêu những sự khác nhau giữa chất điện li và chất không điện li.

Quan sát Hình 2.1, em hãy nêu những sự khác nhau giữa chất điện li và chất không điện li. (ảnh 1)
Xem đáp án

Sự khác nhau giữa chất điện li và chất không điện li:

+ Chất điện li là chất khi tan trong nước phân li thành ion.

+ Chất không điện li là chất khi tan trong nước không phân li thành ion.


Câu 2:

Trong thí nghiệm trên, đèn sáng hay không sáng chứng tỏ tính chất vật lí nào của dung dịch chất tan?

Xem đáp án

Trong thí nghiệm, đèn sáng hay không sáng chứng tỏ tính dẫn điện của dung dịch chất tan.

+ Đèn sáng chứng tỏ dung dịch chất tan dẫn điện.

+ Đèn không sáng chứng tỏ dung dịch chất tan không dẫn điện.


Câu 3:

Dự đoán trong thí nghiệm trên, cốc thuỷ tinh chứa nước nguyên chất thì đèn sáng hay không.

Xem đáp án

Dự đoán trong thí nghiệm trên, cốc thuỷ tinh chứa nước nguyên chất thì đèn không sáng.

Do nước nguyên chất không dẫn điện.


Câu 4:

Tìm hiểu và cho biết những chất nào sau đây thuộc loại chất điện li: HCl, Fe, BaCl2, Ca(OH)2, CH3COOH, O2.

Xem đáp án

Chất điện li là chất khi tan trong nước phân li thành ion.

Vậy những chất thuộc loại chất điện li là: HCl, BaCl2, Ca(OH)2, CH3COOH.


Câu 5:

Ở quá trình (3b), nước đóng vai trò là acid hay base? Vì sao?

Xem đáp án

Quá trình (3b): HCl + H2O → H3O+ + Cl-

Trong quá trình này nước đóng vai trò là base do nhận H+.

H2O + H+ → H3O+.


Câu 6:

Trong cân bằng (4), hãy chỉ ra hai acid và hai base. Giải thích.

Xem đáp án

Cân bằng (4): NH3+ H2O NH4++ OH

Trong phản ứng thuận của (4), H2O đã nhường H+ cho NH3 nên đóng vai trò là acid, còn NH3 nhận H+ từ H2O nên đóng vai trò là base.

Trong phản ứng nghịch của (4), NH4+ đã nhường H+ cho OH- nên đóng vai trò là acid, còn OH- nhận H+ từ NH4+ nên đóng vai trò là base.

Vậy trong cân bằng (4):

+ Hai acid là: H2O và NH4+.

+ Hai base là: NH3 và OH-.


Câu 7:

Dựa vào cân bằng (4) và (5), hãy giải thích vì sao H2O được cho là chất có tính lưỡng tính (là chất vừa có tính acid, vừa có tính base).

Xem đáp án

Nước được cho là chất có tính lưỡng tính (là chất vừa có tính acid, vừa có tính base) do nước vừa có khả năng nhường H+ (cân bằng 4) vừa có khả năng nhận H+ (cân bằng 5).


Câu 8:

Cho các phân tử sau: HBr, HI, H2S, KOH. Hãy phân loại chúng thành acid mạnh, base mạnh, acid yếu và base yếu.

Xem đáp án

Acid mạnh và base mạnh phân li hoàn toàn trong nước; Acid yếu và base yếu phân li một phần trong nước. Vậy:

+ Acid mạnh là: HBr và HI

HBr → H+ + Br-

HI → H+ + I-

+ Base mạnh là: KOH

KOH → K+ + OH-

+ Acid yếu là: H2S

H2S H+ + HS-

(HS- H+ + S2-)


Câu 9:

Trong các cân bằng (7), (8a) và (8b), xác định các acid và base.

Xem đáp án

+ Cân bằng (7): Al3+ + 3H2O Al(OH)3 + 3H+

Trong cân bằng (7) Al3+ đóng vai trò là acid; H2O đóng vai trò là base.

+ Cân bằng (8a): CO32+H2OHCO3+OH

Trong cân bằng (8a) H2O đóng vai trò là acid, CO32- đóng vai trò là base.

+ Cân bằng (8b): HCO3+H2OH2CO3+OH

Trong cân bằng (8b) H2O đóng vai trò là acid, HCO3- đóng vai trò là base.


Câu 10:

Tương tự Ví dụ 5, hãy cho biết dung dịch phèn sắt (NH4Fe(SO4)2.12H2O) có môi trường acid hay base. Giải thích. Vì sao người ta có thể dùng phèn sắt để loại bỏ các chất lơ lửng trong nước?

Xem đáp án

- Dung dịch phèn sắt (NH4Fe(SO4)2.12H2O) có môi trường acid. Do trong nước, phèn sắt bị phân li hoàn toàn theo phương trình:

NH4Fe(SO4)2.12H2O → NH4+ + Fe3+ + 2SO42- + 12H2O

Ion NH4+ và Fe3+ đóng vai trò là acid trong các cân bằng:

NH4+ + H2O NH3 + H3O+ (*)

Fe3+ + 3H2O Fe(OH)3 + 3H+ (**)

- Người ta có thể dùng phèn sắt để loại bỏ các chất lơ lửng trong nước bởi ion Fe3+ tạo Fe(OH)3 theo (**) ở dạng kết tủa, có khả năng hấp phụ các chất rồi lắng xuống đáy bể.


Câu 12:

Giải thích vì sao dung dịch HCl dẫn điện tốt hơn dung dịch CH3COOH có cùng nồng độ.

Xem đáp án

Giả sử nồng độ của dung dịch HCl bằng nồng độ của dung dịch CH3COOH và bằng x M.

HCl là acid mạnh, phân li hoàn toàn trong nước:

HCl → H+ + Cl-

x →   x        x        M

CH3COOH là acid yếu, phân li một phần trong nước:

CH3COOH CH3COO- + H+

x                                                M

Suy ra [CH3COO-] = [H+] < x M

Vậy dung dịch HCl dẫn điện tốt hơn dung dịch CH3COOH có cùng nồng độ do trong dung dịch HCl (x M) có nhiều phần tử mang điện hơn dung dịch CH3COOH (x M).


Câu 13:

Giải thích vai trò của nước trong sự điện li của HCl và NaOH.

Xem đáp án

Nước là dung môi phân cực, đóng vai trò quan trọng trong sự điện li của HCl và NaOH.

+ Khi tan trong nước, các phân tử HCl hút về chúng những cực ngược dấu của các phân tử nước. Do sự tương tác giữa các phân tử nước và phân tử HCl, kết hợp với sự chuyển động không ngừng của các phân tử nước dẫn đến sự điện li phân tử HCl ra các ion H+ và Cl-.

Giải thích vai trò của nước trong sự điện li của HCl và NaOH. (ảnh 1)

+ NaOH là hợp chất ion, trong tinh thể có các ion Na+ và OH- liên kết với nhau bằng lực hút tĩnh điện. Nước là dung môi phân cực. Khi cho tinh thể NaOH vào nước, các ion Na+ và OH- trên bề mặt hút các phân tử nước lại gần. Các phân tử nước hướng các đầu âm vào ion Na+, các đầu dương vào ion OH- làm yếu liên kết giữa các cation, anion trong tinh thể và khuếch tán vào nước.



Bắt đầu thi ngay