Thứ năm, 15/05/2025
IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 12 Hóa học SBT Hóa học 12 Chương 6: Kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ, nhôm

SBT Hóa học 12 Chương 6: Kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ, nhôm

SBT Hóa học 12 Bài 26: Kim loại kiềm thổ

  • 1328 lượt thi

  • 33 câu hỏi

  • 30 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 3:

Cho các chất : Ca, Ca(OH)2, CaCO3, CaO. Dựa vào mối quan hệ giữa các hợp chất vô cơ, dãy biến đổi nào sau đây có thể thực hiện được ?

Xem đáp án

Đáp án B


Câu 8:

Có thể loại bỏ tính cứng tạm thời của nước bằng cách đun sôi vì lí do nào sau đây?

Xem đáp án

Đáp án D


Câu 9:

Để oxi hoá hoàn toàn một kim loại M hoá trị II thành oxit phải dùng một lượng oxi bằng 40% lượng kim loại đã dùng. Kim loại M là

Xem đáp án

Đáp án C

Oxit là MO

Khối lượng oxi bằng 40% khối lượng của M nên 16M . 100 = 40

⟹ M = 40 ⟹ Kim loại là Ca.


Câu 10:

Nung hỗn hợp muối cacbonat của hai kim loại kế tiếp nhau trong nhóm IIA tới khối lượng không đổi thu được 2,24 lít CO2 (đktc) và 4,64 g hỗn hợp hai oxit. Hai kim loại đó là

Xem đáp án

Đáp án A

Gọi công thức chung của 2 kim loại là M

MCO3 → MO + CO2

0,1              0,1       0,1 (mol)

MMO = 4,64 : 0,1 = 46,4 ⇒ MM = 46,4 – 16 = 30,4

⇒ 2 kim loại là Mg (24); Ca (40)


Câu 11:

Để trung hoà dung dịch hỗn hợp X chứa 0,1 mol NaOH và 0,15 mol Ba(OH)2 cần bao nhiêu lít dung dịch hỗn hợp Y chứa HC1 0,1M và H2SO4 0,05M?

Xem đáp án

Đáp án B

Dung dịch X có:

nOH- = 0,1 + 0,15.2 = 0,4 mol

nH+ cần = 0,4 mol

1 lít dung dịch Y có:

nH+ = 0,1 + 0,05.2 = 0,2 mol

V dd axit = 0,4/0,2 = 2l


Câu 12:

Cho hỗn hợp 2 muối cacbonat của kim loại hoá trị II trong dung dịch HCl dư thu được 6,72 lít khí (đktc). Cô cạn dung dịch sau phản ứng thấy khối lượng muối khan thu được nhiều hơn khối lượng hai muối cacbonat ban đầu là

Xem đáp án

Đáp án D

nCO2 = nmuối cacbonat = 0,3 mol

Ta có: 1 mol muối cacbonat → 1 mol muối clorua khối lượng tăng thêm = 71 – 60 = 11g

⇒ 0,3 mol muối cacbonat → 0,3 mol clorua khối lượng tăng: 0,3.11 = 3,3g


Câu 17:

Trong một cốc nước chứa 0,02 mol Ca2+ ; 0,01 mol Mg2+ ; 0,04 mol HCO3- ; 0,02 mol Cl- . Nước trong cốc thuộc loại

Xem đáp án

Đáp án C


Câu 18:

Trong các phương pháp sau, phương pháp chỉ khử được tính cứng tạm thời của nước là

Xem đáp án

Đáp án B


Câu 19:

Vì sao tính chất vật lí của kim loại nhóm IIA không biến đổi theo một quy luật nhất định ?

Xem đáp án

Sự biến đổi không theo quy luật do kim loại nhóm IIA có những kiểu mạng tinh thể khác nhau : mạng lục phương (Be, Mg) ; mạng lập phương tâm diện (Ca, Sr); mạng lập phương tâm khối (Ba).


Câu 20:

So sánh kim loại Mg và Ca về các mặt:

a) Cấu hình electron của nguyên tử.

b) Tác dụng với nước.

c) Phương pháp điều chế các đơn chất.

Xem đáp án

a) Cấu hình electron : Mg : [Ne]3s2; Ca : [Ar]4s2

b) Tác dụng với nước : Ca tác dụng với nước ở điều kiện thường còn Mg không tác dụng.

c) Phương pháp điều chế : Cả Ca và Mg đều được điều chế bằng phương pháp điện phân nóng chảy hai muối MgCl2 và CaCl2.


Câu 21:

Hãy dẫn ra những phản ứng để chứng tỏ rằng từ Be đến Ca, tính kim loại của các nguyên tố tăng dần.

Xem đáp án

Phản ứng vớỉ nước :

- Be không tác dụng với nước ở nhiệt độ thường.

- Mg tác dụng chậm với nước nóng.

- Ca tác dụng với nước ở nhiệt độ thường

Tính chất của hiđroxit :

Be(OH)2 có tính lưỡng tính.

Mg(OH)2 là bazơ yếu.

Ca(OH)2 là bazơ mạnh.


Câu 23:

Nước trong vùng có núi đá vôi thuộc loại nước cứng. Viết phương trình hoá học của các phản ứng mô tả sự tạo thành nước cứng.

Xem đáp án

Trong thành phần của đá vôi có các hợp chất CaCO3, MgCO3. Nước mưa hoà tan khí CO2 trong không khí đã hoà tan dần các hợp chất CaCO3,MgCO3

CaCO3 + CO2 + H2O → Ca(HCO3)2

MgCO3 + CO2 + H2O &rarrl Mg(HCO3)2


Câu 24:

Về mặt hoá học thì nước có tính cứng tạm thời và nước có tính cứng vĩnh cửu khác nhau ở điểm nào ?

Xem đáp án

Khác nhau về thành phần anion của muối.

- Nước có tính cứng tạm thời chứa anion HCO3- khi đun nóng bị phân huỷ thành ion cacbonat làm kết tủa Ca2+ và Mg2+ .

- Nước có tính cứng vĩnh cửu chứa các anion SO42- và Cl-, khi đun nóng không làm kết tủa Ca2+ và Mg2+


Câu 25:

Có 4 cốc đựng riêng biệt các loại nước : nước cất, nước có tính cứng tạm thời, nước có tính cứng vĩnh cửu và nước có tính cứng toàn phần. Hãy xác định loại nước đựng trong 4 cốc trên bằng phương pháp hoá học. Viết phương trình hoá học của các phản ứng đã dùng.

Xem đáp án

Đun sôi nước trong các cốc ta sẽ chia ra thành 2 nhóm :

(1) Không thấy vẩn đục là nước cất và nước có tính cứng vĩnh cửu.

(2) Thấy vẩn đục là nước có tính cứng tạm thời và nước có tính cứng toàn phần.

+ Thêm vài giọt dung dịch Na2CO3 vào mỗi cốc của nhóm (1). Nếu có kết tủa là nước có tính cứng vĩnh cửu, không có kết tủa là nước cất.

+ Lấy nước lọc của mỗi cốc ở nhóm (2) (sau khi đun sôi để nguội) cho thêm vài giọt dung dịch Na2CO3. Nếu có kết tủa là nước có tính cứng toàn phần, không có kết tủa là nước có tính cứng tạm thời.


Câu 26:

Viết PTHH của các phản ứng trong sơ đồ biến hoá sau:

Giải sách bài tập Hóa học 12 | Giải sbt Hóa học 12

Xem đáp án

(1) Ca + 2C → CaC2

(2) CaC2 + 2HCl→ CaCl2 + C2H2

(3) CaCl2 + 2H2O đpdd→ Ca(OH)2 + Cl2 + H2

(4) Ca(OH)2 to→ CaO + H2O

(5) CaO + CO2 → CaCO3

(6) CaCO3 + CO2 + H2O → Ca(HCO3)2

(7) Ca(HCO3)2 to→ CaCO3 + CO2 + H2O

(8) Ca(NO3)2 → Ca(NO2)2 + O2

(9) CaCO3 + 2HNO3 → Ca(NO3)2 + CO2 + H2O

(10) CaCl2 + 2AgNO3 → Ca(NO3)2 + AgCl

(11) CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + H2O + CO2

(12) Ca + CO2 + H2O → CaCO3 + H2

(13) Ca + 2H2O → Ca(OH)2 + H2

(14) Ca(OH)2 dư + CO2 → CaCO3 + H2O

(15) Ca(OH)2 + Cl2 → CaOCl2 + H2O

(16) CaOCl2 + 2HCl → CaCl2 + H2O + CO2


Câu 27:

Viết phương trình phản ứng trong sơ đồ biến hóa sau:

MgCl(1) Mg (2) MgO (3) Mg(NO3)2 (4) MgO (5) MgCl2 (6) Mg(OH)2 (7) MgO (8) MgSO4 (9) MgCO(10)Mg(HCO3)2

Xem đáp án

(1) MgCl2 đpnc→ Mg + Cl2

(2) 2Mg + O2 → 2MgO

(3) MgO + 2HNO3 → Mg(NO3)2 + H2O

(4) 2Mg(NO3)2 to→ 2MgO + 4NO2 + O2

(5) MgO + 2HCl → MgCl2 + H2O

(6) MgCl2 + 2NaOH → Mg(OH)2 + 2NaCl

(7) Mg(OH)2 to→ MgO + H2O

(8) MgO + H2SO4 → MgSO4 + H2O

(9) MgSO4 + Na2CO3 → MgCO3 + Na2SO4

(10) MgCO3 + CO2 + H2O → Mg(HCO3)2


Câu 28:

Hỗn hợp X chứa K2O, NH4Cl, NaHCO3 và BaCl2 có số mol mỗi chất đều bằng nhau. Cho hỗn hợp X vào nước dư, đun nóng thu được dung dịch Y. Xác định các ion có trong dung dịch Y.

Xem đáp án

Giả sử ban đầu mỗi chất đều là a mol.

Khi cho vào nước thì chỉ có K2O tác dụng với nước

K2O + H2O → 2KOH

a     → 2a (mol)

KOH + NH4Cl → KCl + NH3 + H2O

a     a (mol)

2KOH + 2NaHCO3 → K2CO3 + Na2CO3 + 2H2O

a     a     0,5a     0,5a (mol)

CO3 2- + Ba 2+ → BaCO3

(0,5a + 0,5a)     a

Vậy cuối cùng chỉ còn K +, Na+ và Cl-


Câu 29:

Cho 8 g hỗn hợp gồm một kim loại kiềm thổ và oxit của nó tác dụng vừa đủ với 1 lít dung địch HC1 0,5M. Xác định kim loại kiềm thổ.

Xem đáp án

Gọi kim loại kiềm thổ là X (có khối lượng mol là M), oxit của nó là XO.

X + 2HCl → XCl2 + H2 (1)

XO + 2HCl → XCl2 + H2O (2)

Gọi x, y là số mol của kim loại kiềm thổ và oxit của nó. Số mol HCl tham gia phản ứng (1) và (2) là 0,5 mol.

Ta có hệ pt: Mx+ (M+16y) = 8

2x+2y = 0,5

Giải hệ phương trình ta được : x = M-16/64

Biết 0 < x < 0,25, ta có : 0 < M-16/64 < 0,25

→ 0 < M - 16 < 16 => 16 < M < 32 Vậy kim loại kiềm thổ có nguyên tử khối bằng 24, đó là Mg.


Câu 30:

Khi lấy 11,1 g muối clorua của một kim loại chỉ có hoá trị II và một lượng muối sunfat của kim loại đó có cùng số mol, thấy khác nhau 2,5 g. Xác định công thức hoá học của hai muối.

Xem đáp án

Đặt công thức của các muối là MCl2 và MSO4.

Gọi x là số mol mỗi muối. Theo đề bài ta có .

(M + 96)x - (M + 71)x = 2,5 → x = 0,1 (mol)

Khối lượng mol của MCl2 là 11,1/0,1 = 111g/mol

Nguyên tử khối của M là 111- 71 = 40 => M là Ca . Công thức các muối là CaCl2 và CaSO4.


Câu 31:

Sục V lít khí CO2 (đktc) vào bình đựng 2 lít dung dịch Ca(OH)2 0,0IM, thu được 1 g kết tủa. Xác định V

Xem đáp án

Sục khí CO2 vào dung dịch Ca(OH)2 thu được 1 g kết tủa thì có 2 trường hợp xảy ra.

Trường hợp 1 : Phản ứng chỉ tạo ra 1 g kết tủa :

CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O (1)

Theo đề bài : nCa(OH)2 = 0,01.2 = 0,02 (mol). Vậy Ca(OH)2 dư.

VCO2 = 22,4.0,01 = 0,224 (lít).

Trường hợp 2 : Phản ứng tạo ra nhiều hơn 1 g kết tủa, sau đó tan bớt trong CO2 dư còn lại 1 g.

CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O

0,02 0,02 0,02 (mol)

CaCO3 + CO2 + H2O → Ca(HCO3)2

0,01 0,01 (mol)

VCO2 = 22,4.(0,02 + 0,01) = 0,672 (lít).


Câu 32:

Chỉ dùng nước và dung dịch HCl hãy trình bày cách nhận biết 4 chất rắn (đựng trong 4 lọ riêng biệt) : Na2CO3, CaCO3, Na2SO4, CaSO4.2H2O

Xem đáp án

Hoà vào nước ta được hai nhóm chất :

(1) Tan trong nước là Na2CO3 và Na2SO4. Phân biệt 2 chất này bằng dung dịch HCl. Tác dụng với dung dịch HCl là Na2CO3 (sủi bọt khí) ; không tác dụng với dung dịch HCl là Na2SO4.

(2) Không tan trong nước là CaCO3 và CaSO4.2H2O. Dùng dung dịch HCl để nhận ra CaCO3 (có sủi bọt khí) còn lại là CaSO4.2H2O.


Câu 33:

Hoà tan 23,9 g hỗn hợp bột BaCO3 và MgCO3 trong nước cần 3,36 lít CO2 (đktc). Xác định khối lượng của mỗi muối trong hỗn hợp

Xem đáp án

BaCO3 + CO2 + H2O → Ba(HCO3)2 (1)

MgCO3 + CO2 +H2O → Mg(HCO3)2 (2)

Số mol CO2 đã cho là : 0,15 (mol)

Đặt x và y là số mol của BaCO3 và MgCO3 ta có hệ phương trình :

x + y = 0,15

197x + 84y = 23,9

→x = 0,1 và y = 0,05

mBaCO3 = 197.0,1 = 19,7 (g)

mMgCO3 = 23,9 - 19,7 = 4,2 (g).


Bắt đầu thi ngay