Thứ năm, 15/05/2025
IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 12 Hóa học SBT Hóa học 12 Chương 6: Kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ, nhôm

SBT Hóa học 12 Chương 6: Kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ, nhôm

SBT Hóa học 12 Bài 27: Nhôm và hợp chất của nhôm

  • 1330 lượt thi

  • 24 câu hỏi

  • 30 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Nhôm hiđroxit thu được từ cách làm nào sau đây ?

Xem đáp án

Đáp án B


Câu 2:

Chỉ dùng hoá chất nào sau đây có thể phân biệt 3 chất rắn là Mg, Al và Al2O3 ?

Xem đáp án

Đáp án B


Câu 4:

Hiện tượng nào sau đây đúng khi cho từ từ dung dịch NH3 đến dư vào ống nghiệm đựng dung dịch AlCl3 ?

Xem đáp án

Đáp án D


Câu 5:

Trong 1 lít dung dịch Al2(SO4)3 0,15M có tổng số mol các ion do mue phân li ra (bỏ qua sự thuỷ phân của muối) là

Xem đáp án

Đáp án D

Al2(SO4)3 → 2Al3+ + 3SO42-

Số mol ion = 2 nAl3+ + 3nSO42- = 5n Al2(SO4)3 = 5.0,15 = 0,75 mol


Câu 6:

Hòa tan m gam Al tác dụng hết với dung dịch HNO3 rất loãng chỉ thu được hỗn hợp khí gồm 0,015 mol N2O và 0,01 mol NO. Giá trị của m là

Xem đáp án

Đáp án B

ne nhận = 8nN2O + 3nNO = 8.0,015 + 3.0,01 = 0,15 = ne cho = 3nAl

⇒ nAl = 0,03 mol ⇒ mAl = 0,81g


Câu 7:

Cho 5,4 g Al vào 100 ml dung dịch KOH 0,2M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thể tích khí H2 (đktc) thu được là

Xem đáp án

Đáp án C

nKOH = 0,1.0,2 = 0,02 mol; nAl = 0,2 mol

Giải sách bài tập Hóa học 12 | Giải sbt Hóa học 12

Al dư; VH2 = 0,03.22,4 = 0,672 lít


Câu 14:

Nhận định nào sau đây không đúng?

Xem đáp án

Đáp án A


Câu 15:

Trường hợp nào sau đây thu được Al(OH)3

Xem đáp án

Đáp án D


Câu 16:

Tại sao Al khử H2O rất chậm và khó, nhưng lại khử H2O dễ dàng trong dung dịch kiềm mạnh, giải phóng khí H2 ? Kiềm giữ vai trò gì trong phản ứng này ? Viết phương trình hoá học của các phản ứng.

Xem đáp án

Al khử H2O rất khó khăn, không thu được khí H2 vì Al phản ứng với nước tạo ra màng bảo vệ là Al(OH)3, nó ngăn không cho Al tiếp xúc với nước. Trong dung dịch kiềm mạnh (NaOH, KOH,...) màng bảo vệ Al(OH)3 sinh ra liền bị phá huỷ, do đó Al khử H2O dễ dàng, giải phóng khí H2.

2Al + 6H2O → 2Al(OH)3+ 3H2 (1)

Al(OH)3 + NaOH → NaAlO2 +2H2O (2)

Hai phản ứng trên xảy ra luân phiên nhau, cho tới khi Al bị oxi hoá hết. Ở đây, kiềm giữ vai trò hoà tan màng bảo vệ Al(OH)3, tạo điều kiện cho Al khử H2O dễ dàng.


Câu 17:

Có gì giống nhau và khác nhau khi nhỏ từ từ cho đến dư :

a) Dung dịch NH3 vào dung dịch AlCl3 ?

b) Dung dịch Ba(OH)2 vào dung dịch AlCl3 ?

Xem đáp án

a) Kết tủa tạo ra không tan trong dung dịch NH3 dư :

AlCl3 + 3NH3 + 3H2O → Al(OH)3 + 3NH4Cl

b) Kết tủa tạo ra tan trong dung dịch Ba(OH)2 dư :

2AlCl3 + 3Ba(OH)2 → 2Al(OH)3 + 3BaCl2

2Al(OH)3 + Ba(OH)2 → Ba(AlO2)2 + 4H2O.


Câu 18:

Tuỳ thuộc vào nồng độ của dung dịch HNO3, Al có thể khử HNO3 thành NO2, N2O, NO, N2, NH4NO3. Viết phương trình hoá học của các phản ứng

Xem đáp án

Các phương trình hoá học :

Al + 6HNO3→ Al(NO3)3 + 3NO2 + 3H2O

Al + 4HNO3 → Al(NO3)3 + NO + 2H2O

8Al + 30HNO3 → 8Al(NO3)3 + 3N2O + 15H2O

10Al + 36HNO3 → 10Al(NO3)3 + 3N2 + 18H2O

8Al + 30HNO3 →8Al(NO3)3 + 3NH4NO3 + 9H2O.


Câu 19:

Có 4 kim loại riêng biệt là Na, Ca, Cu, Al. Hãy nhận biết mỗi kim loại bằng phương pháp hoá học và viết các phương trình hoá học.

Xem đáp án

Dùng H2O để phân thành 2 nhóm kim loại : Nhóm (1) gồm Na và Ca, nhóm (2) gồm Cu và Al. Sản phẩm là các dung dịch NaOH và Ca(OH)2.

Dùng CO2 nhận biết dung dịch Ca(OH)2, suy ra chất ban đầu là Ca. Kim loại còn lại ở nhóm (1) là Na.

Kim loại nào ở nhóm (2) tác dụng với dung dịch NaOH tạo bọt khí, kim loại đó là Al. Kim loại còn lại ở nhóm (2) là Cu.


Câu 20:

Chỉ dùng những chất ban đầu là NaCl, H2O, Al hãy điều chế :

a) AlCl3.

b) Al(OH)3.

c) Dung dịch NaAlO2

Xem đáp án

a) Hoà tan NaCl vào nước tới bão hoà rồi điện phân dung dịch :

2NaCl + 2H2O đpdd→ H2 + Cl2 + 2NaOH (1)

Thu Cl2 cho phản ứng với Al :

2Al + 3Cl2→2AlCl3 (2)

- Lấy AlCl3 vừa điều chế được (2) cho tác dụng với NaOH ở (1) :

AlCl3 + 3NaOH (vừa đủ) →Al(OH)3 + 3NaCl (3)

- Lấy Al(OH)3 điều chế được ở (3) cho tác dụng với NaOH :

Al(OH)3 + NaOH → NaAlO2 + 2H2O


Câu 21:

Có gì giống và khác nhau khi cho khí CO2 và dung dịch HCl loãng tác dụng với dung dịch NaAlO2? Viết phương trình hoá học của các phản ứng xảy ra.

Xem đáp án

- Kết tủa xuất hiện, không tan trong CO2 dư :

NaAlO2 + CO2 + 2H2O → Al(OH)3 + NaHCO3

- Kết tủa xuất hiện rồi tan trong dung dịch HCl dư :

NaAlO2 + HCl + H2O → Al(OH)3 + NaCl

Al(OH)3 + 3HCl → AlCl3 + 3H2O.


Câu 22:

Cho 13,5 g Al vào dung dịch NaOH nóng, lấy dư.

a) Viết phương trình hoá học của phản ứng dưới dạng phân tử và ion thu gọn.

b) Tính thể tích khí H2 bay ra ở 735 mmHg và 22,5°C.

Xem đáp án

a) 2Al + 2NaOH + 2H2O → 2NaAlO2 + 3H2

natri aluminat

2Al + 2OH- + 2H2O → 2AlO2- + 3H2

ion aluminat

b) nAl = 13,5/27 = 0,5 mol

nH2 = 3/2 nAl = 3/2 . 0,5 = 0,75 mol

VH2 = nRt/P = 18,8l


Câu 23:

Hoà tan 0,12 mol FeCl3, 0,15 mol MgSO4 và 0,16 mol A12(SO4)3 vào dung dịch chứa 0,4 moi H2SO4 và 0,1 mol HCl được dung dịch X. Cho 254 ml dung dịch NaOH 10M vào X được m gam kết tủa. Xác định giá trị của m.

Xem đáp án

n Fe3+ = 0,12 mol n Mg2+ = 0,15 mol n Al3+ = 0,32 mol

n H+ = 0,9 mol n OH- = 2,54 mol

Khi cho NaOH vào dd X thì:

(1) H+ + OH- → H2O

→ n OH- = n H+ = 0,9mol

(2) Fe3+ + 3OH- → Fe(OH)3

→ n OH- = 3n Fe3+ = 3.0,12= 0,36 mol

(3) Mg2+ + 2OH- → Mg(OH)2 

→ n OH- = 2 n Mg2+ = 2.0,15=0,3mol

Từ (1),(2) và (3) → n OH- (dư) = 2,54- 0,9- 0,36- 0,3= 0,98 mol

(4) Al3+ + 3OH- → Al(OH)3

→ n OH- = 3n Al3+ = 3.0,32=0,96 mol

Do OH- dư 0,02 mol nên tiếp tục có pứ:

(5) Al(OH)3 + OH- → AlO2- + 2H2O

→ n Al(OH)3 = 0,32 -0,02 = 0,3 mol

Vậy kết tủa gồm Fe(OH)3: 0,12 mol, Mg(OH)2: 0,15 mol, Al(OH)3: 0,3 mol

→ m ↓= 0,12.107+ 0,15.58+ 0,3.78 = 44,94g


Câu 24:

Cho 100 ml dung dịch NaOH X mol/1 (x > 0,4M) vào dung dịch chứa 0,02 mol MgCl2 và 0,02 mol AlCl3. Lọc lấy kết tủa và nung đến khối lượng không đổi được m gam chất rắn. Để m nhỏ nhất thì giá trị của X bằng bao nhiêu.

Xem đáp án

MgCl2 + 2NaOH → Mg(OH)2↓ + 2NaCl

Al(OH)3 + 3NaOH → Al(OH)3↓ + 3NaCl

NaOH + Al(OH)3 → NaAlO2 + 2H2O

Kết tủa nhỏ nhất khi Al(OH)3 tan hết

→ nNaOH = 2n MgCl2 + 3n AlCl3 + n Al(OH)3

= 2.0,02 + 3.0,02 + 0,02 = 0,12 mol

Vậy x = 0,12/0,1 = 1,2M


Bắt đầu thi ngay